Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hello Happiness

26/11/201806:41(Xem: 10960)
Hello Happiness

HELLO HAPPINESS
Ajahn Brahm thuyết giảng
tại Thiền Đường chùa Pháp Bảo ngày 23 tháng 4 năm 2017
Phiên dịch: SC Thích Nữ Giác Anh


Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính chào đại chúng,


Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
tu-trai-sang-ht-phuong-truong-phap-bao-thay-ajahn-brahm-va-tt-tru-tri-t-pho-huanTừ trái sang HT Phương Trượng Pháp Bảo, Thầy Ajahn Brahm và TT Trụ Trì T. Phổ Huân


Có nhiều Phật tử Việt Nam đến chùa chúng tôi. Thật ra, là người con Phật, không luận chúng ta là người gì, đến từ đâu. Hiện giờ trong Thiền đường này, đang có vài người Sri lanka, có vài người Úc và có các bạn Việt đang ở đây. Không luận chúng ta là ai, đến từ đâu, tôn giáonào, cuối cùng cũng giống nhau thôi. Thỉnh thoảng có người hỏi tôi: Ajahn Brahm nghĩa là gì, tôi thường cười trả lời: B là Buddhist (Phật tử), R là Roman Catholic (Thiên chúa giáo gốc Ý), A là Anglican (Anh giáo), H là Hindhu (Ấn giáo) và M là…. Muslim (Hồi giáo). (cười). Mình gần mọi người và đem mọi ngườigần lại với nhau là điều hay mà…

Thật vậy, tôi bắt đầu vào đời từ ngành lý thuyết vật lý thực dụng tại Đại học Cambridge những năm cuối thập niên 1960, cùng khoa với Giáo sư Stephen Hawking. Stephen Hawking là nhà khoa học nổi tiếng vĩ đại nhất của thế giới hiện nay. Ông đang ngồi xe lăn, mặc dù thân ông hư rồi, nhưng bộ não của ông siêu tuyệt… Lúc tôi vào học, thì tôi không gặp ông ấy, nhưng ông ấy đã từng giảng tại khoa chúng tôi.

Thời điểm tôi quyết định trở thành tu sĩ Phật giáo bắt đầu từ giai đoạn đó. Lúc đó, tôi biết nhiều nhà khoa học nổi tiếng, thậm chí có người từng đoạt giải Nobel nữa. Nhưng những người này đều không tìm được hạnh phúc cho đời mình. Từ đó, tôi hiểu rằng, trí thức cao cấp nhất của con người cũng không giải quyết những đau khổ tầm thường nhất của cuộc đời. Tôi bắt đầu cuộc điều tra, làm sao để có hạnh phúc. Tôi quyết tâm tìm hạnh phúc cho đời mình, và san sẻ hạnh phúc đó đến cho mọi người.

Thời gian này, tôi tìm đến những ngôi chùa có mặt ở London, điều tôi thấy là, chùa nào quí Thầy cũng nhìn quá nghiêm khắc đến mức đáng sợ. Tôi có thử tham dự một khóa tu Thiền, vị Thầy cầm thước bảng đi tới đi lui sau lưng các Thiền sinh, vị nào ngủ gục, thì đánh một cái. Bạn tôi cũng ngủ gục giống tôi, nhưng anh ấy ngồi trước nên bị đánh trước, tôi ngồi sau, sợ quá, nên không dám ngủ nữa. Sợ lắm…

Thời nay bạn không thể hướng dẫn bằng cách đem sợ hãi cho người như thế nữa rồi… Có một chuyện vui là, có một lần tôi đến Hongkong, một vị Thầy Trung Quốc kể tôi nghe, ở Trung Quốc, có một ngôi Thiền tự nổi tiếng tổ chức khóa Thiền. Vị Tăng cầm cây thước bảng đánh vào lưng của một nữ Thiền sinh, vì cô ấy ngủ gục. Không may, cô ấy đang có iphone, liền bóc lên gọi cảnh sát. Cảnh sát đến lập tức, sau một hồi điều tra, vị Tăng liền bị bắt đem về đồn. (cười). Tôi tự hỏi, tại sao mình sống trong Phật Giáo mà không dùng Từ Bi để giáo dục nhỉ?

