Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

29. Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta

17/03/201408:47(Xem: 31304)
29. Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta
blank
Tuệ Phân Tích
Của Tôn Giả Sāriputta

Thánh y Jīvaka đi vắng, ông thường bận chăm sóc sức khỏe cho đức vua Bimbisāra và chư tăng ở Veḷuvanārāma tịnh xá. Tuy không có mặt gia chủ cư sĩ hiền thiện, nhưng đèn đuốc đây đó đã được thắp sáng lên khi chư tăng bổn xứ hay biết đức Thế Tôn cùng chư vị đại trưởng lão ghé thăm. Những ghè nước rửa chân, những chiếc khăn chùi chân, những chiếc khăn thơm lau mặt, những chỗ ngồi cũng đã được sắp đặt tươm tất đây đó.

Không cần nghỉ ngơi, sau khi an tọa, đức Phật nói:

- Bây giờ, ba vị trưởng lão Mahā Moggallāna, Ānanda, Upāli hãy thay nhau thuyết lại buổi pháp thoại ở trên đỉnh Linh Thứu, xoay quanh ba nội dung: Một, là mười trí lực của một bậc Chánh Đẳng Giác; hai là những đức tánh cần có trong tâm của một bậc trưởng lão; ba là nói đến tấm y cà-sa với từng ô, từng ô như là ruộng phước của chư thiên và loài người. Sau đó, con trai trưởng của Như Lai (Sāriputta) phải có nhiệm vụ vừa đúc kết vừa triển khai rộng thêm về những đề tài ấy.

Vâng lời đức Vô Thượng, tôn giả Mahā Moggallāna thuyết về mười Như Lai lực rất rõ ràng, mạch lạc, thỉnh thỏang dừng lại giải thích một số thuật ngữ như uẩn, xứ, giới làm cho thính chúng rất hài lòng. Đến phiên tôn giả Ānanda, ngài nói về mười hai pháp cần có trong tâm của một bậc trưởng lão, y như lần trước. Tuy nhiên, lần này tôn giả nói lại càng trôi chảy hơn, lưu loát hơn, ai cũng hoan hỷ. Riêng tôn giả Upāli thì kể lại buổi pháp thoại trên núi Linh Thứu, nói về những mảnh ruộng với từng ô, về áo cà-sa, về ruộng phước của chư thiên và loài người. Tôn giả cũng giải thích rõ ràng, tại sao những tỳ-khưu hư hỏng, khuyết tật về giới nhưng còn tăng tướng, phẩm mạo sa-môn vẫn là mảnh ruộng phước. Tôn giả cũng giải thích rộng và chi tiết về Tăng Bảo ba đời cho hội chúng nghe nữa.

Ba vị tôn giả thuyết xong, hội chúng rần rần tán thán “sādhu, lành thay”, âm ba dao động khu vườn tĩnh mịch. Một số vị tỳ-khưu còn phàm, thường hay hổ thẹn về giới của mình cảm thấy vô cùng an ủi; họ tự hứa sẽ tu tập tốt hơn, thu thúc nghiêm cẩn hơn để xứng đáng với tăng tướng, phẩm mạo sa-môn, xứng đáng ở trong Tăng Bảo ba đời.

Để kết luận, tôn giả Sāriputta nói:

- Chư vị biết không? Mười Như Lai lực mà tôn giả Mahā Moggallāna vừa thuyết lại, nó có công năng tối thắng, nó vượt trội, nó là chiếc búa kim cương đập vỡ tất cả mọi lực, mọi sức mạnh trên đời này. Nó đập vỡ quân binh lực, danh vọng lực, quyền uy lực, vua chúa lực, thế gian lực, chư thiên lực, phạm thiên lực, ma vương lực, tử thần lực, tử sanh lực, vô minh lực, ngũ dục lực, pháp hành lực, phiền não lực... Nó lại còn như tiếng rống của sư vương trên đỉnh cao Linh Thứu, lay thức tất cả giáo chủ, đạo sư, chân sư với những chủ thuyết, tư tưởng, ý hệ trên mọi ngõ ngách nhân sinh tối tăm và thống luỵ trên đời này. Đấy còn là bài ca thiên thu, mở phơi thang âm một thế giới ở ngoài, ở trên tất cả giá trị huyên náo và ồn ã của thế gian... Vậy, chư vị hãy thọ trì, phụng hành để xứng đáng là hạt bụi nhỏ bám theo bàn chân trần của đức Đại Giác – ngài có mười trí lực thì chúng ta cũng phải ráng mà thành tựu hai, ba phần!

