Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Nghiệp Báo Hay Luật Nhân Quả

14/12/201016:28(Xem: 12800)
6. Nghiệp Báo Hay Luật Nhân Quả

NGHIỆP BÁO HAY LUẬT NHÂN QUẢ


Chúng ta đang sống trong một thế giới hoàn toànmất quân bình. Chúng ta nhận thấy con người với những sự bất bình đẳng,vận mạng khác nhau; và đủ loại chúng sanh hiện hữu trong vũ trụ. Chúng ta thấy người này sinh vào cảnh giàu sang với trí tuệ thông minh đạo đức, và cơ thể khỏe mạnh; trong khi kẻ khác gặp cảnh nghèo hèn, khổ cực.Có người nhân đức và thánh thiện, nhưng trái lại họ thường gặp điều không may. Thế giới ác nghiệt diễn ra trái với tham vọng và ước muốn củahọ. Họ chịu sự nghèo khổ, mặc dù lòng họ thành thực và hiếu thảo. Có kẻxấu xa, khờ dại, nhưng lại luôn luôn gặp may. Họ được hưởng mọi điều ânhuệ, mặc dù họ có những khuyết điểm và sống cuộc đời tội lỗi.

Chúng ta có thể hỏi tại sao người này sinh ra thấp hèn, kẻ khác lại giàu sang? Tại sao có người phải sớm xa lìa bàn tay củabà mẹ thân yêu, khi họ chỉ được vài tuổi; và người khác lại chết giữa tuổi hoa niên, hoặc vào tuổi 80 hay 100? Tại sao có người sinh ra bị ốm đau và tật nguyền, có người lại cường lực và khỏe mạnh? Tại sao có ngườiđẹp đẽ, có kẻ xấu xa và gớm guốc, ai cũng chán ghét? Tại sao người này sinh trưởng trong sự giàu sang, và kẻ khác lại gặp cảnh nghèo túng, ngậptràn khổ đau? Tại sao có người sinh ra là triệu phú, kẻ khác lại bần cùng? Tại sao người này thông minh, người kia lại ngu dốt? Tại sao có người sinh ra với bẩm tính thánh thiện, và có kẻ tánh tình lại độc ác? Tại sao vài người đã trở thành nhà ngữ học, nghệ sĩ, toán học hay nhạc sĩ từ lúc còn nhỏ? Tại sao có người vừa sinh ra đã mù, điếc và tật nguyền? Tại sao có những trẻ em vừa mở mắt chào đời đã được hưởng mọi phước lành và có em lại bị xem như một tội khổ?

Ðây là những vấn đề làm bận tâm trí của những người hiểu biết. Làm sao chúng ta giải thích được mọi sự khác biệt ở thế gian và những bất công trong nhân loại?

Phải chăng đó là do kết quả của sự may rủi hay ngẫu nhiên mù quáng?

Trong thế gian này, không có việc gì xảy ra do bởi sựtình cờ hay ngẫu nhiên mù quáng. Nếu bảo rằng mọi điều xảy đến đều do sự ngẫu nhiên thì cũng chẳng khác gì nói cuốn sách này tự nhiên nó sinh ra. Nói một cách chính xác, không có điều chi xảy ra cho người nào mà không do người đó gây ra nguyên nhân này hay nguyên nhân khác.

Có thể nào bảo đó là ý muốn của một đấng Tạo Hóa vô trách nhiệm?

Ông Huxley nói: “Nếu chúng ta tin rằng có một nhân vật nào cố tâm tạo nên cái vũ trụ kỳ diệu này, thì theo ý tôi, rõ ràng nhân vật ấy không có từ thiện và công bình; mà theo nghĩa phổ thông của danh từ, nhân vật ấy lại còn xấu ác và bất công”.

Theo ông Einstein (39): “Nếu nhân vật (Thượng Ðế) ấy là toàn năng, thì mọi điều xảy ra, bao gồm các hành động, tư tưởng, cảm giác, và ước muốn của con người, thảy đều do Ngài tạo tác; vậy làm sao ta có thể nghĩ rằng con người phải chịu trách nhiệm về những hành động và tư tưởng của mình trứơc một đấng Toàn Năng?

