Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Phật giáo và vấn đề tình dục

07/07/201208:07(Xem: 8406)
03. Phật giáo và vấn đề tình dục
TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong

PHẦN I

CÁC BÀI VIẾT CỦA HOANG PHONG


PHẬT GIÁOVÀ VẤN ĐỀ TÌNH DỤC

Hầuhết các tôn giáo lớn của nhân loại đều bị ám ảnh ítnhiều bởi vấn đề tình dục. Sự ám ảnh đó chi phối vàảnh hưởng đến các sinh hoạt trong xã hội, các thói tụctrong dân gian và có thể cả nền văn hóa của một dân tộc.Riêng đối với Phật giáo thì vấn đề tình dục không đượcnhắc nhở đến nhiều, không có mấy kinh sách đề cập thẳngđến vấn đề này. Sự yên lặng đó hình như đã chứngtỏ quan điểm hết sức hiển nhiên và tất yếu của giáolý nhà Phật, không có gì phải bàn cãi hay luận bàn thêm.Một cách đơn giản, đối với Phật giáo tình dục là mộttrong những nguyên nhân và nguồn gốc mang lại si mê, tróibuộc và khổ đau.

Ngàynay Phật giáo được truyền bá sang thế giới Tây phươngmột cách nhanh chóng, và một số người Tây phương chịuảnh hưởng từ truyền thống và giáo dục của họ, lạithường hay thắc mắc và muốn tìm hiểu quan điểm của Phậtgiáo về vấn đề nêu trên. Tuy nhiên cho đến nay trong sốsách báo vô cùng phong phú của Tây phương về Phật giáo chỉcó một quyển sách duy nhất đề cập trực tiếp đến vấnđề này và do một học giả người Pháp viết. Tiếc thayquyển sách này mang những hậu ý thiếu thiện cảm bằng cáchdựa vào một số chi tiết bới móc trong kinh sách và mộtvài thói tục thuộc các giáo phái Phật giáo địa phươngở Nhật bản.

hoangphong-7Gầnđây hơn ký giả Simon Alev của tờ báo « Giác ngộ là gì» (What is Enlightenment) của Hoa Kỳ có phỏng vấn một nhàsư Tích Lan là ngài Bhante Gunaratana về chủ đề Phật giáovà tình dục. Bài phỏng vấn được chuyển ngữ sang tiếngViệt trong phần dưới đây, và sau đó người dịch cũng xinđược kèm thêm vài lời gọi là góp ý. Dù sao thì trướchết cũng nên giới thiệu vài hàng về nhà sư Bhante Gunaratana.

Ngàisinh năm 1927 tại Tích Lan (Sri Lanka), thụ phong sa-di lúc vừađược 12 tuổi. Năm 1947, ngài được Hội Maha Bhodi gởi sangẤn độ chăm lo cho những người thuộc tầng lớp tiện dânsống trong các vùng đô thị lớn như New Dehli và Bombay. Nămnăm sau thì ngài lại được gởi sang Mã Lai để giảng dạyPhật Pháp và đã lưu lại quốc gia này trong suốt mười năm.

Đếnnăm 1968 ngài lại được cử sang Mỹ giữ chức vụ Tổngthư ký của Hội Buddhist Vihara tại Washington DC và giảng dạyPhật Pháp cho các đại học Mỹ, nhưng về sau thì có mộtsố các đại học khác ở Gia nã đại, Úc châu và Âu châubiết đến và cũng đã mời ngài thuyết giảng.

Hiệnnay ngài giữ chức vụ chủ tịch Hội Bhavana, đồng thờicũng là Viện trưởng trụ trì tu viện Shenandoah Valley. Ngàiphụ trách giảng dạy về thiền và hướng dẫn các khóa ẩncư cho tu viện, học viên đến từ khắp nơi trên thế giới.

Ngàiviết nhiều sách rất nổi tiếng, một trong những quyển đượcbiết nhiều nhất là quyển «Hành thiền hằng ngày», đâylà một trong những quyển sách tốt nhất hướng dẩn vềthiền Vipassana. (Hình trên: Nhà sưBhante Gunaratana)

I - Bài phỏngvấn nhà sư Banthe Gunaratana

SimonAlev: Những người am tường Phật giáo đều hiểu rằng ĐứcPhật chủ trương một lối sống xa rời thế tục; và hômnay đây ngài là một trong số những người đã hy sinh rấtnhiều thì giờ và sinh lực để quảng bá truyền thống tutập ấy vào thế giới Tây phương. Vì lý do nào Đức Phậtđã đặt nặng vấn đề trinh bạch của người tu hành? Tạisao Đức Phật lại xem điều đó quan trọng đến thế?

BhanteGunaratana: Bởi vì bất cứ ai muốn giải thoát khỏidukkha, tức là khỏi khổ đau, thì phải tuân thủ một sốnguyên tắc đạo đức nào đó. Thật ra thì bất cứ ai muốnchọn cuộc sống của người tu hành đều phải giữ sự trinhbạch. Nếu như còn tiếp tục lăn lộn trong mọi thứ sinhhoạt tình dục thì họ có khác gì đâu với những ngườithế tục, họ sẽ luôn luôn bị vướng mắc vào vô số nhữngrối rắm liên quan đến tình dục. Bất cứ ai khao khát cuộcsống của người tu hành đều phải chọn cho mình một lốisống đơn sơ – và cũng chính vì lý do đó mà các truyềnthống tu tập đã được hình thành – vì khi suy xét thậtcẩn thận chúng ta sẽ nhận thấy chỉ khi nào loại bỏ đượcmọi ham muốn vô độ, dục vọng và thèm khát thì khi đómới có thể tự giải thoát cho mình khỏi khổ đau. Nếu đãquyết tâm muốn vượt lên trên mọi khổ đau thì phải loạibỏ nguyên nhân của chúng, và sự ham muốn tình dục là mộttrong những nguyên nhân nhất thiết sẽ mang lại khổ đau.Nếu muốn chọn một cuộc sống nơi tu viện thì phải chếngự được sự ham muốn tình dục vì tu viện không phảilà nơi nuôi dưỡng những gì có thể làm phát sinh ra sự thèmkhát tình dục.

SimonAlev : Như thế thì trường hợp một người không xuất gia,tức một người thế tục sẽ khó tuân thủ sự trinh bạch,có thể nói là không thể nào thực hiện được?

BhanteGunaratana: Kể cả những người thế tục cũng cầnphải có một cuộc sống kỷ cương; họ phải biết tự kìmhãm trong một khuôn phép nào đó. Chính vì thế đã có nhữnggiới luật dành riêng cho họ. Tuy nhiên không bắt buộc nhữngngười bình thường cũng phải tôn trọng sự trinh bạch. Dùsao thì người thế tục cũng chỉ có thể đạt được giácngộ trong một cấp bậc nào đó mà thôi – đây là trườnghợp mà chúng tôi gọi chung là những người đã «bướcvào dòng luân chuyển» nhưng sau đó «lại quay trở về chốncũ» – chẳng qua vì họ không đủ sức nhận thấy nhữngliên lụy phát sinh từ tình dục. Tuy thế cũng có những ngườithế tục đã đạt được cấp bậc thánh thiện thứ ba, tứclà «thể dạng không còn quay trở lại». Một thời gianngắn sau khi đã bước vào con đường đó thì người thếtục sẽ nhận thấy qua kinh nghiệm và nhận xét của chínhmình là những liên lụy với tình dục nhất định sẽ tạora cho họ thật nhiều khó khăn trên đường tu tập, và khiđã ý thức được điều đó thì họ sẽ tự động xa lánhnhững hành vi dục tính. Sự giữ gìn trinh bạch là một thứgì mà người ta không thể nào áp đặt bằng sức mạnh được.

