Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo pháp tứ y trong cuộc sống hiện đại

22/09/201010:10(Xem: 6005)
Giáo pháp tứ y trong cuộc sống hiện đại

Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi.
Y pháp bất y nhân

Nghĩa là: Nương tựa, y cứ vào Pháp chứ không nương tựa người giảng Pháp, nói Pháp. Bởi vì, trong thực tế người có duyên được các Tổ, Thày thu nhận để truyền Pháp nhằm duy trì mạng mạch Phật pháp trường tồn. Hoặc các Pháp được thu nhận qua Kinh sách, các tài liệu truyền giáo củangười xưa để lại được người thông tuệ thu nhận, người ấy lại có năng khiếu “sư phạm”, mặc dù trong đời sống thực của vị ấy chưa được mẫu mựchoặc chưa phải người tiêu biểu trong Thiền môn, có những biểu hiện về tham, sân, si chẳng hạn. Trong trường hợp đó nếu ta cứ cố chấp, cứ địnhkiến với “cái ta” của vị ấy, không nghe Pháp của vị ấy nói thì ta đã đánh mất một cơ hội nghe Pháp.

Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để“thấy” đạo, tức thu nhận tinh hoa, nhận ra con đường chân lý. Ta nghe Pháp thì cũng không nhất thiết phải biết “lý lịch trích ngang” về đạo đức của người giảng Pháp là các bậc thầy có đời sống mẫu mực, phạm hạnh, gọi là “có uy đức tự tại” thì sự hiện thân của vị Thầy đó đã là một “Thân giáo” rồi.
giaophap4y

Ảnh hưởng trực tiếp Thân giáo của vị ấy sẽ cảm hoá và thu phục dễ dàng với những ai được gần gũi, tiếp cận, kể cả bậc ác vương… Thiết nghĩ, đời nay cách Phật đã hơn 25 thế kỷ rồi, Chư Thánh cũng dần khuất bóng. Bây giờ chỉ còn lại Pháp thân và Báo thân Phật mà thôi. Ấy cũng là may mắn cho loài người, cho những ai biết đến dấu chân Phật vẫn thường còn trong đời sống văn minh ở Thiên niên kỷ thứ ba này.

Thật vậy, bởi Pháp thân và Báo thân của Phật là thân chân lý tuyệt đối,là Chân thân, tức là thân không sinh diệt, và cũng là thân ứng hiện phúc đức, trí tuệ. Còn như Hoá- thân Phật, tức nhục thân là thân sinh diệt đương nhiên bị tan hoại theo lý Vô thường. Cũng từ hiểu biết về “Phật tam thân” này ta thấy thực tập nương tựa Pháp quan trọng ngần nào. Lịch sử Phật giáo còn ghi lại: Trước giờ phút sắp nhập Đại Niết- Bàn, Phật Thích Ca đã từ chối lãnh đạo Tăng đoàn và Tôn giả A-nan đã thỉnh Phật cho lời Di giáo. Đức Phật đã để lại lời dặn cuối cùng: “Hãy nương tựa Pháp, Pháp lãnh đạo…”

Như vậy sự nương tựa Pháp là điều chúng ta luôn ghi nhớ và thực hành.

Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh

Kinh Liễu nghĩa là Kinh nói về chân lý tuyệt đối. Còn Kinh Bất liễu nghĩa là Kinh phương tiện, chỉ nói về chân lý tương đối. Nhưng cả hai đều là sự thật căn bản nên được gọi là “Nhị đế”.

Sự thật tương đối cũng là sự thật đấy nhưng nó không sâu sắc, nó không phải sự thật tột cùng, nhưng nó cũng quan trọng để từ đó người học, người tu từng bước nhận thức thực tại, là phương tiện không thể thiếu để thăng hoa tri thức trên bước đường ngộ đạo. Còn sự thật tuyệt đối cũng hàm chứa sự thật tương đối với liễu nghĩa, Phật học gọi là Chân đế, để phân biệt với sự thật tương đối gọi là Tục đế.

Ví dụ những sự hiểu biết về “sắc không” của nhà Phật qua hai câu thơ của Từ đạo Hạnh (Đức Thánh Láng):

“Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế giới này cũng không”.
Cái “có” của vật chất hiện hữu dẫu nhỏ như vi trần cũng là có,dẫu chỉ “mảy may” thôi. Đó là sự thật tương đối (Tục đế). Còn sự thật tuyệt đối là sự thật “muôn Pháp do Duyên sinh” chịu tác động của Vô thường mà “Cả thế giới này” cũng không nằm ngoài quy luật của sự hoại diệt kia. Nên nó là Chân đế, bởi “cả thế giới này cũng không” chính là Liễu – nghĩa là sự thật tuyệt đối.

