Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Quan Điểm Của Phật Giáo Về Hôn Nhân

01/01/201109:17(Xem: 6910)
26. Quan Điểm Của Phật Giáo Về Hôn Nhân

QUAN ÐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ 

HÔN NHÂN

Trong đạo Phật, hôn nhân được xem như vấn đề cá nhân riêng tư chứ không phải là một trách nhiệm tôn giáo.

Hôn nhân là một sự quy ước của xã hội, một thể chế do con người tạo ra nhằm vì mục đích an lạc, hạnh phúc của con người, để phân biệt xã hội loài người với đời sống thú vật và duy trì tật trự và sự hoà hợp trong quá trình sinh sản.

Dù là những kinh điển Phật giáo không đề cập đến vấn đề chế độ một vợ một chồng hoặc là chế độ đa phu đa thê, song người Phật tử tại gia được khuyên hạn chế ở chế độ một vợ một chồng. Ðức Phật không đặt ra những luật lệ cho đời sống hôn nhân nhưng đưa ra những lời khuyên cần thiết dạy chư Phật tử tại gia làm thế nào để sống một đời sống hôn nhân hạnh phúc. Có những sự liên hệ phong phú trong những bài pháp của Ngài rằng người ta nên khôn ngoan và khéo léo trung thành với chế độ một vợ một chồng và không tham đắm vào sắc dục và bỏ vợ mình đi theo những người phụ nữ khác. Ðức Phật nhận ra rằng một trong những nguyên nhân chính của sự suy vi của người đàn ông là sự dính líu của anh ta đối với những người phụ nữ khác. (Kinh Parabhava)

Người đàn ông phải nhận ra những khó khăn, những thử thách và nỗi phiền phức mà anh ta phải chịu đựng chỉ vì để duy trì người vợ và gia đình. Những khó khăn này sẽ được thổi phồng lên nhiều lần khi đối diện với những tai ương. Biết được những yếu điểm của bản chất con người, Ðức Phật chế giới luật khuyên chư đệ tử Ngài tránh vi phạm giới dâm.

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề hôn nhân rất là khai phóng. Trong Phật giáo, hôn nhân được xem như một vấn đề mang tính cá nhân và riêng tư chứ không phải là một trách nhiệm đối với tôn giáo. Không có quy luật nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch. Giới luật cũng không đặt ra cho người Phật tử buộc họ phải sinh con cái hoặc là điều chỉnh số lượng con cái mà họ phải sinh. Ðạo Phật cho phép mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền tự do quyết định cho chính bản thân mình về tất cả những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình. Người ta có thể hỏi rằng tại sao Tăng sĩ Phật giáo không lập gia đình bởi vì không có luật nào đồng ý hoặc chống lại việc lập gia đình của họ. Lý do hiển nhiên rằng để được phục vụ cho nhân loại, người tu sĩ đã chọn một lối sống tôn thờ chủ nghĩa độc thân. Những vị nào xuất gia tu tập và từ bỏ đời sống hôn nhân gia đình một cách tình nguyện để tránh xa những lời cam kết thế gian nhằm duy trì sự an lạc nội tâm và dành hết cuộc đời của mình phục vụ cho nhu cầu phát triển tâm linh và giải thoát cứu cánh của tha nhân. Mặc dù người xuất gia theo Phật giáo không cử hành một lễ cưới, song họ cũng có thể thực hiện tinh thần phục vụ của tôn giáo để mà ban phước cho cặp tình nhân mới cưới.

VẤN ÐỀ LY HÔN

Ly hôn hay ly dị không cấm theo quan điểm của Phật giáo mặc dù quy luật tất yếu chắc chắn là không thể phát sinh nếu những mệnh lệnh (giới luật) của Ðức Phật được tuân giữ một cách nghiêm khắc. Nam và nữ phải có quyền tự do chia ta nhau nếu họ thực sự không thể hợp tình hợp ý nhau. Chia tay là cách chọn lựa thích hợp nhất để tránh cảnh khổ đau của cuộc sống gia đình phải diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Ðức Phật còn đi xa hơn nữa là khuyên người đàn ông già không nên lấy vợ trẻ bởi vì người già và người trẻ không thể tương hợp nhau, sẽ tạo ra những vấn đề không đáng, sự bất hoà và sự suy vi (Kinh Parabhava).

