Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Madras, ngày 15 tháng 12 năm 1974

01/07/201100:59(Xem: 4308)
18. Madras, ngày 15 tháng 12 năm 1974

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Nguyên tác: ON GOD - Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2008

BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ

Madras, ngày 15 tháng 12 năm 1974

Những sự việc mà tư tưởng đã gom tụ vào cùng nhau như thiêng liêng hay không thiêng liêng. Chúng chỉ là những từ ngữ để cho một ý nghĩa vào cuộc sống, bởi vì cuộc sống như bạn sống không thiêng liêng, không trọn vẹn. Từ ngữ holy có từ ý nghĩa tổng thể, mà có nghĩa lành mạnh, thông minh – tất cả điều đó được hàm ý trong từ ngữ đó. Vì vậy một cái trí đang vận hành qua tư tưởng, dù nó ham muốn nhiều chừng nào để tìm ra thiêng liêng, vẫn còn đang hành động trong lãnh vực của thời gian, trong lãnh vực của phân chia. Liệu cái trí đó có thể tổng thể, không bị phân chia được không? Đây là điều tất yếu của hiểu rõ về thiền định là gì. Liệu cái trí mà là sản phẩm của tiến hóa, sản phẩm của thời gian, sản phẩm của quá nhiều ảnh hưởng, của quá nhiều tổn thương, quá nhiều lao dịch, quá nhiều đau khổ, quá nhiều lo âu – bị trói buộc trong tất cả việc đó, tất cả việc đó là kết quả của tư tưởng, tư tưởng mà bị phân chia bởi ngay bản chất của nó – liệu một cái trí mà là kết quả của tư tưởng, như nó là bây giờ, có thể được tự do khỏi chuyển động của tư tưởng hay không? Liệu cái trí có thể hoàn toàn không bị phân chia hay không? Liệu bạn có thể nhìn cuộc sống như một tổng thể? Liệu cái trí có là tổng thể, mà có nghĩa rằng không một mảnh phân chia? Vì vậy chuyên cần hiện diện. Một cái trí là tổng thể khi nó chuyên cần, mà có nghĩa có ân cần, có thương yêu lớn lao, tình yêu lớn lao – mà hoàn toàn khác hẳn tình yêu của một người đàn ông và một người phụ nữ.

Vì vậy cái trí mà là tổng thể là chú ý, và do đó ân cần, và có chất lượng của một ý thức vĩnh cửu thăm thẳm của tình yêu này. Một cái trí như thế là tổng thể mà bạn bất chợt bắt gặp khi bạn khởi sự tìm hiểu thiền định là gì. Vậy là chúng ta có thể tiến tới để tìm ra thiêng liêng là gì.

Làm ơn hãy lắng nghe, nó là cuộc sống của bạn. Hãy trao toàn tâm hồn và cái trí của bạn để tìm ra một cách sống khác hẳn, mà có nghĩa rằng khi cái trí đã từ bỏ tất cả kiểm soát. Điều đó không có nghĩa sống một cuộc sống làm cái gì bạn muốn, nhượng bộ mọi ham muốn, nhượng bộ mọi đáp ứng hay thoáng chốc của dục vọng, nhượng bộ mọi đòi hỏi của theo đuổi ham muốn, nhưng tìm ra, tìm ra liệu bạn có thể sống một cuộc sống hàng ngày mà không có một kiểm soát nào. Đó là thành phần của thiền định. Điều đó có nghĩa người ta phải có chất lượng của chú ý này. Chú ý đó đã tạo ra sự thấu triệt vào vị trí đúng đắn của tư tưởng và đã thấy rằng tư tưởng là phân chia, và rằng nơi nào có kiểm soát, có người kiểm soát và vật bị kiểm soát, mà là phân chia. Vì vậy muốn tìm ra một cách sống không có một kiểm soát, đòi hỏi chú ý lạ thường, kỷ luật cực kỳ. Chúng ta không đang nói về loại kỷ luật bạn quen thuộc, mà chỉ là đè nén, kiểm soát, tuân phục, nhưng về một loại kỷ luật mà có nghĩa là học hỏi. Từ ngữ discipline có từ từ ngữ disciple. Người học trò ở đó để học hỏi. Lúc này ở đây không có thầy, không có học trò; bạn là thầy và bạn là học trò nếu bạn đang học hỏi. Chính hành động học hỏi đó tạo ra trật tự riêng của nó.