SimonAlev : Nếu có thể thì xin ngài hãy trình bày cặn kẽ hơnmột chút về các chi tiết cho thấy tại sao phải vượt lêntrên tình dục mới có thể thăng tiến trên đường tu tậptâm linh.

BhanteGunaratana: Bởi vì khi nào còn vướng mắc trong đó,tâm thức ta sẽ luôn luôn bị quấy nhiễu, sẽ rơi vào u tốivà hoang mang. Ta sẽ ngụp lặn trong ghen tuông, lo sợ, hậnthù, căng thẳng, và những thứ đó sẽ tiếp tục lôi kéonhững thứ khác nữa – tóm lại là tất cả những khó khănphát sinh từ sự ham muốn tình dục. Vậy nếu muốn tự giảithoát khỏi những thứ ấy, trước hết phải loại bỏ nhữngthèm khát tình dục. Dù sao cũng có một số người không thíchcác chữ như «loại bỏ» mà chỉ thích dùng những chữnhư «vượt lên trên» hay «biến cải». Nói như thế cũngđúng, vì ta có thể biến cải sự thèm khát tình dục thànhkhông-còn-thèm-khát tình dục!

SimonAlev : Tuy nhiên căn cứ theo những gì ngài vừa trình bày thìphải nói là sự loại bỏ mọi ham muốn tình dục thì mớiđúng, có phải như thế hay chăng ?

BhanteGunaratana: Đúng như vậy. Tuy nhiên khi nói là « loạibỏ » thì quá mạnh, quá tiêu cực và người ta thường tựhỏi «làm sao tôi có đủ sức để loại bỏ một thứ gìđó?». Trong khi ấy, nếu ta nói «hãy biến cải nó thànhmột thứ gì khác», thì họ sẽ chấp nhận một cách dễdàng hơn.

SimonAlev : Theo ý nghĩa những lời giảng của Đức Phật về vấnđề tình dục thì có phải đó là một thứ gì mang tính cáchtiêu cực một cách nội tại?

BhanteGuanaratana: Đức Phật giảng rằng khi nào còn tự tróimình trong những hành động tình dục thì khi đó người tavẫn chưa có thể nào chú tâm vào việc tu tập tâm linh mộtcách hiệu quả; nói một cách đơn giản hơn là tình dụcvà tu tập không thể nào đi đôi với nhau.

Tuynhiên khi Đức Phật thuyết giảng về con đường thăng tiếntuần tự đưa đến Giác ngộ thì đồng thời Ngài cũng giảngrằng những giác cảm liên quan đến tình dục và sự thèmmuốn cũng hàm chứa sự thích thú trong đó. Ngài không phủnhận sự thích thú. Tuy nhiên bạn có đủ sức hiểu đượclà chính cái thích thú ấy về sau sẽ biến thành khổ đauhay không? Khi cơn sốt của thèm muốn tình dục lúc ban đầudần dần hạ xuống thì cãi vã sẽ phát sinh. Bởi vì thèmkhát tình dục sẽ làm phát sinh sự ham muốn quá độ, lo sợ,ghen tuông, hận thù, hoang mang và những cảnh ẩu đả lẫnnhau; tất cả những thứ tiêu cực ấy đều phát sinh từsự thèm khát tình dục. Nếu thật sự muốn nhận thấyđược sự thật ấy thì cũng chẳng cần phải nhìn đâu choxa, cứ nhìn thẳng vào xã hội mà chúng ta đang sống. Chỉcần mở mắt thật to để nhìn chung quanh. Đã có không biếtbao nhiêu triệu người từng đấm đá nhau chỉ vì nguyên nhânthèm muốn tình dục – nào chồng, nào vợ, nào bạn trai,bạn gái, bạn gái rồi lại bạn trai?! Dù cho bạn thuộcvào loại người mang tính dục khác giới, hoặc đồng tínhluyến ái, hay lưỡng tính thì cũng chẳng quan hệ gì nhiều,vì tất cả rồi cũng sẽ hỗn chiến với nhau. Khi nào bạnvẫn còn vướng mắc trong những thèm khát ấy thì không thểnào tránh khỏi – cãi vã, thất vọng, giận dữ, hận thù,sát nhân – tất cả sẽ lôi kéo nhau mà sinh ra. Vì thế khiĐức Phật nhìn thấy những khó khăn đi kèm với tình dụcthì Ngài dạy chúng ta tốt hơn hết nên kiểm soát và khắcphục các giác quan để tìm lấy một cuộc sống thanh thảnvà an bình.

Tuynhiên cần phải thực hiện từ từ, thật chậm, việc đóphải đi đôi với sự suy xét, nhất là không được độtngột. Chuyện đó không thể gò ép được. Cần phải thựchiện với sự hiểu biết chín chắn. Nếu không hiểu đượcđiều này mà cứ muốn ngưng ngay một cách đột ngột thìsẽ càng cảm thấy thiếu thốn và lo sợ nhiều hơn và từđó sẽ phát sinh thêm những khó khăn khác nữa. Vì thế trongnhững lời giáo huấn liên quan đến cách tu tập tuần tự,Đức Phật giảng rằng lúc ban đầu tuy rằng có sự thíchthú trong các sinh hoạt tình dục, nhưng sau đó sẽ sinh ra nhữngđiều bất ổn, và tiếp theo là mọi thứ khó khăn. Chỉ khinào nhận ra được sự thật đó thì lúc ấy ta mới ý thứcđược những khó khăn và những gì tiêu cực đi đôi vớitình dục – chúng là một thể dạng nội tại của dục tính.Các rối loạn và khó khăn ấy đều mang tính cách tự tạitrong sự thèm khát tình dục.

SimonAlev : Nhất là trong thời đại chúng ta, điều ấy quả thậtlà hết sức căn bản.

BhanteGunaratana: Quả đúng như thế. Tuy nhiên chỉ khi nàongười ta tránh xa được những thứ ấy, xa lánh được nhữngbài học ấy và đã đi xa hàng triệu cây số, vượt qua thờigian và không gian thì khi đó họ mới thật sự ý thức đượcđiều ấy là căn bản – khi mà họ quay nhìn lại phía sauđể nhìn thấy căn nguyên của khổ đau. Khi họ đã quay lưngra đi từ lâu, xa lánh qua không gian và thời gian và bất chợtkhi quay nhìn lại phía sau họ mới có thể thốt lên : «Húvía ! giờ đây làm thế nào mình còn dám quay đầu lại vớinhững thứ ấy nữa? Mình đã đi quá xa rồi, đã dấn thânquá sâu rồi». Khi đó thì chuyện ấy mới trở thành mộtvấn đề căn bản đối với họ. Nhất định đấy là mộtvấn đề căn bản !

SimonAlev : Trong khi ngài đang nói thì tôi lại bất chợt nghĩ đếnsự kiện ngài đề cập quá ít về những thích thú tình dục,và ngược lại thì ngài lại trình bày quá nhiều về nhữngkhía cạnh bất lợi, nhiều người...

BhanteGunaratana :Vâng. Chỉ vì một chút thích thú, nhưng đãmang lại quá nhiều khổ đau, có đúng thế hay chăng?

SimonAlev : Quả là như thế.