“Khi đưa ra những hình phạt và phần thưởng, thì chínhnhân vật ấy, trong một phạm vi nào đó, cũng đã tự xét xử lấy mình. Làm sao sự kiện này phù hợp được vời lòng từ thiện và đức tánh chánh trực màta đã quy gán cho Ngài?

“Theo những nguyên tắc thần học, con người được sinh ra một cách độc đoán mà không có sự ước muốn của nó; và khi ra đời, con người hoặc được hưởng phước báu hay chịu sự trừng phạt vĩnh viễn. Từ đó,con người dù thiện hay ác, hạnh phúc hay đau khổ, cao sang hay thấp hèn, từ bước đầu trong tiến trình sinh ra cho đến lúc thở hơi cuối cùng,không ai chú ý đến những ham muốn, ước nguyện, tham vọng, sự đấu tranh hay những lời cầu nguyện chân thành của một cá nhân. Ðó là thuyết định mạng của thần học” (Spencer Lewis).

Theo Charles Bradlaugh: - “Sự hiện hữu của tội lỗi làmột trở ngại khủng khiếp đối với người tin vào Thượng Ðế. Khổ đau, khốncùng, tội ác, nghèo đói đã chống đối sự biện hộ cho lòng bác ái vĩnh cửu; và thách đố một câu giải đáp vững chắc về lời tuyên bố của đấng Thượng Ðế được xem như toàn thiện, toàn trí và toàn năng”.

Theo lời của ông Schopenhauer: - “Ai tự cho rằng mìnhsinh ra từ hư không, cũng phải nghĩ rằng mình sẽ trở thành hư không; vànhư thế, trước khi ra đời, họ đã có một quá khứ và tương lai đó, mình không bao giờ ngừng sống, thật là một ý nghĩ quái dị.

“Nếu sanh là khởi điểm tuyệt đối, thì chết hẳn phải là sự chấm dứt tuyệt đối; và bảo rằng con người sinh ra từ hư vô, tất yếu dẫn đến kết luận rằng sau khi chết tuyệt đối không còn gì nữa”.

Khi thảo luận đến vấn đề nỗi khổ đau của nhân loại vàThượng Ðế, giáo sư J.B.S.Haldane viết: - “Hoặc đau khổ là điều cần thiết cho sự hoàn thiện tâm tánh con người, hoặc Thượng Ðế không phải Toàn Năng. Có người đau khổ ít nhưng tâm tánh rất tốt, nhờ diễm phúc củadòng họ và được sinh vào nhà gia giáo. Sự kiện này bác bỏ lý thuyết thứnhất. Còn về điểm thứ hai bị đánh đổ vì lẽ nếu nhìn vũ trụ toàn diện, ta sẽ thấy có vài khiếm khuyết cần bổ túc bởi sự quyết định của thần linh. Và đấng sáng tạo có thể tạo nên mọi việc theo ý muốn”.

Lord Russell bày tỏ: “Người ta bảo rằng thế giới đượcsáng tạo bởi Thượng Ðế, là đấng toàn thiện và toàn năng. Ngài dựng nên thế giới mà Ngài đã thấy trước trong đó chứa đầy khổ đau và phiền não. Cho nên, Ngài chịu trách nhiệm về tất cả mọi điều ấy. Thật là vô ích để biện minh rằng sự đau khổ trong thế gian là do tội lỗi. Nếu Thượng Ðế biết trước những tội ác mà con người sẽ vi phạm, hẳn nhiên Ngài phải chịu trách nhiệm về mọi kết quả của những tội lỗi ấy, khi Ngài quyết định tạo ra con người”.

Trong bài thơ cổ nhan đề “Tuyệt vọng” (Despair) của thi hào Lord Tennyson, ông đã can đảm tấn công Thượng Ðế, là nhân vật đãnói, và được ghi trong tập Isaiah (XIV,7): “Ta tạo hòa bình và tội lỗi”.

