Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương I: Tổng Luận

20/12/201017:34(Xem: 8958)
Chương I: Tổng Luận

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG
VÀ TRIẾT HỌC TÁNH KHÔNG

Thích Tâm Thiện
Nhà Xuất Bản TP. Hồ chí Minh 1999

Chương I
Tổng Luận

Nói đến triết học Phật giáo là nói đến một hệ thống tư tưởng vô cùng uyên áo và đa diện. Bởi lẽ, trong quá trình truyền bá chánh pháp, từ thời Phật giáo Nguyên thủy (1) đến Phật giáo Bộ phái và Phật giáo Phát triển (Mahayana), đã xuất hiện nhiều học thuyết hoặc về Phật giáo, hoặc có liên quan đến Phật giáo, mà những học thuyết hay hệ tư tưởng đó thường có những điểm bất đổng. Tất nhiên, lý do của những điểm bất đổng phần lớn là tùy thuộc vào mức độ tâm chứng khác nhau. Điều này được nhìn thấy rõ qua các lần kết tập kinh điển (2). Tỉ dụ, lần thứ nhất, đại biểu kết tập gổm 500 vị A La Hán ; lần thứ hai, 700 vị A La Hán ; lần thứ ba, 1.000 vị Tăng sĩ được tuyển chọn ; và, lần thứ tư, 500 vị học giả. Từ đó, cho thấy rằng, càng về sau, các bậc Thánh trí (A La Hán) càng giảm dần, thế có nghĩa là năng lực trí tuệ - tâm chứng, một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giải minh giáo lý của Phật (3) của các nhà Phật học đang trên đà suy giảm. Từ đó, chánh pháp, thay vì "phải trực nhận", "phải tự mình thể nghiệm", lại được đưa ra để thảo luận, nghĩa là phải viện vào ngôn ngữ. Và, khi ngôn ngữ trở nên quan trọng, đóng vai trò trung tâm, thì các nhà luận giải thường bị quá đà. Và, càng đi xa trong việc diễn dịch, thì càng xa rời những giáo huấn vốn bình dị, chân phương và thực tiễn đi vào dòng tâm thức thế gian mà Phật đã dạy. Do đó, có thể nói rằng chính những quan điểm bất đổng trong việc giải minh và cắt nghĩa giáo huấn của Phật mà phát sinh các học thuyết, quan niệm khác nhau về Phật giáo. Điều này, một mặt làm cho giáo nghĩa trở nên phong phú, đa diện ; nhưng mặt khác, nó làm nhân cho sự phân hóa giáo đoàn Phật giáo ; và có khi xa rời hẳn bản ý của Phật (4). Vì thế, trong việc nghiên cứu triết học Phật giáo ngày nay, không thể chỉ thuần túy dựa vào lịch sử phát triển của Phật giáo, mà phải đi theo tiến trình tư tưởng. Thông qua tiến trình tư tưởng này, chúng ta có thể tìm hiểu triết học Phật giáo một cách chính xác và dễ dàng (5). Đây là lý do tại sao các nhà Phật học chuyên môn khi đánh giá, nhận định về tư tưởng triết học Phật giáo thường dùng đến "nguyên tắc" phân kỳ (6), như là một phương pháp phân tích và bình phẩm về triết học sử Phật giáo. Đặc biệt là đối với Phật giáo Trung Hoa, bên cạnh "nguyên tắc" Phân kỳ, lịch sử còn có một hệ thống phân kỳ giáo nghĩa được gọi bằng danh từ "Phán giáo". Và hệ thống Phán giáo của Phật tử Trung Hoa có thể được xem là một sáng tạo lớn trong việc giải minh các hệ thống triết học Phật giáo. Nó được bắt đầu từ thời Tống (thời đại Nam Bắc triều, 317-589) ; thông qua việc nghiên cứu kinh Niết Bàn mà ngài Đạo Sinh đề xuất học thuyết "Đốn ngộ thành Phật", ngài Tuệ Quán đề xuất học thuyết "Đốn tiệm bất định". Và học thuyết của Tuệ Quán (7) được xem là một trong những học thuyết đầu tiên trong việc khai sáng hệ thống phán giáo, và ông trở thành người tiên phong trong các hệ thống phán giáo của Phật học Trung Hoa. Sự kiện này đã ảnh hưởng lớn lao đến các tông - phán giáo sau này (8).