BhanteGunaratana: Bạn có lý. Người ta không chịu suy nghĩ.Họ chỉ muốn nghe những lời hợp ý với mình. Ngược lạithì chúng ta lại không muốn nói lên những lời mà họ thíchnghe ! Dù cho người nghe có thích hay không thích, thì chúngta vẫn cứ nói lên sự thật. Chúng ta không nên sợ hãi khinói thật. Dù cho thiên hạ có chấp nhận hay không... Thôivậy, dù sao thì đấy cũng là một vấn đề khác rồi. Chúngta không thể làm gì khác hơn được.

SimonAlev : Khi chúng tôi tra cứu để cố trích dẫn một vài lờigiáo huấn liên quan đến cảm nghĩ của Đức Phật về vấnđề tình dục, thì bất ngờ chúng tôi lại tìm thấy mộtđoạn văn như sau :

hoangphong-8«Này, đừng có dại dột, (những ai đã từ bỏ gia đình),thà rằng đưa dương vật vào miệng một con rắn độc haymột con rắn hổ mang kinh tởm có lẽ còn tốt hơn là đưanó vào một người đàn bà.
Tốthơn là đưa dương vật vào một lò nung đầy than hồng nóngbỏng, còn hơn là đưa nó vào một người đàn bà.
Tạisao lại như thế ?
Trongcả hai trường hợp, có thể ta sẽ chết vì nọc độc hoặcvì đớn đau của lửa bỏng, nhưng sau khi chết và thân xácđã tan rã thì ta sẽ không còn quay lại với cái thế giớikhốn khổ để mang thêm một số kiếp bất hạnh trong cảnhsa đọa và địa ngục này ». (Trích dịch từ một tấm bưuthiếp của Thái Lan vào đầu thế kỷ thứ XX với tựa đềlà : Địa ngục của những người có hành vi tình dục khônglành mạnh).
(Hìnhtrên: Địa ngục của những người có hành vi tình dục khônglành mạnh
(Bưuthiếp Thái Lan đầu thế kỷ XX)

Tôinghĩ rằng đoạn văn trên đây phản ảnh khá minh bạch vềnhững cảm nghĩ của Đức Phật liên quan đến tình dục.Tuy nhiên như ngài đã biết, ngày nay trong thế giới phươngTây có rất nhiều xu hướng khác nhau liên quan đến phầngiáo lý cũng như các phương pháp tu tập Phật giáo, và hìnhnhư một số người Tây phương tu tập Phật giáo cũng bấtđồng chính kiến giữa họ với nhau về quan điểm do ĐứcPhật chủ trương liên quan đến vấn đề ham muốn tình dục– và theo như ngài đã trình bày trên đây thì sự ham muốnấy là sự biểu lộ của tham lam vô độ – cần phải vượtlên trên mới có thể đạt được Giác ngộ. Ngược lại,trong bối cảnh tự do của các xã hội Tây phương ngày nay,nhiều người có khuynh hướng nghĩ rằng tình dục là mộtcách biểu lộ lành mạnh và tự nhiên của con người – khôngnhững chỉ trong lãnh vực con người mà thôi mà có thể cảtrong lãnh vực tâm linh nữa. Vậy ngài nghĩ như thế nào vềnhững lời của Đức Phật về việc này?

BhanteGunaratana : Trước khi chuyển sang đề tài khác, tôi muốnlưu ý vài lời về đoạn văn vừa trích dẫn trên đây. Bạncũng hiểu là Đức Phật có nói đến vấn đề tình dục,tuy nhiên Ngài không phải chỉ đề cập đến sự trinh bạchcủa người đàn ông, mà cả của người phụ nữ nữa. Vậytrong trường hợp khi Ngài nói rằng thà nuốt một viên sắtnung đỏ còn hơn là dính líu vào những hành vi tình dục,thì phải hiểu rằng câu nói đó muốn nhắc nhở cả ngườiphụ nữ nữa. Chúng ta cần phải xác định thật minh bạchvề điểm này, nếu không sẽ làm cho người phụ nữ phậtlòng nhiều lắm đấy. Họ sẽ nghĩ lầm là Đức Phật thùghét người phụ nữ và muốn cho người đàn ông phải giữgìn trinh bạch bằng cách lánh xa họ. Một người phụ nữmuốn giữ sự trinh bạch cũng phải lánh xa người đàn ông.Đấy là điểm mà tôi muốn làm sáng tỏ trước nhất.

Điểmthứ hai liên quan đến việc thành lập gia đình, có vợ, cócon, vân vân và vân vân thì Đức Phật không hề cấm đoán; đời sống tình dục mang lại hạnh phúc trong gia đình củanhững người thế tục là một điều chính đáng, dù rằngđiều đó, như tôi đã nói, không thể nào đưa đến Giácngộ toàn vẹn được.

Đểtrả lời cho câu hỏi của bạn, không phải chỉ riêng trongcác xã hội ngày nay mà cả trong thời đại Đức Phật còntại thế, nhiều người đã từng tin rằng tình dục là mộtthứ gì rất thánh thiện, cao cả, thiêng liêng và mầu nhiệm.Vì thế sự kiện vừa được nêu lên trên đây không phảilà một hiện tượng cá biệt của những xã hội tân tiếntrong thế kỷ hai mươi. Tâm tính con người không thay đổitừ muôn thuở cho đến ngày nay, và trong tương lai cũng vẫnsẽ là như thế. Luôn luôn vẫn có người nghĩ rằng họ sẽcó thể tự giải thoát bằng tình dục, và đấy là nhữnggì mà tôi gọi là một sự nhận thức méo mó, những ý nghĩméo mó.

SimonAlev : Theo sự trình bày của ngài thì sự « nhận thức méomó » đó có vẻ như đặc biệt phổ biến ngày nay, cũng nhưđã từng phổ biến từ ngàn xưa. Tôi chỉ muốn nêu lên kháiniệm ngày càng trở nên phổ biến cho rằng nếu đưa tìnhdục đến điểm tột cùng thì cũng có thể xem đó như làmột hình thức biểu lộ của Giác ngộ – nói theo chiềuhướng đó thì tình dục cũng có thể được xem như là conđường dẫn đến giải thoát... Nếu ngài cố tình tránh nénó với bất cứ giá nào thì ngài sẽ không có một chút hyvọng nào để đạt được mục đích cuối cùng mà ngài mongmuốn. Nếu có thể xin ngài chỉ dẫn thật minh bạch ĐứcPhật đã phát biểu ra sao về quan điểm ấy.

BhanteGanaratana: Tôi khá thuộc lòng về điều này. ĐứcPhật nói rằng – đây là tôi dịch thẳng từ tiếng Pali– «Bất kể là ta có thể làm được gì hay thực hiệnđược gì – dù cho ta sống trong hang động hay một nơi vắngvẻ, thuộc làu tất cả kinh điển ; hoặc dù cho ta là mộtnhà hùng biện thật thông thái, sống bằng đạo đức, haytất cả những thứ đó kết hợp lại, vân vân và vân vân...– kể cả trường hợp ta làm được bất kể thứ gì kháccũng thế; nhưng cho đến khi nào ta chưa loại bỏ đượcthèm khát tình dục, hận thù và vô minh thì khi đó ta vẫnchưa có thể đạt được Giác ngộ». Đấy là nhữnglời giáo huấn của Đức Phật.

