Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

39. Voi, Lừa Và Đa Đa

15/03/201410:42(Xem: 33194)
39. Voi, Lừa Và Đa Đa
mot_cuoc_doi_bia_3

Voi, Lừa Và Đa Đa





Sau khi chế định lại điều học, vì các vị tỳ-khưu chỉ thêm một chữ “chưa thọ giới” và “chưa thọ đại giới” mà sinh ra cớ sự, đức Phật lại quay sang kể chuyện xưa để giáo giới chuyện xảy ra với tôn giả Sāriputta.

- Này hội chúng! Thuở xưa, rất là lâu xưa, trong khu rừng già nọ có một con voi, một con lừa và một con chim đa đa chung sống, làm bạn với nhau rất là thuận hòa và êm ấm. Chúng thường vui chơi với nhau, nô giỡn với nhau, tụ họp, chuyện vãn với nhau dưới tàn đại cổ thụ cành lá sum suê đã hàng ngàn năm tuổi.

Hôm nọ, voi chợt nói:

- Này các bạn! Chúng ta sống với nhau dường như đã quá lâu, không ai còn nhớ thời gian, và cũng không ai biết là ai sinh trước, ai sinh sau, ai lớn, ai nhỏ! Kỳ không? Phàm lớn là anh mà nhỏ là em! Ít ra, chúng ta phải làm thế nào để biết rõ ai lớn ai nhỏ để xưng hô cho phải lẽ chứ? Nhỏ thì phải biết vâng lời, tôn kính, tôn trọng lớn; lớn thì phải biết nhường nhịn, chở che, đùm bọc nhỏ! Các bạn nghĩ có đúng thế không?

Chim đa đa gật đầu, nhưng lừa thì chợt cười:

- Trên nguyên tắc thì đồng ý! Nhưng bạn voi ơi! Chữ gọi là nhỏ và lớn của bạn đưa ra có vấn đề đấy! Nói rõ là nó có vẻ ỡm ờ, lấp lửng, không rõ nghĩa! Tại sao ư? Bạn to con, lớn xác, chẳng lẽ bạn làm anh ư? Vậy phải xác định rõ, lớn ở đây là lớn về tuổi tác, chứ không phải là to con, lớn xác, đồng ý thế không?

Voi vỗ chân đồm độp:

- Bạn đã bóp méo vấn đề. Câu tôi nói là thời gian sinh trước, sinh sau mà!

- Vậy thì được!

Chim đa đa nói xong, bèn quay sang hỏi tuổi tác của ông voi.

Voi bần thần ngẫm ngợi một lúc, rồi chợt đưa mắt ngước nhìn cây đại cổ thụ cao gấp cả hàng chục lần nó, đáp rằng:

- Tôi không biết là tôi sinh ra từ lúc nào, ở đâu, nhưng còn nhớ rất rõ, khi tôi lớn lên, cái vòi của tôi có thể sờ cái đọt cây này một cách dễ dàng!

Lừa cười, bày cả hàm răng trắng hếu:

- Vậy là bạn còn nhỏ tuổi. Thuở lớn lên, tôi cao ngang bằng cây đại thụ này và tôi ăn những đọt lá của nó dễ như chơi, không cần phải nhón chân, độn móng!

Nghe voi và lừa kể, chim đa đa chợt hót lên một tràng không giống ai, kèm thêm giọng cười hin hít, chin chít rất khó nghe.

Cả hai bèn hỏi chim:

- Bạn làm cái quái gì vậy?

- Tôi cười! Chim đáp - tôi vui quá nên tôi cười kiểu chim đa đa như vậy đó! Các bạn hiểu tại sao không? Tôi không còn nhớ thời gian hay tuổi tác, nhưng tôi biết rõ như thế này. Thuở ấy, khi qua chơi trên Himalaya, tôi ăn được một chùm trái ngon ngọt như mật ong, khi bay ngang đây, tôi ỉa xuống một bãi phân. Rồi từ trong đó, một cái hạt nứt ra, mọc lên thành cây đại cổ thụ bây giờ!

Voi vốn đôn hậu, thật thà, xác nhận:

- Hóa ra tôi to con lớn xác mà lại là sinh sau đẻ muộn. Vậy so tuổi tác với các bạn, tôi nhận mình là em út đó nghe! Bạn lừa là anh thứ của tôi, còn chú đa đa bé tí xíu kia lại là anh cả, anh trưởng. Vậy từ rày về sau, chúng ta cứ theo thứ tự tuổi tác để xưng hô cho phải lẽ.

