Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Từ quyển Câu hỏi Không thể được, Saanen, 3 tháng tám 1970

14/07/201100:46(Xem: 3597)
06. Từ quyển Câu hỏi Không thể được, Saanen, 3 tháng tám 1970

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỢ HÃI [ON FEAR]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009 –
HarperSanFrancisco, A Division of HarperCollinsPublishers

PHẦN I

Từ quyển Câu hỏi Không thể được
Saanen, 3 tháng tám 1970

Chúng ta đang nói về sợ hãi, mà là thành phần thuộc chuyển động tổng thể của ‘cái tôi’; cái tôi mà tách rời sự sống như một chuyển động, cái tôi mà tự-phân chia chính nó như cái bạn và cái tôi. Chúng ta hỏi, ‘Sợ hãi là gì?’ Không tích lũy, chúng ta sẽ học hỏi về sợ hãi, chính từ ngữ sợ hãi ngăn cản đang tiếp xúc trực tiếp cùng cảm giác nguy hiểm đó mà chúng ta gọi là sợ hãi. Hãy thấy, sự trưởng thành hàm ý một phát triển tổng thể, tự nhiên của một con người trong ý nghĩa của hòa hợp, không-mâu thuẫn, mà không liên quan gì đến tuổi tác. Và nhân tố sợ hãi ngăn cản sự phát triển tổng thể, tự nhiên này của cái trí.

Khi người ta sợ hãi, không chỉ những sự việc thuộc vật chất, mà còn cả những nhân tố thuộc tâm lý, điều gì xảy đến trong sợ hãi đó? Tôi sợ hãi, không chỉ thuộc vật chất bị bệnh, chết, bóng tối – bạn biết vô số sợ hãi người ta có, cả phần sinh học cũng như phần tâm lý. Sợ hãi đó tạo tác điều gì cho cái trí, cái trí mà đã tạo ra những sợ hãi này? Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi chứ? Đừng trả lời tôi ngay lập tức, hãy quan sát các bạn. Ảnh hưởng của sợ hãi trên cái trí, trên toàn sống của một người là gì? Hay chúng ta đã quá quen thuộc với sợ hãi, chúng ta đã chấp nhận sợ hãi, mà đã trở thành một thói quen, đến độ chúng ta không nhận biết ảnh hưởng của nó? Nếu tôi đã quen thuộc với cảm giác quốc gia của người Ấn độ – với giáo điều, những niềm tin – tôi bị vây bủa trong quy định này và hoàn toàn không nhận biết những ảnh hưởng của nó là gì. Tôi chỉ thấy cảm giác đó được kích động trong tôi, chủ nghĩa quốc gia, và tôi thỏa mãn với điều đó. Tôi tự-đồng hóa mình với quốc gia, với niềm tin và mọi chuyện của nó. Nhưng chúng ta không thấy ảnh hưởng của một quy định như thế ở khắp mọi nơi. Trong cùng cách, chúng ta không thấy sợ hãi tác động ra sao – thuộc thần kinh cơ thể cũng như thuộc tâm lý. Nó tác động thế nào?

Người hỏi: Tôi trở nên quan tâm đến việc cố gắng chặn đứng sự việc này không xảy ra.

Krishnamurti: Tôi ngừng lại hay làm bất động hành động. Người ta nhận biết được điều đó? Bạn có nhận biết được điều đó? Đừng phát biểu chung chung. Chúng ta đang bàn luận với mục đích thấy điều gì đang thực sự xảy ra bên trong chúng ta; ngược lại bàn luận sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Trong bàn luận về sợ hãi tác động ra sao và trở nên tỉnh thức được nó, điều đó có lẽ giúp đỡ vượt khỏi nó. Vì vậy nếu tôi nghiêm túc, tôi phải thấy những ảnh hưởng của sợ hãi. Tôi biết những ảnh hưởng của sợ hãi chứ? Hay tôi chỉ biết chúng bằng từ ngữ? Tôi biết chúng như cái gì đó đã xảy ra trong quá khứ, mà vẫn còn là một kỷ niệm mà nói, ‘Đây là những ảnh hưởng của nó’? Thế là kỷ niệm đó thấy những ảnh hưởng của sợ hãi, nhưng cái trí không thấy ảnh hưởng thực sự. Tôi không biết liệu bạn có hiểu rõ điều này? Tôi đã trình bày điều gì đó mà thực sự rất quan trọng.

