Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự phát triển Giáo Dục Phật Giáo

26/05/201200:42(Xem: 4315)
Sự phát triển Giáo Dục Phật Giáo

hoa_sen

SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

TT. Thích Giác Hiệp

Giáo dục Phật giáo là lý tưởng hoàn thiện xã hội và con người. Lý tưởng này vẫn được truyền thừa qua nhiều thế hệ nhằm đem lại hài hoà, thịnh vượng và hạnh phúc cho con người, xã hội. Đức Phật chẳng những là một triết gia lỗi lạc, một đạo sư chuẩn mực mà còn là một nhà giáo dục vĩ đại.

Giáo dục làm thăng tiến tâm thức và phát triển xã hội. Vai trò của Phật giáo rất quan trọng trong giáo dục, vì Phật giáo chủ trương hoàn thiện tâm thức, và xã hội. Con người có khả năng nhận thức và lý luận. Tâm con người là phương tiện cơ bản để sinh tồn, và phương tiện để đạt được tri thức. Con người không thể sống chỉ cần những nhu cầu vật chất đơn giản mà còn cần sự tiến triển tinh thần. Sự tiến triển tinh thần này gọi là tiếp thu tri thức hay giáo dục. Nếu không có khả năng giáo dục và được giáo dục nhân loại không có được những thành tựu như ngày nay. Giáo dục đem lại 4 điều lợi ích cho con người:

1) Có được tri thức cần thiết cho sự sinh tồn.

2) Phát triển khả năng của con người.

3) Hướng dẫn con người cách sống.

4) Giúp con người nhận rõ được lý tưởng cá nhân.

1. Hệ thống giáo dục Ấn độ trước Phật giáo :

Hệ thống giáo dục thời Ấn độ cổ đại mang màu sắc tôn giáo. Phật giáo chịu ảnh hưởng một phần của hệ thống giáo dục cổ đại Ấn đ ộ. Lịch sử hệ thống giáo dục Ấn độ cổ đại bắt nguồn rất sớm, vào khoảng trước năm 2000 TTL. Mục đích giáo dục thời cổ đại đặt trọng tâm vào sự phát triển hài hoà con người. Thân, tâm, trí tuệ và tinh thần được cho là sự hình thành con người, giáo dục phát triển toàn bộ những điểm này. Giáo dục giai đoạn này mang tính phổ biến cho 3 giai cấp, bà - la - môn, Sát - đế - lợi, thương gia.1

2. Hệ thống giáo dục Phật giáo:

Sự phát triển giáo dục Phật giáo có thể chia ra làm 4 giai đoạn:

a. Giai đoạn 1: giai đoạn đức Phật còn tại thế. Đây là giai đoạn thiết lập Tăng đoàn và Tinh xá.

b. Giai đoạn 2: từ thế kỷ thứ 5 TTL đến thế kỷ thứ 3 TTL là giai đoạn hình thành Thánh điển. Đây là giai đoạn diễn ra một số cuộc kiết tập Thánh điển. Nội dung giáo dục bao gồm giáo dục đạo đức. Những bộ Thánh điển được hình thành như: Giới kinh, Chuyện tiền thân, Trưởng lão tăng kệ, Trưởng lão ni kệ, Pháp cú… Các vị Sa-di được giảng dạy và học thuộc những bộ này.

c. Giai đoạn thứ 3: từ thế kỷ thứ 3 TTL đến thế kỷ thứ 4 TL. Thời gian trôi qua nhiều thay đổi diễn ra trong hệ thống giáo dục Phật giáo. Giai đoạn này hầu như hệ thống giáo dục Phật giáo đã thay thế cho hệ thống giáo dục Bà-la-môn giáo. Tu viện trở thành những trung tâm giáo dục chính thức. Rất nhiều người không phải Phật giáo cũng tham gia vào tu viện để tham học. Một số tác phẩm được giảng dạy trong tu viện để phổ biến giáo dục đạo đức, như: (a) Về nội điển gồm:

Kinh, luật, luận, (b) Về ngoại điển gồm: Vệ -đà, yoga, âm vị học, phép làm thơ, văn phạm, thiên văn học….

d. Giai đoạn thứ 4 từ thế kỷ thứ 4 TL đến thế kỷ thứ 12 TL: Cuối thế kỷ thứ 4 TL, tu viện Phật giáo trở thành những trung tâm giáo dục quan trọng giống như hệ thống đại học thời hiện đại, thu hút sinh viên khắp nơi, trong và ngoài Ấn Độ.2