Đức Phật cất giọng kết luận như tiếng chuông ngân tỉnh thức:

- Voi, lừa, đa đa là giống súc sanh, noãn sanh thế mà chúng còn biết phân biệt tuổi tác lớn nhỏ, biết tôn ti trật tự, biết cách xưng hô để tôn kính kẻ lớn tuổi hơn mình. Còn trong giáo hội này, chuyện gì đã xảy ra?

Như Lai thường coi Sāriputta như ngang hàng với Như Lai, là bậc trưởng thượng, thượng tôn tăng đoàn. Là vị đệ nhất đại đệ tử, là thượng thủ của giáo hội, thế mà các ông tỳ-khưu trẻ lại không biết tôn kính Sāriputta, con trai trưởng của Như Lai!

Này đại chúng Tăng ni! Sāriputta niên cao, lạp(1)lớn, hằng quan tâm đến đại chúng, đến sự phát triển của giáo hội, đến sự hoằng dương giáo pháp nên ít có cơ hội nghĩ đến bản thân mình, nếu không muốn nói là ông ta đã dứt bỏ cái bản ngã, ít ăn, ít ngủ, chỉ sống cho mọi người, lo cho mọi người. Thế mà ở đây đã có một số vị không thấy, không biết cái ân đức ấy của Sāriputta. Từ tu viện này sang tu viện khác, từ vườn rừng này sang vườn rừng khác, ở đâu cũng có tấm lòng và bàn tay chăm sóc, vun quén của Sāriputta! Từ việc nhỏ đến việc lớn, từ trong ra ngoài, việc gì ông ta cũng chu tất, toàn mãn không chê vào đâu được. Sāriputta lo cho người bệnh, người già yếu, hướng dẫn giáo pháp không mệt mỏi; không bỏ quên cả một sa-di nhỏ tuổi, quan tâm đến cả từng bữa ăn, một cái chăn đắp, một cái mụt nhọt chưa lành của ai đó. Thế gian này không có một ông Sāriputta thứ hai với những phẩm chất tuyệt hảo như thế, muôn triệu năm mới có một người. May ra chỉ có thêm Moggallāna là tương tợ. Thế mà, đêm qua, Sāriputta của chúng ta không có được một chỗ nghỉ, dầu là một mái che nhỏ, dầu là một góc hành lang! Tịnh thất đặc biệt dành riêng cho ông ấy đã bị mấy ông tỳ-khưu trẻ nào đó chiếm chỗ. Thế là với một lá y tạm che sương, Sāriputta qua đêm giữa sương lạnh!

Đại chúng nghĩ thế nào về điều tệ hại ấy? Các vị sống trong giáo pháp phát triển đời sống tinh thần bậc cao mà tại sao lại còn thua con voi, con lừa, con đa đa trong câu chuyện kể trên?

Đức Phật im lặng. Giảng đường yên lặng. Cả con muỗi bay cũng nghe được âm thanh. Có một số các vị tỳ-khưu xấu hổ cúi gằm mặt xuống. Có một số vị thì học được bài học nghìn vàng.

Đến ngang đây thì tôn giả Sāriputta đâu từ bên ngoài bước vào, đảnh lễ đức Phật rồi thưa rằng:

- Sự giáo giới của đức Thế Tôn quả thật là lợi lạc cho đại chúng, là hữu ích cho kỷ cương, phép tắc của giáo hội. Đã làm cho trang nghiêm giáo hội. Nhưng ở đây chỉ có một số tỳ-khưu còn nhỏ tuổi, trẻ người, non dạ chưa được thuần thục trong giáo pháp mà thôi. Sau khi đức Thế Tôn đã giảng thời pháp này rồi thì có lẽ không còn ai dám để mình phải thua con voi, con lừa, con chim đa đa kia nữa. Riêng đệ tử, một đêm ngoài trời thì cũng chưa đến nỗi nào. Tôn giả Mahā Kassapa, đệ tử của tôn giả và hằng trăm vị tỳ-khưu sống đời đầu-đà khổ hạnh, họ luôn ngủ nghỉ dưới những chỗ không có mái che mà tinh thần vẫn khang kiện, sức khỏe vẫn tốt.

