Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô Môn Quan

04/09/201017:49(Xem: 8192)
Vô Môn Quan


vo mon quan


Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn, nhà nghiên cứu và giảng dạy Phật học đã viết: « Chúng tôi là kẻ hậu học, tuy kiến thức chữ nghĩa và thực lực hành trì chẳng bao nhiêu, cũng đem hết sức mình dịch cuốn Vô Môn Quan này ra Việt ngữ, gọi là để đóng góp vào công cuộc chấn hưng Thiền học hiện nay. »



   Một thời xa xưa, tại pháp đường của các Thiền viện, người ta nghe sang sảng những tiếng cười và tiếng hét. Bao nhiêu lời lẽ luận bàn khúc chiết được gởi trả về cho dải sa mạc trên miền Cao Á, nơi đã từng ghi dấu cuộc hành trình khổ nhọc của những tâm hồnkhát khao tuyệt đối. Nơi đây, sa mạc vẫn cứ thiên thu cô tịch trong cơn gió bức bách của hư vô. Lẽ sống và lẽ chết vẫn mãi bồng bềnh trong hư ảo. Tâm hồn miệt mài nóng cháy, nhưng không cháy tan nổi những giấc mộng hãi hùng của hư vô và hủy diệt. Rồi một mai, khi thời cơ đến, tiếng cười và tiếng hét trỗi lên làm đảo lộn cả nếp sống bình sinh.

Cuộc sống bình thường của chúng ta chẳng mấy khi nghe được những tiếng ấy trong cơn sửng sốt bàng hoàng; để cho, trong thiên tải nhất thì, một lần chết đi và một lần sống lại trước sự thật nghìn đời. Những khát khao nồng nhiệt cứ vĩnh viễn mỏi mòn; tâm trí càng lúc càng bất động như sỏi đá.Biết bao thành kiến dần dần đông lại thành lớp vỏ cứng của bản ngã, không cách gì phá vỡ.

Bởi vậy, chúng ta có thói quen đến với các tác phẩm Thiền như săn đuổi một thứ hương hoa kỳ lạ nào đó để trang điểm thêm một chút văn vẻ cho đời sống vốn dĩ đã nhạt phèo này. Thói quen đã khiến cho chúng ta sơn phết cho Thiền vô số tạp sắc: nghệ thuật, văn chương, triết lý và vân vân…

“Phải đến với Thiền như thế nào?”Chúng ta quen hỏi như vậy. Bởi vì đời sống đang chìm đắm trong bùn lầy hôi thối của những cảm thức phù phiếm; chúng ta như những con sâu, triền miên ngủ suốt một mùa băng giá. Ngôn ngữ Thiền, dù có là sấm chớp bão bùng, trong tai ta, chẳng qua chỉ là “ve sầu kêu ve ve suốt mùa hè nóng bức.”

Làm sao chúng ta có thể gộp tất cả gió bồn phương trời sa mạc mà động vào đôi cánh cửa của quan ải Thiền? Có lẽ, cũng nên một lần, với đói khát, với nóng lạnh, nghênh ngang bước vào giữa những tiếng cười rổn rảng, băng qua biên giới không ngần của sa mạc. Rồi sẽ thấy như người xưa từng nói, Thiền là một quan ải hiểm nghèo, không cửa, thách thức bước tiến của tâm linh. Vậy đã nhất quyết bước tới, sấn cho đến tận cửa, chúng ta vẫn cố thẳng lưng mà vượt qua.

 

Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn, nhà nghiên cứu và giảng dạy Phật học đã viết:  « Chúng tôi là kẻ hậu học, tuy kiến thức chữ nghĩa và thực lực hành trì chẳng bao nhiêu, cũng đem hết sức mình dịch cuốn Vô Môn Quan này ra Việt ngữ, gọi là để đóng góp vào công cuộc chấn hưng Thiền học hiện nay. »



Mục lục.

