Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 4

23/04/201319:02(Xem: 13838)
Phần 4

BÍCH NHAM LỤC

(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)

Thích Mãn Giác dịch

.................

Phần 4

TẮC THỨ BA MƯƠI MỐT

MA CÓC CHỐNG GẬY

THÙY:Động thì ảnh hiện, giác thì băng sinh. Nếu như không động không giác, khó mà khỏi rơi vào hang chồn hoang. Hiểu thấu được, đủ lòng tin, không tơ hào chướng ngại, như rồng gặp nước, như cọp dựa núi. Buông bỏ, gạch ngói tỏa sáng; nắm giữ, vàng ròng mất mầu. Công án của cổ nhân, khó tránh vòng vo. Thử nói xem, họ bình luận việc gì vậy?

CỬ:Ma Cốc chống gậy đến gặp Chương Kính. Đi quanh giường Thiền ba vòng, rồi chống gậy đứng sừng sững đó. Chương Kính nói, “Đúng, đúng.” ( Tuyết Đậu phê bình , “ Sai!”) Ma Cốc lại đến gặp Nam Tuyền.Lại cũng đi quanh giường Thiền ba vòng, rồi chống gậy đứng sừng sững đó. Nam Tuyền nói, “ Không đúng, không đúng.” Nam Tuyền nói, “ Chương Kính thì đúng, ông mới là không đúng. Đây chính là cái bị sức gió chuyển động; cuối cùng thế nào cũng bại hoại.”

BÌNH:Cổ nhân hành cước khắp chốn tùng lâm, duy có việc này trong tâm niệm: chỉ muốn phân biện xem lão hòa thượng ngồi trên giường khắc kia có mắt hay không? Cổ nhân thường thì nếu trong một lời mà khế hợp thì ở lại, còn nếu không khế hợp thì lại đi. Nhìn xem Ma Cốc đến gặp Chương Kính. Đi quanh giường Thiền ba vòng, rồi chống gập đứng sừng sững đó. Chương Kính nói, “Đúng đúng.” ( Muốn sử dụng được) thứ đao giết người kiếm cứu người này, cần phải là một chuyên gia mới được.

Tuyết Đậu nói, “ Sai!” Như thế là rơi vào cả hai bên, song nếu các ông dựa vào hai bên mà hiểu, các ông không thấy được ý của Tuyết Đậu. Ma Cốc đứng sừng sững đó. Thử nói xem, thầy ta làm gì vậy? Tại sao Tuyết Đậu lại nói, “ Sai!” Ma Cốc sai ở chỗ nào? Chương Kính nói “Đúng” là đúng ở chỗ nào? Tuyết Đậu như thể ngồi đó mà đọc lời phán xét. Ma Cốc ôm chữ “đúng” này mà đến gặp Nam Tuyền. Cũng y như trước đi quanh giường Thiền ba vòng, rồi chống gậy đứng sững đó. Nam Tuyền nói, “ Không đúng, không đúng.” ( Muốn sử dụng được) đao giết người kiếm cứu người, phải là bậc thầy trong tông môn mới được. Tuyết Đậu nói, “ Sai!” Chương Kính nói, “Đúng, đúng.” Nam Tuyền nói, “ Không đúng, không đúng”. Như thế là giống hay là khác nhau? Người thứ nhất nói, “Đúng.” Tại sao là sai. Người thứ nhì nói, “ Không đúng.” Tại sao cũng sai luôn? Nếu như tìm chỗ hiểu trong câu nói của Chương Kính, thì tự cứu mình cũng chẳng còn được nữa. Nếu như dựa vào câu nói của Nam Tuyền mà hiểu được thì có thể cùng làm Thầy với Phật và Tổ. Tuy vậy đi nữa, các nạp tăng phải tự mình tầm cứu mới được, chứ đừng dựa vào lời nói của người khác.

Câu hỏi của Ma Cốc là một , tại sao người thì nói “đúng”, người thì nói “ không đúng”? Nếu là người thành thạo thông suốt, đã đạt được đại giải thoát, ắt phải có cách sinh nhai khác. Nếu như là người chưa quen được cả cơ lẫn cảnh, nhất định thế nào cũng bị vướng vào hai phía này. Nếu như muốn biện rõ cổ kim, làm líu lưỡi tất cả mọi người trong thiên hạ, cần phải nắm được hai cái “sai” này thì mới được. Cho đến cuối, Tuyết Đậu chung qui cũng chỉ tụng hai cái” sai” này. Tuyết Đậu muốn nêu lên cái chỗ sống động, chonên mới nói như thế. Nếu các ông là những kẻ dưới da có máu, đương nhiên là không dựa vào ngôn cú mà hiểu, không nắm vào cái cột buộc lừa mà chấp làm đạo lý. Có người nói rằng Tuyết Đậu thay cho Ma Cốc mà nói hai chữ “ sai” này. Song nói như thế có gì là đúng? Đâu có biết rằng khi cổ nhân phê bình đã khóa chặt cửa ngõ, phía này cũng đúng mà phía kia cũng đúng. Song rốt cuộc chẳng thuộc về phía nào cả. Khánh Tàng Chủ nói, “ Chống gậy bước quanh giường Thiền, đúng với không đúng đều sai. Kỳ thực cũng không phải là ở đây.”

Há không biết chuyện Vĩnh Gia đến Tào Khê gặp Lục Tổ, đi quanh giường Thiền ba vòng, rồi chống gậy đứng sừng sững đó. Lục Tổ nói, “Đại sa môn phải có ba ngàn uy nghi, tám vạn tế hành. Đại đức từ đâu đến sinh đại ngã mạn như thế để làm gì?” Tại sao Lục Tổ lại nói là Vĩnh Gia sinh đại ngã mạn? Thầy ta đâu có nói “đúng” hay “ không đúng”. “Đúng” với “không đúng” chỉ là cái cột buộc lừa mà thôi. Chỉ có Tuyết Đậu phát biểu ra hai chữ “sai” là còn có chút gì.

Ma Cốc nói, “ Chương Kính nó “đúng”, tại sao hòa thượng lại nói “không đúng?” Lão hán này không tiếc lông mày, lậu đậu không ít. Nam Tuyền nói, “ Chương Kính thì đúng, ông mới là không đúng.” Nam Tuyền có thể nói là thấy thỏ thả ưng. Khánh Tàng Chủ nói, “ Nam Tuyền tha thiết quá đáng nhẽ có thể qua loa mà chấm dứt ở chỗ “không đúng”, lại vạch ra chỗ lầm lẫn của người kia mà nói rằng, “Đây chính là cái bị sức gió chuyển động, cuối cùng thế nào cũng bại hoại.” Kinh Viên Giác nói, “ Nay thân tôi đây, tứ đại hòa hợp. Những cấu sắc gọi là tóc, lông , móng, răng, da thịt, gân, cốt, tủy , não rồi cũng đều trở về với cát bụi.Nước miếng , nước mũi,mủ, máu đều trở về với nước. Hơi thở ấm trở về với lửa, động tác trở về với gió. Lúc tứ đại chia lìa, cái thân giả tạm này biết tìm ở chỗ nào?” Lúc Ma Cốc chống gậy đi quanh giường Thiền đã là bị sức gió chuyển động cuối cùng thế nào cũng bại hoại. Thử nói xem, rốt cuộc việc phát minh tâm tông là ở chỗ nào? Đến chỗ này rồi phải là một ngươì do thép sắt đúc thành mới được.

Há không nghe chuyện Trương Chuyết Tú Tài đến tham kiến Tây đường Tạng Thiên Sư, rồi hỏi rằng , “ Sơn hà đại địa là hữu hay vô? Tam thế chư Phật là hữu hay vô? Tây Đường Tạng nói, “ Hữu.” Trương Chuyết Tú Tài nói, “ Sai” Tây đường Tạng nói, “ Tiền bối từng tham kiến những ai rồi?” Trương Chuyết Tú Tài nói, “ Tham kiến Kính Sơn Hòa Thượng, phàm kẻ hèn này hỏi bất cứ gì Kính Sơn cũng nói vô cả.” Tây Đường Tạng nói, “ Tiền bối có quyến thuộc gì không?” Trương Chuyết nói, “ Có một vợ quê mùa, hai đứa con đần độn.” Tây đường Tạng hỏi, “ Kính Sơn có gia quyến gì không?” Trương Chuyết nói, “ Kính Sơn là bậc cổ Phật thầy đừng phỉ bang ngài có được không?” Tây Đường Tạng nói, “Đợi khi nào tiền bối được như Kính Sơn rồi hãy nói tất cả đều là vô.” Trương Chuyết đành cúi đầu khuất phục. Phàm các bậc tông sư thành thạo lúc nào cũng muốn cởi bỏ những cái dính dấp trói buộc, nhổ cọc gỡ chốt cho người khác. Họ không thể chỉ nắm vào một phía, mà phải biết lách bên phải xoay bên trái, lách bên trái xoay bên phải.

Xem lúc Ngưỡng Sơn đến Trung Ấp để cảm tạ Trung Ấp đã truyền giới. Trung Ấp thấy Ngưỡng Sơn tới bèn vỗ lên giường Thiền và nói, “ Hòa thượng”.Ngưỡng Sơn bèn đứng qua phía đông rồi lại đứng qua phía tây, rồi lại đứng vào giữa. Lúc cảm tạ xong lại lui về phía sau mà đứng. Trung Ấp nói, “Ông đắc tam muội ấy ở đâu vậy?” Ngưỡng Sơn nói, “Đắc từ Tào Khê ấn.” Trung Ấp nói, “Ông thử nói xem Tào Khê dùng tam muội này để tiếp ai?” Ngưỡng Sơn nói, “ Tiếp Nhất Túc Giác.” [1]Rồi Ngưỡng Sơn lại hỏi, “ Hòa thượng đắc tam muội này ở đâu vậy? Trung Ấp nói, “ Ta đắc tam muội này từ Mã Tổ.” Lối nói chuyện như vậy, phải chăng là của những người nêu một hiểu ba, thấy gốc theo ngọn?

Long Nha dạy chúng rằng, “ Phàm những người tham học, phải thấu qua Tổ Phật thì mới được. Tân Phong Hòa Thượng nói, “ Xem ngôn giáo của Tổ Phật như oan gia, lúc ấy mới có chỗ để tham học.” Nếu như không thấu qua được thì chỉ bị Tổ Phật lừa mà thôi.” Lúc ấy có ông tăng hỏi, “ Tổ Phật mà còn có tâm lừa thiên hạ sao?” Long Nha nói, “Ông thử nói xem sông với hồ có tâm làm trở ngại thiên hạ không?” Rồi lại nói tiếp, “ Tuy rằng sông hồ không có tâm làm trở ngại thiên hạ, chỉ tại vì thiên hạ không qua sông được. Cho nên sông với hồ đâm ra trở thành chướng ngại.Không thể nói rằng sông với hồ không trở ngại thiên hạ. Tổ Phật tuy không có tâm lừa thiên hạ, song chỉ vì thiên hạ không thấu qua được, cho nên Tổ Phật đâm ra thành lừa thiên hạ. Không thể nói là Tổ Phật không lừa thiên hạ. Nếu như thấu qua được Tổ Phật, kẻ ấy vượt qua Tổ Phật. Song cần phải thể hội được ý của Tổ Phật thì mới ngang hàng với những bậc cổ nhân hướng thượng được.Nếu như chưa thấu được, thì dù có học Phật học Tổ đi nữa, vạn kiếp cũng chẳng có khi nào đắc được.” Ông tăng lại hỏi, “ Phải như thế nào thì mới không bị Tổ Phật lừa?” Long Nha nói, “Ông phải tự ngộ lấy mới được.” Đến chỗ này rồi cần phải như thế. Tại sao vậy? Vì người , thì phải vì cho trót; giết người thì phải thấy máu. Nam Tuyền, Tuyết Đậu là những người như thế, cho nên mới dám nêu lên mà chơi.

TỤNG

Đây sai kia sai,

Kỵ nhất đừng lấy.

Bốn bề sóng yên,

Trăm sông triều xuống.

Cổ sách phong cao thập nhị môn,

Mỗi cửa có đường trống sơ xác.

Không sơ xác,

Chuyên gia phải kiếm thuốc không bệnh.