Dođó nếu ta càng liên lụy đến các thứ sinh hoạt tình dục,thì ta lại càng bị trói buộc nhiều hơn trong sự thèm khát,càng rơi sâu hơn vào cảnh bất an và càng trở nên ghen tuôngkhốc liệt hơn. Bất kể đấy là trường hợp của một ngườiđàn ông hay một người đàn bà, khi đã đắm mình trong nhữngsinh hoạt tình dục với thật nhiều người thì người ấycũng sẽ nhận lấy thật nhiều khổ đau, tương xứng vớisố người mà mình đã liên lụy và những hậu quả do chínhmình tạo ra: khổ đau sẽ phát sinh từ ghen tuông, sợ hãi,căng thẳng, lo âu... Một cuộc sống như thế sẽ hết sứcnguy hại. Nếu một cá nhân nào đó liên lụy tình dục vớithật nhiều mẫu người khác nhau, bằng mọi kiểu cách khácnhau, liên miên và bất tận, thì nhất định người ấy sẽchết sớm vì những hành vi thiếu lành mạnh của mình. Đếnđây, có lẽ bạn cũng đã hiểu rõ là sự sinh hoạt tìnhdục trong chừng mực và thận trọng không phải là một điềucấm đoán. Tuy nhiên nếu bảo đấy là cách « đạt đượcGiác ngộ bằng phương tiện tình dục» thì thật sự câuấy chỉ có nghĩa là: đắm mình trong những sinh hoạt tìnhdục cho đến khi chết thế thôi! Và nhất định theo cáchđó thì ta sẽ chết trước khi đạt được Giác ngộ!

SimonAlev : Qua các công cuộc thăm dò của chúng tôi thì chúng tôinhận thấy khái niệm cho rằng tình dục mang tính cách thiêngliêng không những khá phổ biến ngày nay mà nhiều ngườithấm nhuần nền văn hóa Tây phương còn nhìn sự trinh bạchvới con mắt sợ hãi và đầy ngờ vực. Theo ngài thì sựkiện ấy do đâu mà ra ?

BhanteGunaratana: Nếu như sự trinh bạch được giữ gìn mộtcách nghiêm túc thì người được thừa hưởng chính là ngườiđã thực hiện được việc ấy. Bạn không thể đứng rathành lập một học viện nghiên cứu và giảng dạy về sựtrinh bạch. Sự trinh bạch không phải là một thứ gì có thểbiến thành một thể chế được quy định bởi những quytắc có tính cách tập thể. Nó không phải là một thứ gìlệ thuộc vào một tổ chức có tính cách quy mô. Không thểnào có một xã hội trinh bạch. Sự trinh bạch có tính cáchhoàn toàn cá nhân và tự nguyện. Vậy, nếu có những ngườibài bác sự trinh bạch thì có thể chính những người ấycũng sẽ đứng ra chống lại một tập thể chủ trương sựtrinh bạch.

SimonAlev : Tuy nhiên, hình như bất cứ một ngôi chùa nào hay mộthọc phái nào cũng thế, tất cả đều phải tuân thủ mộtsố quy tắc nào đó. Thành thực phải nói là chúng tôi vừathán phục lại vừa bối rối khi đọc qua những quy tắc tậpluyện về Patimokkha [dịch âm là Ba-la-đề mộc-xoa, dịch nghĩalà Cấm giới, gồm một số các quy luật mà những nhà sưPhật giáo phải tuân thủ] và khám phá ra rằng Đức Phậthình như đã thiết đặt một hệ thống quy luật cấm đoánngười tu hành liên hệ đến những giao du tình dục – chỉxin nêu lên một vài thí dụ mà tôi chắc chắn là ngài đãbiết – chẳng hạn những thứ như sọ người, thây ma, thúvật... Căn cứ theo riêng sự hiểu biết của chúng tôi thìthái độ đó không còn thích nghi với thời đại ngày naynữa – chưa kể là không nhất thiết còn đúng như thế –do đó chúng tôi tự hỏi : Đức Phật thiết lập các quy tắcnhư thế có đủ sức ngăn chận những gì mà người ta vẫnthường làm hay không? Trong số đó kể cả trường hợp củacác người tu hành và các đệ tử của Đức Phật?

BhanteGunaratana: Vâng. Khi Đức Phật đưa ra một quy tắcnào đó, thì các người tu hành kể cả trong thời buổi bấygiờ liền tìm ngay cách tránh né để tiếp tục thực thi nhưtrước. Họ vẫn tiếp tục tìm cách sinh hoạt tình dục bằngcách này hay cách khác. Vì thế, khi Đức Phật đưa ra mộtquy tắc, họ không phá bỏ quy tắc ấy, nhưng lại tìm cáchkhác để tiếp tục vi phạm vào hành vi tình dục. Đức Phậtlại phải đưa ra một quy tắc mới để ngăn chận. Giốnghệt với trường hợp cảnh sát và những kẻ tội phạm ngàynay – khi có một đạo luật được đưa ra, thì bọn tộiphạm sẽ tìm ngay cách tránh né để tiếp tục phạm pháp,và người ta lại phải đưa thêm một đạo luật mới. Nhữngchuyện như thế cũng đã từng xảy ra trong thời kỳ ĐứcPhật còn tại thế. Khi số người gia nhập Tăng đoàn càngnhiều thì họ cũng bắt đầu gây ra đủ mọi thứ rắc rối,và chính vì những rắc rối ấy nên cần phải thiết lậpcác quy tắc. Vì thế mà các quy tắc còn lưu lại cho đếnngày nay. Không phải vì lý do muốn phòng ngừa trước mà ĐứcPhật đã đặt ra những quy tắc như thế.

SimonAlev : Vậy thì chúng ta đang ở trong cái thời buổi tươnglai như vừa nói, và ngài đã hướng sự tu tập của ngàivào việc truyền bá lối sống xuất gia do Đức Phật chủtrương vào thế giới phương Tây, vì thế tôi cũng rất tòmò muốn biết ngài đã gặt hái được những kinh nghiệmnào trong số những người Tây phương đã tìm đến ngài đểhọc hỏi. Những người Tây phương tân tiến ngày nay có sẵnsàng và quyết tâm xuất gia hay không ?

BhanteGunaratana: Bạn có hiểu là bạn vừa nêu lên một câuhỏi thật là chí lý hay chăng? Chúng tôi gạn lọc thật cẩnthận trước khi cho họ gia nhập vào đời sống tu viện. Chúngtôi bắt họ phải vượt qua một thời gian thử thách hai nămđể xem quyết tâm của họ có chín chắn hay chưa. Bởi vìđôi khi cũng có một số người chỉ muốn đến đây đểtìm sự vui thích, hoặc để tìm sự thanh tịnh và an bìnhtrong cảnh giới tu hành của chúng tôi, vân vân và vân vân,họ nghĩ rằng họ có thể lưu lại lâu dài để trở thànhnhững nhà tu hành thật sự. Nhưng thật ra sau đó thì họđổi ý. Chúng tôi không muốn đùa bỡn với cái trò ấy màchỉ muốn duyệt xét xem họ có thành tâm hay không. Nếu nhưhọ thành tâm thì chúng tôi chấp nhận. Tuy nhiên số ngườiđó không đông đảo gì. Có nhiều người đến tận đây,và cũng có nhiều người viết thư – và gần đây hơn thìhọ dùng điện thư (e-mail) ! – khẩn thiết xin chúng tôi đượcgia nhập vào đời sống tu viện trong mục đích tu tập đểtrở thành những nhà sư như chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôikhông chấp thuận đồng loạt cho tất cả, vì chúng tôi hiểurằng sau đó phần lớn sẽ lơi là và không còn giữ đượcsự nhiệt thành như lúc ban đầu.

