Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vận Hành-Thức A-Lại-Da Trong Thân Tử Ấm

20/03/201702:48(Xem: 8488)
Vận Hành-Thức A-Lại-Da Trong Thân Tử Ấm


vong luan hoi 2

Vận Hành-Thức A-Lại-Da
 Trong Thân Tử Ấm

Đức Hạnh

 

 

    Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác. Vì vậy mà Tâm Lý Học gọi là Vô thức, Tiềm thức hay là Đà sống, tức là thức A-lại-da hằng chuyển liên tục không ngừng nghỉ, dù cho thân xác con người có chết đi, nó vẫn hoạt động. Cho nên ở thân xác con người còn sống, sau khi ngủ dậy, người ta ngồi nhớ lại những cảnh vui, buồn, hãi hùng... trong giấc chiêm bao vừa qua. Ở đây, thân xác con người chết cũng như thế, thức A-lại-da cũng hoạt động một mình nhưng, trạng thái hoạt động của nó có vẻ nhẹ nhàng và bay bổng, không giống như trạng thái nằm mộng của thân xác còn sống. Cho nên thân xác con người vừa chết, tâm thức con người thấy nhẹ nhàng và thấy mình bay bổng, tức là Thức A-lại-da lìa khỏi xác. Chính sự thấy nhẹ nhàng đó là Thức A-lại-da thấy, chứ đâu phải thân xác thấy, vì thân xác đã chết rồi, không còn có cảm giác nữa! Từ chỗ này ta càng thấy rõ TA là Thức A-lại-da, chứ không phải thân xác còn sống và chết là ta.

    Vì hai giấc mộng lúc sống và chết đều là do Thức A-lại-da hoạt động. Hoạt động là sự diễn lại, nhớ lại chuyện xưa, tích cũ từ quá khứ cho đến hiện tại. Sự biết và nhớ của Thức A-lại-da sau khi thân xác chết cũng giống như lúc con người còn sống nằm gác tay lên trán nhớ nghĩ việc này việc nọ, hay ngồi một mình tư duy về các việc Đời, Đạo được sắp xếp chương trình, kế hoạch (master plan) để tuần tự thực hiện, nhưng thình lình bị đau bịnh làm cho bản thân tứ đại chết đi. Hoặc là những việc mà người ta đã dự trù thực hiện trước đó vài ngày, vài giờ như có ý định đi thăm thân nhân, đi đến trường đại học, đi đến nhà thờ để tập hát cho ca đoàn, nhưng chưa thực hiện kịp thì cơ thể bị chết.

     Nói tóm lại, lúc con người đang sống, tâm thức sanh khởi ý tưởng muốn thực hiện một, hoặc nhiều sự việc ngay hiện tại, nhưng thân thể bị chết thình lình. Vì vậy xác thân đã chết mà tâm thức người chết cứ ngỡ rằng mình đang sống, nên chi tâm (thức A-lại-da) của họ nhớ đến các việc rồi muốn đi thực hiện ngay. Do sức mạnh của tâm thức ước muốn, thức A-lại-da liền tự tạo cho nó một xác thân vô hình mờ ảo, nhỏ bằng đứa trẻ lên 5, hoàn toàn bằng những chất liệu tinh thần do những giác quan tinh thần của nó. Rồi nó ra khỏi xác là con đường hầm tối tăm, sau đó nó nghe, thấy, biết hình ảnh, âm thanh của con người và vạn vật hiện hữu chung quanh nó trên bước đường đi thực hiện những việc gần nhất trước đó vài ngày, vài giờ khi chưa chết được sắp xếp trong tư tưởng. Thân này gọi là thân Tử ấm còn gọi là thân Vọng ước do các giác quan tinh thần của nó tự cấu tạo, nên nó có thể đi qua bất cứ chướng ngại nào như núi cao, biển rộng, các tòa cao ốc, vào tận nơi các cung điện thâm sâu của nhà vua, hoặc là đến bất cứ nơi nào như rạp hát v.v... không cần phải mua vé, cứ vào thoải mái và ra lại tự do mà không bị ai hỏi han xét vé gì cả.

