Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

TÁNH KHÔNG LUẬN LÀ GÌ? Tuệ Sỹ

19/08/201020:01(Xem: 7035)
TÁNH KHÔNG LUẬN LÀ GÌ? Tuệ Sỹ
TÁNH KHÔNG LUẬN LÀ GÌ?
Tuệ Sỹ

(I)

(martin HEIDEGGER, Aus der Erfahrung des Denkens)

Có thể vay mượn những lời như vậy để khởi đầu cho sự chờđợi tiếng vọng đáp ứng của những gì đó đang ẩn mình trong bóng tối. Những lờiđược vay mượn ấy không nhất thiết phải là đồng thanh với những cái sắp đáp ứng.Sự tựu thành của những cái đáp ứng này sẽ không xuất hiện trong những tiếngđộng náo nhiệt. Đây là sự tựu thành của một cơn mưa như thác lũ, khi con bướmmùa hè đã chịu khép lại đôi cánh mỏng để lắng nghe trong thầm lặng hơi thở củacỏ nội. Chờ đợi; kiên trì và dừng lại trong sụ bế tắc của một thời chỉ có ánhsáng vĩnh cửu của mặt trời. Kiên trì và dừng lại để chờ đợi trong sự bế tắc làliều lĩnh thác mình cho một cuộc chơi ngoạn mục của thiên diễn, là liều lĩnhđứng lại giữa lòng thác đổ của vạn hữu. Đó là một thái độ bướng bĩnh, khôngchịu tiệm tiến từng bước vững chắc như những đợt nhảy của con chim hồng: nhảybên bờ nước, nhảy đến tảng đá, nhảy trên đất cạn, nhảy lên cành cây, nhảy lêngò cao và cuối cùng bay trong thương khung để lông cánh làm đẹp cho bậutrời.(1) Chờ đợi trong sự bế tắc là những bước thụt lùi của con chim hồng, từtrên cành cây rơi trở xuống đất cạn(2). Từ trên cành cây rơi trở xuống đất cạnđể chập chững như cưu mang một cái gì đó có vẻ ngược ngạo; đó là sự tiến tớibằng những bước thụt lùi, bởi vì thuận theo sự bế tắc. (3)

Mượn một kinh nghiệm tư tưởng để nói về một kinhnghiệm tư tưởng, đó là một sự vay mượn nghịch lý ngang ngược; vay mượn đã làmột điều bất khả, mà nói về lại cũng là điều bất khả. Bất khả cho nên bế tắc.Bế tắc cho nên không tìm thấy một lối trung chính để vào tư tưởng(4).

Như thế là đã khởi đầu bằng một sự bất chính.Đằng sau sự bất chính này không có che dấu một ẩn nghĩa nào hết để biện minh chonó. Nhưng, Tánh Không luận là gì? "Khi con bướm mùa hè dừng lại trên đóahoa, khép lại đôi cánh, và đong đưa theo cơn gió của cỏ nội hoangàn…"

(II)
Im Denken Wird jeglich Ding einsam und langsam. (M.HEIDEGGER)

Từ khi Nagàrjuna (Long Thọ) xuất hiện ở miền NamAᮍ độ, đến nay đã 18 thế kỷ qua, và suốt một vòng cung ba phần tư của toàn bộ Áchâu, Tánh Không luận (Sùnyavàda) đã trở thành một thứ khí giới vô cùng sắc bénđược trang bị cho một nền triết lý chuyên môn phá hoại. Với những kẻ chống đốinó, phá hoại là phá hoại. Nhưng những kẻ tán thưởng nó thì nói phá hoại tức làthiết lập. Với cả蠨ai, phá hoại làđiều đáng sợ và nên tránh. Chính thực, Nagàrjuna đã cố ý binh vực cho một chânlý nào bằng khí giới Tánh Không luận? Người ta đã từng nghĩ, chính Tánh Không(Sùnyatà) là chân ly đó. Bởi vì鬠người ta có thể tìm thấy, với bằng chứng vô cùng xác thực của vănnghĩa, rằng chính Nagàrjuna đã coi phương tiện và cứu cánh là một. Nói cáchkhác, chính chân lý của Tánh Không tự bảo vệ lấy nó, tự binh vực cho chính nó,không một cái gì khác.