Thật ra, lúc đó, tôi đã đi tìm hết các chùa ở London, mong tìm được một Thầy có hạnh phúc. Nhưng không tìm được một ai. Sau đó, tôi qua Thái Lan, tôi gặp được một vị Thầy luôn luôn vui vẻ. Các bạn đều biết rằng, nếu các bạn giác ngộchắc chắn các bạn sẽ rất hạnh phúcĐức Phật dạy rõ ràng, nếu thực tập theo giáo lý Phật sẽ dẫn đến chấm dứt đau khổ, tất nhiên khi hết đau khổ thì phải có hạnh phúc… Điều tôi muốn tìm là hạnh phúc.

Thật quá tuyệt vời khi tôi gặp được Thầy của chúng tôi, Ngài Ajahn Chah. Ngài là một người luôn luôn hạnh phúc. Phải nói là, luôn luôn hạnh phúc. Cho dù học trò làm điều gì đó ngu ngốc, cũng không làm mất đi hạnh phúc của Ngài.

Tôi nhớ câu chuyện ngay ngày đầu đến tu viện bên Thái. Vì tôi không nói được tiếng Thái, tôi phải học lõm bõm để thưa chuyện với Ngài. Ngày đầu, như thường lệ, tôi đến xin Thầy kem, bàn chãi đánh răng và xà bông tắm. Xà bông tắm tiếng Thái là sờ-bu. Tôi phát âm không rõ nên thưa Thầy cho con xin chút sờ-bô. Sờ-bu, sờ-bô đọc gần như nhau. Sờ-bu là xà bông, nhưng sờ-bô tiếng Thái lại là trái thơm. Thầy tôi hỏi, con xin sờ-bô để làm gì? Tôi trả lời, dạ để tắm. Thầy không hề giận mà còn nói với mấy đệ tửngười Thái, tụi con biết không, à thì ra, ở London, người ta không tắm bằng xà bông mà tắm bằng trái thơm… Lạ chưa… (cười)

Thật ra, Phật Giáo đúng nghĩa rất gần gũi với con người, rất sát với cuộc sống của con người. Ai cũng có thể hiểu Phật Giáo, thậm chí thiếu nhi cũng có thể hiểu. Nếu thiếu nhi không hiểu, thì thiếu nhi sẽ không đến chùa. Vì đến chùa không hiểu sẽ chán lắm ! Buồn ngủ lắm !

Chủ đề hôm nay là Giác Ngộ. Đó là một đề tài lớn. Mình cố gắng làm sao đem đề tài đó thật gần và thật dễ hiểu. Nhưng thật ra, cũng không khó lắm đâu. Thầy tôi hay lấy câu chuyện này để kể cho mọi ngườinghe, câu chuyện mang tên Giác NgộCâu chuyện này cũng liên quan đến thiếu nhi nữa.

