Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Cùng học sinh tại trường Rajghat, 19 tháng mười hai 1952

10/07/201114:34(Xem: 3246)
3. Cùng học sinh tại trường Rajghat, 19 tháng mười hai 1952

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC
[ON LOVE AND LONELINESS]
Lời dịch: Ông Không 2009

Cùng học sinh tại trường Rajghat,19 tháng mười hai 1952

Chúng ta đang bàn về vấn đề phức tạp của tình yêu. Tôi không nghĩ chúng ta sẽ hiểu rõ nó cho đến khi chúng ta hiểu rõ một vấn đề cũng phức tạp bằng, mà chúng ta gọi là cái trí. Bạn có nhận thấy, khi chúng ta còn rất nhỏ, chúng ta thật là hiếu kỳ? Chúng ta muốn biết; chúng ta thấy nhiều sự việc hơn những người lớn. Chúng ta quan sát, nếu chúng ta có sự tỉnh táo, những sự việc mà những người lớn không nhận ra. Cái trí, khi chúng ta còn nhỏ, tỉnh táo nhiều hơn, tò mò nhiều hơn và muốn biết. Đó là lý do tại sao, khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta học môn toán, môn địa rất dễ dàng. Khi chúng ta lớn lên, những cái trí của chúng ta càng trở nên mỗi lúc một khô cứng, mỗi lúc một nặng nề, mỗi lúc một cồng kềnh. Bạn có nhận thấy những người lớn đã bị thành kiến biết chừng nào? Cái trí của họ bị cố định, họ không cởi mở, họ tiếp cận mọi vấn đề bằng một quan điểm cố định. Lúc này bạn còn trẻ; nhưng nếu bạn không cảnh giác lắm, bạn cũng sẽ trở thành như thế.

Vậy thì không quan trọng phải hiểu rõ cái trí, và thấy liệu bạn không thể mềm dẻo, không thể thích ứng tức khắc, không thể có những khả năng lạ thường trong mọi biến đổi của sống, không thể tìm hiểu sâu thẳm và hiểu rõ, thay vì dần dần trở nên khô cứng, hay sao? Bạn không nên biết những phương cách của cái trí, cho mục đích hiểu rõ những phương cách của tình yêu, hay sao? Bởi vì chính cái trí hủy diệt tình yêu. Những con người khôn ngoan, những con người tinh ranh không biết tình yêu là gì bởi vì những cái trí của họ quá lanh lợi, bởi vì họ quá khôn ngoan, bởi vì họ quá hời hợt – mà có nghĩa sống trên bề mặt – và tình yêu không là một sự việc hiện diện trên bề mặt.

Cái trí là gì? Tôi không đang nói về bộ não, cấu trúc vật chất của bộ não mà mọi nhà tâm lý sẽ chỉ bảo cho bạn. Bộ não là cái gì đó mà phản ứng đến vô số những đáp trả thuộc thần kinh. Nhưng bạn sẽ tìm ra cái trí là gì. Cái trí nói, “Tôi suy nghĩ; nó là của tôi; nó là của bạn; tôi bị tổn thương; tôi ghen tuông; tôi thương yêu; tôi thù hận; tôi là một người Ấn độ; tôi là một người Hồi giáo; tôi tin tưởng điều này; tôi không tin tưởng điều kia; tôi biết; bạn không biết; tôi kính trọng; tôi khinh bỉ; tôi muốn; tôi không muốn”. Cái vật này là gì? Nếu bạn không hiểu rõ nó – nếu bạn không thân thuộc với toàn tiến hành của suy nghĩ, mà là cái trí – nếu bạn không tỉnh thức được cái đó, bạn sẽ dần dần, khi bạn lớn lên, trở nên khô cằn, cứng ngắt, tối tăm, bị cố định trong một khuôn mẫu nào đó của suy nghĩ.