“Thế nào! Phải chăng tôi nên gọi đó là tình thương vô hạn đã phục vụ quá tốt đẹp cho chúng ta?

Hay đúng hơn là sự dã man vô tận đã tạo nên địa ngục trường cửu,

Ðã tạo ra chúng ta, đã biết chúng ta, đã phán xét chúng ta, và làm mọi việc theo ý muốn của riêng mình.

Hơn nữa là bà mẹ vô tri, tàn ác không bao giờ thấu nghe lời than thở của chúng ta”.

Chắc chắn “lý thuyết của chủ trương rằng tất cả nhân loại đều tội lỗi và phạm tội truyền kiếp của Adam là một sự thách đố đốivới công lý, lòng bác ái, tình thương và tánh công bình vạn năng”.

Những tác giả thời xưa đã nhứt quyết bảo rằng Thượng Ðế đã tạo ra con người theo hình ảnh của mình. Một vài tư tưởng gia hiệnđại, trái lại, nói rằng chính con người tạo Thượng Ðế theo hình ảnh củamình. Với sự phát triển của nền văn minh, quan niệm về Thượng Ðế cũng được ngày càng cải thiện.

Dù sao, ta không thể quan niệm có một nhân vật như thế hiện hữu hoặc ở trong hay ngoài vũ trụ.

Sự khác biệt này phải chăng do truyền thống và giới thân cận? Ta phải thừa nhận rằng hiện tượng lý hóa do các nhà khoa học phát minh đã giải thích được một phần vấn đề, nhưng các hiện tượng lý hóa đó không thể giải đáp căn bản sự khác biệt tế nhị và bất đồng rộng lớn giữa những cá nhân. Tại sao hai em bé sinh đôi có thân hình giống nhau, thường tánh chất của mỗi em lại khác, trí tuệ và tánh nết lại hoàntoàn khác biệt?

Riêng thuyết truyền thống không thể giải thích được những sự sai khác sâu rộng này. Ðúng ra, nó giải đáp những điểm giống nhau nhiều hơn là chứng minh những chỗ bất đồng. Hạt thai chủng lý hóa cực nhỏ bằng khoảng 1/30.000.000 inch thừa hưởng của cha mẹ, chỉ giải thích được một phần thể chất căn bản của con người. Ðối với sự khác biệtvề tinh thần, trí tuệ và đạo đức, phức tạp và tế nhị hơn, chúng ta cần đến nhiều sự giải rõ khác. Thuyết truyền thống không thể giải thích đầy đủ được tại sao một đứa con tàn ác lại sinh ra trong gia đình lương thiện; và một thánh nhân hay một người đạo đức sinh trưởng trong gia đình xấu xa, cũng như trường hợp của những thần đồng, các bậc thiên tài và những vị đại giáo chủ.

Theo Phật Giáo, sự sai khác này không những chỉ do truyền thống, giới thân cận, “bản tính và sự giáo dưỡng”, nhưng cũng chính do nghiệp báo của chúng ta, hay nói cách khác, do kết quả của những hành động chúng ta gây ra trong quá khứ và hiện tại. Chính chúng ta phải chịu trách nhiệm về những hành động, sự hạnh phúc và đau khổ củachúng ta. Chính ta tạo nên địa ngục cho ta. Chính ta xây dựng thiên đường cho chúng ta. Chúng ta là những kiến trúc sư xây dựng vận mạng củachúng ta. Nói tóm, chính chúng ta tạo nên nghiệp báo của chúng ta.

Một hôm nọ, có chàng thanh niên tên Subha đến gần đứcPhật, và hỏi tại sao và do nguyên nhân nào mà trong thế gian có những cảnh huống bất đồng cao và thấp.

Subbha bạch rằng: “Tại sao con thấy trong nhân loại có người yểu, có người thọ, người mạnh khỏe và người bệnh hoạn, người đẹp đẽ và người xấu xí; người có thế lực và người không có uy quyền; có người nghèo khổ, kẻ phú quý; có người sinh trong gia đình thấp hèn, và có kẻ thuộc hạng cao sang; có người dốt nát, và có kẻ thông minh”.