Người hỏi: Ông có thể giải thích lại nó?

Krishnamurti:Khi tôi nói tôi biết những ảnh hưởng của sợ hãi, điều đó có nghĩa gì? Hoặc tôi biết nó theo từ ngữ, đó là, theo trí năng, hoặc tôi biết nó như một kỷ niệm, như cái gì đó đã xảy ra trong quá khứ, và tôi nói, ‘Điều này đã xảy ra’. Thế là quá khứ bảo cho tôi những ảnh hưởng là gì. Nhưng tôi không thấy những ảnh hưởng của nó tại khoảnh khắc thực sự. Vậy là, nó là điều gì đó được nhớ lại và không thực sự, trái lại ‘đang biết’ hàm ý đang thấy không-tích lũy – không công nhận – nhưng đang thấy sự kiện. Tôi đã chuyển tải điều này chứ?

Khi tôi nói, ‘Tôi bị đói’, nó là sự hồi tưởng của đã bị đói ngày hôm qua mà bảo cho tôi, hay nó là sự kiện thực sự của bị đói ngay lúc này? Nhận biết thực sự của bị đói ngay lúc này hoàn toàn khác biệt sự đáp lại của một kỷ niệm mà bảo cho tôi rằng tôi đã bị đói và thế là tôi có lẽ bị đói ngay lúc này. Quá khứ đang bảo cho bạn những ảnh hưởng của sợ hãi, hay bạn nhận biết được đang xảy ra thực sự của những ảnh hưởng của sợ hãi? Những hành động của hai điều này hoàn toàn khác biệt, phải không? Một điều, hoàn toàn nhận biết được những ảnh hưởng của sợ hãi ngay lúc này, hành động ngay tức khắc. Nhưng nếu ký ức bảo cho tôi đây là những ảnh hưởng, thế là hành động hoàn toàn khác hẳn. Tôi đã giải thích rõ ràng chứ? Bây giờ, nó là điều nào?

Người hỏi: Ông có thể chỉ rõ sự khác biệt giữa một sợ hãi đặc biệt và đang thực sự nhận biết những ảnh hưởng của sợ hãi được hiểu theo nghĩa thông thường – tách rời khỏi nhớ lại những ảnh hưởng của một sợ hãi?

Krishnamurti: Đó là điều gì tôi đang cố gắng giải thích. Hành động của hai điều hoàn toàn khác biệt. Bạn thấy nó chứ? Làm ơn, nếu bạn không thấy nó đừng nói ‘có’, chúng ta đừng đùa giỡn với nhau. Hiểu rõ điều này rất quan trọng. Quá khứ đang bảo cho bạn những ảnh hưởng của sợ hãi, hay có một trực nhận hoặc ý thức trực tiếp được những ảnh hưởng của sợ hãi ngay lúc này? Nếu quá khứ đang bảo cho bạn những ảnh hưởng của sợ hãi, hành động là không-trọn vẹn và thế là mâu thuẫn, nó gây ra xung đột. Nhưng nếu người ta hoàn toàn nhận biết được những ảnh hưởng của sợ hãi ngay lúc này, hành động là tổng thể.

Người hỏi: Lúc này khi tôi đang ngồi trong lều tôi không có sợ hãi bởi vì tôi đang lắng nghe điều gì ông đang nói, vì vậy tôi không sợ hãi. Nhưng sợ hãi này có lẽ xuất hiện khi tôi rời cái lều này.

Krishnamurti: Nhưng bạn, đang ngồi ở đây trong cái lều này, không thể thấy sợ hãi, mà bạn có lẽ đã gặp phải ngày hôm qua hay sao? Bạn không thể khơi dậy nó, mời mọc nó hay sao?

Người hỏi: Nó có lẽ là những sợ hãi cuộc đời.