Tuynhiên vẫn có một số người rất thực tâm muốn trở thànhcác nhà sư hay ni cô. Đấy cũng chẳng phải là một điềugì mới lạ. Từ những thời xa xưa cũng thế mà thôi, trongsố hàng triệu người thì chỉ có một số nhỏ xuất giađể vào chùa tu hành. Trong các nước Phật giáo ngày nay cũngvậy, đâu phải tất cả mọi người đều xuất gia để vàochùa. Một vài quốc gia như Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia,và vân vân..., dân chúng có truyền thống xuất gia và vàochùa trong một thời gian ngắn. Đối với những người vàochùa ngắn hạn trên đây thì hầu hết đều cởi áo sau đóvà trở về cuộc sống thế tục. Chỉ còn lại một nhómrất ít mà thôi.

Cácnước Tây phương không có truyền thống giống như thế, vìvậy mà số người xin vào chùa lại còn ít hơn nữa. Và trongsố này, những người lưu lại lâu dài để tiếp tục tuhành lại còn hiếm hoi hơn gấp bội. Quả là như thế,sự kiện ấy khá giống nhau trên toàn thế giới, và từ xưađến nay cũng vẫn thế mà thôi. Trong thế giới Tây phươngcon người ngày càng trở nên mệt mỏi dưới các áp lựccủa xã hội – quả thật những áp lực ấy hết sức nặngnề – và vì thế mà họ muốn xa lánh xã hội. Chúng tôithành lập Trung tâm tu tập này cũng vì sự kiện đó, và thậtra từ xưa đến nay ở đâu cũng thế.

SimonAlev : Tôi muốn được biết thêm đôi chút về ngài, nhấtlà cuộc sống của một nhà sư như ngài. Chẳng hạn như việcgiữ gìn sự trinh bạch đã ảnh hưởng như thế nào đếnsự thăng tiến tinh thần trong việc tu tập của chính ngài?

BhanteGunaratana: Này anh bạn của tôi ơi, chuyện đó đãmang lại cho tôi một sự an bình kỳ diệu. Tôi nói với tấtcả sự thành thực đấy nhé. Bởi vì tôi có thể sống chungvới tất cả chúng sinh mà chẳng có vấn đề gì cả. Khôngriêng gì đối với một người đàn bà nào, không riêng gìđối với một phụ nữ nào, không riêng gì đối với mộtcậu trai nào, hay một người đàn ông nào cả, bởi vì sựtrinh bạch của tôi đã giúp cho tôi đối xử giống như nhauđối với tất cả chúng sinh. Và điều đó đã giúp tôi tìmthấy một tâm thức an bình. Và tôi cũng tự nghĩ rằng cólẽ Đức Phật cũng mong muốn cho mỗi người trong chúng tathực hiện được điều ấy – tức là một mối giây thânthiện, an bình với tất cả chúng sinh. Chính vì thế mà việcấy đã ảnh hưởng một cách tích cực vào cuộc sống củachính tôi.

SimonAlev : Tôi hiểu rằng ngài chọn cuộc sống của một ngườitu hành từ khi ngài được...

BhanteGunaratana: Mười hai tuổi. Và hôm nay tôi đã bảy mươibảy tuổi. Tôi đã khoác lên người chiếc áo cà-sa này trongsuốt sáu mươi lăm năm !

SimonAlev : Nếu có một người nào đó muốn giữ gìn sự trinhbạch trên đường tu tập thì ngài sẽ khuyên họ như thếnào ?

BhanteGuanaratana: Tôi sẽ khuyên người ấy rằng : «Nếubạn ước muốn một cách lương thiện và thành thật đượcsống một cuộc sống an bình, có ý thức và trách nhiệm,một cuộc sống không bị rối rắm, một cuộc sống hy sinhcho tất cả mọi người không phân biệt bất cứ ai, thì cuộcsống trinh bạch sẽ là một cuộc sống tốt nhất, bởi vìkhi giữ được sự trinh bạch thì ta mới có thể phát lộđược sự trìu mến và yêu thương đích thực, lòng từ biđích thực. Lúc đó ta mới có đủ khả năng yêu mến bấtcứ thứ gì hiển hiện ra trước mắt ta. Và ta mới có thểtạo được một tâm thức bình thản và không lệch lạc.Nếu ta còn bị vướng mắc vào người này hay người khácthì ta sẽ không thể nào thực hiện được những gì nhưvừa được nêu lên. Vì thế, nếu như bạn là một ngườiước mong thành thực và lương thiện muốn thực hiện chođược những điều vừa kể trên đây thì tốt nhất nênnghĩ ngay đến việc giữ gìn trinh bạch». Tuy nhiên khôngbao giờ nên giữ gìn sự trinh bạch như là một thứ đứctin, hoặc là một thứ gì do người khác bắt buộc và ápđặt cho mình. Cần phải ý thức một cách nghiêm túc, vànhất là phải nghĩ đến vấn đề trinh bạch thật cẩn thậntrước khi chấp nhận nó.

SimonAlev : Có nghĩa là chấp nhận điều đó với hai mắt mở to.

BhanteGunaratana: Đúng như thế.

SimonAlev : Và người đó sẽ phải đương đầu với thật nhiềuthử thách ?

BhanteGunaratana: Nhất định là như thế. Khi muốn giữ gìnsự trinh bạch thì luôn luôn phải đối đầu với mọithử thách. Tất nhiên sẽ có nhiều người muốn giây giướngvới ta, họ muốn gần ta và làm cho ta khó giữ đượcnhững lời nguyện. Chẳng qua vì họ hiểu rằng ta không phảilà thứ người hư đốn, không phải là hạng người bỡncợt, vì ta không gian díu với những gì xấu xa và không vướngvào mọi thứ bịnh tật và các thứ khác nữa. Mọi ngườiđều hiểu ta là hạng người đoan trang và minh bạch. Thườngthì vẫn có nhiều người thích gần gũi với những ai minhbạch, và chính đó là một thử thách. Phải đương đầulà như thế đó.

SimonAlev : Ngài nói rằng ngài đã tuân thủ quy tắc trinh bạchđã sáu mươi lăm năm. Vậy những kinh nghiệm của ngài vềviệc giữ giới ấy đã biến đổi như thế nào, chúng cótrở nên sâu sắc hơn qua thời gian hay không ?

BhanteGunaratana: Bạn có biết không, giai đoạn đầu hếtsức khó khăn. Nhất là vào thời kỳ tôi còn trẻ, từ thờiniên thiếu cho đến khi tôi hai mươi tuổi. Thật là một sựthử thách lớn lao. Tuy nhiên nhờ vào tu tập tôi đã pháthuy được tinh thần trách nhiệm trước bổn phận của tôi,sứ mạng của tôi, và lời nguyện ước của tôi trước PhậtPháp, và nhất là còn một lý do khác quan trọng hơn thế nữa,ấy là sự kính trọng đối với các vị thầy và cha mẹtôi. Tôi rất thương các bậc giáo huấn và cha mẹ tôi, vìthế mà tôi không muốn phản bội và đánh mất sự kính trọngcủa tôi đối với họ. Tình trạng đó kéo dài trong nhiềunăm trước khi tôi hoàn toàn trở thành chín chắn. Chính lànhư thế đó, tôi đã tự khám phá ra cho tôi cái ý nghĩa sâuxa của sự trinh bạch.

II - Vài lờigóp ý

Bàiphỏng vấn ngài Bhante Gunaratana trên đây phản ảnh quan điểmrất trung thực đối với giáo lý nhà Phật. Những kinh nghiệmcủa ngài về sự giữ gìn trinh bạch cũng đáng cho chúng takính phục và ngưỡng mộ. Tuy nhiên một tầm nhìn khác dướimột góc cạnh khác biết đâu cũng có thể giúp chúng ta tìmhiểu thêm về quan điểm của giáo lý nhà Phật đối vớivấn đề tình dục.