Ðức Phật vắn tắt trả lời như sau: “Tất cả chúng sanh đều mang theo cái nghiệp (Kamma) của chính mình, như một di sản, một căn nguyên như người chí thân, như chổ nương tựa. Chính cái nghiệp đã phân chia ra tình trạng cao và thấp của mọi chúng sanh”.

Rồi đức Phật giải thích nguyên nhân của những sự khác biệt đó đúng theo luật nhân quả.

Như vậy, theo quan điểm của Phật Giáo, sự chênh lệch về tinh thần, trí tuệ, đạo đức và bẩm tính của chúng ta, phần lớn do cáchành động và khuynh hướng của chúng ta, trong quá khứ và hiện tại.

Nghiệp theo nghĩa đen là hành động; nhưng, theo nghĩarốt ráo của nó, là tác ý, thiện và bất thiện. Nghiệp gồm có hai loại tốt và xấu. Tốt đem lại tốt. Xấu đem lại xấu. Cái gì giống nhau thu hút nhau. Ðó là định luật Nghiệp Báo.

Như người Tây Phương gọi “Nghiệp” là “ảnh hưởng của hành động.”

Chúng ta gặt những gì chúng ta đã gieo. Chúng ta đã gieo nhân tức chúng ta phải hái quả, lúc này, nơi này; hay lúc khác, nơikhác. Nói một cách, hiện tại chúng ta phải nhận lấy kết quả của hành động chúng ta đã gây ra trong quá khứ; tương lai chúng ta sẽ gánh chịu kết quả của hành động chúng ta tạo nên trong hiện tại. Trong một nghĩa khác, hiện tại của chúng ta không hoàn toàn là kết quả của chúng ta trong quá khứ; và trong tương lai của chúng ta, không tuyệt đối là kết quả của chúng ta trong hiện tại. Chẳng hạn, một tội phạm hôm nay có thể trở thành một thánh nhân ngày mai.

Phật Giáo chủ trương mọi sự khác biệt (trong đời sống) là tùy thuộc nơi Nghiệp (Kamma), nhưng Phật Giáo không quả quyết rằng tất cả đều do ở Nghiệp.

Nếu mọi việc đều do nơi Nghiệp thì một người sẽ phải luôn luôn xấu vì Nghiệp của họ là xấu. Và bệnh nhân khỏi cần đi khám bácsĩ để chữa bệnh, vì nếu Nghiệp của họ đã vậy, thì họ sẽ được chữa lành.

Theo Phật Giáo, có năm định luật hay tiến trình (Niyamas) chi phối thế giới vật chất và tinh thần: -

1. Kamma Niyama, định luật nhân quả như hành động tốt hoặc xấu sẽ dẫn đến kết quả thiện hay ác.

2. Utu Niyama, định luật về vật lý (không hữu cơ) như hiện tượng thời tiết mưa gió.

3. Bija Niyama, định luật về thai chủng hay hạt giống(định luật vật hữu cơ) như cây lúa do hạt lúa; vị ngọt do đường mía haymật ong tạo nên v.v... Thuyết khoa học về tế bào, bẩm sinh gene và sự giống nhau về thể chất của hai trẻ sinh đôi đều do luật này chi phối.

4. Citta Niyama, định luật về ý thức hay tâm lý, như sự diễn tiến của tâm, năng lực của tâm v.v...

5. Dhamma Niyama, định luật của vạn pháp, như các hiện tượng thiên nhiên xảy ra vào lúc đản sinh của một vị Bồ Tát trong kiếp sau cùng, luật hấp dẫn lực v.v...

Năm quy luật hay tiến trình kể trên tự nó là những định luật mà theo đó ta có thể giải thích mọi hiện tượng tinh thần (tâm lý) cũng như vật chất (vật lý).