Chuyện kể rằng, có 4 em nhỏ cùng chơi trò “điều ước”, em nào ước hay nhất, em đó sẽ thắng. Em đầu tiên ước, ước gì tôi có bộ trò chơi điện tử mới nhất. Em thứ hai có vẻ thông minh hơn, ước gì nhà tôi là cửa hàng bán trò chơi điện tử, lúc đó tôi có thể có bất cứ trò chơi nào tôi muốn. Đứa trẻ thứ ba, có vẻ thông minh hơn chút nữa, ứơc rằng, cho dù nhà tôi có cửa hàng bán đồ chơi, ba mẹ tôi cũng bắt tôi học bài, không cho chơi. Vậy nếu có điều ước, tôi sẽ ước có 100 triệu dolar, dolar Mỹ, chứ không phải dolar Úc (cười)… Tôi mua trường học, tôi mua đại học, tôi thuê Thầy Cô giáo để lúc nào cũng có điểm cao. Tôi muốn chơi bất cứ gì cũng được. Giống Mr Trumph vậy ! (cười)... Nghe vậy, đứa trẻ thứ tư, có vẻ thông minh hơn nữa, vậy nếu tôi có điều ước. Tôi sẽ ước ra ba điều ước, điều ước thứ nhất, có computer shop. Điều ước thứ hai, có trăm triệu dollar, điều ước thứ ba, là có thêm điều ước nữa, để khi cần có thể ước tiếp… Cuối cùng, là đứa trẻ thứ năm, em thấy các bạn trước, càng ước càng muốn, nên em ước rằng, nếu tôi có điều ước, tôi sẽ ước luôn luôn thấy đầy đủ, để không phải ước muốn thêm gì nữa cả. Điều ước đó chính là cảnh giới của Niết BànGiác ngộ là như vậy, là hạnh phúc, thấy đủ, không mong muốn thêm bất cứ gì nữa. Tiếng Anh là contentment, nghĩa là cảm thọ hài lòngviên mãn.

Vừa rồi tôi mới đến Indonesia. Indo là đất nước Phật Giáo ngày xưa, bây giờ đạo Hồi chiếm ưu thế. Có nhiều người Thiên Chúa giáoHồi Giáo, Phật tử… đến nghe buổi nói chuyện của chúng tôi. Thật ra, bất luận bạn là ai, tôn giáo gì, miễn là bạn giúp được người giải quyết chuyện đau khổ của họ, thì họ sẽ đến với bạn. Đề tài của chúng tôi hôm đó là “làm sao có hạnh phúc mỗi ngày”. Nhiều người nói, điều đó không thể xảy ra được. Thật ra cũng không khó lắm. Mỗi ngày, khi bạn thấy hạnh phúc bạn cứ hạnh phúc, khi nào bạn thấy bất an, cứ hạnh phúc khi có bất an. Khi bạn thiếu thốn, cứ hạnh phúc khi thiếu thốn. Khi bạn mệt, cứ hạnh phúc khi mệt. Khi bạn bệnh, cứ hạnh phúc khi bệnh. Bệnh có gì mà khiến bạn không hạnh phúc được chứ…

Ở trong hội trường này, xin hỏi, có ai chưa từng bệnh qua không? Không ai giơ tay hết. Như vậy là ai cũng từng bệnh, không bệnh nhiều cũng bệnh ít. Bệnh là chuyện bình thường, là chuyện dĩ nhiên của con người. Nếu bạn đi bác sĩ, nói với bác sĩ rằng “thưa bác sĩ, có gì đó bất thường xảy ra rồi, tôi bị bệnh này, bị bệnh kia…” Nếu bạn nói như thế, bạn không phải là Phật tử rồi. Nếu bạn là Phật tử, bạn hiểu pháp, hiểu vô thường, bạn sẽ nói với bác sĩ rằng: “Thưa bác sĩ, thật đúng quá đi, tôi bị bệnh nữa rồi !” (cười). Bị bệnh là bình thường mà, có gì đâu phải lo sợ. Cứ hạnh phúc khi bị bệnh. Tại sao lại mất hạnh phúc chứ?

Thậm chí, khi bệnh ung thư cũng vậy. Bạn cũng nên hạnh phúc. Vì nếu ví dụ, hãy tưởng tượng, bạn được tặng hai vé đi Los Angeles chơi, hai tuần nữa sẽ đi. Ăn, ở, sinh hoạt đều khách sạn 5 sao. Ngày nào cũng vui chơi thỏa thích, tất cả đều miễn phí. Và nếu cũng 2 tuần nữa, bạn sẽ được sanh lên trời, vậy bạn sẽ chọn bên nào. Tất nhiên, sanh lên trời sẽ sướng hơn đi chơi 5 sao dù xa hoa bậc nhất nhưLos Angeles chứ. Vậy tại sao bạn lại sợ. Tại sao bạn lại lo lắng. Sanh lên trời là do bạn hoàn toàn có thể chủ động được mà.