Krishnamurti:Dù sợ hãi có lẽ là gì, bạn cần nói, ‘Tôi không có những sợ hãi ngay lúc này, nhưng khi tôi ra khỏi đây tôi sẽ có chúng’ hay sao? Chúng ở đó!

Người hỏi: Ông có thể khơi dậy nó – như ông nói – ông có thể nhớ lại nó. Nhưng đây là điểm ông đã nói về việc đem vào ký ức, tư tưởng về sợ hãi.

Krishnamurti: Tôi đang hỏi: ‘Tôi cần chờ đợi đến lúc tôi rời căn lều này để tìm được những sợ hãi của tôi là gì? Hay, đang ngồi ở đây, tôi có thể nhận biết được chúng? Tại khoảnh khắc này tôi không sợ hãi điều gì người nào đó có lẽ nói về tôi. Nhưng khi tôi gặp cái con người sẽ nói những điều này, việc đó sẽ gây sợ hãi cho tôi. Liệu tôi không thể thấy điều đó ngay lúc này?

Người hỏi: Nếu ông làm như vậy, ông đang thực hiện một luyện tập về nó rồi.

Krishnamurti:Không, nó không là một luyện tập. Bạn thấy, bạn sợ hãi làm bất kỳ thứ gì mà có lẽ trở thành một luyện tập! Thưa bạn, bạn không sợ hãi mất việc làm của bạn hay sao? Bạn không sợ hãi chết hay sao? Bạn không sợ hãi không thể thành tựu hay sao? Bạn không sợ hãi bị cô độc hay sao? Bạn không sợ hãi không được thương yêu hay sao? Bạn không có bất kỳ hình thức sợ hãi nào hay sao?

Người hỏi: Chỉ khi nào có một thách thức.

Krishnamurti:Nhưng tôi đang thách thức bạn! Tôi không thể hiểu rõ trạng thái tâm lý này!

Người hỏi: Nếu có một thôi thúc ông hành động, ông phải làm cái gì đó.

Krishnamurti: Không! Bạn đang khiến nó thành quá phức tạp. Nó tự nhiên như đang nghe tiếng xình xịch của xe lửa chạy qua. Hoặc bạn có thể nhớ lại tiếng ồn của xe lửa đó, hoặc bạn lắng nghe thực sự tiếng ồn đó. Làm ơn, đừng làm phức tạp nó.

Người hỏi: Ông không đang gây phức tạp nó bằng cách nói về sự khơi dậy sợ hãi hay sao? Tôi không phải khơi dậy bất kỳ những sợ hãi nào của tôi – chỉ đang ở đây tôi có thể thăm dò phản ứng của tôi.

Krishnamurti: Đó là tất cả mà tôi đang nói.

Người hỏi: Vì mục đích truyền đạt ở đây, chúng ta phải biết sự khác biệt giữa cái trí và bộ não.

Krishnamurti: Chúng ta đã bàn luận điều đó trước kia. Lúc này chúng ta đang cố gắng tìm ra sợ hãi là gì, học hỏi về nó. Liệu cái trí có được tự do để học hỏi về sợ hãi? Học hỏi là nhìn ngắm chuyển động của sợ hãi. Bạn chỉ có thể nhìn ngắm chuyển động của sợ hãi khi bạn không đang nhớ lại những sợ hãi quá khứ và không đang nhìn ngắm bằng những kỷ niệm đó. Bạn thấy sự khác biệt chứ? Tôi có thể nhìn ngắm chuyển động. Bạn đang học hỏi về điều gì đang thực sự xảy ra khi có sợ hãi? Chúng ta luôn luôn đang sôi sục bởi sợ hãi. Dường như chúng ta không thể loại bỏ nó. Khi bạn đã có những sợ hãi trong quá khứ và nhận biết được chúng, những sợ hãi này có những ảnh hưởng gì vào bạn và vào tình trạng sống của bạn? Điều gì đã xảy ra? Bạn đã không bị cắt đứt khỏi những người khác hay sao? Những ảnh hưởng của những sợ hãi đó không đang cô lập bạn hay sao?

Người hỏi: Nó đã làm tê liệt tôi.