Những học giả hiện đại chuyên môn về Tánh Khôngluận với những đại biểu có thẩm quyền như T. R. V. MURTI, Ed. CONZE, J. MAY, vàcó thể kể thêm những vị ở ngoài lãnh vực chuyên môn này nhưng cũng được coi nhưlà có thẩm quyền như STCHERBATSKY, J.TAKAKUSU, vân vân, đều đồng thanh côngnhận Tánh Không luận như là Biện chứng pháp (dialectique). Những người đi sau, bámchặc vào danh từ này – Biện chứng pháp – để hiểu Tánh Không luận. Đó quả là mộtsự vay mượn vô cùng thận trọng. Người ta đã tìm được cho Tánh Không luận một sựđồng thanh tương ứng. Như vậy là "Nghìn tầm gởi bóng tùng quân,(5) tuyếtsương che chở cho thân cát đằng".

Ed. Conze nói đến sự táo bạo của những hiềntriết Đông phương là tư tưởng bằng mâu thuẫn. Bởi vì, chính luật mâu thuẫn chophép người ta nói: phương tiện là cứu cánh, cứu cánh là phương tiện. Phá hủytrong phương tiện, nhưng lại là thiết lập trong cứu cánh. Phá hủy và thiết lậplà mộ. Như thế hình như mâu thuẫn đối chọi với đồng nhất. Đây là lý lẽ mà ngươita hay dựa vào đó để phân biệt tính cách dị biệt của tư tưởng Đông phương và tưtưởng Tây phương. Người ta thường lý luận theo một tiêu thức điển hình nhất nhưsau: với Tây phương, ce qui est est, ce qui n'est pas n'est pas (của Parménid),đó là tư tưởng trên nguyên tắc đồng nhất; với Đông phương thì, Đạo khả đạo phithường Đạo, danh khả danh phi thường danh (của Lão Tử), đó là tư tưởng trên nguyêntắc mâu thuẫn. Bởi vì, nguyên tắc mâu thuẫn như thế là dung nạp tất cả mọitương phản, tất cả mọi cái không phải là nó, cho nên người ta nghĩ nếu côngnhận rằng Đông phương luôn luôn tư t7ởng trên nguyên tắc này thì tư tưởng Đôngphương lúc nào cũng có thể dung nạp được tư tưởng Tây phương với tất cả nhũngdị biệt của chính nó. Và ngược lại; vì nguyên tắc đồng nhất không dung nạpnhững tương phản. Nguyên tắc đồng nhất đưa đến chỗ đòi hỏi sự nghiêm xác củakhái niệm. MerleauPonty: "Có cái gì đó không thể thay thế trong tư tưởngTây phương: (…) sự nghiêm xác của khái niệm,…"(6)

Hình như chúng ta vừa đưa ra một tràng, ngắn,những lý luận có vẻ rất mạch lạc. Nếu nói cho chí lý, thì kiểu lý luận này là điềutối kỵ của các nhà Tánh Không luận, kể từ Aryadeva, xuống Buddhapalita, quaBhavaviveka cho đến Candrakìrti (những truyền nhân của Nagàrjuna). Nhưng nóivậy cũng không được. Vì đó cũng chỉ một cách nói áp dụng luật mâu thuẫn một cáchmạch lạc. Như vậy, chính mâu thuẫn đã phối trí thành một trật tự mạch lạc đểcho mâu thuẫn là mâu thuẫn. Tức là, mâu thuẫn chỉ được thừa nhận như là mâuthuẫn thực sự khi người ta có thể tìm được mạch lạc của nó trong một trật tựnào đó. Bởi vì, nếu không có sự mạhc lạc giữa hững mâu thuẫn và không mâuthuẫn, làm thế nào ta nhận biết đó là mâu thuẫn?

Vậy thì, Tánh Không luận là gì? "trong tưtưởng, mọi sự trở thành cô liêu và lững thững."

(III)

Những vay mượn đã không thể tránh và những thànhkiến nặng như chì cũng chưa thể từ bỏ được. "Những con cá lớn trong hồnước nhỏ này, tất cả chúng đều bị bao phủ trong tấm lưới nhỏ này, dầu chúng cónhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ nơi đây."(7) Người học về TánhKhông cũng như kẻ học bắt rắn bằng hai tay không.

Nagàrjuna là ai?