Cái vật này mà bạn gọi là cái trí là gì? Nó là phương cách của suy nghĩ, cách bạn suy nghĩ. Tôi đang nói về cái trí của bạn – không phải cái trí của ai đó và cách nó suy nghĩ – cách bạn cảm thấy, cách bạn quan sát cây cối, một con cá, người dân chài, cách bạn nghĩ về người dân làng. Cái trí đó dần dần bị thiên lệch hay bị cố định trong một khuôn mẫu nào đó. Khi bạn muốn cái gì đó, khi bạn ham muốn, khi bạn thèm khát, khi bạn muốn là cái gì đó, vậy thì bạn thiết lập một khuôn mẫu; đó là, cái trí của bạn tạo ra một khuôn mẫu và bị trói buộc. Ham muốn của bạn cố định cái trí của bạn. Ví dụ, tôi muốn là một người rất giàu có. Sự ham muốn để là một người giàu có tạo ra một khuôn mẫu và sau đó suy nghĩ của tôi bị trói buộc trong nó, và tôi chỉ có thể suy nghĩ trong những quy định đó, và tôi không thể ra khỏi nó. Vậy là cái trí bị trói buộc trong nó, bị cố định trong nó, bị cứng ngắt, tối tăm. Hay nếu tôi tin tưởng cái gì đó – Thượng đế, một hệ thống chính trị nào đó – chính sự tin tưởng bắt đầu thiết lập một khuôn mẫu, bởi vì tin tưởng đó là kết quả của ham muốn của tôi và ham muốn đó củng cố những bức tường của khuôn mẫu. Dần dần, cái trí của tôi trở nên tối tăm, không thể điều chỉnh, lanh lẹ, nhạy bén, rõ ràng, bởi vì tôi bị trói buộc trong sự rối loạn của những ham muốn riêng của tôi.

Vì vậy nếu tôi không thực sự tìm hiểu tiến hành này của cái trí tôi, những cách tôi suy nghĩ, những cách tôi hiểu về tình yêu, nếu tôi không thân thuộc những cách suy nghĩ riêng của tôi, tôi không thể tìm được tình yêu là gì. Sẽ không có tình yêu khi cái trí của tôi ham muốn những yếu tố nào đó của tình yêu, những hành động nào đó của tình yêu, và khi tôi tưởng tượng tình yêu nên là gì. Như vậy tôi cho những động cơ nào đó vào tình yêu. Vậy là, dần dần, tôi tạo ra khuôn mẫu của hành động liên quan đến tình yêu. Nhưng nó không là tình yêu; nó chỉ là ham muốn của tôi về tình yêu nên là gì. Ví dụ, tôi sở hữu bạn như một người vợ hay như một người chồng. Bạn hiểu rõ từ ngữ sở hữu? Bạn sở hữu cái sari của bạn hay cái áo khoác của bạn. Nếu ai đó lấy nó đi, bạn sẽ giận dữ, bạn sẽ lo âu, bạn sẽ tức tối. Tại sao? Bởi vì bạn coi cái sari của bạn hay cái áo khoác của bạn như thuộc về bạn, tài sản của bạn; bạn sở hữu nó; bởi vì qua sở hữu bạn cảm thấy giàu có.

Qua có nhiều cái sari, nhiều cái áo khoác, bạn cảm thấy giàu có, không chỉ giàu có phần vật chất mà còn cả bên trong. Vì vậy khi ai đó lấy đi cái áo khoác của bạn, bạn cảm thấy tức tối bởi vì bên trong bạn đang bị tước đoạt mất cảm giác giàu có đó, cảm giác sở hữu đó. Sở hữu tạo ra một rào chắn, phải không, liên quan đến tình yêu? Nếu tôi có bạn, sở hữu bạn, đó là tình yêu sao? Tôi sở hữu bạn giống như tôi sở hữu một chiếc xe hơi, một cái áo khoác, một cái sari, bởi vì trong sở hữu, tôi cảm thấy rất giàu có; tôi lệ thuộc vào nó; bên trong nó rất quan trọng đối với tôi. Có này, sở hữu này, lệ thuộc này, là điều gì chúng ta gọi là tình yêu. Nhưng nếu bạn tìm hiểu nó, bạn sẽ thấy rằng, đằng sau nó, cái trí cảm thấy được thỏa mản trong sở hữu. Rốt cuộc, khi bạn sở hữu một cái sa ri hay nhiều cái sa ri hay một chiếc xe hơi hay một ngôi nhà, bên trong nó cho bạn một thỏa mãn nào đó, sự cảm thấy rằng nó là của bạn.

