Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Ghen Tuông

03/01/201915:48(Xem: 12630)
07. Ghen Tuông

Ghen Tuông

 


(giọng đọc Thanh Mai)

Thương yêu mà người này trở thành lính gác của người kia thì cuộc sống ấy khác gì chuyến lưu đày tù tội

 

 

 

Tuy một mà hai

 

Bản chất của thương yêu phải có tính đồng nhất. Niềm vui của ta cũng là niềm vui của người kia; nỗi khổ của người kia cũng là nỗi khổ của ta. Không có cái ước vọng của riêng anh mà em không biết; không có cái sở thích của riêng em mà anh chẳng cần quan tâm. Anh và em khi đã kết tóc se duyên thì hai cuộc đời xem như một. Cái gì xảy ra cho người này là xảy ra cho người kia; số phận người này tùy thuộc vào số phận người kia. "Mình với ta tuy hai mà một" - hai thể xác hòa quyện thành một linh hồn, một số phận, thì đó mới đích thực là tình yêu lứa đôi. "Mình" là tiếng xưng hô của ta đối với người khác, nhưng cũng để gọi người bạn đời bằng cái giọng thiết tha, trìu mến. Ngay tiếng gọi đó ta đã thấy được sự sáp nhập ranh giới giữa đôi bên, cái ngã riêng biệt bị phủ lấp.

 

Vì thế trong quá trình thương yêu, ta phải học hỏi lẫn nhau để chọn lọc những cái chung có tính chất xây dựng một hạnh phúc chân thật, bền vững. Còn những cái riêng không hay, không dễ thương, khiến cho bên kia phải gắng sức chịu đựng thì ta phải cố gắng mau chóng thay đổi. Đồng nhất không có nghĩa là phải thay đổi tất cả để trở thành bản sao của nhau. Cái đó là hệ lụy chứ không phải đồng nhất. Đồng nhất chính là hòa hợp, là không có quá nhiều xung khắc. Thế nên, dù ta và người ấy có nguyện vọng sáp nhập cuộc đời nhau thành một, hòa điệu với nhau về tính cách và lý tưởng sống, thì ta cũng đừng bao giờ quên rằng họ vẫn có những điều rất khác với ta. Họ có gia đình, bạn bè, tập quán, kiến thức, nhận xét, cảm xúc, sở thích và cả lý tưởng của riêng họ. Ta muốn thương yêu thì chỉ xin được tham dự vào cuộc đời của họ, chấp nhận và giúp đỡ. Chứ không phải ta tìm cách đẩy cuộc đời của họ ra, để đặt cuộc đời của ta vào và muốn làm chủ.

 

"Ta với mình tuy một mà hai", đây là nửa phần "linh hồn" không


thể tách rời của câu ca dao trên. Theo nếp sống truyền thống của Việt Nam, trong nguyên tắc hạnh phúc lứa đôi, ta với mình vừa là một cũng vừa là hai. "Là một" vì muốn hướng tới sự đồng điệu hòa hợp; "là hai" vì muốn hướng tới sự buông xả tự do. Buông xả nghĩa là không thao túng hay giam hãm đời nhau, cho nhau không gian thênh thang để thở, để thảnh thơi, để hòa điệu với mọi người và sự sống. Đây là một thách đố rất lớn. Bởi ta thường hay nhân danh tình yêu để bắt đối tượng thương yêu nhốt vào "tháp ngà" của ta. Ta muốn họ phải say mê chiều chuộng ta, nhất nhất phải theo ý ta. Họ phải ở đó mãi cho ta, nếu có đi đâu thì cũng phải trong tầm kiểm soát của ta. Đầu óc lúc nào cũng phải nghĩ đến ta và chỉ có ta mà thôi. Nhưng ta quá ngây thơ, vì mong muốn tự do của mỗi người vô cùng lớn, càng bị giam hãm thì họ càng muốn thoát ly. Tiền bạc, quyền lực hay sắc dục làm sao trói buộc nổi cuộc sống của một con người, trừ phi kẻ ấy đang vướng vào đam mê. Thương yêu mà người này trở thành lính gác của người kia thì cuộc sống ấy khác gì chuyến lưu đày tù tội.