 

   THỜI GIAN THỌ MỆNH CỦA THÂN TỬ ẤM

    Thân Tử ấm và thức A-lại-da là một. Sở dĩ được gọi là thân Tử ấm là vì thức A-lại-da tự nó cấu tạo cho nó có những giác quan tinh thần giới hạn được nghe và thấy sự vật và con người đang sống. Riêng về sự thấy, trên cơ sở nguyên lý về ánh sáng mà thân Tử ấm thấy lờ mờ, nhá nhem như chiều chạng vạng hay rực rỡ sau khi ra khỏi con đường hầm u tối của thể xác là tùy theo mức độ Thiện, Ác có trong tâm thức con người lúc còn sống.

    Thân Tử ấm được có từ lúc xác thân con người chết, nó nằm im trong một khoảnh khắc vài mươi phút, rồi thoát ra khỏi thân xác sau khi các giác quan tinh thần chết hẳn, thân Tử Ấm đi chu du một hồi tùy theo sở thích của nó. Thân Tử ấm quay trở về xác cũ, gặp lại bà con và cảnh vật tại nhà, mà chưa biết mình đã chết.

    Trong khoảng thời gian gặp gỡ thân nhân và nhìn thấy thân xác cũ, thân Tử ấm có thể nhập lại vào xác cũ, tức là hồi sinh mà y khoa gọi là cái Chết Lâm Sàng (chết đi sống lại) nếu cơ thể còn tươi và nóng. Trường hợp này thường xảy ra không ít trên thế giới hiện nay.

     Cũng trong khoảng thời gian gặp gỡ mọi người và tại vị trí xác thân cũ như thế này, mà thân Tử ấm không được hồi sinh (sống lại) coi như thân xác đã chết hẳn. Từ đó, sau những giờ phút lấn quấn bên xác cũ, cũng như chung chạ với bà con, thân nhân, nhưng thấy mình bị cô đơn, bởi vì hỏi ai, ai cũng làm ngơ, rờ vào đâu cũng thấy như rờ hư không, nhìn thấy người thân trong gia đình khóc lóc, mới biết rõ rằng mình đã chết. Liền tức khắc, những giác quan tinh thần của thân Tử ấm bị rối loạn hay tự an trú vào sự tĩnh lặng là tùy theo thức A-lại-da của nó có sự hiểu biết hay không, rồi bị chìm lặn vào ánh sáng riêng biệt của nó. Thân Tử ấm được chấm dứt ngay từ lúc này. Sau đó các giác quan tinh thần của thức A-lại-da vươn lên trở lại rồi tự cấu tạo một thân Trung ấm và tự chìm lặn vào ánh sáng trong vắt, sáng rực hay u ám, mờ đục tùy theo quả báo nghiệp thiện, ác nhiều ít của con người lúc sống trên đời đã tạo.

 

VỊ TRÍ THÂN TỬ ẤM ĐI RA TRÊN CƠ THỂ XÁC CHẾT.

    Tùy theo căn bịnh hay tai nạn làm cho cơ thể con người chết lạnh mau hay chậm. Và sự chết lạnh dần trên cơ thể con người không nhất thiết là từ chân đến đầu hay từ đầu đến chân. Có thể bắt đầu lạnh từ hai tay hay hai chân trước, nhưng điều đó không có gì quan trọng. Điều quan trọng là còn một điểm ấm nhỏ trên cơ thể xác chết con người, đó là điều quan trọng mà ta phải để ý, vì nơi đó được đánh giá về trọng lượng nghiệp quả Thiện, Ác của thức A-lại-da đi ra mà con người lúc sanh tiền ăn ở hiền lành hay tàn ác. Điểm ấm sau chót là chỗ thức A-lại-da (còn gọi là Thần thức) đi ra, có thể là ở chỗ cao nhất là đỉnh đầu là con đường về Cực lạc và Niết bàn. Ở trán là đường về các cõi Trời. Ở ngực là con đường về Người. Ở bụng là đường vào loài Súc sanh. Ở đầu gối là đường vào Ngạ quỷ. Ở bàn chân là con đường vào Địa ngục.