ĐứcPhật giảng về Lý duyên khởi như sau : «cái này có,cái kia sinh ra». Sở dĩ tình dục và vô số nhữngbiểu hiện của nó phát sinh và lôi kéo nhau là vì bên trongmỗi chúng sinh đều có sẵn cái bản năng truyền giống. Bấtcứ một sinh linh có giác cảm nào, dù là côn trùng, thú dữhay con người thì khi sinh ra trong thế gian này đều mang sẵncái bản năng ấy. Có lẽ cũng cần nhắc lại là kinh sáchtiếng Việt gọi chung các sinh linh có giác cảm là chúng sinhhữu tình. Chữ hữu tình dùng không được sát nghĩa lắm,vì các sinh vật đơn bào, các loài côn trùng kém tiến hoánhất dù không «hữu tình» nhưng vẫn mang sẵn cái bảnnăng truyền giống.

Đãcó không biết bao nhiêu loài sinh vật từng bị diệt chủngtrong lịch sử địa cầu, tuy nhiên ngày nay trên hành tinh nàysự sống vẫn tiếp tục gia tăng với sáu tỉ người sốngchen chúc với vô số vi trùng và các loài sinh vật khác. Bảnnăng truyền giống là một động cơ rất mạnh góp phần thúcđẩy sự biến động trong thế giới luân hồi. Chúng ta thửtìm hiểu xem động cơ ấy đã tác động ra sao đối vớitừng cá nhân và cả tập thể con người, và Đạo Pháp đãđưa ra những phương cách nào để giúp chúng ta khắc phụcnhững tác hại của nó.

Bảnnăng truyền giống

Độngcơ truyền giống làm phát sinh sự ham muốn tình dục như làmột nhu cầu trong quá trình phát triển sinh lý của một cáthể, và nhu cầu đó được khoa học định nghĩa là mộtthứ bản năng. Trên phương diện y khoa và tâm lý học thì«nhiên liệu» làm xoay chuyển động cơ tình dục gồm cócác kích thích tố (hormones) trong cơ thể và những xung độngtrong tâm thức. Các yếu tố ấy tùy theo nghiệp của mỗicá thể sẽ hàm chứa những xu hướng và tiềm năng khác nhau,và chúng sẽ mang lại những tác động khác nhau khi phối hợpvới bối cảnh và các biến cố chung quanh, tức là cơ duyên.Vì thế cường độ và xu hướng tác động của bản năngtình dục cũng sẽ mang lại những tác động khác nhau tùytheo mỗi cá thể, có nghĩa là đưa đến sung sướng, hạnhphúc, thoả mãn, hay là thất tình, ủ dột, đau khổ, tự tử,sát nhân...

Nhữngđòi hỏi hay xung động tình dục phát hiện ra bên ngoài dướimuôn ngàn biểu hiện như trang sức, phấn son, nước hoa, thểdục, y trang, giải phầu thẩm mỹ, cách cố gắng tập từngcử chỉ và cách ăn nói sao cho thật quyến rũ... trong mụcđích lôi cuốn những cá thể khác phái, hoặc hiển hiệndưới những thể dạng mang đặc tính «nghệ thuật» nhưthí phú, văn chương, tiểu thuyết, phim ảnh, hội họa, điêukhắc, âm nhạc...mang tính cách «trữ tình». Các sinh hoạtxã hội cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi những xung độngtình dục chẳng hạn như các sinh hoạt văn hóa, các thói tụcdân gian... Kinh tế cũng lệ thuộc ít hay nhiều, trực tiếphay gián tiếp vào bản năng truyền giống, chẳng hạn nhưsự giàu sang là một phương tiện thu hút người khác phái,hình ảnh khêu gợi được ghép vào các sản phẩm kỷ nghệtrong mục đích quảng cáo, các tổ chức thương mại lợidung nhu cầu ham muốn tình dục để trục lợi... Sự phứctạp cứ như thế mà nhân lên cho đến cùng cực và đó cũnglà một trong những khía cạnh đặc thù của thế giới tabà.

Bảnnăng truyền giống mang tính cách bẩm sinh và hiện hữu nơitất cả mọi chúng sinh, vì thế cũng có thể xem đó là mộtthứ cộng nghiệp mang lại khổ đau cho thế gian này. Các khoahọc gia cho biết 99 % tài nguyên của nhân loại là do địacầu cung ứng và nguồn cung ứng đó đang cạn dần. Một phầnba nhân loại sống dưới mức tối thiểu và cơ quan FAO củaLiên Hiệp Quốc cho biết là trong năm 2009 có hơn một tỉngười thiếu ăn, và cứ mỗi giây lại có một đứa bé chếtvì đói, trong khi đó bản năng truyền giống không cho thấymột dấu hiệu nào suy giảm mà còn có vẻ gia tăng thêm đểđày đọa con người nhiều hơn nữa.

Xungđộng tình dục và Thập nhị nhân duyên

Nhưđã nhắc đến trên đây về Lý duyên khởi : «cái này có,cái kia sinh ra», câu ấy cũng có nghĩa là không có một vậtgì hay một biến cố nào sinh ra mà lại không có một nguyênnhân. Vậy nguyên nhân của bản năng truyền giống là gì ?Thập nhị nhân duyên mà kinh sách Tây phương dịch là Mườihai mối giây tương liên hay trói buộc, là một quá trình diễntiến của một số hiện tượng níu kéo nhau tùy theo duyênvà nghiệp để trói buộc chúng sinh trong cõi luân hồi. Trongsố mười hai mối giây của Thập nhị nhân duyên thì mốigiây đầu tiên hay nguyên nhân thứ nhất chính là vô minh.Vô minh sinh ra tác ý (cetana), tác ý sinh ra hành động hay nghiệp,nghiệp đưa đến tái sinh. Nếu một cá thể tái sinh làm ngườithì sẽ mang bản năng của con người, nếu tái sanh làm mộtcon thú thì sẽ mang bản năng của một con thú. Có nhiều thứbản năng, chẳng hạn như bản năng sinh tồn thúc đẩy chúngsinh tìm kiếm hay tranh giành miếng ăn để sống còn, bản năngtruyền giống để bảo toàn chủng loại, bản năng sợ chếtđể tiếp tục bám víu...

Trongchu kỳ hiện hữu hiện tại mỗi cá thể tiếp tục hành độngtrong vô minh để tạo nghiệp và đó là cách tự trói mìnhvào chu kỳ hiện hữu tiếp theo. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảithích rất rõ trong một số sách của ngài về mối giây thứnhất của Thập nhị nhân duyên và gọi đó là vô minh nguyênthủy, tức là nguyên nhân đầu tiên thúc đẩy sự tái sinhcủa một cá thể. Xung động tình dục là một trong nhữngthành phần quan trọng thuộc vào nguyên nhân đầu tiên ấy.

Cóthể loại trừ được bản năng tình dục hay không ?