 

Cách biểu hiện đó chứng tỏ ta vẫn thấy người kia còn ở ngoài ta, họ chưa phải là một phần của ta. Trong khi người kia đâu chỉ có mỗi cái hình hài bằng xương bằng thịt. Tất cả những gì người kia đã hiến tặng cho ta ngay từ thuở ban đầu như chấp nhận, tin yêu, mong nhớ, bình yên, vững chãi, hạnh phúc đều là những tinh hoa quý giá nhất đã đi vào trong ta và góp phần tạo nên con người của ta hôm nay. Khi ta chưa thấy được đối tượng thương yêu luôn ở ngay trong chính ta tức là ta vẫn chưa đến được đỉnh cao của tình yêu - anh là em và em cũng là anh. Đây không phải là triết lý cao siêu. Nó là một sự thật rất hiển nhiên của nguyên tắc hòa hợp bền vững, mà bắt buộc mỗi cặp muốn sánh đôi trọn đời phải thấu triệt cho bằng được. Dù đó là cả một quá trình học hỏi và luyện tập, nhưng mỗi ngày đi về hướng đó là ta đã tiến gần tới bản thể của nhau. Ta sẽ không còn quờ quạng nắm bắt những biến tướng tạm thời nữa. Ta sẽ có sức mạnh trong tình yêu.

  

 

Dìu nhau qua gian khó

 

Ghen tuông là thể hiện sự đuối sức trong cái nhìn về bản thể của đối tượng thương yêu, nó sẽ làm cho tính chất mầu nhiệm của tình yêu sớm vội phai tàn, vô vị. Nhưng ta lại nghe mọi người thường hay nói rằng: "Có yêu mới ghen". Điều này cũng có lý. Bởi nếu không


thương yêu thì ta đâu cần tỏ thái độ muốn giành lấy người kia lại làm gì? Nhưng nếu ta rất thương yêu họ thì tại sao ta lại làm cho họ khổ sở vì những cơn ghen của ta? Sự thật là ta đang yêu chính ta đó thôi. Ta đang thương cho cái cảm xúc tổn thương vì bị bỏ rơi, bị mất giá trị trong mắt người kia. Ta đã từng thấy có nhiều người đối xử rất tệ bạc với người yêu, nhưng lại quyết giữ lấy đối tượng ấy tới cùng. Vì họ nghĩ rằng, ít nhất người kia vẫn còn là điểm tựa an toàn cho cuộc đời họ. Sự chiếm hữu đến thế là cùng!

 

Dĩ nhiên, trong tâm ai cũng có chứa hạt mầm ích kỷ và đời sống hôn nhân phải có những cam kết ràng buộc chắc chắn. Nhưng nếu ta để nó biến thành nguồn năng lượng quá lớn lấn át hết mọi nghĩa tình, thì tình yêu sẽ dễ bị rạn nứt và đổ vỡ. Bản chất của tình yêu phải luôn là sự tự nguyện. Khi người kia thoát ra khỏi ta mà họ lại thở phào nhẹ nhõm thì chứng tỏ tình cảm mà họ dành cho ta đang rất miễn cưỡng, chẳng qua là vì bổn phận hay trách nhiệm mà thôi. Chút ghen hờn tinh tế có thể làm cho người kia thức tỉnh và vui sướng, vì họ thấy mình vẫn còn được thương yêu. Nhưng nếu ta để nó trở thành một cơn sốt mãn tính hay một trận cuồng phong không định hướng thì sẽ khiến người kia rất mệt mỏi, thất vọng và chán nản. Họ nhận ra cái không gian bé xíu mà ta đã quy định cho họ, và cả những màn phản ứng hạ đẳng nhất của ta trong khi giành lấy họ về và trừng phạt.