BÌNH:Tụng này giống công án Đức Sơn gặp Qui Sơn. Trước tiên đem công án ra bình thêm hai chuyển ngữ rồi xâu thành một chuỗi , sau đó mới tụng ra. “Đây sai kia sai, kỵ nhất đừng lấy.” Ý Tuyết Đậu là : ở đây một cái sai, ở kia một cái sai, kỵ nhất là đừng lấy nó đi. Lấy đi là sai. Phải đặt hai cái sai như vậy thì mới thấy được rằng, “ Bốn bề sóng yêu, trăm sông triều xuống.” Gió mới trong trăng mới sáng làm sao! Nếu như các ông hiểu được hai cái “sai” này, thì chẳng còn có sự việc gì nữa: núi là núi sông là sông, cái dài tự dài, cái ngắn tự ngắn, năm ngày một trận gió, mười ngày một cơn mưa. Cho nên mới có câu nói, “ Bốn bề sóng yên, trăm sông triều xuống.”

Đoạn cuối tụng Ma Cốc chống gậy rằng, “ Cổ sách phong cao thập nhị môn.” Cổ nhân dùng roi làm gậy, các nạp tăng thì dùng tích trượng làm gậy. Trên Dao Trì của Tây Vương Mẫu có mười hai cửa đỏ. “ Cổ sách” có nghĩa là vậy. Gió trên đầu gậy cao hơn mười cửa đỏ. Nơi các thiên tử và Đế Thích ở mỗi chỗ cũng đều có mười hai cửa đỏ. Nếu như các ông hiểu được hai cái “sai” này, thì đầu gậy phát ra ánh sang, ngay cả cổ sách cũng không làm gì được. Cổ nhân nói, “ Nếu hiểu được cây gậy, cả đời tham học của ông kể như xong.” Lại cũng nói, “ Không phải chỉ là bầy vẽ bề ngoài vô sự, mà nó giống như dấu vết cây bảo trượng của Như Lai.” Nó cũng thuộc về loại đó. Đến chỗ này rồi, thất điên bát đảo, trong mỗi lúc đạt được đại tự tại.

“Mỗi cửa có đường trống sơ xác.” Tuy có con đường, song lại trống không sơ xác. Đến chỗ này Tuyết Đậu tự cảm thấy lậu đậu, cho nên mời đả phá cho các ông. Song dù là như thế, vẫn có chỗ không sơ xác. Dù cho là tay chuyên gia đi nữa, lúc không có bệnh cũng nên tìm chút thuốc mà uống trước mới được.

TẮC THỨ BA MƯƠI HAI

PHẬT PHÁP ĐẠI Ý CỦA LÂM TẾ

THÙY:Mười phương dứt bặt, ngàn mắt chợt mở. Một câu cắt dòng [2], vạn cổ dứt bặt. Còn có kẻ đồng sinh đồng tử chăng? Công án hiện thành, an bài không được, xin nêu các dây dưa của cổ nhân lên xem.

CỬ:Định Thượng Tọa hỏi Lâm Tế, “ Thế nào là đại ý của Phật Pháp?” Lâm Tế bước khỏi giường Thiền, nắm lấy Định Thượng Tọa tát cho một bạt tai rồi đẩy ra. Định Thượng Tọa đứng im đó. Có ông tăng đứng cạnh đó nói, “Định Thượng Tọa, tại sao không cúi lậy đi?” Định Thượng Tọa mới cúi lậy, rồi hốt nhiên đại ngộ.

BÌNH:Nhìn xem thầy ta ra thẳng vào thẳng đi thẳng đến thẳng, đúng là Lâm Tế chính tông mới có tác dụng như thế. Nếu như thấu được, người ta có thể lật trời làm đất, tha hồ thụ dụng. Định Thượng Tọa chính là tay như thế, bị Lâm Tế tát cho một cái, vừa cúi lậy xong đã hiểu ngay ý hướng. Thầy ta là người phương Bắc, vốn hết sức là chất phác thẳng than. Đắc được rồi, sau đó không xuất thế nữa. Từ đó trở đi toàn sử dụng các cơ biến của Lâm Tế, quả thật là thánh thoát.

Một hôm trên đường gặp Nham Đầu, Tuyết Phong, Khâm Sơn ba người. Nham Đầu hỏi, “ Từ đâu đến vậy?” Định Thượng Tọa nói, “ Từ Lâm Tế.” Nham Đầu hỏi. “ Hòa thượng có mạnh khỏe chăng?” Định Thượng Tọa nói, “ Ngài đã khứ thế rồi.” Nham Đầu nói, “ Ba chúng tôi định đặc biệt đến tham bái ngài, chẳng dè phúc duyên thiển bạc, hòa thượng lại đã qui tịch. Không hiểu thuở sinh tiền hòa thượng có lời dạy gì. Xin thượng tọa dáy lại cho anh em tôi một vài điều được chăng?” Định Thượng Tọa bèn thuật lại rằng một hôm Lâm Tế dạy chúng, “ Trong khối thịt này có một vô vị [3]chân nhân, thường ra vào trước mặt các ông. Ai chưa thấy chứng cớ này, thử nhìn xem!” Lúc ấy có ông tăng bước ra hỏi, “ Vô vị chân nhân là gì?” Lâm Tế bèn nắm lấy ông ta nói, “ Nói, nói!” Ông tăng vừa suy nghĩ, Lâm Tế đã đẩy ông ta ra nói, “ Vô vị chân nhân là cái cứt khô gì đâu!” Rồi quay về phương trượng.

Nham Đầu (nghe thế) không khỏi le lưỡi. Khâm Sơn nói, “ Tại sao không nói là không phải là vô vị chân nhân?” Bèn bị Định Thượng Tọa nắm lấy nói, “ Vô vị chân nhân với không phải là vô vị chân nhân cách nhau bao xa? Nói mau , nói mau!” Khâm Sơn không nói gì được, mặt thì hết xanh lại vàng. NHam Đầu và Tuyết Phong bước đến cúi lậy nói, “ Người này mới thụ giới không biết phân biệt tốt xấu, xúc phạm đến Thượng Tọa, xin Thượng Tọa từ bi tha tội cho!” Định Thượng Tọa nói, “ Nếu không vị lòng hai lão ta đã bóp chết con quỉ đái dầm này rồi.”

Lại có lần kia đi dự trai hội ở Trấn Châu về,lên cầu ngồi nghĩ, gặp ba vị tòa chủ. Một vị hỏi, “ Thế nào là sông Thiền sâu thẳm phải dò tận đáy?” Định Thượng Tọa nắm lấy ông tòa chủ kia toan ném xuống dưới cầu. Lúc ấy hai vị tòa chủ kia huyên thuyên xin tha rằng, “ Khoan khoan. Người này lỡ xâm phạm thượng tọa, xin từ bi tha thứ!” Định Thượng Tọa nói, “ Nếu không vì hai tòa chủ tôi đã cùng đi dò tân đáy với gã rồi.” Các phương pháp này của Định Thượng Tọa đều là những tác dụng của Lâm Tế cả. Lại nhìn xem Tuyết Đậu tụng rằng:

TỤNG

Đoạn tế toàn cơ theo dấu chân,

Đem đến tại sao phải thung dung.

Cự linh dơ tay chẳng nhiều nhặn,

Phân phá Hoa Sơn ngàn vạn trùng.

BÌNH:Tuyết Đậu tụng rằng, “Đoạn tế toàn cơ theo dấu chân, đem đến tại sao phải thung dung?” Đại cơ đại dụng của Hoàng Bá chỉ có mình Lâm Tế là theo dấu chân được. Lúc đã nêu lên là không để người ta kịp nghĩ bàn, vừa tần ngần là các ông đã lạc vào âm giới. Kinh Lăng Nghiêm nói, “ Ta đặt ngón tay, Hải Ấn phát quang, ông vừa sinh tâm, trần lao đã khởi.” “ Cự linh dơ tay chẳng nhiều nhặn, phân phá Hoa Sơn ngàn vạn trùng.” Thần Cự Linh có đại thần lực, lấy tay chẻ Thái Sơn Hoa Sơn để nước chảy vào Hoàng Hà. Mối nghi của Định Thượng Tọa lớn như đồi núi, bị một cái tát của Lâm Tế làm tiêu tan hết cả.

TẮC THỨ BA MƯƠI BA

TRẦN THƯỢNG THƯ VIẾNG TỪ PHÚC

THÙY:Đông tây khôngbiện, nam bắc chẳng phân. Từ sang đến tối, từ tối đến sang. Có thể bảo là người ấy ngủ chăng? Có lúc đôi mắt như thể sao chổi, song có thể bảo là người ấy ngủ chăng? Có lúc gọi nam là bắc, thử nói xem đó là hữu tâm hay vô tâm? Người ấy là đạo nhân hay là thường nhân? Nếu như có thể thấu qua được chỗ này, các ông mới hiểu được ý hướng, cũng như hiểu được rằng cổ nhân có như thế hay không? Song thử nói xem, đây là thời tiết gì? Xin nêu lên xem.

CỬ:Trần Tháo Thượng Thư đến viếng Từ Phúc. Từ Phúc thấy Trần Tháo đến bèn vẽ một vòng tròn. Trần Tháo nói, “Đệ tử đến như thế này, vốn đã là bất tiện rồi, hà huống lại còn vẽ them một vòng tròn?” Từ Phúc bèn đóng cửa phương trượng. Tuyết Đậu nói, “ Trần Tháo chỉ có một con mắt.”

BÌNH:Thượng Thư Trần Tháo là người đồng thời với Bùi Hưu và Lý Cao. Phàm mỗi khi thấy có ông tăng nào đến cũng trước tiên mời thụ trai, rồi lại cho ba tăm đồng tiền để thử thách. Một hôm Vân Môn đến. Vừa trông thấy Vân Môn Trần Tháo đã hỏi, “ Sách Nho thì khác rồi, song tam thừa mười hai phần giáo tất nhiên có các bậc thầy. Tại sao các nạp tăng phải đi hành cước như thế?” Vân Môn nói, “ Thượng thư đã từng hỏi bao nhiêu người rồi?” Trần Tháo nói, “ Hiện giờ tôi đang hỏi thượng tọa.” Vân Môn nói, “ Tạm gác cái hiện giờ” qua một bên, thế nào là ý nghĩa của các giáo lý?” Trần Tháo nói, “ Cuốn vàng trục đỏ,” [4]Vân Môn nói, “Đó chỉ là ngữ ngôn văn tự, thế nào là ý nghĩa của các giáo lý?” Trần Tháo nói, “ Miệng muốn nói mà lời chết, tâm muốn duyên mà lự vong.” Vân Môn nói, “ Miệng muốn nói mà lời chết, là để đối với ngôn ngữ; tâm muốn duyên mà lự vong là để đối với vọng tưởng. Thế nào là ý nghĩa của các giáo lý?” Trần Tháo không nói gì được. Vân Môn nói, “ Nghe nói Thượng Thư có đọc Kinh Pháp Hoa phải không?” Trần Tháo nói, “ Phải.” Vân Môn nói, “ Trong Kinh có nói rằng tất cả các mưu sinh sản nghiệp đều không vi nội với thực tướng. Song thử nói xem trên cõi phi phi tưởng thiên [5]hiện giờ có bao nhiêu người thối chuyển?” Trần Tháo lại không nói gì được. Vân Môn nói, “ Thượng Thư chớ có nên khinh suất như thế. Các sư tăng gạt bỏ tam kinh ngũ luận để vào chốn tùng lâm.Mười năm hai mươi năm mà cũng vẫn còn chưa làm gì được. thượng Thư làm sao có thể hiểu được?” Trần Tháo cúi lậy nói, “ Kẻ hèn nay quả thật có tội.”

Một hôm Trần Tháo cùng các quan lên lầu, đang nhìn quanh thì thấy có vài ông tăng đến. Một ông quan nói, “ Những người đang đến kia đều là các Thiền tăng.” Trần Tháo nói, “ Không phải.” Ông quan kia nói, “Sao ngài biết là không phải?” Trần Tháo nói, “Để họ đến gần rồi tôi sẽ thử cho ông thấy.” Mấy ông tăng vừa đến trước lầu, Trần Tháo hốt nhiên gọi, “ Thượng tọa!” Mấy ông tăng ngẩng đầu lên. Trần Tháo nói với mấy ông quan kia, “ Các ông đã tin lời tôi nói chưa?” Chỉ có mỗi một mình Vân Môn là không bị Trần Tháo thử thách.

