Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Tại Cung Trời Tusita

26/10/201308:57(Xem: 25960)
02. Tại Cung Trời Tusita

Mot_Cuoc_Doi_01003
TẠI CUNG TRỜI TUSITA



Đạo sĩ Kapila sau kiếp ấy, hóa sanh vào cõi trời sắc giới. Trước đấy, xuống lên chìm nổi không biết bao nhiêu kiếp rồi như cát của con sông Gaṅgā, sự tìm kiếm con đường vô thượng quả là xa hút không thấy mé bờ. Từ thời ngài phát nguyện rộng lớn làm bậc đại giác ngộ đến nay đã trải qua gần hai mươi a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Bảy a-tăng-kỳ phát nguyện ở trong tâm, chín a-tăng-kỳ phát nguyện thành lời, bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp được sự thọ ký của hai mươi bốn vị Phật.

Thuở xa xưa ấy, khi đức Chánh Đẳng Giác Dīpaṅkara ra đời, ngài làm một vị đạo sĩ tên là Sumedha, nhờ nằm trải đường, lót thân cho đức Phật Dīpaṅkara mà được thọ ký, rằng là trải qua hai mươi bốn vị Phật, ngài sẽ là vị Phật tổ thứ hai mươi lăm, hiệu là Sākya Gotama.

Thế rồi, biết bao nhiêu ba-la-mật, bậc hạ, bậc trung và bậc thượng ngài đã hành trì rốt ráo, viên mãn công hạnh. Kiếp chót ở cõi người, ngài làm thái tử Vessantara, đã thực hiện hạnh bố thí ba-la-mật đến cho vô lượng kẻ đói nghèo, khốn khổ. Với bảy trăm đại thí, ngài làm cho đại địa phải chấn động. Ngài đã bố thí cả linh hồn của quốc độ là con bạch tượng oai hùng. Ngài bố thí luôn cả vợ và con với đại nguyện vô thượng. Sau kiếp ấy, ngài hóa sinh làm vị thiên tử ở cõi trời Tusita, hiệu là Setaketu; ở đây, ngài chờ đợi nhân duyên đầy đủ hạ sanh xuống cõi người để tu hành thành bậc Chánh Đẳng Giác...

...Đã bốn ngàn năm trôi qua, thiên tử Setaketu thọ hưởng hạnh phúc thiên đường, không một bợn nhơ phiền não. Thiên tử ngồi nhớ từ kiếp này sang kiếp kia, thấy mối nhân duyên chằng chịt không có kẻ hở. Ngay tuổi thọ của ngài sắp chấm dứt ở đây nó cũng nằm trong vòng nhân duyên ấy. Và có lẽ không bao lâu nữa, ngài sẽ bỏ đây mà ra đi! Điều này càng ngày càng nhận rõ vì thời gian gần đây có năm hiện tượng phát sanh ở nơi ngài. Thứ nhất là tràng hoa mà thiên nữ đã công phu trang điểm cho ngài chỉ mới buổi sáng là nó bắt đầu khô héo. Ngạc nhiên, thiên nữ kết tràng hoa khác, đến chiều thì nó cũng ủ rủ. Thứ hai là dù mặc bất kỳ chiếc thiên bào nào, dù tơ lụa hay gấm vóc của cõi trời, được một lát là nó biến mất màu sắc, nhợt nhạt trông đến dị kỳ. Thứ ba là mồ hôi bắt đầu tươm rỉ rất khó chịu, điều mà các vì thiên tử với sắc thân vi tế, tinh sạch và chí mỹ cảm nhận rất rõ ràng. Thứ tư là sự suy nhược của cơ thể; mỗi bước đi, mỗi cử động chân tay, ngài đều cảm thấy không còn tí hơi sức nào. Và sau rốt, điều thứ năm, điều này quan trọng quyết định nhất, là tâm ngài không còn an lạc nữa, đã bắt đầu thấy chán nản những thú vui khoái lạc của ngũ dục.