 

Ta không phải là đứa trẻ, hễ mỗi khi bị mất phần là cứ khóc ré lên hay đập phá lung tung. Ghen tuông sẽ làm ta trở nên tầm thường và xấu xí hơn, vì nó bộc lộ rất rõ bản năng tự vệ của ta. Hãy bình tâm nhìn lại đời sống của người kia và chính ta. Nếu thấy ai cũng còn chìm trong vô tâm vì trôi lăn theo cuộc sống thì khó trách sao họ không làm chủ được những cảm xúc nông nổi nhất thời. Có khi họ rất thương ta và rất quý trọng mái ấm gia đình. Nhưng một khi năng lượng trong họ suy sụp mà ta không ngừng đòi hỏi hay rút tỉa, còn đối tượng bên ngoài cứ luôn sẵn sàng hiến tặng, thì sự phản bội sẽ rất dễ xảy ra. Họ cũng chính là nạn nhân của cảm xúc yếu đuối và lòng tham trong chính họ. Ta đã thật lòng thương yêu thì hãy cố gắng tìm cách đưa họ trở về con người dễ thương năm xưa. Khóc lóc, trừng phạt chỉ khiến họ nghĩ ta đang củng cố cái "nhà tù" cho họ. Khả năng quay trở về sẽ không khó, nếu họ nhận thấy con đường ta mở ra cho họ thật sự an toàn và ấm áp.

 

Thật ra, ta cũng là nạn nhân đáng thương của cảm xúc chính mình nên ta cũng cần được giúp đỡ. Đừng vì tự ái mà ta cố tránh né


sự thật: "Tôi mà ghen à? Anh tưởng anh là ai mà tôi phải ghen chứ!". Nếu ta đã dùng hết cách mà vẫn không chuyển hóa nổi cơn bão ghen tuông đang tàn phá trong ta và sắp tràn lấp ra ngoài, thì hãy nhờ người kia giúp một tay. Hãy viết một thiệp báo là ta đang rất khổ vì hờn ghen, xin hãy giúp ta lấy năng lượng độc hại ấy ra. Người kia là một người có hiểu biết và tình thương thì không thể nào khước từ một lời thỉnh cầu thành khẩn như vậy. Nhân lúc họ có thiện chí quay về giúp đỡ, hãy xin họ nói cho ta biết là ta nên làm gì hay không nên làm gì để đáng yêu hơn. Nhớ đừng dùng tới cách "khổ nhục" để khiến họ động lòng trắc ẩn hay cắn rứt lương tâm. Giải pháp đó tuy hữu hiệu nhất thời, nhưng nó thể hiện hết sự thấp kém của ta và làm cho họ khinh thường khi nhận ra sự thật. Sau này, họ sẽ không dễ dàng rung động trước mọi phản ứng của ta nữa. Mọi việc sẽ không còn khó khăn và phức tạp khi ta đặt nó trong tầm nhìn rộng rãi và một thời gian đủ lâu để xem xét tận tường. Kiên nhẫn là chứng tích của tình yêu.

 

Có tới hàng trăm nghệ thuật để nắm bắt trái tim người và ta không cần phải dùng tới cách hờn ghen bóng gió để ra sức trói buộc nhau. Cách ấy làm tổn hại niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau, nên càng cố yêu ta lại càng đuối sức. Có khi ta không nắm mà lại nắm được tất cả; có khi ta muốn nắm tất cả nhưng chẳng nắm được gì.

 

Đó là bí quyết của cuộc sống. Ai có được chiếc chìa khóa này sẽ trở thành vị chủ nhân đầy uy lực trong khu vườn tình yêu.

 

Người vẫn ở trong tôi

Như tôi mãi trong người

Chút ghen hờn yếu đuối

Làm nghĩa tình phai phôi.

