Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Chân Như và Như Lai (Tathatà - Tathàgata)

14/01/201110:36(Xem: 11771)
14. Chân Như và Như Lai (Tathatà - Tathàgata)

ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN

Tác Giả: Jaidev Singh - Dịch Giả: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới Xuất Bản
 
CHƯƠNG V
14. CHÂN NHƯ LÀ NHƯ LAI
(TATHATÀ-TATHÀGATA)


Chúng ta đã thấy rằng dharma-dhatu hay dharmatà (pháp tánh), hoặc tathata (chân như) là những chữ mà triết lý của Trung Quán Phái dùng để biểu thị cho tuyệt đối. Nguyệt Xứng bảo rằng:

“Yà sà dharmànam dharmata nama
saiva tatsvarùpam”
(Minh Cú Luận, p.116)

“Cái gọi là bản thể của tất cả những thành tố của
sự tồn hữu chính là bản chất của Thực Tại.”

Nó, tathata (chân như: Thực Tại chân chính). Theo Bradley thì chúng ta chỉ có thể nói nó “như thế” mà không thể nói nó là “là cái gì”. Căn cứ theo Nguyệt Xứng thì:

“Tathàbhàvo vikàritvam sadàivà sthàyita”
(Minh Cú Luận, p. 116)

“Như tánh của Thực Tại bao gồm trong bất biến
tánh của nó, trong sự giữ vững bản chất của nó
một cách vĩnh viễn.”

Chân như (tathata) là chân lý, nhưng nó là phi nhân cách (impersonal). Để hiển hiện, nó cần có một môi giới. Như Lai (Tathagata) chính là một môi giới của nó. Như Lai là trực ngộ về Thực Tại. Ngài là thực Tại được nhân cách hóa. Đồng thời ngài còn có cả hai loại tính chất của Tuyệt Đối và hiện tượng. Ngài đồng nhất với Chân Như (Tathata), nhưng được thể hiện trong hình dạng của một con người. Đó là lý do tại sao Chân Như cũng còn được gọi là “Như Lai Tạng” (Tathàgatagarbha).

Chữ “Như Lai” (Tathàgata) có thể diễn giải là tathà + gata, hoặc tathà + àgata, có nghĩa “như khứ” (đi như thế) hoặc “như lai” (đến như thế), cũng có nghĩa những vị Phật trước đây đã đến và đi. Nhưng, cách giải thích này không rõ ràng khi giải thích khái niệm về Như Lai. Khi tôi đọc “Đại Chiến Thi” (Mahàbhàrata) trong đó có một câu thơ có thể trừ khử hoàn toàn sự thiếu rõ chung quanh chữ này.

Sakuntànàmivàkàse matsyànamiva codake /
Padam yathà nadrsyate tathà jnànavidàm gatih //
(Santiparva’ 181, 12)

“Như dấu chân chim bay trên bầu trời và cá lội
dưới nước không thể nào trông thấy được:
‘Thế’ hoặc ‘như thế’ là ‘bước đường’ của những
bậc chứng ngộ Chân Lý.”

Chính chữ tathà-gati (chỉ là một lối viết khác của chữ tathà-gata) dùng để chỉ các bậc đắc đạo như trên mà dấu chân của họ không thể truy tìm (“bất khả tầm”)

Trong “Trung A Hàm” (Majjhimanikàya), (Vol. I, p, 140, P.T.S, ed) chữ “bất khả tầm” được dùng để chỉ cho “Như Lai”:

“Tathàgatam ananuvejjoti vadàmi”

“Ta bảo rằng Như Lai là ananuvejja, nghĩa là dấu
vết của ngài không thể truy tìm, ngài vượt lên trên
tất cả những nhị nguyên của tư tưởng.”

Trong “Kinh Pháp cú” (Dharmmapada) cũng vậy, Đức Phật được gọi là apada (vô tích) – như trong câu “Tam
Buddhamanantagocaram apadam kena padena nessatha (thi cú 179). Và trong thi cú 254 của “Kinh Pháp Cú” (Dharmapada) đã sử dụng chữ Tathagata (Như Lai) trong tương quan với àkàse padam natthi (không thể truy tầm dấu tích không trung). Dường như ý nghĩa của “Như Lai” chỉ là “như thị khứ” (đã đi như thế), tức là “không có dấu tích”, dấu tích ấy không thể sử dụng phạm trù tư tưởng để tư duy và truy tầm.

“Đại Chiến Thi” (Mahabharata) được một số học giả coi là đã được sáng tác trước thời đại Phật giáo. Dầu cho bộ sách này xuất hiện sớm hay muộn hơn Phật Giáo, chữ tathagata dường như đã được dùng để chỉ những người đã giác ngộ chân lý mà không thể truy tìm được dấu tích của họ.