Vậy là cái trí đang thèm khát, đang mong muốn, tạo ra một khuôn mẫu, và trong khuôn mẫu đó nó bị trói buộc, và vậy là cái trí trở nên mỏi mệt, trì trệ, đần độn, không chín chắn. Cái trí là trung tâm của cảm thấy cái “của tôi” đó, cảm thấy rằng tôi có cái gì đó, rằng tôi là một người quan trọng, rằng tôi là một người thấp hèn, rằng tôi bị lăng nhục, rằng tôi được nịnh nọt, rằng tôi thông minh, hay rằng tôi rất đẹp, hay rằng tôi muốn có tham vọng, hay rằng tôi là con gái của người nào đó hay tôi là con trai của người nào đó. Cảm thấy đó của cái “tôi lệ thuộc”, cái “tôi”, là trung tâm của cái trí, là chính cái trí. Vì vậy cái trí càng cảm thấy “Đây là cái của tôi”, và thiết lập những bức tường quanh cảm thấy rằng “Tôi là người nào đó”, rằng “Tôi phải vĩ đại”, rằng “Tôi là một người rất thông minh”, hay rằng “Tôi là một người rất dốt nát hay tối dạ” nhiều bao nhiêu, nó càng tạo ra một khuôn mẫu nhiều bấy nhiêu, nó càng trở nên khép kín, đần độn nhiều bấy nhiêu. Rồi thì có phiền muộn; rồi thì có đau khổ trong sự khép kín đó. Rồi thì nó nói, “Tôi phải làm gì đây?” Rồi thì nó đấu tranh để tìm ra cái gì khác thay vì phá sập những bức tường đang bủa vây nó – bằng tư tưởng, bằng sự ý thức cẩn thận, bằng thâm nhập nó, bằng hiểu rõ nó. Nó muốn thâu nhận cái gì đó từ bên ngoài rồi sau đó tự-khép kín lại. Thế là dần dần, cái trí trở thành một rào chắn đối với tình yêu. Vì vậy nếu không có sự hiểu rõ về sống, về cái trí là gì, về cách suy nghĩ, về cách từ đó có hành động, chúng ta không thể tìm được tình yêu là gì.

Cái trí cũng không là công cụ của sự so sánh hay sao? Bạn nói cái này tốt hơn cái kia, bạn so sánh chính bạn với người nào đó đẹp đẽ hơn, thông minh hơn. Có sự so sánh khi bạn nói, “Tôi nhớ con sông tuyệt vời đó mà tôi đã trông thấy cách đây một năm, và nó vẫn còn đẹp lắm”. Bạn so sánh chính bạn với người nào đó, so sánh chính bạn với một mẫu mực, với lý tưởng tối thượng. Sự nhận xét so sánh làm cho cái trí đờ đẫn, nó không mài bén cái trí, nó không làm cho cái trí toàn diện, bao quát, bởi vì, khi lúc nào bạn cũng đang so sánh, điều gì đã xảy ra? Bạn thấy hoàng hôn, và tức khắc bạn so sánh hoàng hôn đó với hoàng hôn trước. Bạn thấy một hòn núi và bạn thấy nó đẹp quá. Sau đó bạn nói, “Tôi đã trông thấy một hòn núi đẹp hơn nhiều cách đây hai năm”. Khi bạn đang so sánh, bạn thực sự không đang nhìn ngắm hoàng hôn ở đó, nhưng bạn đang quan sát nó vì mục đích so sánh nó với cái gì đó. Vậy là sự so sánh ngăn cản bạn không nhìn ngắm trọn vẹn. Tôi nhìn bạn, bạn trông đẹp, nhưng tôi nói, “Tôi biết một người đẹp đẽ hơn nhiều, một người tốt lành hơn nhiều, một người cao quý hơn nhiều, một người dốt nát hơn nhiều”. Khi tôi làm việc này, tôi không đang nhìn ngắm bạn. Bởi vì cái trí của tôi bị choán đầy bởi cái gì đó, tôi không đang nhìn ngắm bạn gì cả. Trong cùng cách đó, tôi không đang nhìn ngắm hoàng hôn gì cả. Muốn thực sự nhìn ngắm hoàng hôn, phải không có so sánh; muốn thực sự nhìn ngắm bạn, tôi không được so sánh bạn với người nào khác. Chỉ khi nào tôi quan sát bạn mà không có sự nhận xét so sánh, lúc đó tôi có thể hiểu rõ bạn. Nhưng khi tôi so sánh bạn với người nào khác, vậy thì tôi đánh giá bạn và tôi nói, “Ồ, anh ấy là người rất ngu dốt”. Vậy là sự ngu đốt nảy sinh khi có sự so sánh. Tôi so sánh bạn với người nào khác, và chính so sánh đó tạo ra sự mất mát phẩm giá của con người. Khi tôi nhìn bạn mà không so sánh, tôi chỉ quan tâm đến bạn, không đến người nào khác. Chính sự quan tâm đến bạn, không so sánh, mang lại phẩm giá của con người.