Đệ tử xin thay mặt số chư sư dại dột ấy, sám hối dưới chân đức Thế Tôn, vì một phần lỗi cũng do đệ tử, Moggallāna hoặc chư trưởng lão khác chưa dạy dỗ họ đến nơi đến chốn! 

Đức Phật im lặng thọ nhận cái lạy và lời sám hối ấy xong, ngài nói:

- Chư vị thấy chưa? Lỗi của mấy ông tỳ-khưu ngu si mà Sāriputta phải sám hối đấy!

Rồi ngài nhìn tôn giả với tia mắt vô cùng thương yêu và trân trọng, nói rằng:

- Thôi, ông hãy đứng dậy đi! Như Lai sẽ xá tội cho tất cả!

Sau đó, đức Phật dạy:

- Từ rày về sau, tất cả sa-di đều phải xem tỳ-khưu là thầy, là cha của mình. Tỳ-khưu cách nhau ba hạ lạp cũng phải được quy định bởi sự tôn kính như thế. Riêng các vị đại trưởng lão, Tăng chúng phải xem gần như ngang hàng với Sāriputta, Moggallāna, Mahā Kassapa... Và nếu như ngang hàng với các vị ấy cũng có nghĩa là ngang hàng với Như Lai. Tất cả mọi trú xứ, chỗ ngủ nghỉ, trong nhà ăn, tại nhà hội, giảng đường, trên đường đi đều phải theo tôn ti hạ lạp. Như Lai không muốn có trường hợp xảy ra như hôm qua nữa. Sāriputta đã sám hối cho các ông, vậy nếu không khôn ngoan hơn, lửa địa ngục sẽ thiêu cháy các ông rất nhiều đời kiếp đấy, chẳng ai có thể cứu nổi đâu nếu mình không biết tự cứu!



(1)Lạp là nói tắt của hạ lạp, tàu lấy ý từ chữ vassa (hạ), an cư mùa mưa. Sở dĩ tàu dùng chữ lạp (tháng chạp) là nhằm nói đến hết năm. Vị tỳ-khưu thường tính tuổi đạo bằng bao nhiêu mùa an cư (vassa), một hạ được coi như là một năm tuổi đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2017(Xem: 6005)
Đa số chúng ta, ít ra đã có một lần, từng đọc qua lời tuyên bố nổi danh của nhà bác học Albert Einstein, tôi xin dịch lại cho sát ‘ý của Einstein từ Tây sang.’ “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạo và loại bỏ những giáo điều và thần học. Bao gồm cả thực tại và tâm linh, nó nên được đặt trên nền tảng của một tôn giáo trí tuệ, vượt trên tất cả những kinh nghiệm của hiện tại, tự tánh và Tâm Thức, đầy ý nghĩa ‘Đồng Nhất Thể.’ Phật Giáo đáp ứng được công án này. “The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description.” Albert Einsteinle
23/03/2017(Xem: 11064)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
20/03/2017(Xem: 12465)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
20/03/2017(Xem: 8506)
Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không? Này các bạn, đức Phật của chúng ta trước khi đi tu vẫn có vợ có con, sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề thấu rõ mọi nguyên lý sai biệt như phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo lấy, sau đó Phật mới trở về tiếp chúng độ sinh. Bảy thứ gia tài Thánh nếu chúng ta biết ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ giàu có và tràn đầy hạnh phúc, không một ai có thể cướp đi được. Đức Phật của chúng ta đã thừa hưởng gia tài đó, nên đã không còn luyến tiếc cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, và thần dân thiên hạ.
20/03/2017(Xem: 9891)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác
16/03/2017(Xem: 8690)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
16/03/2017(Xem: 9050)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
13/03/2017(Xem: 6353)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực.
11/03/2017(Xem: 9238)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
01/02/2017(Xem: 5267)
Một số tư tưởng Phật học sau đây cùng nói lên nghĩa của Ý Giáo : Ý tưởng mong muốn đem giáo Pháp giải thoát của Phật ra, giảng dạy cho mọi người được biết mà tu tập. Tâm thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa Phật pháp. Tự mình làm thầy lấy mình để sửa tâm. Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hành giả vào đạo Phật để tìm con đường giải thoát
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]