Hệ thống giáo dục của Phật giáo và Bà-la-môn giáo không khác nhau nhiều. Bà-la-môn giáo tiêu biểu cho hệ thống giáo dục truyền thống của Ấn độ. Cả hai hệ thống có những lý tưởng, phương pháp giống nhau. Có một số điểm giống nhau giữa hai hệ thống này:

a. Cả hai hệ thống đề cập đến giáo đoàn phải c ó cuộc sống thanh tịnh, độc thân. Cả hai hệ thống chủ trương rằng tham đắm là nguyên nhân khổ đau.

b. Quá trình nhập học hầu như giống nhau. Cả 2 hệ thống đều tiến hành một số nghi thức nhập học giống nhau.

c. Phương pháp giảng dạy cả hai hệ thống giống nhau, học thuộc các bài học, chú ý phát triển đạo đức, xã hội, bàn thảo, tranh luận.

d. Phương pháp trị phạt cả hai đều giống.3

Tuy nhiên, cũng có một vài điểm khác nhau giữa hai hệ thống giáo dục này.

a. Hệ thống giáo dục Bà - la - môn đào tạo học trò sau khi hoàn tất việc học tham gia vào xã hội. Hệ thống giáo dục của Phật giáo hướng học trò sống cuộc sống tu viện. Do vậy, theo quan điểm thế tục, giáo dục Bà-la-môn toàn diện hơn. Vì một người sau khi được giáo dục trong hệ thống này có thể bước chân vào cuộc sống thực tế không bị bỡ ngỡ.

b. Hệ thống giáo dục của Bà-la-môn giáo dựa và cơ sở giai cấp, nhưng trong Phật giáo ngay cả những người giai cấp thấp cũng có thể tham gia. Phật giáo chủ trương phá bỏ giai cấp.

c. Việc sử dụng ngôn ngữ, hệ thống giáo dục của Bà - la - môn giáo chỉ sử dụng Sanskrit, ngược lại Phật giáo tự do sử dụng Pāli, Sanskrit hay ngôn ngữ địa phương. Chính đức Phật chủ trương giáo pháp nên được thuyết giảng bằng ngôn ngữ của mọi người.

d. Hệ thống giáo dục của Bà - la - môn giáo mang hình thức gia đình, thầy như người cha và học trò là thành viên của gia đình. Học trò tự nhiên trở nên ít. Quy tắc nghiêm khắc việc học vững chắc hơn. Tu viện Phật giáo thu hút lượng học trò ngày một đông và giống như hình thức trường đại học, cả hàng ngàn sinh viên.4

3. Tu viện Phật giáo là trung tâm giáo dục

Tu viện Phật giáo trở thành những trung tâm giáo dục dành cho tu sĩ Phật giáo và người thế tục. Hệ thống giáo dục của Bà-la-môn giáo trước đó hoàn toàn bị lu mờ. Bản chất toàn diện của hệ thống giáo dục Phật giáo đã cung cấp mọi nhu cầu tri thức cho giới Phật giáo và các nhà nghiên cứu Phật học. Những trung tâm giáo dục như thế thường được vua, quan và giới thương gia nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt, tu và học. Những trung tâm này phát triển giống như những trường đại học thời hiện đại.5Một số tu viện Phật giáo phát triển theo hình thức này:

a. Đại học Nālandā:

Ở Ấn độ cổ đại, có thể nói đại học Nālandā là trung tâm giáo dục nổi tiếng nhất của Phật giáo. Ngài Nghĩa Tịnh, ngài Huyền Trang từng sống và tham học tại đại học Nālandā. Theo ghi chép của 2 ngài đại học này có hơn 3.000 sinh viên. Có khi số lượng sinh vi ên lên 10.000. Tứ sự đều được cung cấp miễn phí cho sinh viên. Sinh viên đến từ mọi miền của Ấn độ và ngay cả nước ngoài như Tây tạng, Trung quốc, Triều tiên…Luật nhập học rất nghiêm khắc chỉ có những ai thông thạo những môn học cổ và hiện đại mới được nhập học. Như vậy đây là một học viện ở mức độ nâng cao. Khoảng 1.500 giáo sư phụ trách 8.500 sinh viên. Hàng ngày có đến trăm bài thuyết giảng. Nhiều vị tổ sư lỗi lạc của Ấn độ hoặc nước ngoài xuất thân từ đây, như: ngài Đề -bà, Giới Hiền, Hộ Pháp, Pháp Hiển, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh... Hệ thống thư viện của Đại học rất phong phú.6

b. Đại học Valabhī

Đại học này có thể nói là đối thủ của đại học Nālandā. Đại học toạ lạc ở Valabhī, kinh đô của vương triều Maitraka (475-775). Đại học này cũng được vương triều ủng hộ. Số lượng sinh viên đông tương đương với đại học Nālandā.7

c. Đại học Vi kramaśilā:

Đại học này cũng có vị trí như hai đại học trên. Hội đồng điều hành đại học này cũng điều hành đại học Nālandā. Do vậy nên có sự trao đổi giáo sư giữa hai đại học này. Ngoài ra còn có một số tu viện Phật giáo khác phát triển theo hình thức đại học trong thời đại này.

Học viên trong các đại học được phân chia ra làm nhiều lớp tuỳ theo trình độ khác nhau. Lớp thấp nhất bao gồm những vị đọc tụng kinh, lớp kế tiếp bao gồm những vị thông thạo luật, bàn luận luật với nhau, lớp cao hơn nữa là những vị chuyên về luận, luyện tập thuyết giảng trước khi giảng chính thức. Và lớp cao nhất là những vị thực hành bốn loại thiền định. Ngoài ra có những vị xuất sắc về thế học. Như vậy chúng ta thấy rằng trong hệ thống giáo dục Phật giáo từ ban đầu đã nhấn mạnh việc tranh luận (debate) để cho các Tỳ-kheo có được những kinh nghiệm rèn luyện cần thiết trước khi đi truyền bá giáo pháp. Thật sự trong suốt 49 năm thuyết pháp độ sanh đức Phật đã gặp nhiều cuộc tranh luận, giải thích với Bà-la-môn, Kỳ-na giáo và những câu hỏi được hội chúng đặt ra.8

Chúng ta thấy thời kỳ đức Phật mỗi vị đệ tử của ngài chuyên về từng lãnh vực, như ngài Ưu-ba-li chuyên về luật tạng, ngài Xá-lợi-phất có trí tuệ xuất sắc…Tiếp nối truyền thống đó, hệ thống giáo dục trong thời kỳ phát triển đã huấn luyện học trò theo từng lãnh vực riêng biệt phù hợp với khả năng và năng khiếu của từng người. Như thế mới phát triển được tiềm năng của mỗi người.

Nếu không chú trọng đến năng khiếu của từng người, chúng ta sẽ làm lãng phí khả năng của họ. Giáo dục Phật giáo hướng vào việc nâng cao đạo đức con người và đồng thời cũng đào tạo một số học giả lỗi lạc cho xã hội. Giáo dục Phật giáo nhằm tạo ra một xã hội l ý tưởng thông qua Phật pháp.

4. Kết luận:

Từ thế kỷ thứ 3 TTL đến thế kỷ 12 TL nhiều tu viện Phật giáo trở thành trung tâm giáo dục Phật giáo để truyền bá giáo pháp. Mọi phương tiện sinh hoạt tại những trung tâm này được cung cấp miễn phí cho sinh viên. Cả cuộc sống của sinh viên và tu sĩ đều tuân thủ theo luật lệ tu viện. Các môn học bao gồm tôn giáo và thế tục, chỉ trừ những môn liên quan đến quân sự, phục vụ quốc gia không được dạy.

Giáo dục Phật giáo là lý tưởng hoàn thiện xã hội và con người. Lý tưởng này vẫn được truyền thừa qua nhiều thế hệ nhằm đem lại hài hoà, thịnh vượng và hạnh phúc cho con người, xã hội. Đức Phật chẳng những là một triết gia lỗi lạc, một đạo sư chuẩn mực mà còn là một nhà giáo dục vĩ đại.

TT. THÍCH GIÁC HIỆP

Giảng viên Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Tham khảo:

1. Cubberley, Ellwood P., The History of Education , Blackmask.com, 2003 (Stanford

University, 1920)

2.Dewey, John, Democracy and Education, Blackmask Online, 2003

3. Dutt, Nalinaksha., Early Monastic Buddhism, Calcutta: Firma KLM Private Limited, 1980.

4. Dutt, Sukumar, Buddhist Monks and Monasteries of India: Th eir History and Their

Contribution to Indian Cuture , Delhi: Motilal Banarsidass Publishers, 2000.