Trần Tháo cũng đã từng tham kiến Mục Châu [6].Một hôm đến viếng Từ Phúc. Từ Phúc thấy Trần Tháo đến bèn vẽ một vòng tròn. Từ Phúc vốn là bậc tôn túc trong dòng của Qui Sơn- Ngưỡng Sơn. Thầy ta bình thường thích lấy phương pháp” cảnh trí” ra tiếp thiên hạ. chonên vừa thấy Thượng Thư Trần Tháo đến bèn vẽ một vòng tròn. Song làm gì được? Bởi vì Trần Tháo cũng là một chuyên gia, đâu có để cho người khác chơi khăm. Trần Tháo tự kiểm điểm, nói rằng, “Đệ tử đến như thế này vốn đã là bất tiện rồi. Làm sao kham nổi việc thầy vẽ thêm một vòng tròn nữa?” Từ Phúc đóng cửa lại.Loại công án này được gọi là” trong lời biện rõ, trong câu ẩn cơ”. [7]Tuyết Đậu nói, “ Trần Tháo chỉ có một con mắt.” Tuyết Đậu có thể nói là có mắt trên đỉnh đầu. Song thử nói xem, ý của thầy ta ở chỗ nào? Từ Phúc vẽ một vòng tròn cũng rất là hay. Song nếu ai cũng đều như thế cả, các nạp tăng làm sao mà vì người khác được? Tôi xin hỏi các ông,nếu như lúc ấy các ông là Trần Tháo, các ông phải nói gì để đừng bị Tuyết Đậu bảo là “ Trần Tháo chỉ có một con mắt”? Cho nên Tuyết Đậu mới đạp đổ tất cả mà tụng rằng:

TỤNG

Châu chạy vòng vòng kêu như ngọc,

Ngựa bon lừa chạy lên thuyền sắt.

Phân phó hải sơn vô sự khách,

Lúc câu rùa thả một bẫy rập.

Tuyết Đậu lại nói, “ Các nạp tăng trong thiên hạ nhảy không ra.”

BÌNH:“ Châu chạy vòng vòng kêu như ngọc, ngựa bon lừa chạy lên thuyền sắt.” Khúc đầu của bài tụng của Tuyết Đậu chỉ tụng vòng tròn kia mà thôi.Nếu như các ông hiểu được, các ông giống như một con cọp có sừng.Một chút này cần các ông phải đập thủng đáy thùng đen, dứt tận hết cơ quan, một lúc vứt bỏ tất cả đắc thất thị phi, không hiểu đó là huyền diệu. Rốt cuộc phải hiểu như thế nào? Cái này cần phải “ ngựa bon lừa chạy lên thuyền sắt”. Phải ở chỗ này mà thấy thì mới được. Cần phải “ phân phó hải sơn vô sự khách.” Nếu như trong bụng các ông vẫn cừn ( vướng mắc) một chút gì đó, ắt các ông không thể nào đảm đương nổi. Ở đây phải là hạng người mà hữu sự hay vô sự, vị tình hay thuận cảnh, Phật hay là Tổ cũng không làm gì được thì mới có thể đảm đương nỗi. Nếu như ( vẫn còn thấy rằng ) có Thiền để tham, có chút nào cảm thức phàm thánh, ắt chẳng thể nào đảm đương nổi. Song lúc đảm đương nổi, các ông phải hiểu lời Tuyết Đậu nói, “ Lúc câu rùa thả một bẫy rập” như thế nào? Câu rùa cần phải có bẫy rập mới được. Do đó mà Phong Huyệt nói, “ Quen câu kình ngư khuấy biển lớn, lại gặp nhái bén lội trong bùn.” Lại cũng nói rằng, “ Rùa lớn đừng đem ba núi đi, ta muốn dạo trên đỉnh Bồng Lai.” Tuyết Đậu lại nói, “ Các nạp tăng trong thiên hạ nhảy không ra.” Nếu như người ta là một con rùa lớn, hẳn sẽ không có kiến giải của một ông tăng. Nếu như người ta là một ông tăng, người ta hẳn sẽ không có kiến giải của một con rùa lớn.

TẮC THỨ BA MƯƠI BỐN

NGƯỠNG SƠN HỎI TỪ ĐÂU ĐẾN

CỬ:Ngưỡng Sơn hỏi một ông tăng, “Ông mới từ đâu đến vậy?” Ông tăng nói, “ Lô Sơn.” Ngưỡng Sơn nói, “Đã từng lên Ngũ Lão Phong chơi chưa?” Ông tăng nói, “ Chưa.” Ngưỡng Sơn nói, “ Như thế là thầy chưa từng bao giờ đi chơi núi cả.” Vân Môn nói, “ Những lời ấy là đều bởi vì từ bi, cho nên thầy ta mới có lời nói chuyện của kẻ ngã trên cỏ.”

BÌNH:Chỗ cốt yếu thử người, mở miệng đã biết tiếng. Cổ nhân nói, “ Có biết bao nhiêu là người cứ xoay chuyển trong ngữ mạch.” Nếu như là người có mắt trên đỉnh đầu, thì vừa mới nêu lên đã hiểu ngay ý hướng.Nhìn xem một vấn một đáp của họ, rõ ràng rành mạch làm sao. Tại sao Vân Môn lại nói rằng những lời ấy là đếu bởi vì từ bi, cho nên thầy ta mới có lối nói chuyện của người ngã trên cỏ? Cổ nhân đến chỗ này rồi giống như gương sang trên khung , ngọc sáng trong lòng bàn tay. Hồ đến Hồ hiện, Hán đến Hán hiện. Một con ruồi cũng không thoát qua được sự quan sát của họ. Thử nói xem, tại sao lại vì từ bi mà có lối nói chuyện của người ngã trên cỏ? Quả thật là nguy hiểm vời vợi, đến chỗ này rồi thì phải là một người vững lắm mới có thể đương đầu được. Vân Môn nói rằng, “Ông tăng kia đích thân từ Lô Sơn đến , tại sao ( Ngưỡng Sơn) lại nói rằng “ thầy chưa từng bao giờ đi chơi núi cả?”

Một hôm Qui Sơn hỏi Ngưỡng Sơn, “ Nếu như có các tăng sĩ ở các nơi đến, thầy dùng gì để thử họ?” Ngưỡng Sơn nói, “Đệ tử có cách để thử họ.” Ngưỡng Sơn nói, “ Bình thường đệ tử mỗi khi thấy có ông tăng nào đến, chỉ dơ phất trần lên rồi nói với ông ta rằng, “Ở các nơi có cái này không?” Nếu như ông ta nói gì , đệ tử chỉ nói với ông ta rằng, “ Cái này tạm gác qua một bên, cái kia thì như thế nào?” Qui Sơn nói, “Đó chính là răng và móng của những kẻ hướng thượng.”

Há không nghe chuyện Mã Tổ hỏi Bách Trượng, “Ông từ đâu đến vậy?” Bách Trượng nói, “ Từ dưới núi đến.” Mã Tổ nói, “ Trên đường có gặp một người nào không?” Bách Trượng nói, “ Chẳng hề gặp ai cả.” Mã Tổ nói, “ Tại sao lại chẳng hề gặp ai cả?” Bách Trượng nói , “ Nếu như có gặp ai thì tôi đã nói lại với hòa thượng rồi.” Mã Tổ nói, “Ông đem cái tin tức ấy từ đâu đến vậy?” Bách Trượng nói, “ Kẻ hèn này có lỗi thật.” Mã Tổ nói, “ Chính lão tăng mới là có lỗi.”

Cách hỏi ông tăng của Ngưỡng Sơn giống y như vậy. Lúc ấy khi thầy ta nói, “Đã từng lên Ngũ Lão Phong chơi chưa?” Ông tăng kia nếu như là một người vững vàng hẳn đã chỉ nói, “Đúng là tai họa”. Song ông ta lại nói, “ chưa”. Ông tăng này đã không phải là một chuyên gia, thì tại sao Ngưỡng Sơn không theo lệ mà cư xử để tránh khỏi bao nhiêu là dây dưa sau này? Thầy ta lại đi nói, “ Như thế là thầy chưa từng bao giờ đi chơi núi cả”Cho nên Vân Môn mới nói, “ Những lời ấy là đều bởi vì từ bi, cho nên thầy ta mới có lối nói chuyện của kẻ ngã trên cỏ.” Nếu như là lời ở ngoài cỏ thì hẳn đã không như thế.

TỤNG

Ra cỏ vào cỏ,

Ai biết mà tìm?

Mây trắng chập chùng,

Mặt trời rực rỡ.

Nhìn bên trái không tì vết,

Ngó bên phải đã già nua.

Người không thấy Hàn Sơn Tử?

Đi quá nhanh.

Mười năm không về được.

Quên mất đường đã đến.

BÌNH:“Ra cỏ vào cỏ, ai biết mà tìm?” Tuyết Đậu biết ý hướng của Ngưỡng Sơn. Đến chỗ này, một tay dơ lên một tay hạ xuống, “ Mây trắng chập chùng, mặt trời rực rỡ.” Giống y như cỏ rậm rạp, khói mịt mù.” Đến chỗ này rồi, chẳng có một tơ hào thuộc phàm, chẳng có một tơ hào thuộc thánh. Cả (pháp) giới không từng che nó, từng hiện tượng cũng không giấu được nó. Đây chính là cái gọi là vô tâm cảnh giới.Lạnh không thấy lạnh, nóng không thấy nóng. Tất cả chỉ là một đại giải thoát môn.” Nhìn bên trái không tì vết, ngó bên phải đã già nua.”

Lão Tại Tán Hòa Thượng an cư trong hang đá trên Hành Sơn, đường Túc Tông nghe danh thầy ta, bèn sai sứ đến mời. Sứ giả đến trước hang của thầy ta tuyên bố rằng, “ Thiên thử xuống chiều, tôn giả mau ra tạ ơn.” Lại Tán bèn khơi trong đống lửa đốt bằng phân bò ra cũ khoai mà ăn. Nước mũi lạnh chảy xuống hai bên mép, song trước sau chẳng buồn trả lời. Sứ giả cười nói, “ Tôn giả nên gạt nước mũi đi có được không?” Lại Tán nói, “ Ta đâucó thì giờ để gạt nước mũi cho người tục!” Rốt cuộc cũng chẳng đứng dậy. Sứ giả về tâu lại cho Túc Tông, Túc Tông hết lời ca ngợi. Con người thanh cao trong sạch như vậy, đâu có chịu để cho người khác sai sử. Luôn luôn giữ mình được thẳng thắn, giống như thể là do thép đúc thành. Giống như Thiện Đạo Hòa Thượng sau khi bị đàn áp, không trở lại làm tăng nữa. Thiên hạ gọi thầy ta là “ Thạch Thất Hành Giả.” Mỗi khi dẵm trên cối giã gạo là quên cả bước chân của mình. Có ông tăng hỏi Lâm Tế, “ Thạch Thất Hành Giả quên bước chân của mình có nghĩa là gì?” Lâm Tế nói, “ Rơi xuống hố sâu.” Pháp Nhãn viết trong bài tụng “ Viên Thành Thực Tính” rằng, “Tình vọng là lý cực, làm sao ví dụ được. Nơi đến đêm trăng sương, tha hồ rụng suối kia. Quả chín khỉ bu đầy, qunh co núi lạc đường. Ngẩng đầu còn trăng sang ở phía tây nhà ta.”

Tuyết Đậu nói, “ Người không thấy Hàn Sơn Tử? Đi qua nhanh, mười năm không về được. Quên mất đường đã đến.” có bài thơ của Hàn Sơn Tử rằng.”Muốn tìm chốn an thân, Hàn Sơn ở lâu được. Gió nhẹ thổi rặng tùng, ở gần nghe càng hay. Dưới kia có người già, lẩm nhẩm đọc Hoàng Lão. Mười năm không về được, quên đường đã đến đây.” Vĩnh Gia cũng nói, “ Tâm là căn, pháp là trần. Cả hai giống như vết trên gương.Tì vết sạch đi ánh sáng hiện, tâm pháp đều quên tính tức chân.” Đến chỗ này rồi thì phải như đần như độn mới thấy công án này được. Nếu như không đến được mức độ này thì chỉ là lăng xăng trong ngôn ngữ mà thôi, biết đến bao giờ mới dứt?

TẮC THỨ BA MƯƠI LĂM

VĂN THÙ VÀ VÔ TRƯỚC

THÙY:Định Rồng rắn, phân ngọc đá, biện tăng tục, quyết do nghi. Nếu như không có mắt trên đỉnh đầu bùa dưới khuỷu tay, thường thường để lỡ mất. Như giờ đây kiến văn không mờ, thanh sắc thuần chân. Thử nói xem là đen hay trắng? Cong hay thẳng? Đến chỗ này, phải phân biện như thế nào?