Đểso sánh với bản năng tình dục chúng ta thử chọn một bảnnăng khác, chẳng hạn như bản năng bú vú mẹ của một hàinhi hay của bất cứ một sinh vật sơ sinh nào thuộc vào loàicó vú. Khi mới lọt lòng mẹ thì hài nhi hay sinh vật sơ sinhđều mang bản năng tìm vú mẹ để bú, bản năng đó giúpcho chúng sinh tồn. Khi tuổi sơ sinh chấm dứt thì bản năngđó cũng yếu dần và biến mất. Bản năng truyền giống cũngtương tợ như thế, nó bắt đầu phát sinh vào tuổi thiếuthời, trở nên rất mạnh khi trưởng thành, sau đó sẽ giảmxuống và mất hẵn lúc bước vào tuổi già nua. Bản năngđó lệ thuộc vào sự phát triển sinh lý và sự bài tiếtcác kích thích tố trong cơ thể, phối hợp với xúc cảm vànhững xung động thèm muốn trong tâm thức. Tóm lại bản năngtruyền giống không có tính cách độc lập và trường tồnmà chỉ là một hiện tượng giai đoạn và tạm thời, đượctạo tác bởi sự phối hợp của nhiều điều kiện. Vì thếnên hiện tượng đó nhất định mang bản chất vô thườngvà có thể biến cải được bằng những điều kiện kháchơn là những điều kiện đã tạo tác ra nó.

Cáchnay khá lâu, trong một buổi thuyết giảng Đức Đạt-Lai Lạt-Malấy ngón tay chỉ vào đùi mình và bảo rằng không có vấnđề gì cả và ngài bật cười thật to, thật hồn nhiên vàvui vẻ. Ngài Banthe Gunaratana thì đặt trách nhiệm và bổnphận của mình cũng như những lời nguyện trước Phật Phápvà lòng kính trọng đối với các vị thầy và cha mẹ mìnhlên trên sự đòi hỏi của bản năng truyền giống. Chúngta là những người thế tục, dù không xuất gia nhưng nếuđã ý thức được bản chất vướng mắc và khổ đau củabản năng tình dục thì cũng nên tìm kiếm cho mình những phươngpháp để chủ động bản năng ấy, không nên để cho nó thaotúng, chi phối và điều khiển ta một cách quá dáng.

Cónhiều phương cách giúp chủ động được những đòi hỏitình dục. Ngài Banthe Gunaratana thì dùng cách loại bỏ hay biếncải. Loại bỏ hay biến cải một cái nghiệp hay một bảnnăng là một việc rất khó vì phải đương đầu trực tiếpvới các tác động của chúng. Hóa giải có lẽ là phươngpháp tốt hơn và dễ thực hiện hơn, ít nhất là cho nhữngngười thế tục. Giáo lý nhà Phật thường hay nhắc đếncác liều thuốc hoá giải, chẳng hạn như liều thuốc hóagiải hận thù là yêu thương, liều thuốc hóa giải sân hậnlà tha thứ và sau hết là liều thuốc cực mạnh có thể hóagiải tất cả mọi thứ và trị được bá bịnh, ấy là lòngtừ bi vô biên... Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem đối vớinhững thúc đẩy của bản năng tình dục thì có những liềuthuốc nào khả dĩ có thể hóa giải được những biểu hiệnbấn loạn hay thái quá của nó hay không?

Cácliều thuốc hóa giải

Thôngthường người ta chỉ biết vá víu và ngăn chận hậu quả,nhưng không hề nghĩ đến căn nguyên. Khi gặp phải khó khăntrước những biểu hiện phát sinh từ xung động tình dụcthì người ta có chiều hướng tìm cách giải quyết bằngcách này hay cách khác, nếu giải quyết không được thì đànhbó tay và gánh chịu những tác động của chúng như hận thù,bám víu, ghen tuông, thất tình, buồn khổ, ẩu đả, sát sinh,tự tử... Trong trường hợp ngược lại, khi các đòi hỏitình dục được thỏa mãn một cách suông sẻ thì ngườita lại cho đấy là «hạnh phúc» và nghĩ rằng dục tínhcó thể là một con đường đưa đến Giải thoát tâm linh.Ngài Bhante Gunaratana bác bỏ một cách khẳng định con đường«giải thoát» dại dột và thiển cận ấy mà nhiều ngườiTây phương tôn thờ. Trên phương diện xã hội, để ngănchận những tác động bấn loạn và nguy hại do tình dụcgây ra thì người ta thường dùng những phương pháp phân tâmhọc hay thuốc men để chữa trị, đối với các trường hợpnghiêm trọng hơn như hãm hiếp, thích liên hệ tình dục vớitrẻ con... thì phải cần đến những biện pháp mạnh hơn,chẳng hạn như giam cầm, tù tội, xử tử...

Trongkhi đó giáo lý nhà Phật chủ trương một phương pháp rốtráo hơn nhiều, giúp chúng ta nhìn thẳng vào nguyên nhân vànguồn gốc của mọi bấn loạn để ý thức được nhữnghậu quả tai hại của chúng để mà tìm cách hóa giải chúng.Trong trường hợp cần phải hóa giải bản năng truyền giốngthì chúng ta có thể rút tỉa được những lời dạy bảonào trong Đạo Pháp? Sự ham muốn tình dục cần có một đốitượng để thèm khát, có nghĩa là một cái ngã chủ thểnhìn vào hay bám víu vào một cái ngã khác làm đối tượng.Vậy phương pháp thứ nhất là hóa giải cái ngã của đốitượng và sau đó là hoá giải cái ngã của chủ thể. Phươngpháp thứ ba không cần hóa giải gì cả, chỉ cần vượt lêntrên mọi bấn loạn với tấm lòng từ bi.

-Phương pháp phóng nhìn ra bên ngoài tức nhìn vào đốitượng của sự ham muốn :

Sựham muốn tình dục đòi hỏi phải có một đối tượng đểham muốn, đối tượng ấy thông thường là thân xác củamột người khác phái, hoặc đồng phái trong trường hợpđồng tính luyến ái, và cũng có thể là thân xác của mộtđứa bé trong trường hợp thích quan hệ tình dục với trẻcon... Kinh sách mô tả thân xác của một cá thể như thếnào? Đó là một thể dạng cấu hợp gồm có: lông, tóc,da, chất nhờn, mùi hôi, máu, mủ, xương, thịt, mỡ, ruột,gan, phổi, gân, giây chằng, nước tiểu, phân... Khi ta nhìnvào một thân xác và quán nhận được bản chất cấu hợpcủa nó thì đấy là liều thuốc có thể hóa giải nhữngthèm khát tình dục. Thể dạng cấu hợp ấy luôn luôn biếnđộng, vô thường, chất chứa mầm móng của đủ thứ bịnhtật, vi trùng và nó đang chuyển dần đến trạng thái giànua và tan rã.

Nếunhìn sâu hơn nữa thì ta sẽ thấy bên trong cái thân xác cấuhợp ấy che dấu một tâm thức có thể đang bị chi phốibởi lo âu, sợ sệt, ham muốn, hận thù, tính toán, mưu mô,hám lợi, si mê... Những xúc cảm bấn loạn đó, nếu khôngđược loại trừ bằng tu tập mà tạm thời chỉ bị đènén bởi những thèm khát tình dục, che lấp bởi những đammê tình ái, thì sau này sớm hay muộn chúng cũng sẽ phát lộthành ngôn từ và hành động.

Nếuta phóng nhìn vào một thân xác gồm lông, tóc, mùi hôi, máu,mủ, ruột, gan, nước tiểu, phân..., và dựa vào những thànhphần cấu hợp đó để diễn đạt thành những thể dạngxúc cảm trong tâm thức như gương mặt dịu dàng, mái tócóng ả, ngực to, mông rộng, dáng người thướt tha, giọngnói dễ thương, miệng cười có duyên, đôi mắt mơ màng...,hoặc thân người khoẻ mạnh, ăn nói chững chạc, gươngmặt cương quyết, cử chỉ hào phóng, dáng đi uy nghi, đôimắt đam mê..., thì sớm hay muộn nhất định vô số nhữngkhó khăn sẽ theo đó mà phát sinh. Tóm lại sự kiện quánnhận được bản chất đích thực của đối tượng thèmkhát, không bị bóp méo và biến dạng bởi những diễn đạtcủa tâm thức sẽ là một liều thuốc hóa giải hiệu nghiệm.