Đôi khi chúng ta chờ đợi cái không đúng. Đôi khi chúng ta lại lo sợ cái đúng, cái tốt. Thật phi lý ! Người ta cười khi chào đón đứa trẻ mới chào đời, trong khi đó đứa trẻ thì khóc. Người ta khóc khi tạm biệt một người ra đi, mà người ra đi thì cười. Sinh tử luân hồi, chỉ cần biết như vậy thôi, không cần vui, cũng không nên buồn.

Để tôi kể quí vị nghe câu chuyện đôi vợ chồng trẻ kia chúng tôi quen biết. Đôi vợ chồng ấy vừa hạ sinhđứa con thứ hai, mới vài ngày thôi. Đứa con đầu họ đặt tên là Peter, đứa con sau tên là Paul. Hôm đó, đến giờ ngủ, hai cha mẹ kêu Peter bye bye em đi. Peter đến bên nôi của em nói “Good night Paul”. Bỗng dưng, đứa trẻ trong nôi nói “Good night Peter”. Hai cha mẹ đứng sát bên nhìn hoảng hốt, đứa con mình mới mấy ngày tuổi thôi mà, làm sao nói như vậy được chứ... Họ lập tức, kêu bé Peter lặp lại xem. Lần này, chính Peter cũng hết hồn, nên nói “Good night Paul”. Một lần nữa, dưới sự chú tâm của hai vợ chồng trẻ, đứa trẻ sơ sinh đáp một cách rõ ràng “Good night Peter”.

Một chuyện ly kỳ khác nữa về trẻ sơ sinh còn hay hơn!  Số là, lần đó tôi qua Mỹ hoằng phápNhằm lúccó hai vợ chồng trẻ ở California kể tôi nghe về đứa con mới chào đời của họ. Người mẹ kể, họ sinh đứa trẻ này rất mau, không đau đớn gì hết. Sau khi đứa trẻ vừa lọt lòng, thay vì khóc như những đứa bé khác, em bé này nhìn quanh quanh, rồi cất tiếng lên nói: “Oh,.. no,… not again” “Ồ, không, không lại nữa đâu”. Em bé cất tiếng nói rõ ràng, trong sự chứng kiến của nhiều người xung quanh. Bằng chứng của sanh tử luân hồi Phật dạy rõ ràng như vậy !


luu-anh-voi-thay-ajahn-brahm-truoc
Quả thật
, để có thể hạnh phúc với bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc đời này là một chuyện không dễ. Nhưng điểm cuối cùngcủa giải thoát là có khả năng hạnh phúcnhư thế. Điều này sẽ làm được khi tâm biết buông bỏ. Nói rõ hơn là buông bỏnhững điều tâm đang mong muốn. Trong tiếng Anh có một câu như vậy “if you want something more, you can’t enjoy what you already have”, khi bạn đang mong muốn điều gì, thì ngay lúc đó, bạn không thể hài lòng điều bạn đang có. Có hai chị em người Thái đến xin chúng tôi lời khuyênThường thường người Thái hay đến thăm hỏi và xin lời khuyên từ chư Tăng lắm. Một phần vì họ kính trọng, nhưng chắc một phần cũng vì … rẻ tiền … nữa (cười), nếu đi gặp chuyên gia cố vấn chắc lệ phí sẽ mắc lắm… (cười). Tôi nói đùa thôi… Tôi hỏi người chị có vấn đề gì, thì người chị nói rất phiền não về người chồng của chị ấy. Đến phiên tôi hỏi người em có vấn đề gì, thì người em giải bày, muốn lập gia đình mà khó khăn quá. Các bạn thấy không, mỗi hoàn cảnh đều có phiền não của nó. Nếu bạn có chồng, thì phiền não tên là có chồng phiền não. Nếu bạn có vợ, thì phiền não tên là có vợ phiền não. Nếu bạn có con, thì phiền não tên là có con phiền não. Nếu bạn có việc làm tốt, thì phiền não tên là việc làm tốt phiền não…