Nhưng mà hết thọ mạng ở đây thì ngài sẽ giáng sinh ở phương nào, xứ nào? Một vị đại bồ-tát như ngài đâu phải bất kỳ chỗ nào cũng gá thân vào được? Phải giáng sinh ở đâu, mà ở đó tuổi thọ của chúng sinh tối thiểu khoảng chừng một trăm tuổi. Nếu tuổi thọ hằng vạn tuổi thì chúng sanh đâu thấy rõ rệt lý vô thường và khổ não? Nếu tuổi thọ quá ít thì chúng sinh ở đấy nhiều ác căn, ít phước báu, nghiệp dày làm sao giáo hóa được? Thứ đến, địa xứ mà đại bồ-tát chọn chỗ giáng sinh phải là nơi hội tụ tất cả khí linh thiêng của trời đất. Dòng họ ngài chọn lựa giáng sinh thì phải là vua chúa (hoặc là bà-la-môn có địa vị quốc sư), nhưng phải là người có gieo duyên quyến thuộc từ quá khứ; lại phải có nhiều căn cơ trí tuệ, biết sống đời đạo đức và hiền thiện. Điều kiện thứ năm nữa, đại bồ-tát phải còn biết chọn mẹ. Mẹ mà đại bồ-tát mượn thai bào phải là người đã nhiều kiếp phát lời nguyện làm Phật mẫu, sống đời trong sáng, đức hạnh và giàu tình thương...

Thế đấy, như một đóa kỳ hoa muôn triệu năm mới nở một lần, khi đóa hoa nở, sắc màu kỳ diệu và tỏa hương thơm tối thượng thì nó đã kết tụ trong tự thân mọi tinh hoa của trời đất. Cũng vậy, sự xuất trần của một vị đại bồ-tát phải hội đủ năm điều kiện hy hữu nêu trên; thiếu một điều kiện là thiếu tất cả.

Sau khi dùng thần thông quan sát bốn châu thiên hạ, thiên tử Setaketu thấy rõ chỉ có cõi Nam thiện bộ châu, dưới dãy núi Himalaya, có một vương quốc Kapilavatthu nhỏ bé, thuộc dòng tộc Sākya, có một vị vua là Suddhodana và hoàng hậu Mahāmāyā là hội đủ năm điều kiện nêu trên:

- Châu: Nam thiện bộ châu.

- Tuổi thọ: Trăm tuổi.

- Quốc độ: Bắc Trung Ấn Độ - vương quốc Kapilavatthu

- Dòng dõi: Hoàng tộc Sākya

- Phật mẫu: Hoàng hậu Mahāmāyā

Quan sát và thấy rõ điều đó xong, thiên tử Setaketu chợt mỉm cười. Ngài biết rõ, chính một tiền kiếp xa xôi, ngài đã thành lập vương quốc ấy. Còn nữa, chính vào thời làm đạo sĩ Kapila, ngài đã giúp đỡ năm công chúa và bốn hoàng tử lập nên kinh đô Kapilavatthu này. Lại nghĩ đến câu nói “Tằng tằng tổ tổ” xưa của đạo sĩ Kapila... mà lắc đầu chán ngán, quả thật ta đã sinh tới sinh lui mãi trên cái quả đất chật chội dưới kia!

Trong khi đang suy nghĩ như vậy thì hằng hà sa số chư thiên vương, chư thiên trong rất nhiều thế giới đồng quy hội về, đứng dày đặc cả không gian, xung quanh bảo điện của ngài, đồng thanh cất lời thỉnh nguyện:

“- Thời đã đến! Thời đã đến! Trong tam thiên đại thiên thế giới, chỉ có đại bồ-tát, thiên tử Setaketu là chúng hữu tình duy nhất đã thực hành tròn đủ ba mươi pháp ba-la-mật(1). Nay vì sự lợi ích, sự an vui, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người, chúng tôi thỉnh nguyện thiên tử hãy xuất trần giáng thế để thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ-đề...”

Thiên tử Setaketu cũng biết vậy, thời đã đến rồi, nên ngài nhẹ nhàng gật đầu.

- Thôi được rồi, các vị hãy lui về đi. Ta biết rõ là ta sẽ làm những gì!

Hằng ngàn, hằng ngàn đám mây lành ngũ sắc ở xung quanh rực sáng niềm hoan hỷ; vô số chư thiên vương, chư thiên bay lượn ba vòng về phía hữu, biểu hiện sự tôn kính mà cũng biểu hiện niềm vui và lời từ giã. Thiên tử Setaketu đăm đăm nhìn theo, ngài biết rằng chúng sinh đang chờ đợi ở nơi ngài phương thuốc diệt khổ mà ngài thì đã lặn lội kiếm tìm bằng thời gian của vô lượng hạt vi trần trên thế gian này.



(1)Ba mươi pháp ba-la-mật: Ba-la-mật, Tàu âm từ chữ Pāramī, nghĩa là “đến bờ kia”. Pāramī có bực thượng, bực trung và bực hạ, nên 10 Pāramī gồm: bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, quyết định, từ, xả trở thành 30 Pāramī.

- 10 Pāramī bực hạ: Tức là nếu hành 10 Pāramī nói trên ở cấp độ thấp nhất thì qua được bờ kia.