Chư vị biết không? Tiếp theo, mười hai pháp cần có trong tâm của một bậc trưởng lão mà tôn giả Ānanda vừa thuyết lại, nó không đơn thuần là mười hai điều nhất định như vậy đâu; nếu cộng thêm đức Tôn Sư thuyết giảng đó đây, cộng thêm góp ý của chư trưởng lão thì thành bốn mươi điều cả thảy, nhưng rất cô đọng, hãy nghe, hãy khéo tác ý và chú tâm, tôi sẽ nói đây:

Một, yêu mến nơi vắng lặng.

Hai, hạnh tĩnh cư, độc cư.

Ba, tu chỉ tịnh hay quán minh.

Bốn, thỏa thích trong giáo pháp.

Năm, hành những pháp thanh cao.

Sáu, hoan hỷ với những pháp thanh cao.

Bảy, thu thúc, giữ gìn mắt tai mũi lưỡi thân ý.

Tám, nghiêm túc học giới đã thọ trì.

Chín, hỷ hoan trong học giới.

Mười, chân thật thân khẩu ý.

Mười một, biết nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh.

Mười hai, có tàm (biết hổ thẹn lúc làm việc xấu ác).

Mười ba, có quý (biết sợ hãi miệng tiếng chê cười).

Mười bốn, tinh cần, tinh tấn.

Mười lăm, học hỏi giáo pháp.

Mười sáu, trau dồi giáo pháp.

Mười bảy, tu tập tứ vô lượng tâm.

Mười tám, niệm, tỉnh giác ngày đêm.

Mười chín, rành thông pháp và luật.

Hai mươi, thuyết giảng Phật ngôn.

Hai mươi mốt, dị giản, dễ ăn, dễ ở.

Hai mươi hai, biết vừa lòng trong mọi hoàn cảnh.

Hai mươi ba, lúc nào cũng biết đủ, biết dừng.

Hai mươi bốn, không tư hữu, cất chứa cho dù cây kim, sợi chỉ, hạt muối.

Hai mươi lăm, chỉ dùng ba y, một bát.

Hai mươi sáu, thành tựu một thắng trí của bậc thượng nhân đến năm thắng trí của bậc thượng nhân.

Hai mươi bảy, thọ trì khổ hạnh bậc thượng, bậc trung hay bậc hạ.

Hai mươi tám, chứng ngộ từ Sơ quả đến Tứ quả.

Hai mươi chín, sống lục hòa.

Ba mươi, sống theo tứ nhiếp độ.

Ba mươi mốt, có tâm giáo huấn môn đồ.

Ba mươi hai, hằng an ủi, khuyên lơn, sách tấn đệ tử.

Ba mươi ba, biết chia sẻ tứ sự.

Ba mươi bốn, giữ lễ nghi sám hối theo từng kỳ nhất định.

Ba mươi năm, thường hành Tăng sự.

Ba mươi sáu, cho giới đến hàng tại gia cư sĩ.

Ba mươi bảy, truyền giới cho sa-di, tỳ-khưu.

Ba mươi tám, hòa giải mọi cuộc xung đột trong tăng chúng.

Ba mươi chín, hằng trau dồi ngôn ngữ.

Bốn mươi, thường xuyên học hỏi phương tiện trí.

Tôn giả Sāriputta ngưng nói. Cả hội chúng rợn ngợp về tuệ phân tích kỳ vĩ, sắc bén và toàn hảo của tôn giả. Hội chúng toát mồ hôi. Tảng đá cũng toát mồ hôi. Một bậc trưởng lão thanh tịnh phải cần hội đủ bốn mươi phẩm chất ấy ư? Những phẩm chất ở đâu trên chín tầng trời cao sáng, vô trần, vô nhiễm và thanh khiết đến lạnh mình?

Khu vườn xoài, trong đêm, vốn đã yên lặng lại càng yên lặng hơn. Tôn giả Ānanda hoàn toàn tâm phục, khẩu phục vị sư huynh khả kính của mình, xứng đáng là bậc đệ nhất đại trí tuệ. Nghe xong, bốn mươi điều hoàn hảo ấy, các vị tôn giả khác mới thấy rõ khả năng thâm uyên về pháp, về ngôn ngữ, về tuệ trạch pháp của tôn giả ấy, quả thật, không ai có thể so sánh bằng.