Krishnamurti: Nó đã làm cho bạn cảm thấy tuyệt vọng, bạn đã không biết phải làm gì. Bây giờ, khi đã có sự cô lập này, điều gì đã xảy đến cho hành động?

Người hỏi: Nó là tách rời.

Krishnamurti: Làm ơn hãy lắng nghe điều này cẩn thận. Tôi đã có những sợ hãi trong quá khứ và những ảnh hưởng của những sợ hãi đó là làm cho tôi bị cô lập, làm cho tôi bị tê liệt, làm cho tôi cảm thấy bị tuyệt vọng. Có một cảm giác của tẩu thoát, của tìm kiếm sự thanh thản trong cái gì đó. Tất cả mọi điều đó mà chúng ta sẽ cần đến tại khoảnh khắc đang cô lập chính chúng ta khỏi mọi liên hệ. Ảnh hưởng của sự cô lập đó trong hành động là tạo ra sự phân chia. Điều này đã không xảy đến cho bạn hay sao? Khi bạn bị sợ hãi, bạn đã không biết phải làm gì; bạn tẩu thoát khỏi nó, hay cố gắng đè nén nó, hay lý luận cho qua nó. Và khi bạn phải hành động, bạn đang hành động từ một sợ hãi mà trong chính nó đang cô lập. Vậy là một hành động được sinh ra từ sợ hãi đó phải là phân chia. Sự phân chia là mâu thuẫn, có nhiều đấu tranh, đau khổ, lo lắng, không à?

Người hỏi: Thưa ông, giống như một người tàn tật phải đi dựa vào những cái nạng, vì vậy một người mà bị què quặt, bị tê liệt, sử dụng những loại nạng khác nhau.

Krishnamurti: Đó là điều gì chúng ta đang nói. Điều đó đúng. Lúc này chúng ta rất rõ ràng về ảnh hưởng của sợ hãi quá khứ: nó sinh ra những hành động tách rời. Sự khác biệt của hành động đó và hành động của sợ hãi mà không có sự đáp lại của ký ức là gì? Khi bạn gặp gỡ sự nguy hiểm về thân thể, điều gì xảy ra?

Người hỏi: Hành động tức khắc.

Krishnamurti:Nó được gọi là hành động tức khắc – nó là tức khắc à? Làm ơn hãy tìm hiểu, chúng ta đang cố gắng tìm ra cái gì đó. Bạn đang ở một mình trong rừng, trong vùng đất hoang dã nào đó và bỗng nhiên bạn bắt gặp một con gấu cùng những con con – sau đó việc gì xảy ra? Vì biết con gấu là một động vật nguy hiểm, điều gì xảy đến cho bạn?

Người hỏi: Chất adrenalin được tăng thêm.

Krishnamurti:Vâng, bây giờ hành động mà xảy ra là gì?

Người hỏi: Bạn thấy sự nguy hiểm của truyền đi sợ hãi riêng của bạn sang con gấu.

Krishnamurti: Không, điều gì xảy đến cho bạn? Dĩ nhiên, nếu bạn sợ hãi bạn truyền sợ hãi đó sang con gấu, và con gấu sợ hãi và tấn công bạn. Bạn có khi nào đối diện với một con gấu trong rừng?

Người hỏi: Có người nào đó ở đây đã gặp.

Krishnamurti:Tôi đã gặp. Người đó và tôi đã có nhiều trải nghiệm suốt những năm đó. Nhưng điều gì xảy ra? Có một con gấu ở cách bạn vài feet. Có tất cả những phản ứng thuộc thân thể, dòng chảy của chất adrenalin, và vân vân; bạn tức khắc ngừng lại rồi quay lại và chạy trốn. Chuyện gì đã xảy ra ở đó? Phản ứng là gì? Một phản ứng bị quy định, phải không? Người ta đã bảo cho bạn từ bao nhiêu thế kỷ rằng, ‘Hãy cẩn thận với những thú hoang’. Nếu bạn bị sợ hãi, bạn sẽ truyền sợ hãi đó sang con thú và sau đó nó sẽ tấn công bạn. Toàn sự việc xảy ra trong tích tắc. Đó là sự vận hành của sợ hãi – hay đó là thông minh? Cái gì đang vận hành? Đó là sợ hãi mà đã bị kích động bởi sự lặp lại của ‘hãy cẩn thận với những thú hoang’, mà đã là tình trạng bị quy định của bạn từ niên thiếu? Hay đó là thông minh? Phản ứng bị quy định với con thú đó và hành động của phản ứng bị quy định đó là một sự việc. Sự vận hành của thông minh và hành động của thông minh lại khác hẳn; hai điều này hoàn toàn khác biệt. Bạn đang gặp gỡ điều này chứ? Một xe buýt đang chạy qua thật nhanh, bạn không quăng mình trước mặt nó; thông minh của bạn nói đừng làm việc đó. Đây không là sợ hãi – nếu bạn không bị loạn thần kinh hay đã dùng thuốc. Thông minh của bạn, không phải sợ hãi, ngăn cản bạn.