5. Ghosh, Suresh Chandra, The History of Education in Ancient India: c. 3000 BC to AD 1192, New Delhi: Munshinram Manoharlal Publishers, 2001.

6. Sharma, S. N., Buddhist Social and Moral Education, Delhi: Parimal Publications, 1994.


1S. N., Sharma, Buddhist Social and Moral Education (Delhi: Parimal Publications , 1994), 38.

2Ibid: 164ff

3Ibid: 44

4Ibid: 44f.

5S. C. Ghos h, The History of Education in Ancient India: c. 3000 BC to AD 1192 (New Delhi: Muns hinram Manoharlal Publis hers , 2001), 128.

6Ibid: 49

7S. Dutt, Buddhist Monk s and Monast eries of India: Their History and Their Contribution to Indian Cuture (Delhi: Motilal Banars idas s Publis hers , 2000), 224 ff.

8S. C. Ghos h, The History of Education in Ancient India: c. 3000 BC to AD 1192 (New Delhi: Muns hinram Manoharlal Publis hers , 2001), 130 f.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2010(Xem: 8891)
Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn, nhà nghiên cứu và giảng dạy Phật học đã viết: « Chúng tôi là kẻ hậu học, tuy kiến thức chữ nghĩa và thực lực hành trì chẳng bao nhiêu, cũng đem hết sức mình dịch cuốn Vô Môn Quan này ra Việt ngữ, gọi là để đóng góp vào công cuộc chấn hưng Thiền học hiện nay. »
28/08/2010(Xem: 61329)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 58073)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
27/08/2010(Xem: 23564)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
19/08/2010(Xem: 7045)
Có thể vay mượn những lời như vậy để khởi đầu cho sự chờđợi tiếng vọng đáp ứng của những gì đó đang ẩn mình trong bóng tối. Những lờiđược vay mượn ấy không nhất thiết phải là đồng thanh với những cái sắp đáp ứng.Sự tựu thành của những cái đáp ứng này sẽ không xuất hiện trong những tiếngđộng náo nhiệt. Đây là sự tựu thành của một cơn mưa như thác lũ, khi con bướmmùa hè đã chịu khép lại đôi cánh mỏng để lắng nghe trong thầm lặng hơi thở củacỏ nội.
18/07/2010(Xem: 13967)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 14399)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
11/07/2010(Xem: 10740)
Có nhiều bài báo, nhiều công trình khảo cứu công phu viết về con số 0 cả từ thế kỷ trước sang đến thế kỷ này. Quả tình, đó là con số kì diệu. Có những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, chẳng hạn, “số không có phải là con số?”, nhưng đó lại là câu hỏi gây nên những trả lời dị biệt, và ở mỗi khuynh hướng tiếp cận khác nhau, những câu trả lời khẳng hoặc phủ định đều có những hợp lý riêng của chúng. Thế nhưng, hầu như ngoài những nhà toán học thì chẳng mấy ai quan tâm đến con số không; có thể nói người ta đã không cần đến nó từ các nhu cầu bình nhật như cân đo đong đếm.
16/06/2010(Xem: 7543)
"Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến cho nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật phải tốn nhiều công sức để truy cứu, tìm hiểu. Nhưng Vô Ngã lại là vấn đề quan trọng trong giáo lý của Đạo Phật. Tại sao Đạo Phật lại chủ trương "Vô Ngã"?
14/06/2010(Xem: 3968)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không nhầm lẫn với những lời dạy bỡi các giáo chủ của các ngoại đạo khác qua: “Các hành là vô thường, các pháp vô ngã và, Niết-bàn tịch tĩnh” cho nên được gọi là ba pháp ấn. Ba phạm trù nội dung nghĩa lý này chúng luôn luôn phù hợp với chân lý cuộc sống qua mọi hiện tượng nhân sinh cùng vũ trụ. Trong ba tạng kinh điển dù là Đại thừa hay Tiểu thừa ba phạm trù tư tưởng nghĩa lý “ Vô thường, vô ngã, Niết-bàn” này đều có hết, với mục đích là dùng để ấn định bảo chứng cho những lời dạy của đức Đạo sư, chứ không phải là những lời nói của Ma. Nếu kinh điển nào mà không mang nghĩa lý của một trong ba phạm trù này thì những kinh điển đó không phải do đức Đạo sư nói ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]