Cho nên, Nghiệp Báo chỉ là một trong năm định luật mànó chi phối toàn vũ trụ. Tự nó là một định luật, và nó không do người nào tạo ra. Những định luật thông thường của thiên nhiên, như trọng lực không cần phải có ai tạo nên. Nó có hiệu lực trong một lãnh vực riêng biệt, không chịu ảnh hưởng của một tha lực độc lập nào từ bên ngoài.

Chẳng hạn, không ai khiến lửa nóng thì cháy. Không aibắt mực nước phải ngang bằng như vậy. Cũng không nhà khoa học nào quyếtđịnh nước là gồm có hai Hýt Rô với một Ốc Xy hay làm cho nước giá lạnh được. Những điều này là do đặc tính tự nhiên của chúng. Nghiệp không phải là vận số, cũng không phải định mạng khống chế chúng ta do một quyền lực xa lạ huyền bí nào, buộc chúng ta phải ngoan ngoãn phục tùng. Chính hành động của ta đã tạo nên kết quả cho ta; và do đó, con người cókhả năng thay đổi phần nào nghiệp lực của mình. Chuyển đổi đến mức độ nào, điều ấy tùy thuộc nơi ta.

Chúng ta cũng không thể dùng các từ ngữ như sự ban thưởng và trừng phạt để giải thích về vấn đề của Nghiệp, vì Phật Giáo không công nhận một đấng Toàn Năng có quyền điều khiển con người và ban ân hay giáng họa cho họ. Người Phật tử, trái lại, tin tưởng rằng sự đau khổ hay hạnh phúc mà con người phải gánh chịu là hậu quả tất nhiên của những hành động thiện và ác do chính họ gây ra. Tưởng nên biết rằng Nghiệp gồm có cả hai nguyên tắc vừa liên tục và báo ứng.

Nghiệp tự nhiên có khả năng tạo ra quả báo. Nhân sanhquả. Quả giải thích nhân. Hột tạo nên trái, nhìn trái ta biết hột ra sao, vì cả hai (hột và trái) đều có sự tương quan. Cũng như có sự liên hệ giữa Nghiệp và quả báo; “trong nhân đã có sẵn mầm giống của quả”.

Người Phật tử nhận thức hoàn toàn giáo lý Nghiệp Báo,không cầu xin kẻ khác để được cứu rỗi, nhưng tự tin tưởng chính ta có thể giúp ta giải thoát, bởi vì lý Nghiệp Báo dạy rõ mỗi cá nhân chịu trách nhiệm (hành động của mình).

Thuyết Nghiệp Báo đã mang lại cho con người niềm an ủi, nguồn hy vọng, tánh tự tin và đạo đức can đảm. Niềm tin nơi Nghiệp Báo “làm tăng giá trị của sự tinh tấn, và kích thích lòng nhiệt thành”, khiến con người luôn luôn có lòng tốt, khoan dung và giúp đỡ (kẻ khác). Cũng do niềm tin ở Nghiệp Báo đã nhắc nhở con người tránh điều ác, làm việc lành để gặp quả tốt; mà không chút sợ hãi sẽ bị trừng phạt hay cám dỗ bởi bất cứ sự ban thưởng nào.

Thuyết Nghiệp Báo có thể giải thích vấn đề khổ đau, sự bí ẩn của cái được gọi là số mạng hay tiền định của các tôn giáo; và trên hết, giải thích sự bất đồng trong nhân loại.

Nghiệp Báo và luân hồi được xem như là định luật tất nhiên.