Người hỏi: Thưa ông, khi ông gặp gỡ một con thú hoang, ông không phải có cả thông minh lẫn một phản ứng bị quy định hay sao?

Krishnamurti: Không, thưa bạn. Hãy thấy nó. Khoảnh khắc nó là một phản ứng bị quy định, có sợ hãi bao gồm trong nó và việc đó được truyền sang con thú, nhưng không nếu nó là thông minh. Vậy là hãy tìm ra cho chính bạn cái nào đang vận hành. Nếu nó là sợ hãi, lúc đó hành động của nó là không-trọn vẹn và thế là có một nguy hiểm từ con thú; nhưng trong hành động của thông minh, không có sợ hãi gì cả.

Người hỏi: Ông đang nói rằng nếu tôi nhìn con gấu bằng thông minh này, tôi có thể bị giết chết bởi con gấu mà không trải nghiệm sợ hãi.

Người hỏi 2: Nếu trước kia tôi đã không gặp một con gấu, thậm chí tôi sẽ không bao giờ biết nó là một con gấu

Krishnamurti:Tất cả các bạn đang tạo ra những phức tạp. Việc này rất đơn giản. Bây giờ hãy đừng đề cập đến những con thú nữa. Chúng ta hãy bắt đầu bằng chính chúng ta; trong chừng mực nào đó chúng ta cũng là những con thú.

Những ảnh hưởng của sợ hãi và những hành động của nó được đặt nền tảng trên những trải nghiệm quá khứ là hủy hoại, mâu thuẫn, và gây tê liệt. Chúng ta có thấy điều đó không? Không phải bằng từ ngữ nhưng thực sự; rằng khi bạn sợ hãi, bạn hoàn toàn bị cô lập và bất kỳ hành động nào mà xảy ra từ sự cô lập đó phải là phân chia và thế là mâu thuẫn; vì vậy có đấu tranh, đau khổ, và mọi chuyện còn lại của nó. Bây giờ, một hành động của nhận biết được sợ hãi mà không có tất cả những phản ứng của ký ức là một hành động trọn vẹn. Hãy thử nó! Hãy thực hiện nó! Hãy trở nên tỉnh táo vì bạn đang đi một mình khi bạn đi về nhà; những sợ hãi cũ của bạn sẽ xuất hiện. Lúc đó hãy theo dõi, hãy nhận biết liệu những sợ hãi đó là những sợ hãi thực sự, hay được chiếu rọi bởi tư tưởng như ký ức. Khi sợ hãi nảy sinh, hãy thấy liệu bạn đang nhìn ngắm từ phản ứng của tư tưởng, hay liệu bạn chỉ đang nhìn ngắm. Điều gì chúng ta đang nói là hành động. Chúng ta không đang nói chỉ một phần của sống là hành động. Toàn sống là hành động và hành động đó bị vỡ vụn; vỡ vụn của hành động là qui trình của ký ức này, cùng những suy nghĩ và cô lập của nó. Điều đó rõ ràng chứ?

Người hỏi: Ông muốn đưa ra ý tưởng là trải nghiệm hoàn toàn mỗi giây bị chia chẻ, mà không cho phép ký ức len lỏi vào?