Một xã hội phát triển thông qua một hệ thống những mối quan hệ xoắn vào nhau và tương quan tương duyên nhau. Mỗi mối quan hệ là một sự cam kết hết lòng hỗ trợ và bảo vệ nhau trong một nhóm hay cộng đồng người. Hôn nhân đóng một vai trò rất quan trọng trong mạng lưới những quan hệ của sự hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau này. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp phải phải triển và phát huy dần dựa trên cơ sở của sự hiểu biết chứ không dựa trên sự ép buộc, gượng ép, xuất phát từ lòng chung thuỷ và thành thật với nhau chứ không chỉ hoàn toàn dựa trên sự ham muốn. Thể chế của hôn nhân cung cấp một nền tảng tốt đẹp cho sự phát triển của văn hoá, một sự hội nhập vui vẻ của hai cá nhân để được nuôi dưỡng và thoát khỏi trạng thái cô đơn buồn tẻ, sự nghèo khổ và sợ hãi. Trong hôn nhân, mỗi bên phát huy một vai trò bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh và dũng khí đạo lý, mỗi bên biểu lộ sự công nhận vai trò hỗ trợ và đánh giá cao những kỹ năng của nhau. Không nên mang ý niệm trọng nam khinh nữ, hoặc trọng nữ kinh nam. Mỗi bên hỗ tương cho nhau, làm một người bạn đời dựa trên sự bình đẳng, biểu lộ sự nhã nhặn, hào phóng, yên tĩnh và nhiệt tâm với nhau.

VẤN ÐỀ HẠN CHẾ SINH ÐẺ, PHÁ THAI & TỰ TỬ

Mặc dù người đàn ông có quyền tự do kế hoạch hoá gia đình anh ta theo điều kiện sống của gia đình, song việc phá thai là không công bằng.

Người Phật tử không có lý do nào để chống lại việc hạn chế sinh đẻ. Họ tự do trong việc sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai truyền thống hay hiện đại. Những ai phản đối việc hạn chế sinh đẻ bằng cách nói rằng việc làm đó chống lại quy luật của Thượng đế, nên nhận ra rằng quan niệm của họ liên quan đến vấn đề này là không hợp lý. Trong vấn đề hạn chế sinh đẻ, những việc cần nên thực hiện là để ngăn chặn sự xuất hiện của một chúng sanh mới. Không liên quan đến việc sát sanh và không có tạo nghiệp bất thiện. Nhưng nếu họ đưa ra bất kỳ hành động nào để thực hiện việc nạo phá thai, thì hành động này là không đúng bởi vì nó liên quan đến việc sát hại sanh mạng hoặc là huỷ diệt một sự sống hữu hình hay vô hình. Do đó, việc phá thai là không công bằng.

Theo giáo lý Ðức Phật, năm điều kiện phải có mặt để đưa đến hành động sát sanh. Năm điều kiện đó là:

Một chúng sanh
Ý thức hay biết đó là một chúng sanh
Ý định giết hại
Tìm mọi cách để giết và
Kết quả là cái chết.

Khi một người nữ thụ thai, có một chúng sanh hiện hữu trong bào thai của cô ta và yếu ttó này đáp ứng điều kiện thứ nhất. Sau một vài tháng, cô ta biết rằng có một cuộc sống mới bên trong cô ta và yếu tố này thoả mãn điều kiện thứ hai. Sau đó, vì lý do này hay lý do khác, cô ta muốn muốn giết đi mạng sống này bên trong cô ta. Vì vậy, cô ta bắt đầu tìm kiếm một bác sĩ chuyên về việc phá thai để làm công việc đó và như thế, điều kiện thứ ba được đáp ứng. Khi bác sĩ phá thai thực hiện công việc, điều kiện thứ tư được thoả mãn và cuối cùng sanh mạng bị giết bởi vì hành động đó. Vì vậy, tất cả những điều kiện đều hiện hữu. Như thế, hành động này của người mẹ phạm vào giới thứ nhất là không được giết hại và việc làm này có giá trị như việc giết một mạng người. Theo Phật giáo, không có một lý do nào để nói rằng chúng ta có quyền tước đi mạng sống của những sinh vật khác. Trong một số tình huống đặc biệt, con người cảm thấy bị bắt buộc phải làm điều đó vì sự thuận tiện cho chính bản thân. Nhưng họ không nên biện minh hành động phá thai này bằng cách này hay bằng cách khác mà họ sẽ phải chịu những nghiệp quả xấu. Ơû một số nước, việc phá thai được xem là phi pháp, nhưng việc làm này là để vượt qua một số vấn đề. Những nguyên lý tôn giáo không bao giờ dâng nộp những thú vui của con người. Những nguyên lý ấy đại diện cho lợi ích của toàn thể nhân loại.

TỰ TỬ

Tước đi mạng sống của chính mình cho dù trong bất cứ tình huống nào cũng đều được xem là không đúng với tinh thần và luân lý đạo đức. Chấm dứt sự sống của chính mình do vì sự bực mình hay thất vọng chỉ tạo nên khổ đau ngày càng nhiều hơn. Tự tử là một cách hèn nhát để chấm dứt những vấn đề trong cuộc sống con người. Người với tâm thanh tịnh và khinh an không bao giờ tự tử. Nếu người từ bỏ thế giới này trong một trạng thái tâm tán loạn và bực mình, thì anh ta sẽ không thể tái sinh trong một điều kiện tốt hơn. Tự tử là một hành động bất thiện và không lành mạnh bởi vì nó được khích lệ bởi một tâm hồn tràn đầy tâm tham lam, sân hận và si mê. Những người tự tử không biết cách đối diện với những vấn đề, làm thế nào để đối diện với sự thật của cuộc đời và làm thế nào để sử dụng tâm mình theo phương pháp chính đáng. Những con người như thế không thể hiểu được bản chất của cuộc đời và những điều kiện của thế gian.