- 10 Pāramī bực trung: Tức là nếu hành 10 Pāramī nói trên ở cấp độ cao hơn thì qua được bờ trên (Upapāramī – Thượng Pāramī).

- 10 Pāramī bực thượng: Nếu hành trì 10 Pāramī ở cấp độ tối thắng, viên mãn thì qua được bờ cao thượng (Paramatthapāramī – Thắng Pāramī).




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2010(Xem: 10022)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
28/09/2010(Xem: 6679)
Sinh trưởng tại miền Đông Tây-Tạng vào năm 1936, Trưởng Lão Đại Sư Garchen Rinpoche thuộc giòng Drikung Kagyu là hoá thân của một vị đại thành tựu giả tên Siddha Gar vào thế kỷ 13 -- đệ tử tâm truyền của ngài Kyobpa Jigten Sumgon, vị Tổ lừng danh của giòng phái Drikung Kagyu của Phật Giáo Tây Tạng. Trong thời đại Cổ Ấn, Đại Sư Garchen Rinpoche chính là hoá thân của đại thành tựu giả Thánh Thiên (Aryadeva), vị đệ tử đản sanh từ bông sen của ngài Long Thọ Bồ Tát. Vào thế kỷ thứ 7, Đại Sư Garchen Rinopche là Lonpo Gar tức vị khâm sai đại thần của Pháp vương Songsten Gampo, vị vua lừng danh trong lịch sử Tây-Tạng
28/09/2010(Xem: 5936)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
27/09/2010(Xem: 4965)
“Sự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với chúng ta. Chúng có thể đến bất cứ lúc nào mà không một lời báo trước. Bởi vì cuộc sống là vô thường, nên chúng ta không biết chắc rằng chúng ta có còn sống ở sát-na kế tiếp hay không. Nếu một tai nạn xảy đến, chúng ta sẽ biến mất khỏi thế giới này ngay tức khắc. Mạng sống của chúng ta ví như hạt sương đọng lại trên đầu ngọn cỏ trong buổi sáng mùa xuân. Nó sẽ bị tan biến ngay khi ánh mặt trời ló dạng. Những ý niệm của chúng ta thay đổi rất nhanh trong từng sát-na. Thời gian rất ngắn ngủi. Nó chỉ kéo dài trong một sát-na (kṣaṇa), giống như hơi thở. Nếu chúng ta thở vào mà không thở ra, chúng ta sẽ chết”. Đấy là bài học học đầu tiên mà tôi học được từ thầy của mình cách đây 39 năm, vào cái ngày đầu tiên sau khi tôi trở thành một chú tiểu.
23/09/2010(Xem: 5459)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định. Với lời tuyên thuyết của Bồ tát Long Thọ: “Các pháp do duyên khởi nên ta nói là Không” (Trung luận, XXIV.18), đa số học giả sử dụng Không và Duyên khởi như đồng nghĩa.
22/09/2010(Xem: 7046)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
18/09/2010(Xem: 4607)
Khi mỗi cá nhân có cái nhìn chánh tri kiến trong vấn đề giới tính, ắt hẳn họ sẽ xây dựng một gia đình tốt đẹp. Mỗi gia đình đều có một đời sống như vậy sẽ góp phần thiết lập đời sống hạnh phúc cho toàn xã hội, cho mỗi quốc gia dân tộc.
11/09/2010(Xem: 3985)
Phác họa “Chân Như duyên khởi” Chân Như duyên khởi là một “học thuyết” có mặt trong hầu hết các tông phái Đại thừa như Không tông (Trung Quán, Trung Đạo), Duy Thức tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Mật tông… Sở dĩ chúng ta dùng chữ “học thuyết”, như một lý thuyết triết học, vì khi chỉ nghiên cứu trên bình diện tư tưởng và khái niệm - và đó là việc chúng ta đang làm - thì nó là một học thuyết (chân lý tương đối, tục đế). Còn ngày nào chúng ta thật sự thể nghiệm được Chân Như thì đó không còn là một học thuyết, một ngón tay chỉ mặt trăng, mà đó chính là chân lý tuyệt đối, chân đế, là chính mặt trăng.
10/09/2010(Xem: 59540)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 5035)
Thế giới có thể vượt qua cực điểm của nó rất nhanh trong tương lai gần đây và đi ngang qua điều không thể tránh những sự tác động to lớn trong tương lai lên loài người và những sự sống khác trên hành tinh. Ai sẽ chịu trách nhiệm thực sự hay trách nhiệm đạo đức? Những nhà khoa học? Phương tiện truyền thông? Những sự quan tâm đặc biệt? Những nhà chính trị? Công luận ngày nay? Con cái hay cháu chắt chúng ta? Ai sẽ phải trả giá này?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]