Ở đây, khi nghiên cứu về lịch sử tư tưởng - triết học Tánh Không, hẳn nhiên chúng ta phải dựa vào các học thuyết phân kỳ để minh định tiến trình của nó. Song, trong tự thân của các học thuyết phân kỳ lại có những điểm tương đổng, dị biệt. Vì thế, trên nguyên tắc, một phần nào đó phải dựa vào tiến trình lịch sử, mà ở đây, khởi nguổn từ Ấn Độ, hay nói đúng hơn là từ Phật giáo thời Nguyên thủy. Đây là điểm nhất quán và luôn luôn được đánh giá cao bởi các nhà Phật học chuyên môn. Vì lẽ, kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy thường được xem là cội nguổn của tư tưởng triết học Phật giáo, dù bất kỳ lúc nào và ở đâu. Đó chính là những bộ kinh được kiết tập từ ký ức của các vị thánh A La Hán. Và, những gì được ghi lại ở đây là những lời dạy rõ ràng, chân xác, minh bạch từ lời dạy của Phật cho từng đối tượng khác nhau và trong từng thời điểm khác nhau. Những giáo lý như Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Tam pháp ấn, Duyên khởi - Vô ngã v.v..., nó vừa là nền tảng lại vừa là đỉnh cao của tư tưởng triết học Phật giáo. Và cũng chính những giáo lý này được xem là khuôn vàng thước ngọc cho việc giải kiến tất cả quan điểm Phật học trong mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực văn hóa và văn minh Phật giáo. Từ đó, có thể kết luận rằng, tạng thư Nikàya chính là cội nguổn của lịch sử tư tưởng triết học Phật giáo. Cho đến tất cả kiến giải triết học về sau đều có ảnh hưởng sâu đậm đến cội nguổn này.

Cũng vậy, tư tưởng triết họcTánh Không, theo quan điểm của các nhà Đại thừa (Mahayanists) như trong truyền thống, cho rằng nó được khai sinh từ văn hệ Bát Nhã, một hệ thống kinh tạng Đại thừa phát sinh từ Đại chúng bộ (Mahàsamghikà), lần đầu tiên xuất hiện tại miền Nam Ấn, trung tâm truyền bá tư tưởng của Phật giáo Phát triển (Mahayana Buddhism). Nhưng thực chất, dòng triết học này vốn đã được thai nghén từ trong kinh tạng Nikàya (9) trên nền móng cơ bản của những giáo lý Duyên khởi, Vô ngã, Vô thường... Trong suốt thời gian, từ khởi nguyên cho đến khi trở thành một hệ tư tưởng triết học đặc thù, mọi luận thuyết đều phải trải qua nhiều giai đoạn, như khởi nguyên, hệ thống hóa, độc lập hóa v.v... Điều này được nhìn thấy rõ ràng qua các mốc lịch sử phân kỳ ; tương tự như thế đối với lịch sử tư tưởng triết học Tááánh Không. Nó được phát khởi từ những lời dạy mộc mạc, cụ thể của Phật. Đến sau khi Phật diệt độ, nó tiếp tục được vừa sàng lọc, vừa phát triển qua các giai đoạn của Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Bộ phái và đỉnh cao là Phật giáo Mahayana. Và tạng thư đầu tiên được hình thành của Phật giáo Mahayana chính là hệ thống kinh tạng Bát Nhã ; và tư tưởng trung tâm của nó là Tánh Không (Sunyàta).

Nhưng tại sao Tánh Không lại xuất hiện như một trào lưu tư tưởng mới mẻ và táo bạo, để phủ nhận mọi quan điểm triết học đa nguyên-thực tại-luận, vốn được xem là đối đầu với nó ? Điều này, một cách nào đó, được giải thích rõ qua nội dung của lịch sử phân kỳ mà phần sau chúng ta sẽ bàn đến.