Có một số người hy sinh mạng sống của chính mình cho những gì họ nghĩ rằng vì sự nghiệp cao cả và thánh thiện. Họ chấm dứt mạng sống của họ bằng những biện pháp như thế như tự thiêu thân, tự hy sinh, hoặc là chết đói. Những hành động như thế có thể được xếp vào những hành động can đảm và dũng cảm. Tuy nhiên, theo quan điểm của Phật giáo, những hành động như thế không được xem như có tội. Ðức Phật đã chỉ rõ ràng rằng trạng thái tâm trong lúc tự tử sẽ dẫn đến khổ đau nhiều hơn.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/04/2017(Xem: 8681)
Đức Phật đôi khi có đề cập tới tính chất và các thành phần của vũ trụ. Theo Ngài, có nhiều hình thức đời sống hiện hữu ở các nơi khác trong vũ trụ. Với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học ngày nay, có lẽ không bao lâu nữa chúng ta sẽ khám phá ra các loài sinh vật khác đang sống ở các hành tinh xa nhất trong dãi thiên hà của chúng ta. Có thể các chúng sanh nầy sống trong những điều kiện và qui luật vật chất khác, hay giống như chúng ta. Họ có thể hoàn toàn khác chúng ta về hình thể, thành phần và cấu tạo hoá học
24/04/2017(Xem: 8117)
Lời giới thiệu: Chúng tôi viết quyển sách này với mong muốn được trình bày theo cái hiểu và suy nghĩ của riêng mình. Kính mong rằng các bậc cao Tăng thạc đức niềm tình tha thứ nếu có chỗ nào sai xót. Chúng con hàng hậu học, vừa học, vừa tu vừa hướng dẫn lấy Kinh luật luận làm nền tảng. Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu biết rõ ràng về Phật giáo và ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống hằng ngày. Chuyển nghiệp là quá trình nỗ lực làm cho phàm tính trong con người trở thành Thánh tính của bậc hiền.
18/04/2017(Xem: 7381)
Hai năm về trước, ngẫu nhiên đọc được bài diễn văn ‘Giá Trị của Khoa Học’ (The Value of Science) bởi Dr. Richard Feynman, Mùa Thu, 1955, (in Volume XIX, ENGINEERING AND SCIENCE, December 1955) rất nổi danh ở trên internet nhưng lúc đó tôi chưa đủ trình độ để hiểu nổi cái trí tuệ thậm thâm viên diệu của ông ta dù lúc đó tôi cảm thấy rất hấp dẫn.
18/04/2017(Xem: 6492)
Bài viết này được trình bày qua công trình nghiên cứu, suy luận, tham khảo, sáng tác và phóng dịch từ những nguồn gốc tài liệu giá trị bởi những khối óc vĩ đại của các khoa học gia Tây Phương cũng như của những cao tăng và những thiện tri thức, đã được tôi tư duy hóa, đồng cảm hóa, và Phật Giáo hóa để chứng minh vài công án nan giải của khoa học. Nó được xem như là một phương tiện trí tuệ của Phật Thừa để giải thích những gì khoa học hiện đại chưa thể vượt qua được.
17/04/2017(Xem: 5541)
Đa số chúng ta, ít ra đã có một lần, từng đọc qua lời tuyên bố nổi danh của nhà bác học Albert Einstein, tôi xin dịch lại cho sát ‘ý của Einstein từ Tây sang.’ “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạo và loại bỏ những giáo điều và thần học. Bao gồm cả thực tại và tâm linh, nó nên được đặt trên nền tảng của một tôn giáo trí tuệ, vượt trên tất cả những kinh nghiệm của hiện tại, tự tánh và Tâm Thức, đầy ý nghĩa ‘Đồng Nhất Thể.’ Phật Giáo đáp ứng được công án này. “The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description.” Albert Einsteinle
23/03/2017(Xem: 9951)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
20/03/2017(Xem: 11031)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
20/03/2017(Xem: 7539)
Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không? Này các bạn, đức Phật của chúng ta trước khi đi tu vẫn có vợ có con, sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề thấu rõ mọi nguyên lý sai biệt như phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo lấy, sau đó Phật mới trở về tiếp chúng độ sinh. Bảy thứ gia tài Thánh nếu chúng ta biết ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ giàu có và tràn đầy hạnh phúc, không một ai có thể cướp đi được. Đức Phật của chúng ta đã thừa hưởng gia tài đó, nên đã không còn luyến tiếc cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, và thần dân thiên hạ.
20/03/2017(Xem: 8610)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác
16/03/2017(Xem: 7691)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567