Giới thiệu về tác giả

Vô Môn Huệ Khai 1183-1260, là một vị Thiền sư Trung Quốc thuộc hệ phái Dương Kì tông Lâm Tế, nối pháp Thiền sư Nguyệt Lâm Sư Quán. Sư là vị Thiền sư nổi danh nhất thời, đến bây giờ vẫn còn được nhắc đến qua tập công án Vô môn quan này. Sử sách ghi lại rằng: “Vào khoảng cuối đời Tống. Ngài Vô Môn đến tham học Thiền sư Lâm Nguyệt tại chùa Vạn Thọ. Nguyệt Lâm là môn sinh đời thứ 8 của Dương Kỳ, thuộc dòng Lâm Tế. Ngài được Nguyệt Lâm cho tham chữ Vô. Qua sáu năm công phu vẫn chưa khai thông được, ngài phẫn chí, thề quyết không ngủ cho đến khi nào vỡ lẽ mới thôi. Sau vì quá buồn ngủ, ngài đi lững thững ngoài hành lang, mệt mỏi tựa đầu vào một cây cột, bỗng nghe tiếng trống ngọ đánh, bất giác lĩnh ngộ. Ngài mừng quá, chạy đến tìm Nguyệt Lâm, toan trình điều sở ngộ. Nguyệt Lâm vừa trông thấy vụt hỏi: “Chạy đi đâu mà như ma đuổi vậy?” Ngài liền quát một tiếng. Nguyệt Lâm cũng quát một tiếng. Hai bên cùng ứng đáp như thế. Sau đó ngài ứng khẩu đọc bài kệ rằng:

Vô Vô Vô Vô Vô

Vô Vô Vô Vô Vô

Vô Vô Vô Vô Vô

Vô Vô Vô Vô Vô

Trích đoạn sách hay:

“...BÀI THỨ HAI MƯƠI BA

KHÔNG NGHĨ THIỆN ÁC

* Công án:

Lục Tổ (74) bị Thượng tọa Huệ Minh (75) đuổi theo đến núi Đại Diễu Lĩnh. Tổ thấy Huệ Minh đến, liền quẳng y bát trên tảng đá mà nói:

- Áo này vốn để làm tin, há tranh đoạt được ư? Ông cứ việc lấy đi.

Huệ Minh toan lấy áo lên, thấy nặng trịch như núi, tần ngần run sợ nói:

- Tôi đến cầu Pháp, chẳng phải vì áo. Xin hành giả (76) khai thị (77) cho.

Tổ nói:

- Không nghĩ thiện, không nghĩ ác. Ngay lúc ấy thì mặt mũi xưa nay của Thượng tọa Huệ Minh là gì?

Huệ Minh liền ngộ, khắp mình đãm mồ hôi, khóc lóc sụp lạy nói:

- Ngoài mật ý, mật ngữ đó ra. Ngài còn truyền thọ ý chỉ gì nữa chăng?

Tổ nói:

- Điều tôi nói với ông đây không có chỉ là mật. Nếu ông tự quay nhìn mặt mũi chính mình, thì bí mật chính là ở phía bên ông.

Huệ Minh thưa:

- Tôi tuy ở Tăng chúng học ngài Hoàng Mai (78) thực chưa từng xét kỹ mặt mũi mình. Nay đội ơn ngài trỏ cho lối vào, như người uống nước, nóng lạnh tự hay. Giờ đây ngài là thầy tôi vậy.

Tổ nói:

- Nếu được như thế, tất tôi cùng ông đều là học trò của Hoàng Mai. Nên tự giữ gìn cho khéo.

* Lời bàn:

Có thể nói Lục Tổ vì việc nhà quá gấp. Lão bà cưng con cháu, như trái vải đầu mùa, lột vỏ, lột hột nhét vô miệng cho, chỉ việc nuốt một cái là xong.

* Kệ tụng:

Vẽ không ra chữ, tả không được,

Khen chẳng đến chừ, đành phải thôi.

Mặt mũi xưa nay không chỗ giấu,

Dù tan thế giới vẫn không phai.

BÀI THỨ HAI MƯƠI BỐN

LÌA KHỎI NÓI NĂNG

* Công án:

Một ông Tăng hỏi ngài Phong Huyệt (79):

- Nói hay im lặng đều là vặt vãnh, làm sao khỏi vướng mắc?

Sư đáp:

- Giang Nam nhớ mãi ngày xuân ấm,

Hoa lừng trong chốn chá cô (80) kêu.