Vậy là chừng nào cái trí còn đang so sánh, không có tình yêu, và cái trí lại luôn luôn đang nhận xét, đang so sánh, đang cân nhắc, đang nhìn để tìm ra sự yếu ớt ở đâu. Vậy là nơi nào có so sánh, không có tình yêu. Khi người mẹ và người cha thương yêu con cái của họ, họ không so sánh chúng, họ không so sánh người con của họ với một đứa trẻ khác; nó là người con của họ và họ thương yêu người con của họ. Nhưng bạn lại muốn so sánh chính bạn với người nào đó tốt lành hơn, với người nào đó cao quý hơn, với người nào đó giàu có hơn. Thế là bạn tự tạo ra trong chính bạn một mất mát của tình yêu. Bạn luôn luôn quan tâm đến chính bạn trong liên hệ với người nào khác. Khi cái trí trở nên mỗi lúc một so sánh, mỗi lúc một sở hữu, mỗi lúc một lệ thuộc, nó tạo ra một khuôn mẫu trong đó nó bị trói buộc, vì vậy nó không thể nhìn bất kỳ cái gì mới mẻ lại, trong sáng lại. Và thế là nó hủy diệt chính cái đó, chính hương thơm của sống đó, mà là tình yêu.

Học sinh: Có một kết thúc của tình yêu hay không? Tình yêu được đặt nền tảng trên sự quyến rũ phải không?

Krishnamurti:Giả sử bạn bị quyến rũ bởi một con sông đẹp, bởi một người phụ nữ đẹp, hay một người đàn ông. Có gì sai trái với việc đó? Chúng ta đang thử tìm ra. Bạn thấy, khi tôi bị quyến rũ bởi một người phụ nữ, một người đàn ông, hay một đứa trẻ hay sự thật, tôi muốn ở cùng nó, tôi muốn sở hữu nó, tôi muốn gọi nó là riêng biệt của tôi; tôi nói rằng nó là của tôi và nó không là của bạn. Tôi bị quyến rũ bởi người đó, tôi phải gần gũi người đó, thân thể của tôi phải gần gũi thân thể của người đó. Vậy là tôi đã làm gì? Thông thường điều gì xảy ra? Sự kiện là tôi bị quyến rũ và tôi muốn gần gũi người đó; đó là một sự kiện, không phải một lý tưởng. Và nó cũng là một sự kiện rằng khi tôi bị quyến rũ và tôi muốn sở hữu, không có tình yêu. Quan tâm của tôi là với sự kiện chứ không phải với tôi nên là gì. Khi tôi sở hữu một người, tôi không muốn người đó nhìn bất kỳ một ai khác. Khi tôi coi người đó như của tôi, có tình yêu hay không? Chắc chắn là không. Khoảnh khắc cái trí của tôi tạo tác một hàng rào chung quanh người đó, như “người yêu của tôi”, không có tình yêu.

Sự kiện là cái trí của tôi luôn luôn đang làm việc đó. Đó là điều gì chúng ta đang bàn luận, thấy cái trí đang vận hành như thế nào; và có lẽ, vì tỉnh thức được nó, cái trí, tự nó sẽ yên lặng.

Học sinh: Tại sao người ta cảm thấy sự cần thiết của tình yêu?