Những thiên tài lớn đều xuất hiện trong cơn thịnhnộ. Héraclite trong bình minh của Hy lạp với cơn thịnh nộ như những ngọn lửatàn bạo; ông đã muốn tống cổ Homère ra khỏi những cuộc chơi chung bởi vì lờicầu nguyện của Homère muốn cho mối bất hòa giữa các thần linh và loài người hãychấm dứt. Zarathoustra xuống núi,cùng với sự xuất hiện của Siêu nhân, sau khi đãnổi cơn thịnh nộ với mặt trời. Những con sâu con ngủ suốt cả một nùa đông đểchờ đợi hững tiếng sấm đầu tiên của tiết kinh trập thánh hai. Nhưng, "Mộtkhi sinh ra, họ muốn sống để rồi chịu đựng sự chết, hay để rồi đi tìm sự yênnghỉ. Và họ để lại những con cháu cùng chia xẻ số phận như vậy."(Héraclite) Những con sâu con chỉ trở mình trong giấc ngủ triền miên, còn phảiđợi bao giờ cỏ cây nứt vỏ sau tiếng sấm của kinh trập rồi mới trổi dậy: giải chithời đại hỉ tai! "Thiên địa giải nhi lôi vũ tác. Lôi vũ tác nhi bách quảthảo mộc giai giáp tích. Giải chi thời đại hỉ tai!" (quẻ Lôi Thủy Giải,Kinh Dịch).

Nagàrjuna xuất hiện như một con voi dữ trongtruyền thống Phật học và tư tưởng triết học Aᮠđộ. Đương thời, đối với các nhàhiền triết Aᮬ Nagàrjuna được xếp vào hàng những tư tưởng gia Phật học lỗi lạcbậc nhất. Nhưng ngay trong hàng ngũ này. Nagàrjuna lại được kính trọng như mộttên phá hoại đáng sợ. Người sợ đầu tiên có lẽ chính cao đệ của ông là Aryadeva.Ngay trong tên gọi đã có sự trái ngược. Cái tên Nagàrjuna ám chỉ cho một thứrắn dữ. Bởi vì Nagà có nghĩa là rắn dữ. Nhưng Aryadeva lại hàm ý là một thiên thầnthánh thiện. Hai thầy trò này, một con khủng long và một vị thiên thần, phảichăng là hai nếp gấp tư tưởng: Huyền chi hựu huyền.

Nhiều huyền thoại đã được dựng lên chứng tỏ rằngđã có nhiều phép lạ hiện ra để hạ bớt thái độ ngông cuồng của Nagàrjuna, khiông quyết định bỏ cả núi cao, cả rừng rậm và cả đất liền để xuống biển cư ngụcùng loại rắn dữ(8) . Như vậy người ta mới có đủ lý do để xác nhận rằng ông quảlà một tư tưởng gia Phật học khi ông chịu nghe theo lời khuyến cáo của vua rắnmà trở lại đất liền. O⮧ quả thực là một tư tưởng gia Phật học chính thống. –bởi vì chính thống cũng hảm ý là ngoan ngoãn mặc dù lối xử sự của ông đôi khicó vẻ ngược ngạo.

Từ lúc mà Nagàrjuna trở lại đất liền, nhiều vấnđề trong truyền thống Phật học và nền minh triết AᮠĐộ được đặt lại: Tánh Không luậnlà gì?

Dường như có một sự lửng lơ và bất khả nào đó;lửng lơ như chính đời sống và bất khả như chính tư tưởng, Nagàrjuna từ sương mùcủa bình minh và nắng quái.

Yathà màyà tathà svapno gandharva-nagaram yathàtathospàda tathà sthànam tathà bhanga udàhritah.