Có gia đình, thì phiền não của có gia đình, không gia đình thì có phiền não của không gia đìnhLy dịcũng phiền não, giàu cũng phiền não, nghèo cũng phiền não… Trẻ em cũng vậy, chơi cũng phiền nãocủa chơi, còn nhỏ thì có phiền não đi học, học xong thì có phiền não đi thi, đại học thì có phiền não đại học. Tốt nghiệp xong thì có phiền não kiếm việc làm… Lúc đó, bạn sẽ đợi đến về hưu sẽ hết phiền não. Về hưu thì có bao phiền não của về hưu tiếp đón... Rồi bạn nghĩ, cuộc sống thật phức tạp quá, thôi tôi đi tu sẽ không còn phiền não nữa. Nhưng đi tu sẽ có phiền não của đi tu, làm Tăng sĩ có phiền não Tăng sĩ… Bản thân tôi, lúc mới đi tu, tôi thường phiền não việc ăn uống. Mỗi ngày, tín thí đến cúng dường, tất cả thức ăn ngon dành hết cho các bậc trưỡng lão. Còn lại bao nhiêu mới đến chúng tôi. Số lượng Tăng sĩ trẻ như chúng tôi rất cần phải ăn nhiều… Tăng sĩ lớn thì được ngồi trên bồ đoàn, còn chúng tôi phải ngồi dưới nền đất… Tôi nghĩ thật không công bằng nên rất phiền não. Lúc làm Tăng sĩ trẻ thì phiền nãocủa Tăng sĩ trẻ. Làm Tăng sĩ lớn sẽ có phiền não của Tăng sĩ lớn. Bây giờ, tôi đang có phiền não của Tăng sĩ lớn… (cười) Làm Tu viện trưởng thì có phiền não của tu viện trưởng, vấn đề không còn ở ăn, uống hay ngồi ở đâu nữa... mà là rất nhiều những việc khác. Tóm lại, chưa chứng đạo là có phiền nãocho dù bạn đang làm gì.

Phiền não đến từ chỗ bạn phàn nàn, không hài lòng với chuyện đang xảy ra cho bạn. Nếu bạn không phàn nàn nữa, nếu bạn đổi thái độ từ không hài lòng thành hài lòng, thì mọi chuyện sẽ thay đổi. Dù bạn đang bệnh, hay khổ, hay khó khăn, bạn đều nên hài lòng với tất cả, vì trong mọi hoàn cảnh đều có gì đó để chúng ta học hỏi.

Tôi hay kể câu chuyệnbình thường, khi đi ra đường đạp phải phân chó, chắc bạn sẽ bực bội dữ lắm. Nhưng khoan bực đã, đem chiếc dép đó về, trét dưới cây xoài trong vườn… Một năm sau, cây xoài sẽ cho trái rất ngọt và rất thơm. Trái xoài sẽ ngon hơn mấy năm trước nhiều. Bạn có thể đem trái xoài đó lên cúng cho Thầy Trụ Trì ở đây nè… Ủa, Thầy ấy đâu rồi.. (cười) Phân hôm qua sẽ biến thành chất bổ dưỡng cho trái ngày sau… Nhưng bạn phải nên luôn luôn ghi nhớ, trái ngon ngày hôm nay là do bồi bổtừ phân ngày hôm qua. Khó khăn và đau khổ là bậc Thầy tốt nhất trong cuộc đời. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, khó khăn cũng dạy cho ta bài học gì đó. Tại sao mình lại không hạnh phúc ?

Giác ngộ không có gì khác hơn là mở cánh cửa của tâm để đón nhận cuộc đời. Nơi nào có khó khăn và đau khổ, nơi đó có nhân duyên cho ta thực hành lòng từ bi.

