Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Những Bằng Chứng Lịch Sử Về Đức Phật

01/01/201108:40(Xem: 6591)
04. Những Bằng Chứng Lịch Sử Về Đức Phật

NHỮNG BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ VỀ ÐỨC PHẬT

Ðức Phật là người chinh phục vĩ đại nhất mà thế giới đã từng chứng kiến. Giáo lý của Ngài tỏa sáng con đường hướng dẫn nhân loại vượt qua từ một thế giới đen tối, vô minh, hận thù và khổ đau sang một thế giới của ánh sáng, tình thương và hạnh phúc.

Ðức Phật Cồ Ðàm không phải là một nhân vật huyền thoại mà là một nhân vật có thực trong lịch sử nhân loại, người đã khai sáng một tôn giáo mà chúng ta biết đến ngày nay-Phật giáo. Những bằng chứng để chứng minh sự hiện hữu của bậc đạo sư vĩ đại này được tìm thấy trong những sự kiện sau đây:

1. Những bằng chứng về những người biết đến đích thân Ngài. Những bằng chứng này được khắc ghi trong những bia ký bằng đá, những trụ đá và những tháp được dựng lên để tôn kính Ngài và tưởng nhó Ngài. Những bằng chứng và những khu tưởng niệm này để tưởng nhớ Ngài được tạo dựng bởi các bậc vua chúa và một số người khác rất gần thời đại của Ngài để mà họ có thể kiểm chứng câu chuyện về cuộc đời của Ngài.

2. Việc khám phá những nơi thánh tích và những di sản về đền đài được đề cập đến trong những chuyện kể về thời đại của Ngài.

3. Tăng già, đoàn thể thánh thiện mà Ngài đã thành lập, vẫn được duy trì không bị gián đoạn cho đến ngày nay. Tăng đoàn có những sự kiện về cuộc đời Ngài và những lời dạy của Ngài đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tại hầu hết mọi vùng trên khắp thế giới.

4. Sự kiện rằng chính vào năm Ngài nhập Niết-bàn và những thời kỳ sau này, những cuộc đại hội và kết tập kinh điển của Tăng già được tổ chức nhằm mục đích xác chứng giáo lý thực sự của bậc đạo sư sáng lập. Những cuộc kết tập và đại hội này chứng minh rằng giáo lý của Ngài đã được truyền từ người thầy sang cho chư vị đệ tử Ngài từ thời đại của Ngài cho đến ngày nay.

5. Sau khi Ngài nhập diệt, nhục thân của Ngài được trà tỳ và những viên xá lợi được phân chia cho tám vương quốc tại Ấn Ðộ đương thời. Mỗi vị quốc vương xây một ngọn tháp để tôn thờ phần xá lợi được phân chia. Phần xá lợi được chia cho vua Ajata Satthu được nhà vua tôn thờ trong một ngôi bảo tháp tại Rajagriha. Gần 2 thế kỷ sau này, hoàng đế A dục đem những viên xá lợi này và phân chia khắp cả nước. Những bia ký được tôn thờ trong này và những bảo tháp khác khẳng định rằng đây là những viên xá lợi của Ðức Phật Cồ Ðàm.

6. Bộ “Mahavansa”, một bộ sách đáng tin cậy nhất và cổ xưa nhất trong lịch sử mà chúng ta biết đến ngày nay cung cấp cho chúng ta những sự kiện chi tiết về cuộc đời cũng như những chi tiết về cuộc đời của đại đế A dục và tất cả những triều đại khác liên quan đến lịch sử Phật giáo. Lịch sử Ấn Ðộ cũng dành những trang sử vàng son viết về cuộc đời, sự hoằng hoá, sự phục vụ của Ðức Phật và những phong tục văn hoá truyền thống Phật giáo.

7. Vài trăm năm sau khi Ðức Phật nhập diệt, chúng ta có thể tìm thấy những bằng chứng, sử sách được ghi nhận ở những quốc gia Phật giáo như Tích Lan, Việt Nam, Miến Ðiện, Trung Quốc, Tây Tạng, Nepal, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia và Lào đã chứng tỏ những bằng chứng nguyên vẹn về mặt văn hoá, lịch sử, tôn giáo, văn chương, và truyền thống phong tụầm không có một Bậc đạo sư nào tại Ấn Ðộ được mọi người biết đến như Ðức Phật Cồ Ðàm.

8. Tam Tạng Thánh điển, một bộ sưu tập những lời dạy trong 45 năm thuyết giảng của Ngài đủ để chứng minh rằng Ðức Phật là một nhân vật lịch sử đã thật sự hiện hữu trên cõi đời này.