* Lời bàn:

Thiền cơ của Phong Huyệt như ánh chớp, gặp đường là đi, ngặt lại không phá được khuôn sáo của người xưa.Nếu chỗ này mà thấy cho xác triết thì vạch được lối đi cho mình. Bay giờ thử rời bỏ ngôn ngữ tam muội (81), hãy đáp một câu xem!

* Kệ tụng:

Câu kia còn nguyên vẹn,

Chưa thốt đã trao lời.

Chân đi, mồm lẩm nhẩm,

Biết ông kẹt lắm rồi.

BÀI THỨ HAI MƯƠI LĂM

TÒA THỨ BA NÓI PHÁP

* Công án:

Hòa thượng Ngưỡng Sơn (82) nằm mơ thấy đến chỗ Phật Di-lặc, ngồi tòa thứ ba. Có một tôn giả bạch chùy thưa:

- Hôm nay đến phiên tòa thứ ba thuyết Pháp.

Sư liền đứng dậy bạch chùy nói:

- Pháp Ma-ha-diễn (83) rời bốn câu lý luận, dứt hết trăm cách phủ nhận (84). Nghe cho kỹ, nghe cho kỹ.

* Lời bàn:

Thử hỏi đó là nói pháp hay không nói pháp? Mở miệng là sai, ngậm miệng là mất. Không mở không ngậm, mười vạn tám ngàn.

* Kệ tụng:

Ban ngày ban mặt,

Trong mộng nói mơ.

Nghĩ bậy, nghĩ bậy,

Lừa bác gạt cô.

BÀI THỨ HAI MƯƠISÁU

HAI TĂNG CUỐN RÈM

* Công án:

Trước giờ trai, các học tăng đến tham hỏi ngài Đại Pháp Nhãn (85) ở chùa Thanh Lương. Sư giơ tay trở bức rèm. Bấy giờ có hai ông Tăng cùng ra cuốn rèm.

Sư nói:

- Một được, một mất.

* Lời bàn:

Thử hỏi ai được ai mất?Nếu thấy được chỗ này thì thấy được chỗ lải nhải của Quốc Sư Thanh Lương. Tuy vậy, kỵ nhất là việc so đo chỗ được mất.

* Kệ tụng:

Rèm cuốn trông vời chốn thái không,

Thái không vẫn chửa hợp nguồn tông.

Chi bằng gạt hết từ nơi ấy,

Một mạch liền liền gió chẳng thông.

BÀI THỨ HAI MƯƠI BẢY

KHÔNG PHẢI TÂM KHÔNG PHẢI PHẬT

* Công án:

Một ông Tăng hỏi Hòa thượng Nam Tuyền:

- Có pháp nào chưa dạy nữa không?

Sư đáp:

- Có

Ông Tăng lại hỏi:

- Pháp chưa dạy là pháp gì vậy?

Sư nói:

- Không phải tâm, không phải Phật, không phải vật.

* Lời bàn:

Nam Tuyền bị hỏi một câu như thế, phải dốc hết vốn liếng, thiệt là lận đận.

* Kệ tụng:

Dặn kỹ làm mất đức,

Không lời mới có công.

Dù cho dâu bể đổi,

Đành quyết chẳng khai thông.

BÀI THỨ HAI MƯƠI TÁM

CÂY ĐUỐC CỦA LONG ĐÀM.

* Công án:

Ngài Đức Sơn tham hỏi ngài Long Đàm (86) cho đến tối. Sư nói:

- Đã khuya, sao ông chưa về đi?

Đức Sơn vái chào, vén rèm mà ra, thấy ngoài trời tối đen liền quay trở vào thưa:

- Bên ngoài trời tối quá!

Sư thắp một cây đuốc giấy trao cho.Đức Sươn toan cầm lấy, Sư liền thổi tắt mất.Đức Sơn tỉnh ngộ, sụp lạy.

Sư nói:

- Ông thấy được ý nghĩa chi?

Đức Sơn đáp:

- Tôi từ nay trở đi hết nghi hoặc những lời dạy của chư Hòa thượng trong thiên hạ.

Hôm sau Sư thăng đường nói:

- Trong đây có kẻ răng như rừng gươm, miệng như chậu máu, bị đánh một hèo mà chẳng quay đầu lại, mai kia mốt nọ leo lên đỉnh cao dựng đạo của ta.