KAMMA OR THE LAW OF MORAL CAUSATION
We are faced with a totally ill-balanced world. We perceive the inequalities and manifold destinies of men and the numerousgrades of beings that exist in the universe. We see one born into a condition of affluence, endowed with fine mental, moral and physical qualities and another into a condition of abject poverty and wretchedness. Here is a man virtuous and holy, but, contrary to his expectation, ill-luck is ever ready to greet him. The wicked world runs counter to his ambitions and desires. He is poor and miserable in spite of his honest dealings and piety. There is another vicious and foolish, but accounted to be fortune's darling. He is rewarded with all forms of favours, despite his shortcomings and evil modes of life.
Why, it may be questioned, should one be an inferior and another a superior? Why should one be wrested from the hands of a fond mother when one has scarcely seen as few summers, and another should perish in the flower of manhood, or at the ripe age of eighty or hundred? Why should one be sick and infirm, and another strongand healthy? Why should one be handsome, and another ugly and hideous, repulsive to all? Why should one be brought up in the lap of luxury, andanother in absolute poverty, steeped in misery? Why should one be born amillionaire and another a pauper? Why should one be a mental prodigy, and another an idiot? Why should one be born with saintly characteristics, and another with criminal tendencies? Why should some be linguists, artists, mathematicians or musicians from the very cradle?Why should some be congenitally blind, deaf and deformed? Why should some be blessed and others cursed from their births?
These are some problems that perplex the minds of all thinking men. How are we to account for all this unevenness of the world, this inequality of mankind?
Is it due to the work of blind chance or accident?
There is nothing in this world that happens by blind chance or accident. To say that anything happens by chance, is no more true than that this book has come here of itself. Strictly speaking, nothing happens to man that he does not deserve for some reason or other.
Could this be the fiat of an irresponsible Creator?
Huxley writes: - "If we are to assume that anybodyhas designedly set this wonderful universe going, it is perfectly clearto me that he is no more entirely benevolent and just, in any intelligible sense of the words, than that he is malevolent and unjust".
According to Einstein: "If this being (God) is omnipotent, then every occurence, including every human action, every human thought, and every human feeling and aspiration is also his work; how is it possible to think of holding men responsible for their deeds and thoughts before such an Almighty Being?
"In giving out punishments and rewards, he would toa certain extent be passing judgment on himself. How can this be combined with the goodness and righteousness ascribed to him?
"According to the theological principles man is created arbitrarily and without his desire and at the moment of his creation is either blessed or damned eternally. Hence man is either goodor evil, fortune or unfortune, noble or depraved, from the first step in the process of his physical creation to the moment of his last breath, regardless of his individual desires, hopes, ambitions, struggles or devoted prayers. Such is theological fatalism". (Spencer Lewis)
As Charles Bradlaugh says: - "The existence of evilis a terrible stumbling block to the Theist. Pain, misery, crime, poverty confront the advocate of eternal goodness and challenge with unanswerable potency his declaration of Deity as all-good, all-wise, andall-powerful".
In the words of Schopenhauer: - "Whoever regards himself as having become out of nothing must also think that he as having become out of nothing must also think that he will again become nothing; for an eternity has passed before he was, and then a second eternity had begun, through which he will never cease to be, is a monstrous thought.
"If birth is the absolute beginning, then death must be his absolute end; and the assumption that man is made out of nothing leads necessarily to the assumption that death is his absolute end".
Commenting on human sufferings and God, Prof. J. B.S. Haldane writes: - "Either suffering is needed to perfect human character, or God is not Almighty. The former theory is disproved by thefact that some people who have suffered very little but have been fortunate in their ancestry and education have very fine characters. Theobjection to the second is that it is only in connection with the universe as a whole that there is any intellectual gap to be filled by the postulation of a deity. And a creator could presumably create whatever he or it wanted".