Như quáng nắng, như giấc mộng, như thành phốgiữa sa mạc: tất cả sự hiện khởi, tồn tục và biến mất đều như vậy.(9)

(IV)

Trong Đại tạng kinh Trung hoa, được ấn hành dướisự điều khiển của J. TAKAKUSU, một học giả Phật học người Nhật, có một tác phẩmdứt đoạn mang tựa đề là Lão tử hóa Hồ kinh, được xếp vào loại những tác phẩm ởbên ngoài Phật học (Ngoại giáo bộ, DTK. 2139; tập 54; tr. 1266 và tiếp). Tácphẩm đứt đoạn này nói Lão tử cưỡi trâu bỏ xứ Trung hoa đi về phía Tây bắc vàgiao hóa cho những giống dân man di ở phương này. Môn đệ lớn nhất của ông làThích ca. Đó là một sự lửng lơ của huyền sử và cũng là một điều bất khả của tưtưởng. Nhưng, mười thế kỷ sau, một người vì kính trọng Nagàrjuna mà phải từ bỏquê hương của mình để sang cư ngụ và chết ở Trung hoa. Đó là Kumarajiva. Cái tênnày lại ám chỉ cho sự trường thọ của trẻ thơ.(10) Có lẽ Nagàrjuna hóa thân làmLão Tử tại đất Tàu để nói cho một phân nữa Á châu nghe lại cái diệu chỉ"huyền chi hựu huyền" trong câu hỏi "Tánh Không Luận làgì?"

Và như thế, trước câu hỏi "Tánh Không luậnlà gì?", nhưng vay mượn đã không dễ gì tránh khỏi và những thành kiến cũngchưa dễ gì từ bỏ được:
"Cũng ví như một người đánh cá lành nghề hayngười học đánh cá vung lưới trên mặt hồ nước nhỏ này với một tấm lưới có mắclưới sít sao. Người ấy nghĩ: Những con cá lớn trong hồ nước nhỏ này, tất cảchúng đều bị bao phủ trong tấm lưới này, dầu chúng có nhảy vọt lên, chúng vẫnbị hạn cuộc bao phủ nơi đây."

Đó là những lời kết luận củakinhBrahmajàla-sutta. Và kinh chấm dứt như thế này:

Imasmim ca pana veyyàkaranasmim bhannamanesahasi loka-dhàtu akampitthàti. "Trong khi kinh này được truyền thuyết,một ngàn thế giới đều rung động,"