Nếu căn cứ trên bình diện lịch sử, tư tưởng Phật giáo Mahayana được xuất hiện một cách tiệm tiến từ Phật giáo Bộ phái, cho đến thời đại của vua Asoka (10) và kế đó là vua Kaniska, thì tư tưởng Đại thừa - Bát Nhã đã bước đầu hình thành (11). Và từ đó, hàng loạt kinh điển thuộc Đại thừa giáo xuất hiện, như kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka), kinh Duy Ma, kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, kinh Pháp Hoa, và các kinh thuộc phần giáo Tịnh độ. Và, trong mỗi bộ kinh đều hàm chứa một nội dung độc lập ; tuy nhiên, về mặt giáo nghĩa, các bộ kinh đó chỉ bỗ sung cho nhau và hoàn toàn không hề chống trái, mặc dầu có khá nhiều học thuyết khác biệt. Song, như đã nói ngay từ đầu, sự khác biệt và bao dung đó chỉ là tính cách đa diện của pháp (xuất hiện như "pháp nhĩ như thị") (12) mà thôi. Chẳng hạn, học thuyết trung tâm của Bát Nhã là "vọng tâm duyên khởi" ; của Hoa Nghiêm là "chân tâm duyên khởi" ; ở Duy Ma là "bất nhị" ; ở Pháp Hoa là "khai thị ngộ nhập" và "Tam thừa đổng nhất" v.v...

Tuy nhiên, đối với Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Duy Ma, Lăng Nghiêm v.v..., thì sự truyền bá của nó được thích ứng hóa vào đời sống triết lý thời đại một cách ôn hòa ; ở đây, tuyệt nhiên không có bất kỳ một sự phản ứng nào. Trái lại, đối với Bát Nhã, sự xuất hiện của nó như là một hệ tư tưởng mới lạ, phủ dẫm mọi định kiến, học thuyết cỗ điển, mọi luận thuyết thời danh trong truyền thống ; tựa hổ như ngọn sóng thần từ đại dương mênh mông, bôỵng phút chốc hiện hữu, đã xóa nhòa mọi cơ đổ gập ghềnh được xây dựng từ nghìn năm trên bãi cát trắng bao la. Tánh Không của Bát Nhã giáng xuống thời đại như một thứ sấm sét trong đêm tối cô liêu, làm cho tất cả hiện hữu của muôn ngàn dị biệt đa thù trong thinh không chợt hóa hiện rổi lại chìm vào tăm tối. Mọi vật như đến rổi đi, như sinh rổi diệt, như có rổi không. Chỉ trong một tích tắc, mọi sự thể của trần gian đều hóa thành mộng mị, hư ảo, và mọi nguyên lý bôỵng trở thành phi lý. Đó là một thứ phi lý được bắt nguổn từ dòng sống thực tại, một thứ thực tại mà Tam đoạn luận (Syllogism) của Aristotle (13) bị bẻ gãy ngay trong thành ngữ "Không ai có thể đặt chân hai lần trên cùng một dòng nước " (14) của Héraclite. Đó là thực tại toàn chân, một thực tại bất khả thuyết bởi ngôn ngữ, vượt lên trên mọi định kiến hoặc thường hằng, hoặc là đoạn diệt. Bởi lẽ, đối diện với Tánh Không có nghĩa là đối diện trước một sự thách thức vĩ đại, mà con người chỉ có thể hoặc là buông bỏ mọi cơ đổ của tự ngã để thể nhập thực tại Tánh Không, hoặc là nghìn năm phiêu bổng trong thế giới của hư vô không tận. Tánh Không là như thế ! Bao lâu con người còn cố gượng bám víu lấy một sự thể nào, một ý niệm về một sự thể nào, cho đến ngay cả cái ý niệm về thế giới ý niệm, thì khi đó y vẫn chìm đắm trong tuyệt vọng khỗ đau.