Những tiếng nói đâu đó thốt lên:

- Quả thật là tuyệt vời!

- Không, trên cả tuyệt vời!

Bây giờ mới nghe những lời bàn luận nhỏ nhỏ, những tiếng cười nho nhỏ hân hoan và sung sướng.

Đức Phật gật gật đầu ý nhị.

Tôn giả Sāriputta thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Đệ tử mạo muội đúc kết thành bốn mươi điều, là pháp cần và đủ trong tâm trí của một bậc trưởng lão, để xứng đáng danh xưng của bậc trưởng lão thanh tịnh; xin đức Tôn Sư chỉ giáo thêm bởi kiến thức thô lậu và khuyết lõm của đệ tử!

- Ừ, được rồi, toàn mãn rồi, đại chúng cứ như vậy mà thọ trì, phụng hành; vì nếu Như Lai có thuyết thì cũng chỉ thuyết được như vậy, không hơn thế được. Thuyết ngôn của Như Lai là hải triều âm, mà thuyết ngôn của Sāriputta cũng là hải triều âm vậy.

Đức Phật mà nói như thế thì còn hơn cả triệu triệu lời khen. Hội chúng vang lên:

- Sādhu, lành thay! Sādhu, lành thay!

Sau đó, cũng không khách sáo gì, tôn giả Sāriputta đi sang phần ba, về ruộng phước:

- Này chư vị! Không dễ gì mà giữ gìn được tăng tướng và phẩm mạo sa-môn. Có tăng tướng và phẩm mạo sa-môn đúng là ruộng phước cho chư thiên và loài người. Cho dẫu hư mất giới học, hư mất tâm học, hư mất trí học nhưng còn tăng tướng và phẩm mạo sa-môn thì vẫn còn là ruộng phước cho chư thiên và loài người. Nhưng hãy dè chừng! Ôm bình bát đi khất thực thì bát ấy là lửa nóng mà vật thực cũng là lửa nóng. Mang tấm y cà-sa đi khất thực, đi đây đi đó thì tấm y ấy cũng là lửa nóng. Là lửa của địa ngục, của ngạ quỷ, của súc sanh đấy! Tàm và quý - hổ thẹn xấu ác và sợ hãi xấu ác là hai pháp quan trọng đệ nhất, cần có trong tâm của bất cứ vị tỳ-khưu nào. Có tàm và quý là đi lên, là hướng thượng, không có tàm và quý là đi xuống, là thối đoạ. Không ai cứu được ai! Mỗi người hãy tự cứu mình!

Buổi thuyết ngôn vậy là trời đã khuya, đức Tôn Sư và chư vị trưởng lão cần phải tịnh chỉ. Tôn giả Upāli biết vậy, nhưng muốn cho đại chúng hiểu rộng hơn nhiều vấn đề liên hệ nữa, nên ngài đưa ra câu hỏi với tôn giả Sāriputta:

- Ví dụ, cúng dường cho ba vị tỳ-khưu, vị có giới đức, vị có định đức, vị có tuệ đức thì quả phước sẽ khác nhau ra sao; nói cách khác, cúng dường cho vị nào thì phước báu thù thắng hơn, thưa tôn giả Sāriputta?

- Có giới mới có định, có định mới có tuệ. Riêng người có tuệ thì họ đã có định và có giới rồi. Cứ suy luận ra khắc hiểu, thưa tôn giả quý mến!

- Như vậy là bậc Tướng quân chánh pháp xác định cúng dường cho vị tỳ-khưu có tuệ đức thì ruộng phước ấy trổ sanh thù thắng nhất, tiếp theo là định đức, tiếp đến nữa là giới đức?

- Đúng vậy!

- Riêng vị chỉ có giới đức mà chưa có định đức, có nghĩa là chưa có tuệ đức – thì ruộng phước kia không được màu mỡ cho lắm?

- Phải vậy!

- Nói tóm lại, phẩm chất tâm, phẩm chất trí cao thượng hơn sẽ xác định, quyết định phước báu thù thắng hơn?

- Không sai!

- Tôi đã thông tỏ rồi, cảm ơn tôn giả.

Ngẫm ngợi giây lâu, tôn giả lại thưa tiếp:

- Suy ra trong cảnh giới chúng sanh, khi một người cận sự bố thí đến cho một người lành, tốt thì chắc quả trổ sanh sẽ hơn hẳn làm phước đến cho một người xấu, ác; phải vậy không, thưa tôn giả!