-Phương pháp nhìn vào bên trong, tức nhìn vào chủ thểcủa sự ham muốn :

Khinhìn ngược vào bên trong của chính mình và hiểu rằng nhữngthèm khát tình dục sở dĩ phát sinh là do sự bài tiết củacác kích thích tố trong cơ thể, thì khi đó có thể ta sẽtự nhủ có nên nô lệ cho sự bài tiết ấy hay không? Tiếptheo ta cũng có thể tự hỏi những thúc đẩy của bản năngtruyền giống để bảo tồn chủng loại có thật sự cầnthiết cho riêng bản thân mình hay chăng? Tham dự vào nhữngthúc đẩy của bản năng truyền giống chỉ là một cách thamgia tập thể để trực tiếp mang lại khổ đau cho mình vànhững người khác và gián tiếp mở rộng thêm cái thế giớiluân hồi mà thôi.

Nếunhìn sâu hơn vào tâm thức của chính mình thì ta sẽ nhậnra những xúc cảm mà ta cho là «hạnh phúc» thật ra chỉlà những giây phút thoả mãn tạm thời của sự thèm kháttình dục. Tâm thức ta bị che lấp bởi những diễn đạtđủ loại, đại khái như tình yêu thoả mãn, vợ đẹp, conkhôn, chồng giỏi, trung thành..., và không hề nghĩ rằng tấtcả những thứ diễn đạt ấy chỉ là những biểu hiện ngấmngầm của bản năng truyền giống khuyến khích ta tham dựtích cực hơn vào việc bảo tồn chủng loại. Đấy là nhữngvướng mắc bên trong của ta, và nếu ta còn đem cái vướngmắc của một cá thể bên ngoài để ghép thêm vào đó thìsự vướng mắc chung sẽ nhân lên gấp đôi. Biết nhìn vàobản chất đích thực của chủ thể thèm khát và đối tượngthèm khát nhất định là một liều thuốc hóa giải.

-Phương cách đi thẳng vào con đường Đạo Pháp :

Cănbản của giáo lý nhà Phật là con đường đưa đến sự đơngiản: đơn giản trong lối sống, trong ngôn từ và hành động,đơn giản trong sự suy nghĩ và diễn đạt. Đạt được thểdạng đơn giản tuyệt đối và tối thượng có nghĩa là đạtđược sự giải thoát. Ngài Bhante Gunaratana hoàn toàncó lý khi bảo rằng nếu còn vướng mắc trong ham muốn tìnhdục thì không thể nào đạt được Giác ngộ.

Tấtcả chúng ta đều chung bước trên một con đường duy nhất,ấy là thế giới ta bà. Trên con đường đó những ngườitu tập ý thức được nguyên nhân và nguồn gốc của nhữngvướng mắc tình dục nên họ quyết tâm bước theo hướngsẽ mang lại sự giải thoát cho họ. Trong khi đó, phần đôngchúng ta đều bị nô lệ bởi bản năng truyền giống và bịthu hút bởi những biểu hiện muôn màu của nó, vì thế mặcdù cùng bước đi với những người tu tập trên một con đường,nhưng chúng ta lại bước theo chiều ngược lại để tự rướclấy muôn nghìn rối rắm và khổ đau. Kinh sợ con đườngtạo nghiệp mang lại khổ đau là một liều thuốc hóa giảinhững xung động của bản năng truyền giống.

Dùlà một người xuất gia hay một kẻ thế tục, khi họ đãbước vào con đường Đạo Pháp và ý thức được trách nhiệmđối với chính mình và những người chung quanh, thì khi đósẽ không còn có gì để loại bỏ, biến cải hay hóa giảinữa, vì con đường đó thênh thang và quang đãng, không cógì để vướng mắc vào đôi chân của họ. Họ sẽ khôngcòn nhìn thấy đối tượng của sự thèm khát, cũng khôngnhìn thấy chủ thể của sự thèm khát, tất cả chỉ là chúngsinh như nhau, và trên căn bản thì tất cả chúng sinh đềugiống như nhau, đều bị trói buộc và nô lệ bởi nhữngthúc đẩy bản năng, đang ngụp lặn trong những biểu hiệnmuôn vẻ và muôn màu của thèm khát tình dục.

Độnglực nào giúp ta không thèm khát một thân xác gồm có lông,da, xương, thịt, ruột, gan, máu, mủ..., không còn bám víuvào những nhu cầu thúc bách trong thân xác và những xúc cảmu mê trong tâm thức mình? Đó là viên thuốc nhiệm mầu củalòng từ bi vô biên.

Bures-Sur-Yvette,24.10.09

HoangPhong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2021(Xem: 4225)
Đây là bài thứ 4 và cũng là bài sau cùng trích dẫn một số câu liên quan đến giáo lý của Đức Phật. Bài 4 này gồm tất cả 80 câu được chọn lọc từ một bài gồm 265 câu trên một trang mạng tiếng Pháp : https://www.evolution-101.com/citations-de-bouddha/. Các câu này chủ yếu được rút tỉa từ kinh Dhammapada (Kinh Pháp Cú) và các kinh trong phẩm thứ tư của Tam Tạng Kinh là Anguttara Nikaya (Tăng chi hay Tăng nhất bộ kinh)
24/06/2021(Xem: 5124)
Lòng Từ bi là một giá trị phổ quát. Tranh đấu cho công bằng xã hội – nghĩa là bảo đảm quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người – thường xuất phát từ sự phẫn nộ, thúc đẩy con người chống lại những bất công có hệ thống. Tôi tin rằng đấu tranh cho công bằng xã hội sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu được kích hoạt bởi lòng từ bi. Nếu động lực đấu tranh cho công bằng xã hội của chúng ta là do lòng từ bi đích thực, chúng ta sẽ được tiếp thêm năng lượng để hoạt động tích cực hơn nhằm bảo đảm cho tất cả mọi người có được một phẩm chất đời sống xứng đáng. Tôi tin rằng nữ giới có thể đóng một vai trò đặc biệt trong việc đấu tranh cho công bằng xã hội bằng cách tu tập lòng từ bi và trí tuệ.
07/05/2021(Xem: 21725)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 14869)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
04/11/2020(Xem: 9297)
Những chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn: Các chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn được chứng ngộ khi nghe được những học thuyết về các Uẩn, Giới, Xứ, nhưng lại không đặc biệt lưu tâm đến lý nhân quả. Họ giải thoát được sự trói buộc của các phiền não nhưng vẫn chưa đoạn diệt được tập khí của mình. Họ đạt được sự thể chứng Niết-Bàn, và an trú trong trạng thái ấy, họ tuyên bố rằng họ đã chấm dứt sự hiện hữu, đạt được đời sống Phạm hạnh, tất cả những gì cần phải làm đã được làm, họ sẽ không còn tái sinh nữa. Những vị nầy đã đạt được Tuệ kiến về sự Phi hiện hữu của “Ngã thể” trong một con người, nhưng vẫn chưa thấy được sự Phi hiện hữu trong các sự vật. Những nhà lãnh đạo triết học nào tin vào một "Đấng Sáng Tạo" hay tin vào “Linh hồn” cũng có thể được xếp vào đẳng cấp nầy.
03/10/2020(Xem: 24862)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
05/04/2020(Xem: 13589)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
30/03/2020(Xem: 11013)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
23/03/2020(Xem: 12385)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
01/03/2020(Xem: 13830)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]