Bất luận khởi nguyên của chữ Tathagàta như thế nào, chức năng của nó đã rất rõ ràng. Ngài giáng thế để truyền thọ ánh sáng của Chân Lý cho thế nhân và sau đó đã ra đi mà không để lại dấu vết nào. Ngài là hiện thân của Chân Như (Tathata). Khi Đức Phật được gọi là Như Lai (Tathagata) nhân cách cá biệt của ngài đã được gác qua một bên, ngài được xem như là một loại “kiểu mẫu điển hình” thỉnh thoảng lại xuất hiện trên đời. Ngài là sự thể hiện trên trần thế của “Pháp” (Dharma).

Bậc Như Lai siêu việt lên trên tất cả đa nguyên tánh và phạm trù của tư tưởng (sarvaprapànca-citta) thì có thể coi là không phải vĩnh hằng mà cũng không phải phi vĩnh hằng. Ngài là bậc không thể truy tìm dấu tích. Vĩnh hằng và phi vĩnh hằng chỉ có thể dùng ở lãnh vực nhị nguyên tánh mà không thể dùng trong trường hợp phi nhị nguyên. Bởi lẽ bậc Chân Như đều giống nhau trong sự hiển hiện, vì thế, tất cả chúng sinh đều có tiềm năng trở thành Như Lai. Chính “Như Lai tánh” hiện hữu trong chúng ta khiến cho chúng ta khát cầu Niết Bàn và, tối hậu nó sẽ giải thoát chúng ta.

Không tánh (sùnyata) và từ bi (karunà) là đặc tính căn bản của Như Lai. Ý nghĩa chữ “không tánh” ở đây có nghĩa là bát nhã (prajnà: trí tuệ siêu việt). Vốn có sẵn không tánh hoặc bát nhã (prajnà), cho nên Chân Như (Tathata) hoặc “Không Tá́nh” (Sùnyatà); vốn sẵn có từ bi (karuna) cho nên ngài là đấng cứu độ của tất cả chúng sanh hữu tình.

Khi nói sự “tồn hữu chân chính của Như Lai cũng là sự tồn hữu chân chính của tất cả” là điều bất khả tư nghì. Trong bản chất chung cực của ngài thì Như Lai là “cực kỳ thâm sâu, không thể đo lường”.

Các “pháp” (dharmas), những thành tố của sự tồn tại, là bất khả xác định, vì chúng chịu những điều kiện và vì chúng là tương đối. Bậc Như Lai là bất khả xác định hiểu theo một ý nghĩa khác. Như Lai là bất khả xác định là vì bản chất chung cực của ngài, ngài không phải được sanh ra từ nhân duyên. Tính cách bất khả xác định của bản chất chung cực thực sự có nghĩa là “sự bất khả áp dụng của những phương pháp khái niệm.” Long Thọ trong Trung Quán Tụng đã phát biểu một cách tuyệt diệu rằng:

Prapancayanti ye Buddhamprapàncàtìtàm avyayam /
Te prapancahatah sarve na pasyanti tathàgatam //
(XXII, 15)

“Đức Phật siêu việt đối với tư tưởng và ngôn ngữ,
và vô sanh vô tử; những ai sử dụng khái niệm
phạm trù để mô tả Đức Phật đều là nạn nhân của
prapanca (loại tri tuệ bị ngôn ngữ chi phối, hí luận),
như vậy là không thể thấy được Như Lai trong bản
thể đích thực của ngài.”

Nguyệt Xứng đã dẫn dụng một thi kệ (câu 43) trong “Năng Đoạn Kim Cang Kinh” (Vajracchedikà):

Dharmato Buddhà drastavyà dharmakayà hi nàyakàh /
Dharmatà càpyavijneyà na sà sakyà vijànitum //
(Minh Cú Luận, p. 195)

“Chư Phật được nhìn thấy trong thực tướng của pháp
tánh, vì các bậc thầy chí tôn này (của nhân loại) có
pháp tánh trong tâm của họ. Nhưng, bản chất của
pháp tánh siêu việt đối với tư tưởng và không thể lãnh
hội được bằng tác dụng khái niệm.”

Chân như (tathata) hoặc Thực Tại phi nhân duyên không phải là một thực thể tách rời khỏi Thực Tại bị nhân duyên hạn định. Thực Tại phi nhân duyên là cơ sở của Thực Tại nhân duyên. Nghĩ rằng những sự vật hạn định là vật chung cực và tự tồn trong bản chất riêng biệt của chúng là phạm vào sự sai lầm của vĩnh hằng luận (sàsvata-vàda); và, nghĩ rằng vật phi hạn định hoặc phi nhân duyên hoàn toàn khác với vật hạn định thì lại phạm vào sự sai lầm của phủ định luận.

Đối với Chân Như, “Đại Trí Độ Luận” (Mahàprajnaparamita Sastra) đã chia thành ba loại. Loại thứ nhứt là về tánh đặc thù của mỗi sự vật, loại thứ hai là về phi chung cực tánh của những bản chất đặc thù của sự vật, về hạn định tánh hay tương đối tánh của sự vật; và loại thứ ba là thực tại chung cực của mỗi sự vật. Nhưng, thật ra, hai điểm trước được gọi là “chân như” (tathata) một cách miễn cưỡng. Chỉ có bản chất chung cực, vô hạn định (phi nhân duyên) của tất cả sự vật mới được coi là chân như theo ý nghĩa tối cao của chữ này (tathata).