CỬ:Vân Thù [8]hỏi Vô Trước, “ Thầy mới từ đâu đến vậy?” Vô Trước [9]nói, “ Từ phương Nam.” Văn Thù nói, “ Phật pháp ở phương Nam như thế nào?” Vô Trước nói, “ Các Tỳ khưu thời mạt pháp [10]ít chịu tuân theo giới luật.” Văn Thù hỏi, “ Chúng hội thường có bao nhiêu người? Vô Trước nói, “ Từ ba đến năm trăm.” Vô Trước lại hỏi Văn Thù, “Ở đây thì Phật pháp trụ trì như thế nào?” Văn Thù nói, “ Thánh phàm đồng cư, rồng rắn hỗn tạp.” Vô Trước nói, “ Chúng hội thường có bao nhiêu người?” Văn Thù nói, “ Tiền tam tam, hậu tam tam.” [11]

BÌNH:Vô Trước viếng Ngũ Đài Sơn, đến một chỗ hoang vu giữa đường. Văn Thù biến ra một ngôi chùa để tiếp thầy ta nghỉ qua đêm. Rồi Văn Thù hỏi, “ Thầy mới từ đâu đến vậy?” Vô Trước nói, “ Từ phương Nam.” Văn Thù nói, “ Phật pháp ở phương Nam trụ trì như thế nào?” Vô Trước nói, “ Các tỳ khưu thời mạt pháp ít chịu giữ giới luật.” Văn Thù hỏi, “ Chúng hội thường có bao nhiêu người?” Vô Trước nói, “ Từ ba đến năm trăm.” Vô Trước lại hỏi Văn Thù, “Ở đây thì Phật pháp trụ trì như thế nào?” Văn Thù nói, “ Thánh phàm đồng cư, rồng rắn hỗn tạp.” Vô Trước nói, “ Chúng hội thường có bao nhiêu người.” Văn Thù nói, “ Tiền tam tam, hậu tam tam.”

Rồi hai người dùng trà. Văn Thù dơ chén pha lê lên nói, “Ở phương Nam có cái này không?” Vô Trước nói, “ Không”. Văn Thù nói, “ Thế thì thường họ dùng cái gì để uống trà?” Vô Trước không nói gì được. Sau đó từ biệt ra đi. Văn Thù sai Quan Đế Đồng Tử tiễn ra cửa. Vô Trước nói, “ Không”. Vân Thù nói, “ Thế thì thường họ dùng cái gì để uống trà?” Vô Trước không nói gì được. Sau đó từ biệt ra đi. Văn Thù sai Quan Đế Đồng Tử tiễn ra cửa. Vô Trước nói, “ Vừa rồi ngài Văn Thù nói Tiền tam tam, hậu tam tam có nghĩa là bao nhiêu vậy?” Đồng Tử gọi, “Đại đức!” Vô Trước nói, “ Vâng” Đồng Tử nói, “ Như thế là bao nhiêu vậy?” Vô Trước lại hỏi, “Đây là chùa gì vậy?” Đồng Tử đưa tay chỉ tượng Kim Cương ở phía sau. Lúc Vô Trước quay đầu nhìn thì cả ngôi chùa và đồng tử đều biến mất, chung quanh chỉ là một thung lũng hoang vu mà thôi. Sau này nơi ấy được gọi là Động Kim Cương.

Sau đó có ông tăng hỏi Phong Huyệt, “ Thế nào là vị chủ ở Thanh Lương Sơn?” Phong Huyệt nói, “Một câu không rảnh đáp Vô Trước, đến nay vẫn làm sư lang thang.” [12]Nếu như các ông muốn tham thấu một cách vững vàng, chân đứng trên mặt đất, hiểu được lời nói của Vô Trước, thì tự nhiên dù là ở trong vạc dầu lò lửa cũng không thấy nóng, ở trên băng tuyết vẫn không thấy lạnh. Nếu muốn tham thấu một cách nguy hiểm vời vợi như Kim Cương Bảo Kiếm, hiểu được lời nói của Văn Thù, thì tự nhiên là nước tưới không ướt, gió thổi không vào.

Há không nghe chuyện Chương Châu Địa Tạng hỏi một ông tăng, “ Thầy mới từ đấu đến vậy?” Ông tăng nói, “ Phương Nam”. Địa Tạng nói, “ Phật pháp ở đó như thế nào?” Ông tăng nói, “ Bàn luận hết sức sôi nổi.” Địa Tạng nói, “ Có giống như chúng tôi ởđây làm ruộng có rất nhiều gạo để ăn?” Thử nói xem, câu đáp này giống hay khác với câu đáp của Văn Thù? Có người nói, “ Câu đáp của Vô Trước không đúng. Trong câu đáp của Văn Thù có rồng có rắn có phàm có thánh.” Song nói như thế đâu có gì là đúng. Các ông đã phân biện được tiền tam tam, hậu tam tam chưa? Mũi tên thứ nhất còn nhẹ, mũi tên thứ hai bao giờ cũng sâu hơn. Thử nói xem, đó là bao nhiêu? Nếu như hiểu được chỗ này thì trăm câu vạn câu cũng chỉ là một câu. Nếu như đối với một câu này mà cắt đứt, nắm vững được, thì ngay giây phút sau các ông sẽ đạt đến cảnh giới này.

TỤNG

Ngàn đỉnh chập chùng mầu xanh lơ,

Ai bảo Văn Thù cùng đối đàm?

Nực cười Thanh Lương bao nhiêu chúng?

Tiền tam tam với hậu tam tam.

BÌNH:“Ngàn đỉnh chập chùng mầu xanh lơ, ai bảo Văn Thù cùng đối đàm?” Có người bảo Tuyết Đậu chỉ nêu lên thêm một lần nữa chứ không hề tụng. Cũng giống như có ông tăng hỏi Pháp Nhãn, “ Thế nào là một giọt nước Tào Khê?” Pháp Nhãn nói, “ Là một giọt nước Tào Khê.” Có ông tăng hỏi Lang Da Giác Hòa Thượng, “ Thanh Tịnh bổn nhiên tại sao hốt nhiên lại sinh sơn hà đại địa?” Giác Hòa Thượng nói, “ Thanh tịnh bổn nhiên tại sao hốt nhiên lại sinh sơn hà đại địa?” Trong cả hai trường hợp trên đều không thể nói rằng chỉ là lặp lại câu hỏi.

Minh Chiêu Độc Nhãn Long cũng tụng rằng ý này có cơ bao chum cả trời đất như sau, “ Già làm trải rộng khắp trần sa, Văn Thù đầy mắt đang đõi đàm. Nghe lời không biết mở Phật Nhãn, quay đầu chỉ thấy núi xanh lơ”.

“Già lam trải rộng khắp trần sa.” Đây chỉ cái đồng cỏ được biến thành ngôi chùa. Đây chính là cái gọi là có khả năng quyền thực song hành. “ Văn Thù đầy mắt đang đối đàm. Nghe lời không biết mở Phật nhãn, quay đầu chỉ thấy núi xanh lơ.” Chính vào lúc ấy, gọi là cảnh giới của Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm có được không? Dù không phải là nguyên lý này đi nữa, Tuyết Đậu cũng chỉ thay đổi cái dụng của Minh Chiêu mà thôi, thầy ta lại có kim và chỉ. “ Ngàn đỉnh chập chùng mầu xanh lơ.” Thầy ta không phạm ngón tay vào mũi nhọn. Trong câu ấy có quyền có thực có lý có sự. “ Ai bảo văn Thù cùng đối đàm?” Đối thoại với nhau cả đêm mà Vô Trước đâu có biết đó là Văn Thù.

Sau đó Vô Trước ở trên Ngũ Đài Sơn làm điển tòa.Mỗi lần Văn Thù xuất hiện trên nồi cháo đều bị Vô Trước cầm môi múc cháo lên đánh. Dù vậy đi nữa cũng chẳng khác gì kẻ cướp đi rồi mình mới giương cung. Ngay cả lúc mà Văn Thù nói,” Phật pháp ở phương Nam trù trì như thế nào?” Vô Trước lẽ ra phải dơ tay đánh ngay thì còn có chút gì. “ Nực cười Thanh Lương bao nhiêu chúng?” Trong nụ cười của Tuyết Đậu có lưỡi dao. Nếu như hiểu được nụ cười này đương nhiên sẽ hiểu được câu nói “ tiền tam tam với hậu tam tam” của Văn Thù.

TẮC THỨ BA MƯƠI SÁU

TRƯỜNG SA MỘT HÔM ĐI CHƠI NÚI

CỬ:Một hôm Trường Sa đi chơi núi. Lúc trở về đến cổng vị thủ tòa hỏi, “ Hòa thượng đi đâu về thế?” Trường Sa nói, “Đi chơi núi.” Thủ tòa nói, “ Hòa thượng đi đến những chỗ nào?” Trường Sa nói, “Đi theo mùi cỏ thơm, về theo vết hoa rụng.” Thủ tòa nói, “ Có vẻ giống mùa xuân hết sức.” Thủ tòa nói, “ Có vẻ giống mùa xuân hết sức.” Trường Sa nói, “ Hơn cả sương thu thấm hoa sen.” Tuyết Đậu bình rằng, “ Cám ơn đã trả lời.”

BÌNH:Trường Sa Lộc Uyển Chiêu Hiền Đại Sư vốn là truyền thừa của Nam Tuyền, và là người đồng thời với Triệu Châu và Tử Hồ. Vốn là người có cơ phong mẫn tiệp. Nếu như có người hỏi về giáo lý là thầy ta giảng giáo lý, muốn tụng là thầy ta tụng. Nếu như các ông muốn gặp thầy ta với tư cách là một chuyên gia thì thầy ta sẽ gặp các ông với tư cách là một chuyên gia.

Ngưỡng Sơn thường được coi là người có cơ phong mẫn tiếp vào bậc nhất. Một hôm, lúc đang cùng Trường Sa ngắm trăng, Ngưõng Sơn chỉ mặt trăng nói, “ Ai cũng có cái đó cả , có điều người ta không dùng được nó mà thôi.” Trường Sa nói, “Đúng vậy. Thế tôi nhờ thầy dùng được không?” Ngưỡng Sơn nói, “ Thầy thử tự dùng xem sao.” Trường Sa đá cho Ngưỡng Sơn một cái ngã nhoài. Ngưỡng Sơn đứng dậy nói, “ Sư thúc giống y như một con cọp vậy đó.” Từ đó trở đi thiên hạ gọi Trường Sa là “con cọp Cảnh Sầm.”

Một hôm Trường Sa đi chơi núi về, vị thủ tòa cũng là người trong chúng hội của Trường Sa, hỏi, “ Hòa thượng đi đâu về thế?” Trường Sa nói, “Đi chơi núi.” Thủ tòa nói, “ Hòa thượng đi đến những chỗ nào?” Trường Sa nói, “Đi theo mùi cỏ thơm, về theo vết hoa rụng.” Phải là người cắt đứt được ( sự phân biệt của cả thiên hạ khắp) mười phương thì mới có thể nói như thế được. Cổ nhân xuất nhập chưa từng bao giờ mà lại không lấy điều ấy làm tâm niệm. Nhìn xem họ chủ khách thay đổi vị trí, đương đầu với cơ duyên một cách trực tiếp, chẳng hề để lộ yếu điểm của nhau. Trường Sa đã đi chơi núi, cớ sao thủ tòa lại còn hỏi, “ Hòa thượng đi đến những chỗ nào?” Nếu như những người học Thiền ngày nay hẳn đã nói, “Đi đỉnh Giáp Sơn về”. Nhìn xem cổ nhân không có chút tơ hào so đo, cũng chẳng có chỗ chấp trước, cho nên mới nói, “Đi theo mùi cỏ thơm, về theo vết hoa rụng.” Thủ tòa bèn theo ý của Trường Sa cho nên mới nói,” Có vẻ giống mùa xuân hết sức.” Trường Sa nói, “ Hơn cả sương thu thấm hoa sen.” Tuyết Đậu bèn nói, “ Cám ơn đã trả lời.” Chính là lời cuối cùng. Câu nói của Tuyết Đậu cũng rơi vào cả hai bên, song rốt cuộc lại chẳng ở bên nào cả.