 

 

    

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/05/2023(Xem: 4693)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã kêu gọi đạo Phật ở thế kỷ 21, với sự nhấn mạnh không phải vào nghi lễ, cầu nguyện và lòng sùng mộ, đúng nghĩa hơn là nghiên cứu, tu học đặc biệt là các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo. Để phù hợp với phương tiện thiện xảo của Đức Phật, nghiên cứu cần phải thích nghi với hoàn cảnh của thế kỷ 21, và phù hợp với các phương pháp truyền thống của Thời đại kỹ thuật số. Nhằm duy trì hiệu quả trong giáo dục Phật giáo, thì phải thích ứng với những nhu cầu thời đại, như nó đã luôn thực hành trong quá khứ. Đặc biệt là để tiếp tục truyền thống vĩ đại của giáo dục Phật giáo Nalanda, cần phải đáp ứng với các phương pháp giáo dục hiện đại, để cung cấp cho các thế hệ trẻ khả năng tiếp cận. Tôi xin dẫn chứng một số bối cảnh lịch sử để chứng minh rằng việc thích nghi với thời đại là phù hợp với truyền thống đạo Phật.
17/05/2023(Xem: 4763)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là trụ trì, trở nên vô cùng ngã mạn có những hành động, cử chỉ, lời nói khinh mạn tín đồ và tự cho mình đã chứng đắc có khi còn hơn cả Phật. Câu hỏi đặt ra là: Là trụ trì, hoặc thuyết pháp có cả triệu tín đồ đi theo, phát hành cả trăm băng đĩa, như thế đã là Phật chưa?
16/05/2023(Xem: 3476)
Được sự tài trợ bởi Quỹ Từ thiện Glorisun, Hội thảo này được điều hành bởi Mạng lưới Nghiên cứu Toàn cầu Glorisun (https://glorisunglobalnetwork.org) và FROGBEAR (www.frogbear.org) tại Đại học British Columbia, và được tổ chức bởi Đại học British Columbia. Hồng Kông. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 09-12 tháng 08 năm 2023 tại Hồng Kông.
03/05/2023(Xem: 7587)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
24/04/2023(Xem: 2848)
Đạo Phật và Cơ đốc giáo đều được khai sáng bởi những bậc Đạo sư tâm linh vĩ đại, những người đã tìm cách đưa ra con đường dẫn đến sự giải thoát và cứu rỗi. Thuật ngữ các Ngài sử dụng thường khá khác nhau. Ngoài ra, đo hoàn cảnh khác nhau mà các Ngài hóa thân, giáo lý của các Ngài đã dạy những con đường khác nhau và đối với tâm kinh nhấn mạnh những cách tiếp cận khác nhau.
21/04/2023(Xem: 8692)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
21/04/2023(Xem: 2895)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80). Đến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng đã thuận theo định luật vô thường mà lão hóa. Năm ấy Ngài ở tại rừng cây Sala tại Kushinagar (Kusinara, Câu-thi-na), nơi Đức Phật nhập diệt. Trước khi rời bỏ xác thân tứ đại giả hợp, Ngài gọi tôn giả A Nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Đức Ngài đến và phán rằng:
20/04/2023(Xem: 9700)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
15/04/2023(Xem: 2373)
Đức Phật thuyết rằng đừng vội tiếp thu những điều gì Ngài dạy, chỉ dựa vào tín ngưỡng, thay vào đó, hãy nghiệm chứng nó bằng logic học và xác thực, giống như việc kiểm nghiệm vàng
15/04/2023(Xem: 2537)
Chuyên mục khám phá những điểm tương đồng giữa kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật và các khía cạnh khác nhau của công nghệ đương đại là Nguyệt san thảo luận về lĩnh vực hệ thống – thường được gọi là Tư duy hệ thống ‘khía cạnh lý thuyết’ (cách nhìn tổng thể, có tính đa chiều và mục tiêu) và Kỹ thuật hệ thống ‘khía cạnh phát triển thực tế’
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567