9. Tính chính xác và thiết thực của hệ thống Kinh điển Phật giáo được hỗ trợ bằng sự kiện rằng những nguồn tư liệu từ hệ thống kinh điển này cung cấp những thông tin cho những nhà sử học Ấn Ðộ viết về lịch sử Ấn Ðộ trong giai đoạn lịch sử thế kỷ thứ 5 và 6 trước Tây lịch. Những bản kinh điển, tiêu biểu là những bản kinh được viết tại Ấn Ðộ vào thời kỳ sớm nhất có độ tin cậy cao, cung cấp một nguồn tri thức thâm uyên cho những điều kiện và môi trường xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị trong suốt cuộc đời hành đạo của Ðức Phật cũng như cuộc đời của những vị vua đương thời với Ngài như vua Bình Sa (Bimbisara).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2012(Xem: 7552)
Vô tận trong lòng bàn tay, Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau được. Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều. Đúng như điều Einstein cảm nhận, Ph
15/01/2012(Xem: 8777)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
15/01/2012(Xem: 6755)
Phật đã bỏ loài người…(1) Điệp khúc ấy lâu lâu lại thấy đâu đó trên những đoạn đường đi qua. Nó đếnvà đi như bao chuyện khác trong đời. Chuyện phiếm trong đời quá nhiều, đâu đángbận tâm. Cho đến cái ngày, nó được thổi vào trong thơ của một ai đó như một bài“Thiền ca”… Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
07/01/2012(Xem: 6413)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "Không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình. Chúng ta, toàn thế giới, phải đương đầu với sự sai lầm này, thật là tệ. Chúng ta phải thật sự lưu tâm đến hoàn cảnh của chúng ta đang sống. Chúng ta cần phải truy nguyên tận căn để của tất cả các mối nghi ngờ và hiểu lầm của mình, và chúng ta có thể bắt đầu như thế nào để loại trừ nó một cách tốt nhất. Và chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng, nếu chúng ta không thực hiện điều này, chúng ta phải đối đầu với các trở ngại đó.
07/01/2012(Xem: 8123)
Sángnay nắng vàng rực rỡ. Những tia nắng trong suốt xuyên qua các cành cây kẻ lánơi tinh xá Kỳ Viên. Trên các lối mòn, những con đường chung quanh khu vườn đượctươi hẳn lên, tỏa mùi thơm thoang thoảng, hương vị những bước SakyAmuniBuddha248chân thiền hành củaĐức Thế Tôn. ..Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng...
30/12/2011(Xem: 6025)
Trên đời này có hai thứ cao quý nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não còn được gọi là thất bảo và phật pháp tăng. Các thứ cao quý ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong lòng đất với thời gian cả ngàn năm, tỷ năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, còn vàng bạc gọi là kim loại quý.
14/12/2011(Xem: 8221)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
10/11/2011(Xem: 3309)
Đạo Phật không ca ngợi sự nghèo khổ, cũng như không phê phán sự giàu có. Bởi vì, giàu nghèo chỉ là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh. Cứu cánh là sự an lạc thật sự của thân tâm, chỉ có thể đạt tới được bằng đạo đức và trí tuệ...
25/10/2011(Xem: 6790)
Thái độ của Phật giáo liên quan đến sự hòa điệu phi thường này như thế nào? Phật giáo có chấp nhận ý niệm có một Đấng Sáng Tạo toàn tri hay là một nguyên lý sáng tạo có khả năng điều chỉnh sự tiến triển của vũ trụ một cách tuyệt vời? Hay Phật giáo cho rằng sự hòa điệu chính xác và tuyệt vời của vũ trụ chẳng qua chỉ là một tình cờ may mắn? Vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo?
10/08/2011(Xem: 3689)
Thuyết nhân quả của nhà Phật, nói đủ là nhân-duyên và quả là một triết lý mang tính khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, không mang tính chất hình thức của sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào. Hiểu vậy, trong cuộc sống, chúng ta vui vẻ đón nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình như một kết quả do chính mình tạo nhân từ trước. Từ đó suy nghiệm ra, lý nhân quả chi phối cả vũ trụ nhân sinh. Nếu tin sâu nhân quả, chúng ta sẽ được thăng hoa trên đời sống tâm linh, trở nên hiền thiện đạo đức. Ngược lại, nếu không tin nhân quả, cuộc sống chúng ta trở nên liều lĩnh và càn bừa, bất chấp hậu quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567