Xưa có Trương Chuyết Tú Tài đọc Thiên Phật Danh Kinh, rồi hỏi, “ Trăm ngàn chư Phật , chỉ mới nghe danh hiệu, song chưa hiểu họ ở quốc độ nào, còn hóa chúng sinh hay không.” Trường Sa nói, “ Sau khi Thôi Hiệu đề thơ trên Hoàn Hạc Lâu rồi, tú tài đã từng đề thơ bao giờ chưa?” Trương Chuyết nói, “ Chưa”. Trường Sa nói, “ Lúc nào tú tài rảnh nho nhỏ đề một bài cũng được.” Cách vì người khác của “ con cọp Cảnh Sầm” này thì như châu ngọc xoay vần; Thầy ta luôn luôn muốn cho thiên hạ hiểu trực tiếp. Tụng rằng:

TỤNG

Đại địa không hạt bụi,

Người nào mắt không mở?

Đi theo mùi cỏ thơm,

Về theo vết hoa rụng.

Hạc gầy đậu cây lành,

Khỉ điên hú đài xưa.

Trường Sa vô hạn ý.

Ôi!

BÌNH:Thử phân biện đen trắng xem công án này giống hay khác với công án sau đây: Ngưỡng Sơn hỏi ông tăng, “ Thầy mới từ đâu đến vậy?” Ông tăng nói, “ Lô Sơn”.Ngưỡng Sơn nói, “ Thầy đã từng lên Ngũ Lão Phong chưa?” Ông tăng đáp, “ Chưa!” Ngưỡng Sơn nói, “ Như thế là thầy chưa từng bao giờ đi chơi núi cả.” Đến chổ này cần phải dứt bặt cơ quan quên hết ý thức, không còn lưu lại chút dấu vết nào của sơn hà đại địa, thảo mộc người vật. Nếu vẫn chưa được như vậy thì cổ nhân gọi là vẫn còn ở trong cảnh giới thắng diệu.

Há không nghe Vân Môn nói, “ Dù cho là không thấy chút tơ hào lầm lẫn nào trong sơn hà đại địa, vẫn cứ còn một chuyện cũ. Không thấy tất cả các sắc , chỉ mới là một nửa vấn đề. Vẫn phải biết rằng có lúc toàn thể vấn đề được nêu lên, chỉ còn một lời hướng thượng, lúc ấy các ông mới có thể ngồi yên được sao?” Nếu như các ông hiểu thấu được thì như xưa núi lại là núi, sông lại là sông, mỗi cái trụ nơi cương vị, mỗi cái nằm trong tư thế của mình. Lúc ấy các ông giống như thể một người mù với cái phách lớn. Triệu Châu nói, “ Gà gáy sớm, tỉnh dậy buồn thay vẫn lậu đậu. Chẳng quần mà cũng chẳng áo đơn, vỏn vẹn một chiếc cà sa thôi. Quần không trôn khố không lỗ, trên đầu dăm ba vết tro xanh. Tu hành vốn để cứu độ người, ai dè lại thành gã hát rong!’

Nếu như người ta có thể thực sự đạt đến mức độ này, thì có mắt ai mà lại không mở? Dù cho có thất điên bát đảo đi nữa, tất cả mọi nơi đều là cảnh giới này, đều là thời tiết này. Mười phương không vách,bốn phía cũng không cửa. Cho nên Trường Sa mới nói, “Đi theo mùi cỏ thơm, về theo vết hoa rụng.” Tuyết Đậu quả là khéo léo, chỉ cần bên phải thêm một câu, bên trái thêm một câu, giống như thể một bài thơ. “Hạc gầy đậu cây lành, khỉ điên hú đài xưa.” Tuyết Đậu dẫn đến chỗ này, tự cảm thấy lậu đậu, hốt nhiên nói, “ Trường Sa vô hạn ý. Ôi!” Giống như thể nằm mộng rồi tỉnh. Tuy Tuyết Đậu có hét một tiếng, song vẫn chưa giải quyết hết vấn đề. Nếu gặp sư núi tôi đây hẳn đã không như thế. “ Trường sa vô hạn ý, đào đất chôn sâu thêm.”

TẮC THỨ BA MUƠI BẢY

TAM GIỚI VÔ PHÁP CỦA BÀN SƠN

THÙY:Cơ biến như điện, tầm tư phí sức. Sấm sét trên không , bịt tai vô ích. Trên đầu óc phất cờ đỏ, phía sau tai múa song kiếm. Nếu không phải mắt biện tay rờ,làm sao có thể nắm được? Có một số người cúi đầu tư lương, dùng ý căn mà ức đạc. Đâu có biết rằng trước đầu mình thấy quỉ vô số. Thử nói xem, không rơi vào ý căn, không ôm giữ đắc thất, hốt nhiên có người nêu lên như thế để giúp các ông giác ngộ, các ông phải đối đáp như thế nào? Thử nêu lên xem.

CỬ:Bàn Sơn [13]dậy rằng, “ tam giới vô pháp, hà xứ cầu tâm?” [14]

BÌNH:Bàn Sơn Bảo Tích Hòa Thượng người U Châu thuộc miền bắc vốn là bậc tôn túc trong dòng của Mã Tổ.Sau đó có đào tạo ra được một người truyền thừa là Phổ Hóa.Lúc sắp thiên hóa, nói với đồ chúng rằng, “ Có ai mô tả được chân tướng của ta chăng?” Đồ chúng người nào cũng lo vẽ chân dung trình lên cho Sư. Sư đều mắng cho. Phổ Hoá bước ra nói, “Đệ tử có thể mô tả được.” Bàn Sơn nói, “ Tại sao ông không trình lên cho lão tăng xem?” Phổ Hóa bèn lộn mèo rồi bước ra. Bàn Sơn nói, “ Gã này sau này thế nào cũng tiếp thiên hạ như thể điên khùng.”

Một hôm Bàn Sơn dạy chúng rằng, “ Ba cõi không pháp, tìm tâm ở đâu? Tứ đại vốn không, Phật trụ nơi nào? Bắc đẩu bất động, tịch lặng không vết. Mặt mày đối diện, không còn gì khác.” Tuyết Đậu nêu hai câu lên rồi tụng, đúng là vàng ròng ngọc tinh. Há không nghe câu nói, “ Chữa bệnh không nhờ thuốc lựa cho.” Tại sao sư núi tôi lại nói là vừa mở miệng đã đánh? Chỉ vì thầy ta mang gông biểu lộ lầm lẫn của mình.

Cổ nhân nói, “ Nghe câu ngoài âm thanh, đừng tìm ở trong ý.” Song thử nói xem ý của cổ nhân là thế nào? Giống y như thể suối chảy kiếm múa điện chớp sao bay. Nếu các ông toan luận bàn tầm tư, thì dù cho có ngàn vị Phật xuất thế đi nữa, rốt cuộc cũng rờ rẫm chẳng ra. Nếu như các ông tham nhập được chỗ thâm sâu, thấu triệt được cốt tủy, thấy được tận đáy, thì Bàn Sơn hẳn đã một màn bại hoại. Nếu như các ông biết theo lời mà hiểu tông, xoay phải xoay trái, thì Bàn Sơn chỉ nắm được một mối mà thôi. Nếu như các ông vướng nước dính bùn, lăng xăng trong dòng thanh sắc, thì trong mộng cũng chẳng trông thấy được Bàn Sơn. Ngũ Tổ nói, “ Thầu qua được bên kia thì mới có được phần giải thoát.”

Há không nghe Tam Tổ nói, “ Chấp trước thì sẽ mất cân bằng và rơi vào đường tà. Buông thả tự nhiên, làm gì có khử trừ trong (bổn) thể?” Nếu như ở đây nói rằng vô Phật vô pháp, tức lạc vào hang ma. Cổ nhân gọi là hố sâu của giải thoát. Vốn là thiện nhân song lại chiếu ác quả. Cho nên mới có câu nói rằng kẻ vô vi vô sự vẫn còn bị trói buộc bằng xích vàng. Cần phải hiểu tận thâm sâu mới được. Nếu như nói được những cái vượt qua ngôn ngữ, làm được những cái vượt qua hành động , đó gọi là chỗ chuyển thân. Tam giới vô pháp, cầu tâm ở đâu? Nếu như toàn hiểu bằng kiến giải thiên chấp các ông hẳn sẽ chết dưới ngôn ngữ của Bàn Sơn. Chỗ thấy của Tuyết Đậu sâu xa hết sức, cho nên thầy ta mới tụng rằng:

TỤNG

Tam giới vô pháp,

Hà xứ cầu tâm?

Mây trắng là dù,

Suối chẩy là đàn.

Một khúc hai khúc không người hiểu,

Mưa tạnh hồ đêm nước thu sâu.

BÌNH:“Tam giới vô pháp, hà xứ cầu tâm?” Tuyết Đậu tụng giống như Hoa Nghiêm Cảnh Giới. Có người nói rằng Tuyết Đậu từ hư không mà xướng lên, song những người có mắt hé mở rốt cuộc không bao giờ hiểu như thế cả. Tuyết Đậu đến bên cạnh ( Bàn Sơn) mà nói thêm hai câu rằng, “ Mây trắng là dù, suối chẩy là đàn.” Lúc Tô Đông Pha gặp Chiêu Giác có làm bài tụng rằng, “ Tiếng suối chính là lưỡi rộng dài, Mầu núi phải chăng Thanh Tịnh Thân? Đêm đến tám vạn bốn ngàn kế, Sau này làm sao nói cho người?”

Tuyết Đậu mượn suối chảy làm cái lưỡi dài, cho nên mới nói rằng, “ Một khúc hai khúc không người hiểu.” Há không nghe Cửu Phong Xư Hòa Thượng nói, “ Có biết mệnh không? Suối chảy là mệnh, trạm tịch là thân. Ngàn sông nơi đây,là cảnh giới của Phổ Hiền. Suối chảy là đàn Một khúc hai khúc không hiểu. Khúc điệu này, phải là bậc tri âm mới lãnh hội nổi. Nếu như các ông không phải là người ấy, lắng tai nghe cũng vô ích mà thôi. Cổ nhân nói, “ Người điếc cũng hát được khúc Hồ [15], hay dở cao thấp chẳng nghe ra.” Vân Môn nói, “ Lúc công án được nêu lên mà các ông không lưu tâm, rồi các ông lại toan tư lương thì đến kiếp nào mới ngộ được?” Nêu lên là thế, lưu tâm là dụng. Trước khi (công án) được nêu lên, trước khi triệu trẫm được phân biện, mà các ông thấy đoục, thì có thể cắt đứt câu nói; Nếu như triệu trẫm vừa phân biện mà các ông đã thấy được ngay, thì các ông đạt được chiếu và dụng.Nếu như phải đợi triệu trẫm phân biện rồi mới hiểu được, thì các ông bị rơi vào ý căn.

Tuyết Đậu mới từ bi làm sao, cho nên mới nói với các ông rằng,” Mưa tạnh hồ đêm nước thu sâu.” Song các ông phải đưa mắt mà nhìn cho nhanh mới được, nếu như trì nghi thì không thể nào thấy được.

TẮC THỨ BA MƯƠI TÁM

TRÂU SẮT CỦA PHONG HUYỆT

THÙY:Nếu luận về tiệm, tức đi ngược lại cái thường hợp với đạo. Xoay trở lung tung trong chốn chợ ồn ào. Nếu luận về đốn, thì không để lại dấu vết, ngàn thánh cũng không biết đâu mà rờ. Thảng hoặc không lập đốn tiệm thì như thế nào? Người nhanh trí chỉ cần một lời, ngựa chạy nhanh chỉ cần một roi. Đúng vào lúc ấy, ai là người chủ động? Thử nêu lên xem.

CỬ:Trong nha môn ở Đinh Châu, Phong Huyệt thượng đường nói, “ Tâm ấn của Tổ Sư giống như cái máy trong con trâu sắt,lấy đi thì ấn còn, trụ lại thì ấn phá. Còn như nếu không khử không trừ, thì ấn là đúng hay không ấn là đúng?

Lúc ấy có Trưởng Lão Lư Pha bước ra hỏi, “ Kẻ hèn này có cái máy của trâu sắt, xin thầy đừng đóng ấn.” Phong Huyệt nói, “ Quen câu kình ngư khuấy biển lớn, lại gặp nhái bén lội trong bìn.” Lư Pha đứng đó suy nghĩ. Phong Huyệt hét, “Trưởng Lão, sao không nói tiếp đi?” Lư Pha vừa toan biện bạch, Phong Huyệt đã lấy phất trần đánh cho một cái. Phong Huyệt nói, “ Còn nhớ thoại đầu không? Thử nêu lên xem?” Lư Pha vừa định mở miệng, Phong Huyệt lại dùng phất trần đánh nữa.