Lúc này tư tưởng đã tìm ra nơi chỗ riêng của nó, vị trí đúng đắn của nó. Vậy là cái trí không còn bị chất đầy bởi chuyển động của tư tưởng như một qui trình vật chất, mà có nghĩa rằng cái trí hoàn toàn tĩnh lặng. Nó tự nhiên tĩnh lặng, không phải được làm tĩnh lặng. Cái được làm tĩnh lặng không còn sinh khí, không còn hữu dụng. Trong tình cờ có tĩnh lặng, trong tĩnh lặng đó, một sự việc mới mẻ có thể xảy ra.

Liệu cái trí, cái trí của bạn có thể tuyệt đối tĩnh lặng, mà không có kiểm soát, không có chuyển động của tư tưởng hay không? Nó sẽ tự nhiên tĩnh lặng nếu bạn thực sự có thấu triệt mà tạo ra vị trí đúng đắn cho tư tưởng – tư tưởng có nơi chỗ đúng đắn của nó, vì vậy cái trí là tĩnh lặng. Bạn hiểu những từ ngữ silence và quiet có nghĩa gì không? (Bạn biết rằng bạn có thể làm cho cái trí của bạn yên lặng bằng một liều thuốc, bằng cách lặp lại một câu thần chú hay một từ ngữ. Bằng cách lặp lại, lặp lại, lặp lại liên tục tự nhiên cái trí của bạn sẽ trở nên yên lặng, nhưng một cái trí như thế là một cái trí ngu xuẩn, đờ đẫn.) Có một yên lặng giữa hai tiếng ồn. Có yên lặng giữa hai nốt nhạc. Có yên lặng giữa hai chuyển động của tư tưởng. Có yên lặng của một chiều tối khi chim chóc đã tạo nên huyên thuyên, ồn ào của chúng, và đã đi ngủ. Khi không có một run rẩy giữa những chiếc lá, không có cơn gió, có yên lặng tuyệt đối. Không phải trong một thành phố, nhưng khi bạn ra ngoài cùng thiên nhiên, khi bạn ở cùng cây cối hay đang ngồi trên bờ sông, có yên lặng hiện diện bất ngờ trên quả đất và bạn là bộ phận của yên lặng đó. Vì vậy có những loại yên lặng khác nhau. Nhưng tĩnh lặng chúng ta đang nói, tĩnh lặng của một cái trí, tĩnh lặng đó không mua được, không dành cho rèn luyện, không là một cái gì đó mà bạn kiếm được như một phần thưởng, một đền bù cho cuộc sống xấu xa. Chỉ khi nào cuộc sống xấu xa đã được chuyển đổi thành cuộc sống tốt lành – qua từ ngữ “tốt lành” tôi không có ý rằng có dư thừa mọi thứ, nhưng cuộc sống của tốt lành – trong nở hoa của tốt lành đó, vẻ đẹp đó, thế là tĩnh lặng hiện diện.

Bạn cũng phải tìm hiểu vẻ đẹp là gì. Vẻ đẹp là gì? Bạn có khi nào tìm hiểu câu hỏi này không? Bạn sẽ tìm hiểu nó trong một quyển sách và bảo với tôi, hay bảo lẫn nhau quyển sách đó giải thích vẻ đẹp là gì hay sao? Vẻ đẹp là gì? Bạn đã nhìn mặt trời hoàng hôn chiều nay khi bạn đang ngồi đó phải không? Mặt trời hoàng hôn ở đằng sau người nói – bạn đã nhìn nó phải không? Bạn đã cảm thấy ánh sáng và vẻ rực rỡ của ánh sáng đó trên một chiếc lá? Hay bạn nghĩ vẻ đẹp thuộc giác quan, và một cái trí đang tìm kiếm những sự việc thiêng liêng không thể bị cuốn hút đến vẻ đẹp, không thể có bất kỳ cái gì liên quan đến vẻ đẹp, và vì vậy chỉ tập trung vào cái hình ảnh nhỏ nhoi của bạn mà đã được chiếu rọi từ tư tưởng riêng của bạn như tốt lành. Nếu bạn muốn tìm ra thiền định là gì, bạn phải tìm ra vẻ đẹp là gì, vẻ đẹp trong khuôn mặt, vẻ đẹp trong nhân cách – không phải nhân cách, nhân cách là một sự việc rẻ tiền mà tùy thuộc vào phản ứng đến môi trường sống; sự vun quén của phản ứng đó được gọi là nhân cách – vẻ đẹp của hành động, vẻ đẹp của cách cư xử, dáng dấp, vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp của cách bạn đi, cách bạn nói, cách bạn bộc lộ qua cử chỉ. Tất cả cái đó là vẻ đẹp và, nếu không có cái đó, thiền định chỉ trở thành một tẩu thoát, một đền bù, một hành động vô nghĩa. Có vẻ đẹp trong thanh đạm; có vẻ đẹp trong mộc mạc vô cùng – không phải sự khổ hạnh của vị khất sĩ, nhưng mộc mạc của cái trí mà có trật tự. Trật tự đến khi bạn hiểu rõ toàn vô trật tự mà trong đó bạn sống, và ra khỏi vô trật tự đó tự nhiên nảy ra trật tự mà là đạo đức. Vì vậy đạo đức, trật tự, là mộc mạc tột đỉnh, không phải sự khước từ ba bữa ăn mỗi ngày rồi ăn chay, hay cạo trọc đầu của bạn, và tất cả công việc như thế.