Xin có mặt cho người

Bằng tất cả trong tôi

Phút giây này tỉnh thức

Với ân tình chưa vơi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2010(Xem: 3317)
Sau Lục Tổ Huệ Năng (638-713), Thiền Tông phương Nam của ngài chia làm hai hệ phái do hai đệ tử của ngài đứng đầu là Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744) và Thanh Nguyên Hành Tư (?- 740). Về sau, hệ phái Thanh Nguyên gồm ba dòng là Tào Động, Pháp Nhãn và Vân Môn, còn hệ phái, còn hệ phái Nam Nhạc truyền ra hai dòng là Lâm Tế và Quy Ngưỡng. Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-867) đã mở ra một dòng thiền lớn kéo dài cho đến ngày nay, có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Trung Quốc, Việt Nam, Cao Ly và Nhật bản. Riêng tại Việt Nam, Thiền Lâm Tế có mặt và phát triển liên tục đến nay kể cũng đã hơn bảy thế kỷ.
18/10/2010(Xem: 16498)
Đây không phải là một sáng tác. Tài liệu nhỏ này chỉ trích soạn những lời hay ý đẹp trong các bài giảng của chư Tôn Đức, sách báo của Phật giáo đã xuất bản từ trước đến nay, hệ thống lại thành một bài giảng chuyên đề. Công việc của chúng tôi là lượm lặt những bông hoa thơm đẹp để kết thành một tràng hoa đẹp. Phổ biến tập tài liệu này, ước mong nó sẽ cung cấp một vài kiến thức cần thiết cho quý vị “Tân Giảng Sư” và cũng là tài liệu nghiên cứu cho những người học Phật sơ cơ.
18/10/2010(Xem: 3499)
Tuy đức Phật không đề cập nhiều về chính trị, Ngài chỉ thuần chỉ dạy cho hàng đệ tử tu tập con đường giải thoát nhưng tất cả lời dạy của ngài đều vì lợi ích cho chư thiên và loài người.
17/10/2010(Xem: 4749)
Giáo lý Phật giáo thiết lập trên nền tảng đau khổ của con người. Mặc dầu nhấn mạnh vào hiện hữu của sự khổ, nhưng Phật giáo không bao giờ là một giáo lý bi quan.
16/10/2010(Xem: 4211)
1. Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna. Pāli nói apadānahay Sanskrit nói avadānalà một thể loại văn học Thánh điển nguyên thủy, được kể trong chín loại gọi là cửu phần giáo, sau này phát triển thành mười hai phần giáo. Hán dịch âm là a-ba-đà-na, và dịch nghĩa thông dụng là "thí dụ"
15/10/2010(Xem: 3828)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài. Phạm vi hoạt động của nó không chỉ giới hạn chung quanh những tàng kinh các, hay những pháp đường của các Tăng viện; mà còn ở cả nơi triều đình, công sảnh, và bấtcứ nơi nào mà mọi người có thể tụ tập ít nhất là hai người, trong tấtcả sinh hoạt nhân gian. Thêm vào đó là những biến chuyển qua các thời đại, sự dị biệt của các dân tộc...
13/10/2010(Xem: 5808)
Các Luận sư A-tì-đàm đã thấy rõ những nạn đề đặt ra cho nhận thức về quan hệ nhân quả, cho nên họ đưa ra một khung đề nghị là có năm loại kết quả khác nhau...
11/10/2010(Xem: 6531)
Trong lịch sử tư tưởng của Tánh Không luận, khởi đầu là sự tranh luận về điểm: có nên thừa nhận có một Bản ngã (Pdugala) hay không? Sự tranh luận này được khởi đầu...
11/10/2010(Xem: 5383)
Trong khi Phật giáo càng ngày càng trở nên một cao trào triết học và tâm linh (spirituality) cho giới trí thức Tây phương thì Phật giáo Việt Nam (PGVN) đang đi vào thoái trào trên phương diện tín ngưỡng (religion) đối với quần chúng Việt Nam. Sự thoái trào, hay “mạt pháp”, này được biểu lộ qua hai hiện tượng: 1. Trí thức Phật tử Việt ở hải ngoại bỏ chùa để theo tu học các giáo phái khác, và 2. quần chúng ở trong nước, ở các vùng thôn quê vốn có ảnh hưởng Phật giáo, nay đi theo đạo Tin lành ngày càng đông.
08/10/2010(Xem: 12445)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567