Mục chủ nói, “ Phật pháp là một với vương pháp.” Phong Huyệt nói, “ Ngài thấy được đạo lý gì vậy?” Mục chủ nói, “ Không đoạn cái phải đoạn, lại chỉ gây rối loạn.” Phong Huyệt bèn bước xuống khỏi tòa.

BÌNH:Phong Huyệt là bậc tôn túc trong giòng của Lâm Tế. Thuở ban đầu Lâm Tế cũng ở trong chúng hội của Hoàng Bá. (Một hôm) lúc Lâm Tế đang trồng cây tùng, Hoàng Bá nói, “ Trong chốn thâm sơn như vầy trồng nhiều tùng như thế để làm gì?” Lâm Tế nói, “ Thứ nhất là để làm cảnh cho tự viện, thứ hai là để làm bảng hiệu cho người đời sau.” Nói xong bèn lấy xuổng bới đất. Hoàng Bá nói,” Tuy sự thật là thế, song ông cũng đã ăn hai chục gậy rồi.” Lâm Tế lại bới đất một lần nữa rồi thở hổn hển. Hoàng Bá nói, “ Tông môn của chúng ta đến ông là có thể hưng thịnh trong đời vậy.”

Quí Sơn Triết nói, “Lâm Tế giống như thể trên đất bằng gây sóng, tuy là như thế, nhưng mà chỉ khi nào người ta có thể bình tĩnh lúc lâm nguy mới đáng được gọi là bậc đại trượng phu chân chính.” Hoàng bá nói, “ Tông môn của chúng ta đến ông là có thể hưng thinh trong đời vậy.” Tựa như thể thương con mà không biết xấu. sau đó Qui Sơn hỏi Ngưỡng Sơn, “ Lúc ấy Hoàng Bá chỉ truyền cho một mình Lâm Tế hay còn có ai khác nữa?” Ngưỡng Sơn nói, “ Có chứ, có điều thời đại xa xưa quá rồi cho nên đệ tử không muốn nói cho hòa thượng làm gì.” Qui Sơn nói, “ Tuy là thế, song ta vẫn muốn biết, ông thử nói xem sao.” Ngưỡng Sơn nói, “ Một người chỉ về phương nam, mệnh lệnh được thi hành ở Ngô Việt, gặp gió lớn mới hưng.” Đây chính là lời tiên tri về Phong Huyệt vậy.

Phong Huyệt thoạt tiên tham học với Tuyết Phong trong năm năm. Có lần xin chỉ thị về câu chuyện sau đây: “ Lâm Tế bước vào sảnh đường , các thủ tòa hai bên đều hét lên cùng một lượt. Có ông tăng hỏi Lâm Tế, “ Còn có chủ khách nữa hay không?” Lâm Tế nói, “ Chủ khách hiển nhiên ra đó.” Phong Huyệt nói, “Đệ tử chưa hiểu ý nghĩa của công án này là như thế nào?” Tuyết Phong nói, “ Thuở xưa ta với Nham Đầu và Khâm Sơn đi gặp Lâm Tế, giữa đường nghe tin rằng thầy ta đã thiên hóa. Nếu như ông muốn hiểu công án về chủ khách này, cần phải tham kiến các bậc tôn túc trong tông phái của thầy ta.”

Sau đó Phong Huyệt lại gặp Thúy Nham. Thúy Nham thường tự gọi, “ Này ông chủ!” Rồi lại tự đáp,”Vâng!” Cũng lại nói, “ Hãy tỉnh táo, sau này đừng để thiên hạ lừa.” Phong Huyệt nói, “ Tự niêm tự lộng có gì là khó?” Sau đó cũng kiết hạ với Quách Thị Giả ở Lộc Môn, Tương Châu. Quách Thị Giả khuyên Phong Huyệt đến gặp Nam Viện. Phong Huyệt nói, “ Vào nhà thì phải phân biện chủ khách, cho nên xin để thầy phân xử.”

Một hôm gặp Nam Viện, Phong Huyệt thuật lại công án trên rồi nói, “ Kẻ hèn này đến chính là để tham khảo về việc đó.” Nam Viện nói, “ Tuyết Phong là bậc cổ Phật.”

Một hôm Phong Huyệt gặp Kính Thanh. Kính Thanh hỏi, “ Thầy mới từ đâu đến vậy?” Phong Huyệt nói, “ Từ phương đông đến.” Kính Thanh nói, “ Thuyền lớn bay trên trời, sông nhỏ không qua được.” Kính Thanh nói, “ Nước gương núi về, chim qua không được. Phải chăng ông nghe lén di ngôn?” Phong Huyệt nói, “ Biển xanh còn sợ thế tầu lớn, liệt hán dương buồm vượt năm hồ.” Kính Thanh dơ phất trần lên nói, “Còn cái này thì như thế nào?” Phong Huyệt nói, “ Còn cái này thì như thế nào?” Phong Huyệt nói, “ Cái này là cái gì vậy?” Kính Thanh nói, “ Quả nhiên là ông không biết.” Phong Huyệt nói, “ Biến hiện cuốn mở, cùng một cái dụng với thầy.” Kính Thanh nói, “Đoán mò nghe lời rỗng, ngủ say nói mê man.” Phong Huyệt nói, “Đầm rộng chứa núi, cáo thắng được beo.” Kính Thánh nói, “ Tôi tha tội thứ lỗi cho ông, ông mau đi đi.” Phong Huyệt nói, “Đi là thua” Rồi bèn đi ra, đến Pháp Đường tự nói với mình, “Đại trượng phu, công án chaư xong , làm sao có thể bỏ ngang được?” Lại trở vào phương trượng, thấy Kính Thanh ngồi đó bèn hỏi, “Vừa rồi tự trình kiến giải thô lậu, xúc phạm đến tôn nhan, may mà được hòa thượng rủ lòng từ bi không trách phạt.” Kính Thanh nói, “ Vừa rồi ông bảo là từ phương đông đến, phải chăng là từ Thúy Nham đến?” Phong Huyệt nói, “ Tuyết Đậu ở phía đông của Bảo Cái.” Kính Thanh nói, “Đừng đuổi dê lạc hiểu lầm dứt, rồi lại đến đây ngâm bài thơ.” Phong Huyệt nói, “ Gặp bậc kiếm khách nên dâng kiếm, không phải thi nhân dừng tặng thơ.” Kính Thanh nói, “ Mau gạt thơ qua một bên, thử dùng kiếm xem sao.” Phong Huyệt nói, “ Kẻ bị chặt đầu đem kiếm đi rồi.” Kính Thanh nói, “ Không những đã phạm phong hóa, còn lộ đầu mít đặc.” Phong Huyệt nói, “ Nếu không phạm phong hóa, sao hiểu cổ Phật tâm?” Kính Thanh nói, “ Cổ Phật tâm là gì?” Phong Huyệt nió, “ Lại chấp nhận nữa, bây giờ thầy có gì?” Kính Thanh nói, “Ông tăng từ phương đông đến này không phân biệt được đậu và lúa mạch.” Phong Huyệt nói, “ Chỉ nghe không dứt mà dứt, làm sao có thể buộc nó dứt mà nó dứt được?” Kính Thanh nói, “ Sóng lớn dâng ngàn trường, ba đào không lìa nước. Một câu cắt đứt dòng tư tưởng, vạn cơ lập tức tự tịch diệt.” Phong Huyệt bèn cúi lạy. Kính Thanh lấy phất trần điểm vào người Phong Huyệt ba lần rồi nói, “ Hùng vĩ thay, bây giờ ngồi xuống dùng trà đi.”

Lúc Phong Huyệt mới đến gặp Nam Viện, bước vào mà không cúi lậy. Nam Viện nói, “ Vào nhà phải biết nhìn xem ai là chủ nhân chứ!”Phong Huyệt nói, “ Xin mời thầy phân biện rõ ràng.” Nam Viện dùng tay trái vỗ lên đầu gối một cái. Phong Huyệt bèn hét. Nam Viện bèn dùng tay phải vỗ lên đầu gối một cái. Phong Huyệt cũng hét. Nam Viện bèn dơ tay trái lên rồi nói, “ Cái này xin theo thầy.” Rồi lại dơ tay phải lên nói, “ Còn cái này thì như thế nào?” Phong Huyệt nói, “ Mù!” Nam Viện bèn dơ gậy lên. Phong Huyệt nói, “ Hòa thượng làm gì vậy?Thế nào tôi cũng giựt gậy mà đánh cho,lúc ấy chớ có bảo là tôi không nói trước.” Nam Viện nói, “ Hôm nay ta bị gã, mặt vàng miền Chiết Giang này chọc quê.” Phong Huyệt nói, “ Hòa thượng không ôm nổi bình bát, đừng giả bộ nói là mình không đói.” Nam Viện nói, “ Thầy có đến nơi này bao giờ chưa?” Phong Huyệt nió, “ Nói vậy là ngụ ý gì thế?” Nam Viện nói, “ Chỉ hỏi vậy mà thôi.”Phong Huyệt nói, “ Vẫn chưa thể buông tha được.” Nam Viện nói, “ Ngồi xơi trà đi.”

Các ông thử nhìn xem các bậc anh tuấn trong Thiền thường có cơ phong sắc bén như vậy đấy. Ngay cả Nam Viện cũng không nhìn ra được thầy ta ( Phong Huyệt). Đến hôm sau Nam Viện chỉ hỏi một câu hỏi bình thường, “ Mùa hè này thầy ở đây?” Phong Huyệt nói, “ Tôi quá hạ ở Lộc Môn cùng với Quách Thị Giả.” Nam Viện nói, “ Té ra là troúc khi đến đây ông đã gặp một chuyên gia rồi.” Rồi lại nói, “ Quách Thị Giả nói gì với ông vậy?” Phong Huyệt nói, “ Thủy chung thầy ta chỉ dạy tôi lúc nào cũng phải đóng vai chủ.” Nam Viện bèn đánh và xô ra khỏi phương trượng vừa nói, “ Kẻ chịu thua như vậy thì còn dùng được vào việc gì nữa!”

Phong Huyệt từ đó chịu phục và làm người làm vườn ở nơi chúng hội của Nam Viện. Một hôm Nam Viện vào vườn hỏi, “Ở phương nam thiên hạ thương lượng về một chiếc gậy như thế nào?” Phong Huyệt nói, “Thương lượng một cách hết sức đặc biệt.Còn ở đây thì như thế nào,bạch hòa thượng?” Nam Viện dơ gậy lên nói, “Dưới gậy vô sinh nhẫn,gặp cơ không nhường thầy.” Phong Huyệt nghe thế bèn hoát nhiên đại ngộ.

Lúc ấy là vào thời Ngũ Đại ly loạn. Vị châu mục của Đinh Châu mời Sư (Phong Huyệt) đến kiết hạ ở đó. Lúc ầy tông phái của Lâm Tế thịnh hành vô cùng. Bất cứ vấn đáp hay giảng dạy. lúc nào lời lẽ của Sư cũng sắc bén hết sức. Rải hoa kết gấm, mỗi chữ đều là cốt yếu. Một hôm châu mục mời sư thượng đường dạy chúng. Sư nói, “ Tâm ấn của Tổ Sư giống như cơ thể cơ quan của con trâu sắt. Không có chỗ nào để cho các ông điều động cả. Ông vừa lấy đi thì ấn trụ, ông vừa để lại thì ấn phá, khiến các ông lúng túng vô cùng. Song nếu như các ông không lấy đi không để lại, thì có ấn cũng được mà không có ấn cũng được.” Tại sao lại không giống như cái máy của con trâu sắt? Không có chỗ để cho các ông điều động. Ông lấy đi thì ấn trụ, ông để lại thì ấn phá, khiến các ông lúng túng vô cùng. Còn nếu như các ông không lấy đi không để lại thì có ấn cũng thế mà không có ấn cũng thế. Nhìn xem cách Sư giảng dạy, đúng là đầu lưỡi câu có mồi.