Vì vậy có trật tự, mà là vẻ đẹp. Có vẻ đẹp của tình yêu, vẻ đẹp của từ bi. Và cũng có vẻ đẹp của một con đường sạch sẽ, hình thể kiến trúc đẹp của một tòa nhà; có vẻ đẹp của một cái cây, một chiếc lá dễ thương, những cành cây to lớn. Thấy tất cả những sự vật đó là vẻ đẹp; không phải là đi đến viện bảo tàng và nói vô tận về vẻ đẹp. Sự tĩnh lặng của một cái trí yên lặng là bản thể của vẻ đẹp đó. Bởi vì nó là tĩnh lặng và bởi vì nó không là trò đùa giỡn của tư tưởng, vậy thì trong tĩnh lặng đó hiện diện cái không thể hủy diệt được, là thiêng liêng. Khi cái là thiêng liêng hiện diện lúc đó cuộc sống trở thành thiêng liêng, cuộc sống của bạn trở thành thiêng liêng, liên hệ của chúng ta trở thành thiêng liêng, mọi thứ trở thành thiêng liêng bởi vì bạn đã hiệp thông cùng cái là thiêng liêng.

Chúng ta cũng phải tìm ra trong thiền định liệu có cái gì đó, hay liệu không có, cái là vĩnh cửu, không thời gian. Mà có nghĩa, liệu một cái trí đã được nuôi dưỡng trong lãnh vực của thời gian, liệu cái trí đó có thể tìm ra, bắt gặp được hay thấy được sự việc đó mà từ thường hằng sang thường hằng hay không? Điều đó có nghĩa, liệu cái trí có thể là không thời gian hay không? Mặc dù thời gian là cần thiết để đi từ đây đến đó và mọi chuyện như thế, liệu cái trí đó, chính cùng cái trí đó mà vận hành trong thời gian, đi từ đây đến đó, không phải thuộc tâm lý nhưng thuộc vật lý, liệu cái trí đó có thể không còn thời gian hay không? Mà có nghĩa liệu cái trí đó có thể không còn quá khứ, không còn hiện tại, không còn tương lai hay không? Liệu cái trí đó có thể trong trạng thái trống không tuyệt đối? Đừng kinh hãi từ ngữ đó. Bởi vì nó trống không nó có không gian bao la. Bạn có khi nào quan sát trong cái trí riêng của bạn liệu rằng bạn có bất kỳ không gian nào ở đó hay không? Chỉ không gian, bạn biết rồi, một không gian nhỏ xíu? Hay mọi thứ bị chất đầy? Bị chất đầy bởi những phiền muộn của bạn, bởi dục vọng của bạn, hay không dục vọng, bởi những thành tựu của bạn, bởi hiểu biết của bạn, bởi những tham vọng, những sợ hãi của bạn, bởi những lo âu của bạn, những nhỏ nhen của bạn – bị chất đầy. Làm thế nào một cái trí như thế có thể hiểu rõ, hay trong trạng thái của đang là hay có không gian bao la đó?