Krishnamurti: Thưa bạn, khi bạn đặt ra một câu hỏi như thế, bạn phải tìm hiểu vấn đề của ký ức. Bạn phải có ký ức – rõ ràng hơn, chính xác hơn, tốt đẹp hơn. Nếu bạn muốn vận hành theo công nghệ, hay thậm chí nếu bạn muốn về nhà, bạn phải có ký ức. Nhưng tư tưởng như sự phản ứng của ký ức, và đang chiếu rọi sợ hãi từ ký ức đó, là một hành động hoàn toàn khác biệt.

Bây giờ, sợ hãi là gì? Nó xảy ra như thế nào mà có sợ hãi? Những sợ hãi này xảy ra như thế nào? Bạn làm ơn nói cho tôi?

Người hỏi: Trong tôi nó là sự quyến luyến đến quá khứ.

Krishnamurti:Chúng ta hãy suy xét một vấn đề. Bạn có ý gì qua từ ngữ quyến luyến đó?

Người hỏi: Cái trí đang bám vào điều gì đó.

Krishnamurti:Đó là, cái trí đang bám vào ký ức nào đó. ‘Khi tôi còn bé, mọi thứ đáng yêu làm sao’. Hay, tôi đang bám vào cái gì đó mà có lẽ xảy ra; vậy là tôi đã vun quén một niềm tin mà sẽ bảo vệ tôi. Tôi bị quyến luyến đến một kỷ niệm, tôi bị quyến luyến đến một món đồ đạc, tôi bị quyến luyến đến điều gì tôi đang viết bởi vì nhờ viết tôi sẽ trở nên nổi tiếng. Tôi bị quyến luyến đến một cái tên, đến một gia đình, đến một ngôi nhà, đến nhiều kỷ niệm khác nhau, và vân vân. Tôi đã đồng hóa chính tôi với tất cả điều đó. Tại sao quyến luyến này xảy ra?

Người hỏi: Không phải bởi vì sợ hãi chính là nền tảng của văn minh của chúng ta hay sao?

Krishnamurti:Không, thưa bạn; tại sao bạn quyến luyến? Từ ngữ quyến luyến đó có nghĩa gì? Tôi lệ thuộc cái gì đó. Tôi lệ thuộc vào tất cả các bạn đang tham dự, để cho tôi có thể nói chuyện cùng các bạn; tôi đang lệ thuộc vào các bạn và thế là tôi quyến luyến các bạn, bởi vì qua quyến luyến đó tôi kiếm được một năng lượng nào đó, một nhiệt tình nào đó, và mọi chuyện vớ vẩn đó! Thế là tôi quyến luyến, mà có nghĩa gì? Tôi lệ thuộc vào bạn; tôi lệ thuộc vào đồ đạc. Trong quyến luyến đến đồ đạc, đến một niềm tin, đến một quyển sách, đến gia đình, đến người vợ, tôi lệ thuộc vào điều đó để cho tôi thanh thản, thanh danh, vị trí xã hội. Vì vậy lệ thuộc là một hình thức của quyến luyến. Bây giờ tại sao tôi lệ thuộc? Đừng trả lời tôi, hãy tự-nhìn nó trong chính bạn. Bạn lệ thuộc vào cái gì đó, phải không? Vào quốc gia của bạn, vào những Thượng đế của bạn, vào những niềm tin của bạn, vào thuốc men bạn uống, vào nhậu nhẹt!

Người hỏi: Nó là thành phần thuộc tình trạng bị quy định của xã hội.

Krishnamurti: Do bởi tình trạng bị quy định của xã hội mới làm cho bạn lệ thuộc? Mà có nghĩa bạn là bộ phận của xã hội; xã hội không tách rời khỏi bạn. Bạn đã tạo ra xã hội, mà là bại hoại; bạn đã sắp xếp chúng vào cùng nhau. Bạn bị trói buộc trong chuồng cũi đó, bạn là bộ phận của nó. Vậy là đừng chê trách xã hội. Bạn thấy những hàm ý của lệ thuộc? Điều gì được bao gồm? Tại sao bạn đang lệ thuộc?

Người hỏi: Để không cảm thấy bị cô độc.