Lúc ấy trong cử tọa có vị Trưởng lão tên là Lư Pha, cũng là bậc tôn túc trong dòng Lâm Tế. Lư Pha dám xuất đầu lộ diện để đối cơ với Phong Huyệt bằng một cách hết sức đặc sắc là chuyển thoại đầu của Sư thành câu hỏi rằng, “ Tôi có cái máy của con trâu sắt, xin thầy đừng đóng ấn.” Ai dè Phong Huyệt là một tay chuyên gia cho nên bèn đáp rằng, “ Quen câu kình ngư khuấy biển lớn, lại gặp nhái bén lội trong bùn.” Cũng là trong lời nói có tiếng vọng. Vân Môn nói, “ Thả câu bốn biển, chỉ câu mãnh long. Huyền cơ đặc biệt, chỉ tìm tri kỷ.”

Trong biển lớn dùng mưòi hai con trâu để làm mồi câu, song lại chỉ câu được mỗi con nhái.Lời này đã chẳng có gì là huyền diệu mà lại cũng chẳng có đạo lý gì để mà so đo. Cổ nhân nói, “ Nếu chỉ nhìn nơi sự vật thì dể, còn nếu như đi so đo bằng ý căn ắt chẳng có gì là nhằm nhò cả. Lư Pha đứng đó mà suy tư. Trông thấy nó mà không biết nắm lấy, ngàn năm e khó gặp được nữa. Đáng tiếc thay! Cho nên mới có câu nói rằng, “ Dù cho giảng được ngàn kinh luận, một câu hợp thời khó thốt ra.”

Kỳ thực Lư Pha toan tìm ra những lời hay đẹp để đáp lại Phong Huyệt, không muốn thi hành mệnh lệnh, song rốt cuộc lại bị Phong Huyệt bức bằng thứ cơ phong “ cướp cờ đoạt trống.” Trưỡng Lão không còn biết phải làm gì. Giống như lời ngạn ngữ nói, “ Bại trân không khỏi bị chổi cỏ quét sạch.” Thoạt đầu vẫn cần phải tìm thương pháp để đối địch, song đợi đến khi tìm được thì đầu đã bị rơi xuống đất rồi.

Vị châu mục cũng học Thiền với Phong Huyệt rất lâu, ông ta biết nói, “ Phật pháp với Vương pháp là một.” Phong Huyệt nói, “Ông thấy được cái gì?” Châu mục nói, “Không đoán định được những cái phải đoán định rốt cuộc chỉ gây loạn.” Phong Huyệt là cả một khối tâm linh giống như thể một hồ lô trên mặt nước, ấn nó xuống thì nó quay vòng, đè nó xuống thì nó động. Phong Huyệt biết tùy cơ thuyết Pháp, nếu như không hợp với cơ thì rốt cuộc chỉ là những lời loạn ngữ mà thôi. Phong Huyệt bèn xuống khỏi tòa.

TỤNG

Bắt được Lư Pha cưỡi trâu sắt,

Thương giáp tam huyền khó chống cứ.

Bên thành vua Sở nước triều lên,

Hét lên làm nước chảy ngược chiều.

BÌNH:Tuyết Đậu biết Phong Huyệt có tông phong như thế cho nên mới tụng rằng, “ Bắt được Lư Pha cỡi trâu sắt, thương giáp tam huyền khó chống cự.” Trong tông phái của Lâm Tế có tam huyền tam yếu. Trong một câu phải có đủ cả tam huyền, trong một huyền phải có đủ cả tam yếu. Có ông tăng hỏi Lâm Tế, “ Thế nào là câu thứ nhất?” Lâm Tế nói, “ An tấm ấn mở điểm son hẹp, không để so đo chủ khách phân.” Thế nào là câu thứ nhì?” Lâm Tế nói, “ Diệu biện há không dùng câu hỏi, phương tiện không phụ cơ cắt dòng.” Thế nào là câu thứ ba?”Lâm Tế nói, “ Cứ nhìn người nộm trên sân khấu, kéo giựt đều nơi kẻ ở trong.”

Trong một câu của Phong Huyệt đã có đầy đủ cả thương giáp của tam huyền, thật sự tùy thân cho nên không dễ gì ai chống cự được. Nếu như Sư không như thế thì làm gì được Lư Pha? Sau cùng Tuyết Đậu muốn nêu ra cái cơ phong của Lâm Tế, đừng có nói là Lư Pha,cho dù là bên thành của Sơ vương, sóng cả chập chùng, ba đào lồng lộng, tất cả đều quay về nguồn. Chỉ cần một tiếng hét thôi cũng đủ khiến chúng chảy ngược lại.

TẮC THỨ BA MUƠI CHÍN

KIM MAO SƯ TỬ CỦA VÂN MÔN

THÙY:Kẻ thụ dụng được trên đường, giống như con cọp trong núi, kẻ trôi lăn trong thế đế [16], giống như con khỉ trong chuồng. Muốn hiểu được ý nghĩa của Phật tính, phải biết quán thời tiết nhân duyên. Muốn nung vàng ròng đã được luyện trăm lần, cần phải có lò rèn của tay chuyên môn. Thử nói xem, lúc đại dụng hiện tiền, phải lấy gì ra để thử đây?

CỬ:Có ông tang hỏi Vân Môn, “ Thế nào là thanh tịnh Pháp Thân?” Vân Môn nói, “ Một dậu hoa.” Ông tăng nói, “ Nếu cư thế thì như thế nào?” Vân Môn nói, “ Kim Mao Sư Tử.”

BÌNH:Các ông có hiểu chỗ hỏi của ông tăng với chỗ trả lời của Vân Môn chăng? Nếu hiểu được, thì hai miệng giống nhau chẳng có một lưỡi. Nếu không hiểu, khó tránh khỏi ( là những kẻ có) đầu óc mít đặc.

Có ông tăng hỏi Huyền Sa, “ Thế nào là thanh tịnh Pháp Thân?” Huyền Sa nói, “ Mủ chảy từng giọt.” Thầy ta đúng là có mắt kim cương, các ông thử phân biện xem sao. Vân Môn không giống như những người khác, có lúc trấn định như vách đá vạn trượng, không có chỗ để các ông lân la đến gần. Có lúc mở một con đường ra, đồng sinh đồng tử với các ông.

Cái lưỡi của Vân Môn hết sức là tinh vi, có người bảo thấy ta trả lời một cách bóng gió; song nếu các ông hiểu như thế, thử nói xem Vân Môn rơi vào chỗ nào? Đây là việc ở trong nhà, đừng có so đo ở ngoài. Cho nên Bách Trượng mới nói, “ Sâm la vạn tượng , tất cả ngôn ngữ, phải quay về nơi chính mình, và phải khiến chúng quay về một cách gọn gang.” Thầy ta nói ở nơi sống động, nếu như các ông toan so đo suy nghĩ, lập tức rơi vào câu phụ thứ. Vĩnh Gia nói, “ Ngộ Pháp Thân rồi không một vật, Tự tính bổn nguyên là chân Phật.”

Vân Môn thử thách ông tăng này, ông ta cũng là người trong nhà của Vân Môn, và cũng là người trong nhà của Vân Môn, và cũng là người đã tham học lâu năm với Vân Môn. Ông ta biết rõ những việc trong nhà của Vân Môn cho nên mới lại hỏi, “Đã như thế rồi thì như thế nào?” Vân Môn nói, “ Kim Mao Sư Tử.” Thử nói xem, như thế là đồng ý hay là không đồng ý với ông tăng?Là khen hay là chê ông ta? Nham Đầu nói, “ Nếu như luận về việc chiến, thì mỗi người đều đứng ở chỗ quan yếu.” Lại nói, “ Thầy tat ham câu sống, không tham câu chết. Nếu như hiểu được câu sống, mãi mãi sẽ không bao giờ quên.Còn nếu chỉ hiểu câu chết, thì chẳng cứu ngay được cả chính mình.”

Có ông tăng hỏi Vân Môn, “ Có phải Phật pháp giống như mặt trăng trong nước không?” Vân Môn nói, “ Không có lối đi xuyên vào sóng xanh.” Ông tăng lại hỏi, “ Thế hòa thượng từ đâu mà đắc được?” Vân Môn nói, Câu hỏi thứ hai này từ đâu đến vậy?” Ông tăng hỏi, “ Lúc như vầy đây thì như thế nào?” Vân Môn nói, “ Chập chùng ngàn đường núi.”

Các ông phải biết rằng việc này không thuộc nơi ngôn ngữ văn tự, giống như đá lửa điện chớp, dù cho có nắm được hay không cũng khó tránh khỏi táng thân thất mạng. Tuyết Đậu cũng là người trong ấy cho nên mới tụng ngay rằng:

TỤNG:

Một dậu hoa,

Đừng ngờ nghệch.

Đầu tại kim hề không tái bản,

Chỉ như thế,

Quá vô lý.

Kim Mao Sư Tử mọi người nhìn.

BÌNH:Tuyết Đậu ngồi vào chiếu đánh khúc đàn huyền diệu. Từng câu một phán đoán. Bài tụng này không khác với cách niêm cơ. “ Một dậu hoa” , rồi thầy ta lại nói, “Đừng ngờ nghệch.” Ai cũng bảo rằng Vân Môn trả lời một cách bóng gió, họ đều lấy thiên kiến ra mà hiểu vấn đề. Cho nên Tuyết Đậu mới dùng vốn liếng của mình ra mà nói, “Đừng ngờ nghệch.” Song ý của Vân Môn đâu có ở dậu hoa, cho nên Tuyết Đậu mới nói, “Đậu tại kim kề không tại bàn (cân).” Câu này mới lậu đậu làm sao. Giống như đầu ở kim chứ không ở bàn cân. Cổ nhân đến chỗ này rồi vẫn còn hết sức từ bi, cho nên vẫn phân minh nói với các ông rằng, “ Không phải ở đây, mà ở đàng kia.” Song thử nói xem “ở đằng kia” là ở đâu? Đây là tụng xong câu thứ nhất. Sau đó là tụng lời ông tăng nói rằng, “Đã như thế rồi thì như thế nào?” Tuyết Đậu nói ông tăng này vô lý quá. Thử nói xem, là gặp nơi sáng hay chỗ tối? Nói như thế là vì hiểu hay là vì không hiểu? “ Kim Mao Sư Tử mọi người nhìn.” Có thấy Kim Mao Sư Tử không? Đồ mù!

TẮC THỨ BỐN MUƠI

“GIỐNG NHƯ MỘNG” CỦA NAM TUYỀN

THÙY:Ngưng đi ngỉ đi, cây sắt trổ hoa. Có không có không? Trẻ khôn mất nhịp. dù cho tung hoành ngang dọc cũng khó không bị xỏ mũi. Thử nói xem sai lầm ở chỗ nào? Xin nêu lên xem.

CỬ:Lục Hoàn đại phu lần kia nói chuyện với Nam Tuyền, nói rằng, “ Triệu pháp sư nói, ‘Trời đất với mình đồng căn, vạn vật với mình một thể’ kể cũng kỳ quái thật” Nam Tuyền chỉ vào đóa hoa ngoài sân, rồi gọi Lục đại phu mà nói rằng, “ Người bây giờ thấy đóa hoa này giống như thể một giấc mộng vậy.”

BÌNH:Lục Hoàn đại phu học với Nam Tuyền rất lâu.Bình thường hay lưu tâm nơi lý tính và đắm mình trong bộ Triệu Luân [17]. Một hôm đang nói chuyện với Nam Tuyền bèn nêu lên hai câu kia cho là kỳ đặc. Lục đại phu nói, “ Trời đất với mình đồng căn, vạn vật với mình một thể, kể cũng kỳ quái thật.” Triệu Pháp Sư là bậc cao tăng đời nhà Tấn, cùng với Đạo Sinh, Đạo Dung và Tăng Duệ là môn hạ của ngài La Thập [18], được người đương thời gọi là “ tứ triết.” Thuở còn nhỏ thích đọc Lão Trang, sau đó nhân lúc chép bản Kinh Duy Ma cũ mà có chỗ sờ ngộ. Mới biết rằng cái học của Lão Trang chưa phải là cái thiện cứu cánh. Cho nên mới tông hợp các kinh điển mà viết ra bốn thiên luận. [19]

Cái ý của triết học Lão Trang là “ cái hình thể của thiên địa là lớn, cái hình thể của mình cũng thế; cùng sinh ra ở giữa hư vô. Cái ý của Trang Tử là chỉ luận về “ tề vật”; [20]Đại ý của các thiên luận của Triệu ông nói rằng tính ( của sự vật) đều qui về chính mình. Há không thấy trong luận của ngài có nói rằng, “ phàm bậc chí nhân thì trống không, không hình tướng, song vạn vật không cái gì không phải do mình tạo ra. Phải chăng chỉ có bậc thánh nhân mới hiểu được rằng vạn vật là chính mình. Tuy có thân, có người , có hiền, có thánh, mỗi cái khác nhau, song tất cả đều cùng một tính một thể.