- Vậy là đúng nhân, đúng quả. Bố thí đến người có giới, quả phước sẽ thù thắng hơn đến người không có giới. Bố thí cho người ít tham, sân, si quả báu sẽ lớn hơn khi bố thí cho hằng trăm người nhiều tham sân si. Bố thí cho hằng chục người đói khổ không bằng cúng dường cho một tỳ-khưu, một sa-di dù giới luật khuyết thủng nhưng còn tăng tướng và phẩm mạo sa-môn.

- Thưa, tôi hiểu. Suy luận thêm một chút nữa, bố thí cho một chúng sanh có thức tánh cao, chắc hẳn phước báu sẽ lớn hơn so với bố thí cho chúng sanh có thức tánh thấp?

- Không sai! Ví dụ như bố thí đến người, dù xấu ác – nhưng phước báu cũng sẽ nhiều hơn khi bố thí cho trâu, heo, bò, gà, vịt... vì người có thức tánh cao hơn. Bố thí cho một con khỉ (có thức tánh cao) thì quả phước sẽ lớn hơn khi bố thí cho một con kiến (thức tánh thấp)... Và cứ như thế mà suy rộng ra, thưa tôn giả!

Sự triển khai chiều sâu và chiều rộng nội dung buổi pháp thoại của tôn giả Sāriputta hôm ấy làm cho ai ai cũng hân hoan, thoả mãn.

Đức Phật lặng lẽ mỉm cười, rời bảo tọa đi vào hương phòng, không nói gì, tức là ngài ngầm xác nhận thuyết ngôn của tôn giả Sāriputta không hai, không khác với Phật ngôn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2021(Xem: 4106)
Đây là bài thứ 4 và cũng là bài sau cùng trích dẫn một số câu liên quan đến giáo lý của Đức Phật. Bài 4 này gồm tất cả 80 câu được chọn lọc từ một bài gồm 265 câu trên một trang mạng tiếng Pháp : https://www.evolution-101.com/citations-de-bouddha/. Các câu này chủ yếu được rút tỉa từ kinh Dhammapada (Kinh Pháp Cú) và các kinh trong phẩm thứ tư của Tam Tạng Kinh là Anguttara Nikaya (Tăng chi hay Tăng nhất bộ kinh)
24/06/2021(Xem: 5030)
Lòng Từ bi là một giá trị phổ quát. Tranh đấu cho công bằng xã hội – nghĩa là bảo đảm quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người – thường xuất phát từ sự phẫn nộ, thúc đẩy con người chống lại những bất công có hệ thống. Tôi tin rằng đấu tranh cho công bằng xã hội sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu được kích hoạt bởi lòng từ bi. Nếu động lực đấu tranh cho công bằng xã hội của chúng ta là do lòng từ bi đích thực, chúng ta sẽ được tiếp thêm năng lượng để hoạt động tích cực hơn nhằm bảo đảm cho tất cả mọi người có được một phẩm chất đời sống xứng đáng. Tôi tin rằng nữ giới có thể đóng một vai trò đặc biệt trong việc đấu tranh cho công bằng xã hội bằng cách tu tập lòng từ bi và trí tuệ.
07/05/2021(Xem: 21072)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 14591)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
04/11/2020(Xem: 9105)
Những chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn: Các chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn được chứng ngộ khi nghe được những học thuyết về các Uẩn, Giới, Xứ, nhưng lại không đặc biệt lưu tâm đến lý nhân quả. Họ giải thoát được sự trói buộc của các phiền não nhưng vẫn chưa đoạn diệt được tập khí của mình. Họ đạt được sự thể chứng Niết-Bàn, và an trú trong trạng thái ấy, họ tuyên bố rằng họ đã chấm dứt sự hiện hữu, đạt được đời sống Phạm hạnh, tất cả những gì cần phải làm đã được làm, họ sẽ không còn tái sinh nữa. Những vị nầy đã đạt được Tuệ kiến về sự Phi hiện hữu của “Ngã thể” trong một con người, nhưng vẫn chưa thấy được sự Phi hiện hữu trong các sự vật. Những nhà lãnh đạo triết học nào tin vào một "Đấng Sáng Tạo" hay tin vào “Linh hồn” cũng có thể được xếp vào đẳng cấp nầy.
03/10/2020(Xem: 24301)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
05/04/2020(Xem: 13413)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
30/03/2020(Xem: 10827)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
23/03/2020(Xem: 12113)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
01/03/2020(Xem: 13650)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]