Krishnamurti:Hãy chờ đó, hãy yên lặng lắng nghe. Tôi lệ thuộc vào cái gì đó bởi vì cái gì đó này lấp kín sự trống rỗng của tôi. Tôi lệ thuộc vào hiểu biết, vào những quyển sách, bởi vì chúng lấp kín sự trống rỗng của tôi, sự nông cạn của tôi, sự ngu dốt của tôi; vậy là hiểu biết trở thành quan tọng cực kỳ. Tôi nói về vẻ đẹp của những bức tranh bởi vì trong chính tôi tôi lệ thuộc vào hiểu biết. Vì vậy lệ thuộc bộc lộ sự trống rỗng của tôi, sự cô độc của tôi, sự thiếu thốn của tôi, và điều đó làm cho tôi lệ thuộc vào bạn. Đó là một sự kiện, phải không? Đừng lý thuyết nó, đừng tranh cãi nó, nó là như thế. Nếu tôi không trống rỗng, nếu tôi không thiếu thốn, tôi sẽ không thèm lưu tâm điều gì bạn đã nói hay bạn đã làm. Tôi sẽ không thèm lệ thuộc vào bất kỳ thứ gì cả. Bởi vì tôi bị trống rỗng và cô độc, tôi không biết phải làm gì với cuộc sống của tôi. Tôi viết một quyển sách ngu xuẩn và việc đó lấp kín sự rỗng tuếch của tôi. Vậy là tôi lệ thuộc, mà có nghĩa tôi sợ hãi cô độc; tôi sợ hãi sự trống rỗng của tôi. Vì vậy, tôi lấp kín nó bằng những thứ vật chất hay bằng những ý tưởng, hay bằng những con người.

Bạn không sợ phơi bày sự cô độc của bạn? Bạn đã từng phơi bày sự cô độc của bạn, sự thiếu thốn của bạn, sự trống rỗng của bạn? Việc đó đang xảy ra lúc này, phải không? Thế là, bạn sợ hãi sự trống rỗng đó ngay lúc này. Bạn sẽ làm gì? Điều gì đang xảy ra? Trước kia, bạn quyến luyến đến những con người, đến những ý tưởng, đến mọi loại sự việc và bạn thấy rằng lệ thuộc đó lấp kín sự trống rỗng của bạn, sự nông cạn của bạn. Khi bạn thấy điều đó, bạn được tự do, phải không? Lúc này, phản ứng là gì? Sợ hãi đó là phản ứng của ký ức? Hay sợ hãi đó là thực sự; bạn thấy nó?

Tôi đang làm việc cực nhọc cho bạn, phải không? (Tiếng cười) Sáng hôm qua có một cuốn phim hoạt hình: Một cậu trai nhỏ nói với một cậu trai khác, ‘Khi tôi lớn lên, tôi sẽ là một người tiên tri vĩ đại; tôi sẽ nói về những sự thật sâu thẳm, nhưng không người nào sẽ lắng nghe?’ Và cậu trai nhỏ khác hỏi, ‘Vậy thì tại sao bạn cứ nói, nếu không người nào sẽ lắng nghe?’ Cậu trai trả lời, ‘À, chúng ta những người tiên tri là những người rất bướng bỉnh’. (Tiếng cười)

Vậy là lúc này bạn đã phơi bày sợ hãi của bạn qua quyến luyến, mà là lệ thuộc. Khi bạn quan sát nó, bạn thấy sự trống rỗng của bạn, sự nông cạn của bạn, sự tầm thường của bạn và bạn bị sợ hãi bởi nó. Điều gì xảy ra tiếp theo? Hãy thấy nó, thưa các bạn!

Người hỏi: Tôi cố gắng tẩu thoát.