Lord Russell states: - "The world, we are told, wascreated by a God who is both good and omnipotent. Before He created theworld He foresaw all the pain and misery that it would contain. He is therefore responsible for all of it. It is useless to argue that the pain in the world is due to sin... If God knew in advance the sins of which man would be guilty, He was clearly responsible for all the consequences of those sins when He decided to create man"
In "Despair", a poem of his old age, Lord Tennyson thus boldly attacks God, who, as recorded in Isaiah, says, "I make peaceand create evil". (Isaiah, XIV. 7).
"What! I should call on that infinite love that has served us so well?
Infinite cruelty, rather, that made everlasting hell,
Made us, foreknew us, foredoomed us, and does what he will with his own.
Better our dead brute mother who never has heard us groan".
Surely "the doctrine that all men are sinners and have the essential sin of Adam is a challenge to justice, mercy, love and omnipotent fairness".
Some writers of old authoritatively declared that God created man in his own image. Some modern thinkers state, on the contrary, that man created God in his own image. With the growth of civilization man's concept of God also became more and more refined.
It is, however, impossible to conceive of such a being either in or outside the universe.
Could this variation be due to heredity and environment? One must admit that all such chemico-physical phenomena revealed by scientists, are partly instrumental, but they cannot be solely responsible for the subtle distinctions and vast differences thatexist amongst individuals. Yet why should identical twins who are physically alike, inheriting like genes, enjoying the same privilege of upbringing, be very often temperamentally, morally and intellectually totally different?
Heredity alone cannot account for these vast differences. Strictly speaking, it accounts more plausibly for their similarities than for most of the differences. The infinitesimally minute chemico-physical germ, which is about 30 millionth part of an inch across, inherited from parents, explains only a portion of man, hisphysical foundation. With regard to the differences we need more enlightenment. The theory of heredity cannot give a satisfactory explanation for the birth of a criminal in a long line of honourable ancestors, the birth of a saint or a noble man in a family of evil repute, for the arising of infant prodigies, men of genius and great religious teachers.
According to Buddhism this variation is due not only to heredity, environment, "nature and nurture" but also to our own Kamma, or in other word, to the result of our own inherited past actionsand our present deeds. We ourselves are responsible for our own deeds, happiness and misery. We build our own hells. We create our own heavens.We are the architects of our own fate. In short we ourselves are our own kamma.
On one occasion a certain young man named Subha approached the Buddha, and questioned why and wherefore it was that among human beings there are the low and high states.
"For", said he, "we find amongst mankind those brief life and those of long life, the hale and the ailing, the good-looking and the ill-looking, the powerful and the powerless, the poor and the rich, the low-born and the high-born, the ignorant and the intelligent".
The Buddha briefly replied: "Every living being haskamma as its own, its inheritance, its cause, its kinsman, its refuge. Kamma is that which differentiates all living beings into low and high states".
He then explained the cause of such differences in accordance with the law of moral causation.
Thus from a Buddhist standpoint, our present mental, intellectual, moral and temperamental differences are mainly dueto our own actions and tendencies, both past and present.
Kamma, literally, means action; but, in its ultimate sense, it means the meritorious and demeritorious volition (Kusala Akusala Cetana). Kamma constitutes both good and evil. Good begets good. Evil begets evil. Like attracts like. This is the law of Kamma.
As some Westerners prefer to say Kamma is "action-influence".
We reap what we have sown. What we sow we reap somewhere or somewhen. In one sense we are the result of what we were; we will be the result of what we are. In another sense, we are not totally the result of what we were; we will not absolutely be the resultof what we are. For instance, a criminal today may be a saint tomorrow.
Buddhism attributes this variation to Kamma, but it does not assert that everything is due to Kamma.
If everything were due to Kamma, a man must ever bebad for it is his Kamma to be bad. One need not consult a physician to be cured of a disease, for if one's Kamma is such one will be cured.
According to Buddhism, there are five orders or processes (Niyamas) which operate in the physical and mental realms: -
1. Kamma Niyama, order of act and result, e.g. desirable and undesirable acts produce corresponding good and bad results.
2. Utu Niyama, physical (inorganic) order; e.g. seasonal phenomena of winds and rains.
3. Bija Niyama, order of germs or seeds; (physical organic order) e.g.rice produced from rice-seed, sugary taste from sugarcane or honey etc. The scientific theory of cells and genes and the physical similarity of twins may be ascribed to this order.