Krishnamurti: Bạn có ý, tại sao chúng ta phải có tình yêu? Tại sao nên có tình yêu? Liệu chúng ta có thể sống mà không có nó? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không có cái tạm gọi là tình yêu này? Nếu cha mẹ của bạn bắt đầu suy nghĩ kỹ càng tại sao họ thương yêu bạn, bạn có lẽ không hiện diện ở đây. Họ có lẽ quẳng bạn ra ngoài. Họ nghĩ rằng họ thương yêu bạn; vì vậy họ muốn bảo vệ bạn, họ muốn thấy bạn được giáo dục, họ cảm thấy rằng họ phải cho bạn mọi cơ hội để là cái gì đó. Cảm thấy phải bảo vệ này, cảm thấy muốn bạn được giáo dục này, cảm thấy bạn phụ thuộc vào họ này, là điều gì thông thường họ gọi là tình yêu. Nếu không có nó, điều gì sẽ xảy ra? Điều gì sẽ xảy ra nếu cha mẹ của bạn không thương yêu bạn? Bạn sẽ bị bỏ bê, bạn sẽ là cái gì đó gây phiền phức, bạn sẽ bị đuổi ra ngoài, họ sẽ thù ghét bạn. Vì vậy, may mắn thay, có cảm thấy của tình yêu này, có lẽ bị vẩn đục, có lẽ bị bôi bẩn và xấu xa, nhưng vẫn còn có cảm thấy đó, may mắn thay cho bạn và tôi; nếu không bạn và tôi sẽ không được giáo dục, sẽ không hiện diện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2013(Xem: 4982)
Theo Phật giáo, sự thay đổi nào cũng đều có thể truy về quy luật nhân quả. Do đó, truy tìm nguyên nhân đưa đến sự thịnh suy và tìm kiếm giải pháp để duy trì sự cường thịnh và tránh sự suy vong của Phật giáo là một việc đáng làm, nhất là trong giai đoạn Phật giáo đang đối mặt với nhiều thách thức mới.
10/04/2013(Xem: 5451)
Tâm lý con người có hai hướng vận hành: một là khổ đau hay dẫn đến khổ đau, kia là hạnh phúc hay dẫn đến hạnh phúc. Hướng thứ nhất mở ra một thế giới tâm lý của sinh tử; hướng thứ hai mở ra thế giới tâm lý của giải thoát. Bởi sống là đi tìm hạnh phúc chân thật, nên con người chỉ có một chọn lựa là đi vào hướng vận hành thứ hai. Đi vào hướng vận hành này là đi vào trí tuệ, hay đi từng bước đi trí tuệ. Thực hiện con đường thứ hai này có nghĩa là "xây dựng vương quốc trí tuệ" của Phật giáo mà thuật ngữ gọi là Dhammacakkapavattana – thường được dịch là "Chuyển vận bánh xe Pháp".
09/04/2013(Xem: 5699)
Mục đích của tâm lý trị liệu pháp là để chữa trị, thoa dịu và làm vơi bớt nỗi khổ đau của những người đang bị dày vò bởi nhiều vấn đề nan giải trong cuộc sống, hay những người được chẩn đoán là đang mắc bệnh tâm thần.
09/04/2013(Xem: 12364)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, . . .
09/04/2013(Xem: 2034)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo.
09/04/2013(Xem: 10096)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
08/04/2013(Xem: 18197)
"Lý thuyết Nhân tính qua kinh tạng Pàli" là đề tài luận án Tiến sĩ do Thượng tọa Thích Chơn Thiện thực hiện và đệ trình tại Ðại học Delhi. Thượng tọa được cấp phát văn bằng Tiến sĩ Triết học trong lễ Tốt nghiệp lần thứ 73, ngày 13 tháng 4 năm 1996.
08/04/2013(Xem: 13114)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 25915)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 604)
Hàng năm khi những ngày đông ảm đạm giá rét trôi qua, bầu trời lại được sưởi ấm và trên những cành cây trụi lá đã nẩy lộc đơm hoa, lòng người theo đó cũng hớn hở đón xuân với bao niềm ước vọng. Trong khung cảnh Minh niên đầy hân hoan, lòng người con Phật lại thành kính hướng về Tam Bảo để cầu nguyện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]