Đức Sơn bèn đem mấy bộ sớ sao (87) đến trước pháp đường, cầm một bó đuốc dơ lên nói:

- Hết thảy mọi biện giải cao thâm chỉ như cái lông tơ nơi tháihư, hết thảy mọi yếu quyết chỉ như giọt nước đổ xuống vực.

Bèn đốt hết các bộ sớ sao rồi vái lạy mà đi.

* Lời bàn:

Đức Sơn trước khi ra cửa, tâm hừng hực, miệng hằm hằm, dong duổi về Nam, quyết tâm dập tắt chỉ Giáo ngoại biệt truyền (88). Trên đường đến Lễ Châu, Đức Sơn hỏi một bà lão để mua đồ ăn điểm tâm. Bà lão nói: “Trong xe của Đại đức có chở sách vở gì đó? “ Đức Sơn đáp: “Mấy bộ sớ sao Kinh Kim Cương”. Bà lão nói: “Cứ như trong kinh dạy, tâm bữa qua bắt không được, tâm bữa nay bắt không được, vậy Đại đức điểm tâm là điểm cái tâm nào?”. Đức Sơn bị hỏi một câu nhưn vậy mà vẫn không chịu chết quách đi trước câu nói của bà lão, lại còn hỏi bà: “Gần đây có Tông sư nào không?”. Bà lão đáp: “Cách đây ngoài năm dặm có Hòa thượng Long Đàm”. Đức Sơn bèn tới Long Đàm, dở hết trò bê bối, thiệt là cà kê dê ngỗng. Long Đàm thực như người thương con không sợ dơ xấu, thấy kẻ kia có đôi chút lửa, vội lấy nước dơ dập tắt liền. Bình tĩnh xét lại, thật đáng nực cười.

* Kệ tụng:

Nghe tên chẳng được như nhìn mặt,

Nhìn mặt sao bằng nghe được tên.

Dẫu đã khai thông đường mũi nọ,

Ngặt rằng mắt ấy lại đui liền …”

Thông tin về cuốn sách:

Tên sách

Vô môn quan

Tác giả

Giá dự kiến

Đang cập nhật

Số trang

Đang cập nhật

Nhà xuất bản  

Nhà xuất bản

Khổ

Đang cập nhật

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/03/2020(Xem: 10085)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
01/03/2020(Xem: 11647)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
06/01/2020(Xem: 10636)
Đức Tổng Giám mục Colombo, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith người Sri Lanka,Chủ tịch Hội đồng Giám mục Sri Lanka, phục vụ Giáo hội Công giáo La Mã của Thánh Matthew ở Ekala, Sri Lanka, gần đây đã nói điều gì đó dọc theo dòng “Nhân quyền đã trở thành tôn giáo mới nhất ở phương Tây. . . Người dân Sri Lanka đã nghiêng về con người thông qua Phật giáo, truyền thống tôn giáo chính thống của họ đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. . . Những người không thực hành tôn giáo là những người bị treo lên Nhân quyền”.
04/01/2020(Xem: 7052)
Bài viết nhan đề “Góp Ý Với Sư Cô Thích Nữ Thanh Tâm” của Cư sĩ Thiện Quả Đào Văn Bình trên mạng Thư Viện Hoa Sen hiển nhiên là nhiều thiện ý, đã đưa ra các nhận định mang tính xây dựng. Từ đó, tất nhiên có phản ứng, và những ý kiến trái nghịch được đưa ra. Trong mọi trường hợp, tất cả những dị kiến nên xem như chuyện bình thường.
04/01/2020(Xem: 8107)
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có thiền truyện thuật lại cuộc hỏi đáp giữa Triệu Châu và Nam Tuyền: " Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: 'Thế nào là đạo?' Nam Tuyền đáp : ‘Tâm bình thường là đạo’ (Bình Thường Tâm thị Đạo). _’Lại có thể nhằm tiến đến chăng?’ _ ‘Nghĩ nhằm tiến đến là trái’. _ ‘Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?’ _ ‘Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy’. Ngay nơi lời này Triệu Châu ngộ lý, bèn đi thọ giới...." Vậy, thế nào là “Tâm Bình Thường”?
08/12/2019(Xem: 23540)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 23225)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
22/11/2019(Xem: 22739)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 13240)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 8490)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567