Chân như (tathata) hoặc “bản thể chân thực” (thực tánh) của sự vật ở những cấp độ khác nhau, nghĩa là thế tục hoặc biểu hiện và siêu thế tục hoặc Thực Tại cũng được gọi là dharmatà (pháp tánh) ở hai cấp độ khác nhau.
 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2010(Xem: 9951)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
28/09/2010(Xem: 6658)
Sinh trưởng tại miền Đông Tây-Tạng vào năm 1936, Trưởng Lão Đại Sư Garchen Rinpoche thuộc giòng Drikung Kagyu là hoá thân của một vị đại thành tựu giả tên Siddha Gar vào thế kỷ 13 -- đệ tử tâm truyền của ngài Kyobpa Jigten Sumgon, vị Tổ lừng danh của giòng phái Drikung Kagyu của Phật Giáo Tây Tạng. Trong thời đại Cổ Ấn, Đại Sư Garchen Rinpoche chính là hoá thân của đại thành tựu giả Thánh Thiên (Aryadeva), vị đệ tử đản sanh từ bông sen của ngài Long Thọ Bồ Tát. Vào thế kỷ thứ 7, Đại Sư Garchen Rinopche là Lonpo Gar tức vị khâm sai đại thần của Pháp vương Songsten Gampo, vị vua lừng danh trong lịch sử Tây-Tạng
28/09/2010(Xem: 5855)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
27/09/2010(Xem: 4873)
“Sự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với chúng ta. Chúng có thể đến bất cứ lúc nào mà không một lời báo trước. Bởi vì cuộc sống là vô thường, nên chúng ta không biết chắc rằng chúng ta có còn sống ở sát-na kế tiếp hay không. Nếu một tai nạn xảy đến, chúng ta sẽ biến mất khỏi thế giới này ngay tức khắc. Mạng sống của chúng ta ví như hạt sương đọng lại trên đầu ngọn cỏ trong buổi sáng mùa xuân. Nó sẽ bị tan biến ngay khi ánh mặt trời ló dạng. Những ý niệm của chúng ta thay đổi rất nhanh trong từng sát-na. Thời gian rất ngắn ngủi. Nó chỉ kéo dài trong một sát-na (kṣaṇa), giống như hơi thở. Nếu chúng ta thở vào mà không thở ra, chúng ta sẽ chết”. Đấy là bài học học đầu tiên mà tôi học được từ thầy của mình cách đây 39 năm, vào cái ngày đầu tiên sau khi tôi trở thành một chú tiểu.
23/09/2010(Xem: 5423)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định. Với lời tuyên thuyết của Bồ tát Long Thọ: “Các pháp do duyên khởi nên ta nói là Không” (Trung luận, XXIV.18), đa số học giả sử dụng Không và Duyên khởi như đồng nghĩa.
22/09/2010(Xem: 6983)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
18/09/2010(Xem: 4582)
Khi mỗi cá nhân có cái nhìn chánh tri kiến trong vấn đề giới tính, ắt hẳn họ sẽ xây dựng một gia đình tốt đẹp. Mỗi gia đình đều có một đời sống như vậy sẽ góp phần thiết lập đời sống hạnh phúc cho toàn xã hội, cho mỗi quốc gia dân tộc.
11/09/2010(Xem: 3905)
Phác họa “Chân Như duyên khởi” Chân Như duyên khởi là một “học thuyết” có mặt trong hầu hết các tông phái Đại thừa như Không tông (Trung Quán, Trung Đạo), Duy Thức tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Mật tông… Sở dĩ chúng ta dùng chữ “học thuyết”, như một lý thuyết triết học, vì khi chỉ nghiên cứu trên bình diện tư tưởng và khái niệm - và đó là việc chúng ta đang làm - thì nó là một học thuyết (chân lý tương đối, tục đế). Còn ngày nào chúng ta thật sự thể nghiệm được Chân Như thì đó không còn là một học thuyết, một ngón tay chỉ mặt trăng, mà đó chính là chân lý tuyệt đối, chân đế, là chính mặt trăng.
10/09/2010(Xem: 58531)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 4942)
Thế giới có thể vượt qua cực điểm của nó rất nhanh trong tương lai gần đây và đi ngang qua điều không thể tránh những sự tác động to lớn trong tương lai lên loài người và những sự sống khác trên hành tinh. Ai sẽ chịu trách nhiệm thực sự hay trách nhiệm đạo đức? Những nhà khoa học? Phương tiện truyền thông? Những sự quan tâm đặc biệt? Những nhà chính trị? Công luận ngày nay? Con cái hay cháu chắt chúng ta? Ai sẽ phải trả giá này?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]