Ở Perth, có những trại tỵ nạn dành cho những nạn nhân từng bị chấn thương tinh thần (trauma). Họ được chánh phủ Úc cho nhập cư từ những quốc gia đau khổ. Họ không phải là người Việt tỵ nạn, các bạn đã đến đây từ lâu. Những người này đến từ những quốc gia họ bị hành hạ, bi xua đuổi và phân biệtkỳ thị tôn giáo.

Nơi đó, có những phụ nữ bị hành hung, bị hiếp dâm, bị làm tổn thương… Nay đã được Úc cưu mang, mặc dù thân thể đã được tự do, nhưng tinh thần vẫn còn nhiều thương tổn ám ảnh. Nỗi đau năm nào vẫn đeo bám họ. Họ rất đau khổ. Council mời chúng tôi đến nói chuyện với họ. Những trường hợp đó thực tập lòng từ bi trong đạo Phật luôn là liều thuốc hay nhất.

Đầu tiên, chúng tôi hướng dẫn ngồi thiền vài phút cho tâm bắt đầu bình lặng. Sau đó, các thiền sinh bắt đầu tưởng tượng ngay giữa trái tim có một cánh cửa. Khi cánh cửa trái tim được mở ra, thiền sinh sẽ thấy bóng hình mình đang đứng đó. Nhìn kỹ sẽ thấy hình bóng đó chính là con người mình với những đức tánh tốt nhất của mình, khuôn mặt hiện lên trong hình bóng đó cũng là khuôn mặt của chính mình trong những lúc xinh đẹp nhất, mình hài lòng nhất… Sau một hồi tự mình ôm chính con người đẹp nhất của mình như vậy, Thiền sinh sẽ cảm thấy một niềm an vui và thoải mái lan tỏa khắp trong lòng. Niềm hạnh phúc sẽ bắt đầu dâng lên… Sau đó, thiền sinh sẽ tưởng tượng tiếp. Bên trong cánh cửa trái tim là con người với những mặt tốt ấy, nhưng bên ngoài cánh cửa trái tim kia, là hình ảnh cũng của chính mình, nhưng với những đau khổ, những dằn vặt, những vết thương lòng hằn sâu bấy lâu nay. Con người đó cũng là mình, nhưng trông thật tội nghiệp và đáng thương làm sao... Hình bóng con ngườimình đó, đang đứng ngoài cửa trái tim nhìn vào, ánh mắt rất đau khổ, như van lơn một lời an ủi, động viên. Vậy mà bấy lâu nay, con người bên trong luôn cố gắng xua đuổi nó, không chấp nhận nó, mặc cảm tội lỗi với nó… Cảm nhận sự đáng thương của con người đứng bên ngoài như vậy một hồi nữa… Thiền sinh được hướng dẫn quán tưởng tiếp, con người hạnh phúc bên trong cánh cửa trái tim kia, bước ra ngoài, nắm tay con người đau khổ, nắm thật chặt, thật chân thànhdịu dàng mời con người ấy vào trong. Bây giờ, con người hạnh phúc và con người đau khổ đã hòa thành một. Không còn cảm thọkhao khát hạnh phúc, không còn cảm thọ tủi hổ, không còn bóng dáng của sự từ chối, không còn mặc cảm tội lỗi đeo bám nữa. Người bên ngoài đã được niềm hạnh phúc của người bên trong chia sẻ, thương yêu, thấu hiểu và chấp nhận. Người bên trong là mình, người bên ngoài cũng là mình.

Thiền sinh dùng lòng từ bi của chính mình để chữa lành vết thương. Phật dạy lòng từ bi là phép mầu vi diệu nhất. Và chính lòng từ bi cũng là đích đến cuối cùng của mỗi chúng ta trên con đường tìm cầu giải thoátCảnh giới thật sự giải thoát, là có đủ hạnh phúc và lòng từ bi để cứu độ tự thân và hết thảy chúng sanh đang đau khổ.