Chú thích

1) Thứ tự của sáu hào trong quẻ Phong SơnTiệm của Kinh Dịch: sơ lục, hồng tiệm vu can; lục nhị, hồng tiệm vu bàn; cửutam, hồng tiệm vu lục; lục tứ, hồng tiệm vu mộc; cửu ngũ, hồng tiệm vu lăng;thượng cửu, hồng tiệm vu quì.
2 ) Hào cửu tam và hào lục tứ của quẻ Phong SơnTiệm đảo ngược thành hào lục tam và cửu tứ của Thiên Địa Bĩ. 3 ) Quẻ Thiên ĐịaBĩ: lục tam, bao tu; cửu tứ, hữu mệnh.
4 ) Quẻ Thiên Địa Bĩ: Bĩ chi phỉ nhân (…) Thiênđịa bất giao nhi vạn bất thông dã.
5 ) Và đây cũng là một đồng thanh tương ứng:"Đời vốn như thế. Ban đầu vào cuộc sống, chúng ta giàu, giàu nhiều, giàunữa; trong bao năm, chúng ta trồng cây tỉa hột, nhưng gnày tháng trôi, năm sầulại: thời gian phá vỡ mất công trình; cây rừng bị chặt; bạn hữu từng người rơirụng xuống. Bóng tùng quân nghìn tầm xiêu đổ, cái con người trơ trụi sẽ cònnghe rõ trong hoang liêu mối ngậm ngùi xuân xanh xa mất." (Saint-Exupéry,Cõi Người Ta, Bùi Giáng dịch).
6 ) "II y a quelque chose irremplacabledans la pensée occidentale: (…), la rigueur du concept,…" (MP. Signes,Gallimard, p. 174)
7 ) Trường bộ kinh, kinh phạm võng (Brahmajàle.Sutt); T.T. Minh Châu dịch.
8 ) Viết phỏng theo "Long Thọ Bồ Táttruyện" của Kumarajiva D.T.K. 2047; tập 50, tr. 184 và tiếp.
9 ) Nagàrjuna, Madhyamika – Kàrikà, VII,34.
10 ) Đồng Thọ, cũng mường t7ợng như chữ Lão Tử.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2010(Xem: 8103)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
02/11/2010(Xem: 10178)
Không gian nhận thức bị giới hạn, vì thế nó hữu hạn. Khi bạn ngồi trong lớp học, không gian nhận thức bị bao bọc bởi các bức vách, nền nhà và trần nhà.
27/10/2010(Xem: 9938)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
26/10/2010(Xem: 4429)
Bồ tát hành đạo bắt đầu từ giữa lòng xã hội nên sự tiếp cận với mọi thống khổ nhân sinh là lẽ tất nhiên. Tu bốn vô lượng là y trên a-thế-da, trên tăng thượng ý lạc, nghĩa là y trên thâm tâm, trên tâm nguyện nhiệt thành và luôn luôn hướng thượng, ước mong xóa sạch mọi thống khổ của thế gian.
23/10/2010(Xem: 11788)
Trước hết, có lẽ tôi cần phải thú nhận là không có cách nào tôi có thể trình bày đầy đủ về thuyết Tiến Hóa. Lý do chính là: Tiến Hóa là một quy luật thiên nhiên trong vũ trụ, và trong gần 150 năm nay đã được kiểm chứng, phát triển, từ đó giải thích được nhiều điều trong vũ trụ, thiên nhiên. Ngày nay, thuyết Tiến Hóa bao trùm rất nhiều bộ môn khoa học. Do đó, không ai có thể tự cho là mình biết hết về thuyết Tiến Hóa. Một khó khăn khác tôi vấp phải khi viết về thuyết Tiến Hóa là những danh từ chuyên môn mà tôi không đủ khả năng để dịch ra tiếng Việt hoặc không biết là đã được dịch ra tiếng Việt. Vì những lý do trên, trong bài khảo luận này, tôi chỉ tự hạn trong chủ đề
19/10/2010(Xem: 4750)
Chỉ trong vòng 50 năm qua, ngành sinh học và y học thế giới đã phát triển nhanh chóng hơn là trong khoảng thời gian 50 thế kỷ trước, về hiểu biết cũng như khả năng tác động của con người trên sự sống. Sự phát triển này cũng làm nẩy sinh lên một số vấn đề đạo đức mới, được gom lại dưới danh từ "sinh đạo đức" (bioéthique). Những vấn đề này trở thành mỗi ngày một thêm phức tạp, chúng đã vô hình chung vượt khỏi khuôn khổ chuyên môn và đặt ra một cách rộng lớn cho toàn thể xã hội."
18/10/2010(Xem: 3639)
Sau Lục Tổ Huệ Năng (638-713), Thiền Tông phương Nam của ngài chia làm hai hệ phái do hai đệ tử của ngài đứng đầu là Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744) và Thanh Nguyên Hành Tư (?- 740). Về sau, hệ phái Thanh Nguyên gồm ba dòng là Tào Động, Pháp Nhãn và Vân Môn, còn hệ phái, còn hệ phái Nam Nhạc truyền ra hai dòng là Lâm Tế và Quy Ngưỡng. Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-867) đã mở ra một dòng thiền lớn kéo dài cho đến ngày nay, có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Trung Quốc, Việt Nam, Cao Ly và Nhật bản. Riêng tại Việt Nam, Thiền Lâm Tế có mặt và phát triển liên tục đến nay kể cũng đã hơn bảy thế kỷ.
18/10/2010(Xem: 17571)
Đây không phải là một sáng tác. Tài liệu nhỏ này chỉ trích soạn những lời hay ý đẹp trong các bài giảng của chư Tôn Đức, sách báo của Phật giáo đã xuất bản từ trước đến nay, hệ thống lại thành một bài giảng chuyên đề. Công việc của chúng tôi là lượm lặt những bông hoa thơm đẹp để kết thành một tràng hoa đẹp. Phổ biến tập tài liệu này, ước mong nó sẽ cung cấp một vài kiến thức cần thiết cho quý vị “Tân Giảng Sư” và cũng là tài liệu nghiên cứu cho những người học Phật sơ cơ.
18/10/2010(Xem: 4191)
Tuy đức Phật không đề cập nhiều về chính trị, Ngài chỉ thuần chỉ dạy cho hàng đệ tử tu tập con đường giải thoát nhưng tất cả lời dạy của ngài đều vì lợi ích cho chư thiên và loài người.
17/10/2010(Xem: 5457)
Giáo lý Phật giáo thiết lập trên nền tảng đau khổ của con người. Mặc dầu nhấn mạnh vào hiện hữu của sự khổ, nhưng Phật giáo không bao giờ là một giáo lý bi quan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]