Y nghĩa bất y ngữ

Nghĩa là, căn cứ vào nghĩa lý chứ không phải câu chữ. Đừng mắc kẹt vào câu chữ, ngôn từ, nó chỉ là phương tiện nhằm “đánh thức” tuệ giác chứ nó không phải là tụê giác. Chuyện du sĩ Lepali thâm ngộ giáo Pháp, từ bỏ thày cũ của mình xin quy y, Đức Phật đã khuyên vị ấy nên suy nghĩ cho kỹ, bởi đạo Phật là đến để thấy, không phải đến để tin. Chỉ sau khithực sự sống và thấy nó an lạc, hạnh phúc thì hãy tin theo. Đức Phật còn bảo rằng: “Đừng vội tin chỉ vì tôn kính bậc đạo sư”.

Lời dạy có tinh thần phê phán này là khởi điểm đầu tiên khai mở tuệ giác cho mỗi cá nhân con người chúng ta. Bởi, lời nói hay chữ viết chỉ là ý niệm của sự thật, không là tự thân của sự thật ví như tấm bản đồ thành phố không phải là thành phố, nhưng nhờ tấm bản đồ ấy ta mới “tiếpcận” thành phố dễ dàng. Câu nói người xưa: Ý tại ngôn ngoại; hay thi hào Nguyễn Du bảo: “Linh văn bất tại ngữ ngôn khoa” là điều khẳng định:Văn hay không phải ở ngôn ngữ; nên cái “hay” đều là “siêu ngữ nghĩa” cả. Đó là mượn lời để tỏ ý, được ý thì quên lời. Lời thì “chật” (ít về số lượng) nhưng ý phải “rộng” (phải hàm chứa ý nghĩa sâu rộng, thậm thâm vi diệu).

Văn hào Nhật Bản Kawabata Yasunari (1899- 1972) giải NOBEL văn chương 1968 từng nói: “Kinh Phật là tác phẩm văn chương vĩ đại nhất của nhân loại”. Ấy vậy mà, những ngày cuối cùng của Đức Phật, trước khi ngài ĐạiNiết Bàn Ngài đã tuyên nói với các đệ tử cùng các đại chúng rằng: “Trong suốt 45 năm Đức Như Lai không nói một chữ”. Ngài không muốn người sau bị kẹt vào những lời Ngài từng nói. Bởi “chí đạo vô ngôn”.

Sau Phật, Lão Tử cũng xác quyết chân lý này trong Đạo Đức Kinh: “Đã nóithành lời thì còn gì là đạo nữa!”. Nhưng dẫu “Bất y ngữ” là không nương tựa vào ngôn ngữ, nhưng lại cũng không thể bỏ “tục” về “chân”; màphải nương “ngữ” để sáng tỏ “nghĩa”. Ví như các Pháp thoại là lời Kinhcũng chỉ là chân lý ảnh tượng mà chất liệu là ngôn ngữ, ý niệm để người học, người tu thấy được chân lý bản chất trực tiếp từ kinh nghiệmnơi mình, chứ không phải “lấy” từ kinh nghiệm người khác, bởi nghiệp lực mỗi người không giống nhau, nên sự chứng đạt cũng khác nhau. Cho nên giáo dục Phật giáo được gọi là giáo dục “đánh thức chứ không phải nhồi nhét kiến thức hay sự áp đặt”.

Y trí bất y thức

Nghĩa là: Nương tựa vào trí tụê mà không nương tựa vào kiến thức.

Trí tuệ là hai danh từ ghép dung thông nhau, tuy nhiên có đôi chút khácnhau. Đạt tới sự tướng hữu vi là Trí- Nghĩa là mọi sự việc hiện bày rõràng, có sự phân biệt, tính đếm; nên nó quyết đoán. Đạt tới sự lý vô vi gọi là Tuệ- đó là sự thông tỏ, mà không còn phân biệt, tính đếm.

Do vậy: Trí tạo tác dụng cho Tuệ. Tuệ bao hàm, thông đạt tác dụng của Trí. Cho nên gọi đủ phải là Trí Tuệ. Và chỉ có “Y Trí”, tuệ giác mới phát sinh, tức cái “thấy” khách quan được thông tỏ tận cùng; ở đó khôngcó tham, sân, si bởi nó là Thật tướng tức Chân tướng. Vì thế đây là chỗ đáng được nương tựa, y cứ, để học hiểu, tăng ích trí tuệ. Còn “Bất ythức”, tức không nên nương tựa vào kiến thức, hoặc là đối tượng của nhận thức. Chức năng của “Thức” là sự phân biệt, phân tích, phân loại. Sự nhận biết đối tượng của nhận thức được thông qua các giác quan cụ thể như: mắt, tai, mũi, lưỡi…Nó là trung gian của suy luận và khái niệmnên đương nhiên nó hàm chứa tham, sân, si… khác với Trí tuệ là trực giác nên không có tam độc này.