Kính cảm ơn Hòa Thượng Viện Chủ, Thầy Trụ Trì, quí Sư Cô, quí Đạo hữu Gia Hiếu, Tâm Ngạn… cùng toàn thể quí vị cho chúng tôi có nhân duyên được thăm hỏi tại Pháp Bảo ngày hôm nay. Kính chúc toàn thể quí Ngài và quí vị có nhiều hạnh phúc đích thực trong đời sống./.

 

Thích Nữ Giác Anh

chuyển dịch Anh Việt bài pháp Thầy Ajahn Brahm

giảng tại Thiền đường Pháp Bảo, lúc 19.00h, ngày 23/4/2017.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2019(Xem: 10408)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
22/08/2019(Xem: 10673)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
16/08/2019(Xem: 11093)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
05/06/2019(Xem: 15874)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
27/05/2019(Xem: 4806)
Tác giả William Edelglass là tân giám đốc về nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College tại tiểu bang Vermont. Công việc của ông đã đưa ông tới Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông dạy cả triết học Tây Phương cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics và triết lý Phật Giáo cho các sinh viên đại học Mỹ về chương trình nghiên cứu Tây Tạng. Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
02/05/2019(Xem: 6380)
Vì thương xót hết thảy hữu tình phải chịu phiền não, đau thương do tham ái mà bị trôi dài trong bể khổ sinh tử luân hồi, Đức Phật hiện ra ở đời để lại cho thế gian vô số pháp môn tu tập, tùy theo căn cơ, sở trường và hoàn cảnh của mỗi chúng sanh mà chọn lựa pháp hành thích ứng để tu tập nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Chư pháp của Thế Tôn được ví như những thang thuốc tùy bệnh mà bốc thuốc. Trong số đó, Tuệ quán vô thường, khổ và vô ngã của tất cả pháp, qua đó hành giả quán tánh ly tham, quán tánh đoạn diệt, quán tánh xả ly của tất cả pháp, là pháp “tối thượng” và vi diệu ‘nhất’ vì nếu hành giả thường xuyên hành trì sẽ ‘chứng đạt’ Tuệ Giải Thoát, vị ấy sẽ đoạn tận mọi kiết sử, không còn khổ đau, phạm hạnh đã thành, chánh trì giải thoát, là bậc A-La-Hán.
24/04/2019(Xem: 3947)
Cuộc sống, nhìn quanh đâu cũng thấy Thật. Bạo động cũng có thật, giả dối cũng là thật, tham dục cũng hiện hữu thật,sợ hải cũng có thật ,nhiếp phục uế trược cám dỗ cũng thật, tài sản, vợ con, tình yêu, danh vọng, địa vị …đều thật hết. Chính cái Thật đó mà khổ đau phát sanh cũng là Thật.
01/03/2019(Xem: 5059)
Triết Học Phật Giáo Ấn Độ, Hayes Richard, Thích Nguyên Tạng (dịch), Phật giáo (PG) là một thành tố quan trọng, hỗn hợp các triết lý khác của tiểu lục địa Ấn Độ trong hơn một ngàn năm qua. Từ phần đầu khá lặng lẽ, vài thế kỷ trước Tây lịch, nền học thuật PG gia tăng sức mạnh cho tới khi đạt đến đỉnh cao ảnh hưởng và tính chất độc đáo trong nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất. Từ thế kỷ thứ mười một trở đi, PG dần dần suy thoái và cuối cùng biến mất ở miền Bắc Ấn Độ. Mỗi nhà tư tưởng chú trọng vào những đề tài khác nhau, nhưng khuynh hướng chung của đa số họ là trình bày một hệ thống triết lý nhất quán, bao gồm đạo đức học, tri thức học và siêu hình học. Phần lớn những đề tài mà các triết gia PG Ấn này viết, là phát xuất trực tiếp từ những giáo lý được xem là của Sĩ-đạt-ta Cồ Đàm (Siddhartha Gautama), thường được tôn xưng bằng danh hiệu là Đức Phật.
16/02/2019(Xem: 5886)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
01/02/2019(Xem: 7486)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn (chương) và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567