Do đó, có thể nói rằng, lịch sử của tư tưởng triết học Táánh Không ra đời là một sự chuyển y (Àsrayaparàvrtti) kỳ vĩ nhất trong lịch sử - tư tưởng triết học Phật giáo. Tiếng nói đầu tiên của nó là "Nhất thiết pháp không" (15), nhằm phủ nhận một cách trọn vẹn thế giới quan đa nguyên-thực tại ; mà trước đó, đã một thời ngự trị trên dòng sông triết học cỗ đại Ấn Độ thời bấy giờ. Rổi sau đó, chính nó là chất xúc tác để hàng loạt hệ thống tư tưởng hậu Đại thừa xuất hiện. Vì thế, khi nghiên cứu về lịch sử tư tưởng triết học Tánh Không, hẳn phải bắt đầu từ thế giới quan Phật giáo thời Nguyên thủy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/04/2017(Xem: 8705)
Đức Phật đôi khi có đề cập tới tính chất và các thành phần của vũ trụ. Theo Ngài, có nhiều hình thức đời sống hiện hữu ở các nơi khác trong vũ trụ. Với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học ngày nay, có lẽ không bao lâu nữa chúng ta sẽ khám phá ra các loài sinh vật khác đang sống ở các hành tinh xa nhất trong dãi thiên hà của chúng ta. Có thể các chúng sanh nầy sống trong những điều kiện và qui luật vật chất khác, hay giống như chúng ta. Họ có thể hoàn toàn khác chúng ta về hình thể, thành phần và cấu tạo hoá học
24/04/2017(Xem: 8161)
Lời giới thiệu: Chúng tôi viết quyển sách này với mong muốn được trình bày theo cái hiểu và suy nghĩ của riêng mình. Kính mong rằng các bậc cao Tăng thạc đức niềm tình tha thứ nếu có chỗ nào sai xót. Chúng con hàng hậu học, vừa học, vừa tu vừa hướng dẫn lấy Kinh luật luận làm nền tảng. Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu biết rõ ràng về Phật giáo và ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống hằng ngày. Chuyển nghiệp là quá trình nỗ lực làm cho phàm tính trong con người trở thành Thánh tính của bậc hiền.
18/04/2017(Xem: 7396)
Hai năm về trước, ngẫu nhiên đọc được bài diễn văn ‘Giá Trị của Khoa Học’ (The Value of Science) bởi Dr. Richard Feynman, Mùa Thu, 1955, (in Volume XIX, ENGINEERING AND SCIENCE, December 1955) rất nổi danh ở trên internet nhưng lúc đó tôi chưa đủ trình độ để hiểu nổi cái trí tuệ thậm thâm viên diệu của ông ta dù lúc đó tôi cảm thấy rất hấp dẫn.
18/04/2017(Xem: 6515)
Bài viết này được trình bày qua công trình nghiên cứu, suy luận, tham khảo, sáng tác và phóng dịch từ những nguồn gốc tài liệu giá trị bởi những khối óc vĩ đại của các khoa học gia Tây Phương cũng như của những cao tăng và những thiện tri thức, đã được tôi tư duy hóa, đồng cảm hóa, và Phật Giáo hóa để chứng minh vài công án nan giải của khoa học. Nó được xem như là một phương tiện trí tuệ của Phật Thừa để giải thích những gì khoa học hiện đại chưa thể vượt qua được.
17/04/2017(Xem: 5557)
Đa số chúng ta, ít ra đã có một lần, từng đọc qua lời tuyên bố nổi danh của nhà bác học Albert Einstein, tôi xin dịch lại cho sát ‘ý của Einstein từ Tây sang.’ “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạo và loại bỏ những giáo điều và thần học. Bao gồm cả thực tại và tâm linh, nó nên được đặt trên nền tảng của một tôn giáo trí tuệ, vượt trên tất cả những kinh nghiệm của hiện tại, tự tánh và Tâm Thức, đầy ý nghĩa ‘Đồng Nhất Thể.’ Phật Giáo đáp ứng được công án này. “The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description.” Albert Einsteinle
23/03/2017(Xem: 9985)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
20/03/2017(Xem: 11147)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
20/03/2017(Xem: 7565)
Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không? Này các bạn, đức Phật của chúng ta trước khi đi tu vẫn có vợ có con, sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề thấu rõ mọi nguyên lý sai biệt như phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo lấy, sau đó Phật mới trở về tiếp chúng độ sinh. Bảy thứ gia tài Thánh nếu chúng ta biết ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ giàu có và tràn đầy hạnh phúc, không một ai có thể cướp đi được. Đức Phật của chúng ta đã thừa hưởng gia tài đó, nên đã không còn luyến tiếc cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, và thần dân thiên hạ.
20/03/2017(Xem: 8699)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác
16/03/2017(Xem: 7727)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567