Không gian luôn luôn bao la. Một cái trí không có không gian trong cuộc sống hàng ngày không thể bắt gặp cái vĩnh cửu, cái không thời gian. Đó là lý do vì sao thiền định trở nên quan trọng cực kỳ. Không phải thiền định mà tất cả các bạn đang thực hành, đó không là thiền định gì cả. Thiền định chúng ta đang nói thay đổi cái trí. Chỉ có cái trí như thế mới là một cái trí tôn giáo, và chỉ có cái trí tôn giáo như thế mới tạo ra một văn hóa khác hẳn, một cách sống khác hẳn, sự liên hệ khác hẳn, một ý thức thiêng liêng và vì vậy vẻ đẹp và chân thật vô cùng. Tất cả việc này đều đến một cách tự nhiên, không nỗ lực, không đấu tranh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2010(Xem: 8258)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
02/11/2010(Xem: 10264)
Không gian nhận thức bị giới hạn, vì thế nó hữu hạn. Khi bạn ngồi trong lớp học, không gian nhận thức bị bao bọc bởi các bức vách, nền nhà và trần nhà.
27/10/2010(Xem: 10269)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
26/10/2010(Xem: 4468)
Bồ tát hành đạo bắt đầu từ giữa lòng xã hội nên sự tiếp cận với mọi thống khổ nhân sinh là lẽ tất nhiên. Tu bốn vô lượng là y trên a-thế-da, trên tăng thượng ý lạc, nghĩa là y trên thâm tâm, trên tâm nguyện nhiệt thành và luôn luôn hướng thượng, ước mong xóa sạch mọi thống khổ của thế gian.
23/10/2010(Xem: 11991)
Trước hết, có lẽ tôi cần phải thú nhận là không có cách nào tôi có thể trình bày đầy đủ về thuyết Tiến Hóa. Lý do chính là: Tiến Hóa là một quy luật thiên nhiên trong vũ trụ, và trong gần 150 năm nay đã được kiểm chứng, phát triển, từ đó giải thích được nhiều điều trong vũ trụ, thiên nhiên. Ngày nay, thuyết Tiến Hóa bao trùm rất nhiều bộ môn khoa học. Do đó, không ai có thể tự cho là mình biết hết về thuyết Tiến Hóa. Một khó khăn khác tôi vấp phải khi viết về thuyết Tiến Hóa là những danh từ chuyên môn mà tôi không đủ khả năng để dịch ra tiếng Việt hoặc không biết là đã được dịch ra tiếng Việt. Vì những lý do trên, trong bài khảo luận này, tôi chỉ tự hạn trong chủ đề
19/10/2010(Xem: 4828)
Chỉ trong vòng 50 năm qua, ngành sinh học và y học thế giới đã phát triển nhanh chóng hơn là trong khoảng thời gian 50 thế kỷ trước, về hiểu biết cũng như khả năng tác động của con người trên sự sống. Sự phát triển này cũng làm nẩy sinh lên một số vấn đề đạo đức mới, được gom lại dưới danh từ "sinh đạo đức" (bioéthique). Những vấn đề này trở thành mỗi ngày một thêm phức tạp, chúng đã vô hình chung vượt khỏi khuôn khổ chuyên môn và đặt ra một cách rộng lớn cho toàn thể xã hội."
18/10/2010(Xem: 3687)
Sau Lục Tổ Huệ Năng (638-713), Thiền Tông phương Nam của ngài chia làm hai hệ phái do hai đệ tử của ngài đứng đầu là Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744) và Thanh Nguyên Hành Tư (?- 740). Về sau, hệ phái Thanh Nguyên gồm ba dòng là Tào Động, Pháp Nhãn và Vân Môn, còn hệ phái, còn hệ phái Nam Nhạc truyền ra hai dòng là Lâm Tế và Quy Ngưỡng. Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-867) đã mở ra một dòng thiền lớn kéo dài cho đến ngày nay, có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Trung Quốc, Việt Nam, Cao Ly và Nhật bản. Riêng tại Việt Nam, Thiền Lâm Tế có mặt và phát triển liên tục đến nay kể cũng đã hơn bảy thế kỷ.
18/10/2010(Xem: 17744)
Đây không phải là một sáng tác. Tài liệu nhỏ này chỉ trích soạn những lời hay ý đẹp trong các bài giảng của chư Tôn Đức, sách báo của Phật giáo đã xuất bản từ trước đến nay, hệ thống lại thành một bài giảng chuyên đề. Công việc của chúng tôi là lượm lặt những bông hoa thơm đẹp để kết thành một tràng hoa đẹp. Phổ biến tập tài liệu này, ước mong nó sẽ cung cấp một vài kiến thức cần thiết cho quý vị “Tân Giảng Sư” và cũng là tài liệu nghiên cứu cho những người học Phật sơ cơ.
18/10/2010(Xem: 4265)
Tuy đức Phật không đề cập nhiều về chính trị, Ngài chỉ thuần chỉ dạy cho hàng đệ tử tu tập con đường giải thoát nhưng tất cả lời dạy của ngài đều vì lợi ích cho chư thiên và loài người.
17/10/2010(Xem: 5522)
Giáo lý Phật giáo thiết lập trên nền tảng đau khổ của con người. Mặc dầu nhấn mạnh vào hiện hữu của sự khổ, nhưng Phật giáo không bao giờ là một giáo lý bi quan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]