Cổ nhân nói, “ Tất cả càn khôn đại địa chỉ là một tư thể của mình mà thôi. Khi lạnh thì cả trời đất lạnh, khi nóng thì cả trời đất nóng. Có thì cả trời đất có, không thì cả trời đất không. Đúng thì cả trời đất đúng, sai thì cả trời đất sai.” Pháp Nhãn nói, “ Hẳn hắn hắn tôi tôi tôi, nam bắc đông tây đều được, được hay không được , chỉ có tôi không gì không được.” Cho nên (đức Phật) mới nói,”Trên trời dưới trời chỉ có mình ta là tôn quí.” [21]Thạch Đầu đọc bộ, Triệu luận đến chỗ “ vạn vật là chính mình” bèn hoát nhiên đại ngộ. Sau đó soạn cuốn Tham Đồng Khế cũng không ngoài ý này.

Xem ( Lục đại phu) hỏi như thế, thử nói xem họ đồng căn ở chỗ nào? Đồng thế ở chỗ nào? Đến chỗ này rồi, kể ra cũng kỳ đặc hết sức. Há lại giống như kẻ tầm thường không biết trời cao đất dầy? Làm gì có chuyện đó. Lục Hoàn đại phu hỏi như thế, tuy có kỳ đặc thật, song vẫn chưa vượt ra khỏi được giáo ý. Nếu như bảo rằng giáo ý là cùng cực rồi, Thế Tôn việc gì còn phải niêm hoa nữa? [22]Và Tổ Sư từ Tây Trúc đến để làm gì?

Cách đáp của Nam Tuyền, nắm mũi của sư tăng mà đưa chỗ đầu ra, để phá vở các hang hố của người khác. Cho nên mới bèn chỉ đóa hoa ngoài sân rồi gọi Lục đại phu mà nói rằng, “ Người bây giờ thấy đóa hoa này giống như thể một giấc mộng vậy. “ Giống như đặt một người ra bờ vách cao vạn trượng rồi đẩy hẳn một cái để cắt đứt mạng sống của hắn. Nếu như các ông chỉ bị xô ngã trên đất bằng, thì dù có đến lúc Di Lặc hạ sinh đi nữa cũng không biết cách cắt đứt mạng sống. [23]

Cũng giống như một người nằm mộng, muốn tỉnh mà không tỉnh được, lúc được người khác gọi mới tỉnh được.Nếu như mắt của Nam Tuyền mà không ngay chính hẳn đã bị Lục đại phu làm cho lúng túng rồi. Nhìn xem Nam Tuyền nói như thế, song quả thật là khó hiểu. Nếu như mắt của các ông sống động, thì các ông sẽ thấy nó như thể độc dược. Cổ nhân nói, “ Nếu như thấy ở nơi sự việc thì nó rất là thường tình, còn nếu như dựa vào ý căn mà so đo thì chẳng rờ rẫm ra được.” Nham Đầu nói, “Đây chính là cách sống của bậc hướng thượng, chỉ để lộ ra trước mắt một chút thôi, giống như thể điện chớp.”

Đại ý của Nam Tuyền là như thế , Sư có khả năng bắt cọp tê xử rồng rắn. Đến chỗ này rồi, các ông cần phải tự hiểu một mình mới được. Há không nghe nói, “ Một đường hướng thượng, ngàn thánh không truyền, kẻ học mệt nhọc, như khỉ bắt bóng.” Xem Tuyết Đậu tụng rằng:

TỤNG

Kiến văn giác tri không phải một,

Núi sông không phải quán trong gương,

Trơi sương trăng rụng đêm gần nửa,

Ai cùng hồ trong soi bóng lạnh.

BÌNH:Lời nói mê nhỏ của Nam Tuyền, lời nói mê lớn của Tuyết Đậu, tuy họ nằm mơ, song mơ một giấc mơ thật là đẹp. Thoạt đầu nói về “ một thể” , ở đây thầy ta nói không phải là đồng nhất. “ Kiến văn giác tri không phải một, Núi sông không phải quán trong gương.” Nếu như bảo rằng phải quán trong gương trước rồi sau đó mới hiện rõ, thì chúng đâu có rời chỗ của gương. Sơn hà đại địa, cây cỏ rừng rậm, đừng lấy gương ra mà soi. Nếu như lấy gương ra soi, thì chúng bèn biến thành hai phần. Cứ để cho núi là núi sông là sông, mọi vật trụ nơi vị của mình. Thế gian tướng thường trụ.

“ Núi sông không phải quán trong gương”. Thử nói xem phải quán ở chỗ nào? Các ông có hiểu không? Đến chỗ này rồi, các ông phải hướng về “ trời sương trăngrụng đêm gần nửa.” Phía này đã biện rõ cho các ông cả rồi, phía bên kia các ông phải tự qua một mình. Các ông có biết được là Tuyết Đậu đem việc riêng của mình ra mà giúp người khác chăng? “ Ai cùng hồ trong soi bóng lạnh.” Soi một mình hay là cùng soi với người khác? Phải cắt đứt hết cơ duyên hết hiểu biết thì mới đạt đến cảnh giới này được. Hiện giờ chẳng cần hồ trong mà cũng chẳng phải đợi trời sương trăng rụng. Hiện giờ thì như thế nào?



[1]Nhất Túc Giác là biệt hiệu của Vĩnh Gia

[2].Nguyên văn: “nhất cú tiệt lưu” có nghĩa là một câu cắt đứt hết mọi dòng tư tưởng.

[3]Nguyên tác là chữ “hằng”, sửa lại là chữ “vi” cho đúng. Đoạn này bản của Ito Yuten khác hẳn. Chúng tôi dựa theo bản của Cổ Phương.

[4]Nguyên văn: “ hoàng quyển xích trục.” Sách vở đời xưa đều viết bằng lụa rồi lấy trục cuộn lại. Cho nên “ quyển trục” có nghĩa là sách vở.

[5]Phi phi tưởng thiên: Vô sắc giới có tứ thiên, phi phi tưởng thiên chính là đệ tứ thiên trong đó. Đây là cõi trời cao nhất trong tam giới, sở dĩ có tên như vậy là do lấy thiền định mà gọi. Định tâm ở cõi này thì hết sức tinh diệu, khác với các thô tường nơi hạ điạ. Xin xem them: Randy Kloetzli, Buddhist Cosmology.New Delhi, 1983.

[6]Mục Châu (780-877), xin xem tắc thứ mười. Về tiểu sử xin xem thêm trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục,cùng một dịch giả, sẽ xuất bản.

[7]Ngu6en văn: “ ngôn trung biện đích, cú lý tang cơ.”

[8]Văn Thù (Manjusrì) là biểu tượng của trí huệ.

[9]Vô Trước tức Hàng châu Vô Trước Văn Hỉ thiền sư là người truyền thừa của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch.

[10]Mạt pháp; Theo truyền thống phật giáo thì Phật pháp có bà thời kỳ là chính, tượng và mạt pháp. Truyền thống thường được chấp nhận nhất là: chính pháp có năm trăm năm, tượng pháp có một ngàn năm và mạt pháp có một vạn năm.

[11]“Trước ba ba, sau ba ba.”

[12]Nguyên văn: “ Nhất cú bất hoảng Vô Trước vấn , ngất kim do tác dã ban tăng” có nghĩa là “ một câu không đủ rảnh để đáp câu hỏi của Vô Trước, cho đến hiện giờ (thầy ta) vẫn là một ông tăng lang thang.” Welhelm Gundert dịch câu này rất là chính xác: “ Der hat sich mit seinem Spruch uberhaupt nicht Zeit gelassen, auf Wudscho’s Frage einzugehen.Erist noch bis zum heutigen Tag ein vagabundierender Monch.” Wilhelm Dundert, Bi-Yan-Lu2.Band.Munchen,1967,trang 48.

[13]Sách Ngũ Đăng Hội Nguyêncũng nói rằng Bàn Sơn Bảo Tích Thiền Sư là người U Châu, nối Pháp của Mã Tổ Đạo Nhất. Sau khi tịch thụy là Ngưng Tịch Thiền Sư. về tiểu sử của Bàn Sơn xin xem thêm trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục,cùng một dịch giả, sẽ xuất bản.

[14]Có nghĩa là “trong tam giới (dục, sắc và vô sắc giới) không có một pháp nào cả, biết tìm tâm ở đâu?”

[15]“Hồ” có nghĩa là Ấn Độ.

[16]Tức là “thế tục đế” (samvrtisatya)hay “ thực tại công ước.”

[17]Triệu Luânlà tên bộ sách của Tăng Triệu, sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ IV cho đến đầu thế kỷ thứ V.

[18]La Thập tức Cưu Ma La Thập ( Kumarajìva), một trong những dịch giả lừng danh nhất của văn học Phật giáo. Về tiểu sử của La Thập xin xem Kenneth Ch’en, Buddhism in China.Princeton: Princeton University Press, 1964, các trang 81-83.

[19]Bốn thiên luận trong bộ Triệu Luận là (a) “ Vật Bất Thiên”, (b) “ Bất Chân Không”, (c) “ Bát Nhã VÔ Tri”, và (d) “ Niết Bàn Vô Danh”.

[20]“Tề vật” có nghĩa là coi mọi sự vật bằng nhau. Đây là một quan niệm trong thiên” Tề Vật Luận” Trong sách Trang Tử.

[21]Theo truyền thống lúc Đức Phật mới sinh ra, đứng lên bước đi bảy bước rồi nói rằng; “ Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn.”

[22]“Niệm hoa”: theo truyền thống Thiền thì một lần kia Đức Phật bước lên giảng tòa để thuyết Pháp, song ngài lại lại không nói gì cả mà chỉ cầm một nhánh hoa dơ lên. Chúng hội không ai hiểu gì cả, chỉ có mình ngài Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật bèn trao truyền tâm ấn cho ngài Ca Diếp làm vị Tổ thứ nhất.

[23]Ở đây có nghĩa là cắt đứt dòng tư tưởng chấp trước.

Vi tính: Kim Chi - Kim Thư

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 6885)
“Trước sự Nô Lệ của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính
04/09/2010(Xem: 8937)
Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn, nhà nghiên cứu và giảng dạy Phật học đã viết: « Chúng tôi là kẻ hậu học, tuy kiến thức chữ nghĩa và thực lực hành trì chẳng bao nhiêu, cũng đem hết sức mình dịch cuốn Vô Môn Quan này ra Việt ngữ, gọi là để đóng góp vào công cuộc chấn hưng Thiền học hiện nay. »
28/08/2010(Xem: 62889)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 58945)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
27/08/2010(Xem: 24247)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
19/08/2010(Xem: 7077)
Có thể vay mượn những lời như vậy để khởi đầu cho sự chờđợi tiếng vọng đáp ứng của những gì đó đang ẩn mình trong bóng tối. Những lờiđược vay mượn ấy không nhất thiết phải là đồng thanh với những cái sắp đáp ứng.Sự tựu thành của những cái đáp ứng này sẽ không xuất hiện trong những tiếngđộng náo nhiệt. Đây là sự tựu thành của một cơn mưa như thác lũ, khi con bướmmùa hè đã chịu khép lại đôi cánh mỏng để lắng nghe trong thầm lặng hơi thở củacỏ nội.
18/07/2010(Xem: 14099)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 14550)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
11/07/2010(Xem: 10801)
Có nhiều bài báo, nhiều công trình khảo cứu công phu viết về con số 0 cả từ thế kỷ trước sang đến thế kỷ này. Quả tình, đó là con số kì diệu. Có những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, chẳng hạn, “số không có phải là con số?”, nhưng đó lại là câu hỏi gây nên những trả lời dị biệt, và ở mỗi khuynh hướng tiếp cận khác nhau, những câu trả lời khẳng hoặc phủ định đều có những hợp lý riêng của chúng. Thế nhưng, hầu như ngoài những nhà toán học thì chẳng mấy ai quan tâm đến con số không; có thể nói người ta đã không cần đến nó từ các nhu cầu bình nhật như cân đo đong đếm.
16/06/2010(Xem: 7703)
"Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến cho nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật phải tốn nhiều công sức để truy cứu, tìm hiểu. Nhưng Vô Ngã lại là vấn đề quan trọng trong giáo lý của Đạo Phật. Tại sao Đạo Phật lại chủ trương "Vô Ngã"?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]