Tóm lại, trong giáo pháp Tứ Y, Đức Phật đưa ra 4 cặp phạm trù; trong mỗi cặp có hai “đối tượng” để tìm hiểu, đó là “y” tức sự nương tựa và “Bất y” là không nương tựa, không y cứ vào đó, nhưng cả hai lại đều có tính căn bản nên gọi là “Nhị Đế”.

Và cũng từ cái “bất khả phân” ấy gợi nhắc chúng ta về sự tu của chính mình. Đó là tu trong ngũ uẩn thân. Từ thân ngũ uẩn có đủ cả tham, sân, si ấy mà thăng hoa tri thức, chứng đạt Giới- Định- Tuệ của Tam Vô Lậu học không thể khác được.

Pháp Vương Tử
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/05/2023(Xem: 4819)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã kêu gọi đạo Phật ở thế kỷ 21, với sự nhấn mạnh không phải vào nghi lễ, cầu nguyện và lòng sùng mộ, đúng nghĩa hơn là nghiên cứu, tu học đặc biệt là các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo. Để phù hợp với phương tiện thiện xảo của Đức Phật, nghiên cứu cần phải thích nghi với hoàn cảnh của thế kỷ 21, và phù hợp với các phương pháp truyền thống của Thời đại kỹ thuật số. Nhằm duy trì hiệu quả trong giáo dục Phật giáo, thì phải thích ứng với những nhu cầu thời đại, như nó đã luôn thực hành trong quá khứ. Đặc biệt là để tiếp tục truyền thống vĩ đại của giáo dục Phật giáo Nalanda, cần phải đáp ứng với các phương pháp giáo dục hiện đại, để cung cấp cho các thế hệ trẻ khả năng tiếp cận. Tôi xin dẫn chứng một số bối cảnh lịch sử để chứng minh rằng việc thích nghi với thời đại là phù hợp với truyền thống đạo Phật.
17/05/2023(Xem: 4831)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là trụ trì, trở nên vô cùng ngã mạn có những hành động, cử chỉ, lời nói khinh mạn tín đồ và tự cho mình đã chứng đắc có khi còn hơn cả Phật. Câu hỏi đặt ra là: Là trụ trì, hoặc thuyết pháp có cả triệu tín đồ đi theo, phát hành cả trăm băng đĩa, như thế đã là Phật chưa?
16/05/2023(Xem: 3491)
Được sự tài trợ bởi Quỹ Từ thiện Glorisun, Hội thảo này được điều hành bởi Mạng lưới Nghiên cứu Toàn cầu Glorisun (https://glorisunglobalnetwork.org) và FROGBEAR (www.frogbear.org) tại Đại học British Columbia, và được tổ chức bởi Đại học British Columbia. Hồng Kông. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 09-12 tháng 08 năm 2023 tại Hồng Kông.
03/05/2023(Xem: 7694)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
24/04/2023(Xem: 2876)
Đạo Phật và Cơ đốc giáo đều được khai sáng bởi những bậc Đạo sư tâm linh vĩ đại, những người đã tìm cách đưa ra con đường dẫn đến sự giải thoát và cứu rỗi. Thuật ngữ các Ngài sử dụng thường khá khác nhau. Ngoài ra, đo hoàn cảnh khác nhau mà các Ngài hóa thân, giáo lý của các Ngài đã dạy những con đường khác nhau và đối với tâm kinh nhấn mạnh những cách tiếp cận khác nhau.
21/04/2023(Xem: 8760)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
21/04/2023(Xem: 2916)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80). Đến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng đã thuận theo định luật vô thường mà lão hóa. Năm ấy Ngài ở tại rừng cây Sala tại Kushinagar (Kusinara, Câu-thi-na), nơi Đức Phật nhập diệt. Trước khi rời bỏ xác thân tứ đại giả hợp, Ngài gọi tôn giả A Nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Đức Ngài đến và phán rằng:
20/04/2023(Xem: 9834)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
15/04/2023(Xem: 2385)
Đức Phật thuyết rằng đừng vội tiếp thu những điều gì Ngài dạy, chỉ dựa vào tín ngưỡng, thay vào đó, hãy nghiệm chứng nó bằng logic học và xác thực, giống như việc kiểm nghiệm vàng
15/04/2023(Xem: 2578)
Chuyên mục khám phá những điểm tương đồng giữa kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật và các khía cạnh khác nhau của công nghệ đương đại là Nguyệt san thảo luận về lĩnh vực hệ thống – thường được gọi là Tư duy hệ thống ‘khía cạnh lý thuyết’ (cách nhìn tổng thể, có tính đa chiều và mục tiêu) và Kỹ thuật hệ thống ‘khía cạnh phát triển thực tế’
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567