4. Citta Niyama, order of mind or psychic law, e.g., processes of consciousness (Citta Vithi) power of mind, etc.
5. Dhamma Niyama, order of the norm, e.g. the natural phenomena occurring at the advent of a Bodhisatta in his last birth, gravitation, etc.
Every mental or physical phenomenon could be explained by these all-embracing five orders or processes which are lawsin themselves.
Kamma is , therefore, only one of the five orders that prevail in the universe. It is a law in itself, but it does not thereby follow that there should be a law-giver. Ordinary laws of nature, like gravitation, need no law-giver. It operates in its own field without the intervention of an external, independent ruling agency.
Nobody, for instance, has decreed that fire should burn. Nobody has commanded that water should seek its own level. No scientist has ordered that water should consist of H2O, and that coldness should be one of its properties. These are their intrinsic characteristics. Kamma is neither fate nor predestination imposed upon us by some mysterious unknown power to which we must helplessly submit ourselves. It is one's own doing reacting on oneself, and so one has thepossibility to divert the course of Kamma to some extent. How far one diverts it depends on oneself.
It must also be said that such phraseology as rewards and punishments should not be allowed to enter into discussions concerning the problem of Kamma. For Buddhism does not recognise an Almighty Being who rules His subjects and rewards and punishes them accordingly. Buddhists, on the contrary, believe that sorrow and happiness one experiences are the natural outcome of one's own good and bad actions. It should be stated that Kamma had both the continuative and the retributive principle.
Inherent in Kamma is the potentiality of producing its due effect. The cause produces the effect; the effect explains the cause. Seed produces the fruit; the fruit explains the seed as both are inter-related. Even so Kamma and its effect are inter-related; "the effect already blooms in the cause".
A Buddhist who is fully convinced of the doctrine of Kamma does not pray to another to be saved but confidently relies on himself for his purification because it teaches individual responsibility.
It is this doctrine of Kamma that gives him consolation, hope, self-reliance and moral courage. It is this belief inKamma "that validates his effort, kindles his enthusiasm", makes him ever kind, tolerant and considerate. It is also this firm belief in Kamma that prompts him to refrain from evil, do good and be good withoutbeing frightened of any punishment or tempted by any reward.
It is this doctrine of Kamma that can explain the problem of suffering, the mystery of so-called fate or predestination ofother religions, and above all the inequality of mankind.
Kamma and rebirth are accepted as axiomatic.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/03/2020(Xem: 9973)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
01/03/2020(Xem: 11576)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
06/01/2020(Xem: 10549)
Đức Tổng Giám mục Colombo, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith người Sri Lanka,Chủ tịch Hội đồng Giám mục Sri Lanka, phục vụ Giáo hội Công giáo La Mã của Thánh Matthew ở Ekala, Sri Lanka, gần đây đã nói điều gì đó dọc theo dòng “Nhân quyền đã trở thành tôn giáo mới nhất ở phương Tây. . . Người dân Sri Lanka đã nghiêng về con người thông qua Phật giáo, truyền thống tôn giáo chính thống của họ đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. . . Những người không thực hành tôn giáo là những người bị treo lên Nhân quyền”.
04/01/2020(Xem: 6982)
Bài viết nhan đề “Góp Ý Với Sư Cô Thích Nữ Thanh Tâm” của Cư sĩ Thiện Quả Đào Văn Bình trên mạng Thư Viện Hoa Sen hiển nhiên là nhiều thiện ý, đã đưa ra các nhận định mang tính xây dựng. Từ đó, tất nhiên có phản ứng, và những ý kiến trái nghịch được đưa ra. Trong mọi trường hợp, tất cả những dị kiến nên xem như chuyện bình thường.
04/01/2020(Xem: 8030)
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có thiền truyện thuật lại cuộc hỏi đáp giữa Triệu Châu và Nam Tuyền: " Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: 'Thế nào là đạo?' Nam Tuyền đáp : ‘Tâm bình thường là đạo’ (Bình Thường Tâm thị Đạo). _’Lại có thể nhằm tiến đến chăng?’ _ ‘Nghĩ nhằm tiến đến là trái’. _ ‘Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?’ _ ‘Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy’. Ngay nơi lời này Triệu Châu ngộ lý, bèn đi thọ giới...." Vậy, thế nào là “Tâm Bình Thường”?
08/12/2019(Xem: 23315)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 22706)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
22/11/2019(Xem: 22444)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 13156)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 8408)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567