Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giá trị của Khoa Học & Quan trọng của Phật Giáo

18/04/201706:14(Xem: 7361)
Giá trị của Khoa Học & Quan trọng của Phật Giáo

 


Gia tri khoa hoc_Le Huy Tru

 

Hai năm về trước, ngẫu nhiên đọc được bài diễn văn ‘Giá Trị của Khoa Học’ (The Value of Science) bởi Dr. Richard Feynman, Mùa Thu, 1955, (in Volume XIX, ENGINEERING AND SCIENCE, December 1955) rất nổi danh ở trên internet nhưng lúc đó tôi chưa đủ trình độ để hiểu nổi cái trí tuệ thậm thâm viên diệu của ông ta dù lúc đó tôi cảm thấy rất hấp dẫn.

 

Bây giờ, tình cờ đọc lại những dòng tâm linh dưới đây đột nhiên tâm tư tôi cứ tưởng như những lượng tử chúng sinh say cuồng luân vũ trong tôi. Tôi không biết là ông ta đã cố tình diển tả dùm tâm lòng của tôi hay tôi đang “vô tình thuyết pháp” cho cái mà tôi đang tri kỷ nhưng không tìm ra kẻ tri bỉ, và đồng tâm để khả lậu?

 

Tưởng là nên ‘sống giữ, tịch mang theo.’  Nhưng tôi luôn luôn áy náy và ngỡ rằng, ‘Nỗi Lòng này biết tỏ cùng ai?  Tâm Tư này mang tới Niết Bàn chưa tan.’  Vậy mà tôi đã lầm to vì theo Dr. Feynman, có cả khối ‘âm thầm chúng nhân sinh’ cùng đồng tâm cảm, đồng hội đồng thuyền, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu với cái đại ngu và đại điên của tôi.  Tôi vui mừng quá, tưởng như được giải thoát. 

 

Tôi vẫn cứ tưởng là cái ‘Tôi’ ngu dốt này chưa bao giờ được đứng trên hạng chót trong hàng vô minh.  Tôi lại cũng không ngờ, thiên thượng thiên hạ duy ngã này chưa phải là độc tôn...vô minh.  Bất ngờ nhất là những tâm sự dưới đây chả có gì si cuồng để không thể bật mí vì những điều tầm thường này đại đa số chúng sinh ít ra đã có một vài lần kinh nghiệm và có thể đã từng trải qua?

 

Trước tiên, tôi sẽ cố phỏng dịch dòng tâm thức đầy trí tuệ dưới đây của Giáo Sư Feynman, một khoa học gia Hoa Kỳ nổi danh, và kế đó tôi sẽ “cố tình mạo muội vô minh thuyết pháp” cái tư tưởng đồng âm điệu này qua lăng kính của cái ngã đáng...thương nhất của tôi.


pdf-icon
Giá trị của Khoa Học & Quan trọng của Phật Giáo_ Lê Huy Trứ-4-12-2017



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/07/2010(Xem: 13093)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
11/07/2010(Xem: 9940)
Có nhiều bài báo, nhiều công trình khảo cứu công phu viết về con số 0 cả từ thế kỷ trước sang đến thế kỷ này. Quả tình, đó là con số kì diệu. Có những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, chẳng hạn, “số không có phải là con số?”, nhưng đó lại là câu hỏi gây nên những trả lời dị biệt, và ở mỗi khuynh hướng tiếp cận khác nhau, những câu trả lời khẳng hoặc phủ định đều có những hợp lý riêng của chúng. Thế nhưng, hầu như ngoài những nhà toán học thì chẳng mấy ai quan tâm đến con số không; có thể nói người ta đã không cần đến nó từ các nhu cầu bình nhật như cân đo đong đếm.
16/06/2010(Xem: 6382)
"Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến cho nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật phải tốn nhiều công sức để truy cứu, tìm hiểu. Nhưng Vô Ngã lại là vấn đề quan trọng trong giáo lý của Đạo Phật. Tại sao Đạo Phật lại chủ trương "Vô Ngã"?
14/06/2010(Xem: 3554)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không nhầm lẫn với những lời dạy bỡi các giáo chủ của các ngoại đạo khác qua: “Các hành là vô thường, các pháp vô ngã và, Niết-bàn tịch tĩnh” cho nên được gọi là ba pháp ấn. Ba phạm trù nội dung nghĩa lý này chúng luôn luôn phù hợp với chân lý cuộc sống qua mọi hiện tượng nhân sinh cùng vũ trụ. Trong ba tạng kinh điển dù là Đại thừa hay Tiểu thừa ba phạm trù tư tưởng nghĩa lý “ Vô thường, vô ngã, Niết-bàn” này đều có hết, với mục đích là dùng để ấn định bảo chứng cho những lời dạy của đức Đạo sư, chứ không phải là những lời nói của Ma. Nếu kinh điển nào mà không mang nghĩa lý của một trong ba phạm trù này thì những kinh điển đó không phải do đức Đạo sư nói ra.
03/03/2010(Xem: 9829)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 BC): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), một nhân vật lịch sử với một tiểu sử rõ ràng đã sinh ra đời để mở đường cho chúng sinh thấy, giác ngộ và hội nhập cái biết và thấy của Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật tri kiến). Nhân vật lịch sử này chính là Thái Tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn ở miền Nam Népal ngày nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567