Krishnamurti: Bạn cố gắng tẩu thoát qua quyến luyến, qua lệ thuộc. Thế là, bạn quay lại trong khuôn mẫu cũ kỹ. Nhưng nếu bạn thấy sự thật rằng quyến luyến và lệ thuộc che kín sự trống rỗng của bạn, bạn sẽ không tẩu thoát, đúng chứ? Nếu bạn không thấy sự thật của điều đó, chắc chắn bạn tẩu thoát. Bạn sẽ cố gắng lấp kín sự trống rỗng đó trong những phương cách khác. Trước kia, bạn đã lấp kín nó bằng thuốc men, bây giờ bạn lấp kín nó bằng tình dục hay bằng cái gì khác. Vậy là khi bạn thấy sự thật của việc đó, điều gì đã xảy ra? Tiến tới, thưa các bạn, tiếp tục theo nó đi! Tôi đã bị quyến luyến đến ngôi nhà của tôi, đến người vợ của tôi, đến những quyển sách của tôi, đến viết lách của tôi, đến trở thành nổi tiếng của tôi; tôi thấy sợ hãi nảy sinh bởi vì tôi không biết phải làm gì với sự trống rỗng của tôi và thế là tôi lệ thuộc, thế là tôi quyến luyến. Tôi làm gì khi có cảm giác của trống rỗng vô cùng này trong tôi?

Người hỏi: Có một cảm giác cực mạnh.

Krishnamurti:Mà là sợ hãi. Tôi phát giác tôi bị sợ hãi; thế là tôi quyến luyến. Sợ hãi đó là phản ứng của ký ức, hay sợ hãi đó là một phát giác thực sự? Phát giác là điều gì đó hoàn toàn khác biệt phản ứng của quá khứ. Lúc này nó là điều gì cùng bạn? Nó là phát giác thực sự? Hay phản ứng của quá khứ? Đừng trả lời tôi. Hãy tự-tìm ra, hãy tự-khoét sâu vào chính bạn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2013(Xem: 4980)
Theo Phật giáo, sự thay đổi nào cũng đều có thể truy về quy luật nhân quả. Do đó, truy tìm nguyên nhân đưa đến sự thịnh suy và tìm kiếm giải pháp để duy trì sự cường thịnh và tránh sự suy vong của Phật giáo là một việc đáng làm, nhất là trong giai đoạn Phật giáo đang đối mặt với nhiều thách thức mới.
10/04/2013(Xem: 5450)
Tâm lý con người có hai hướng vận hành: một là khổ đau hay dẫn đến khổ đau, kia là hạnh phúc hay dẫn đến hạnh phúc. Hướng thứ nhất mở ra một thế giới tâm lý của sinh tử; hướng thứ hai mở ra thế giới tâm lý của giải thoát. Bởi sống là đi tìm hạnh phúc chân thật, nên con người chỉ có một chọn lựa là đi vào hướng vận hành thứ hai. Đi vào hướng vận hành này là đi vào trí tuệ, hay đi từng bước đi trí tuệ. Thực hiện con đường thứ hai này có nghĩa là "xây dựng vương quốc trí tuệ" của Phật giáo mà thuật ngữ gọi là Dhammacakkapavattana – thường được dịch là "Chuyển vận bánh xe Pháp".
09/04/2013(Xem: 5696)
Mục đích của tâm lý trị liệu pháp là để chữa trị, thoa dịu và làm vơi bớt nỗi khổ đau của những người đang bị dày vò bởi nhiều vấn đề nan giải trong cuộc sống, hay những người được chẩn đoán là đang mắc bệnh tâm thần.
09/04/2013(Xem: 12364)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, . . .
09/04/2013(Xem: 2034)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo.
09/04/2013(Xem: 10093)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
08/04/2013(Xem: 18195)
"Lý thuyết Nhân tính qua kinh tạng Pàli" là đề tài luận án Tiến sĩ do Thượng tọa Thích Chơn Thiện thực hiện và đệ trình tại Ðại học Delhi. Thượng tọa được cấp phát văn bằng Tiến sĩ Triết học trong lễ Tốt nghiệp lần thứ 73, ngày 13 tháng 4 năm 1996.
08/04/2013(Xem: 13111)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 25911)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 603)
Hàng năm khi những ngày đông ảm đạm giá rét trôi qua, bầu trời lại được sưởi ấm và trên những cành cây trụi lá đã nẩy lộc đơm hoa, lòng người theo đó cũng hớn hở đón xuân với bao niềm ước vọng. Trong khung cảnh Minh niên đầy hân hoan, lòng người con Phật lại thành kính hướng về Tam Bảo để cầu nguyện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]