Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tám Thánh Đạo đưa đến Níp Bàn

01/04/201314:52(Xem: 6478)
Tám Thánh Đạo đưa đến Níp Bàn

phat thanh dao

Tám Thánh Đạo đưa đến Níp Bàn

Đại Đức Thiền Sư Bhaddanta U Arseikkhana thuyết giảng
Tỳ kheo Chánh Kiến dịch

---o0o---

Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau:

"Yasmim kho Subhadda dhammavinaye Ariyo Ahhangiko Maggo na upalabbhati samanopi tattha na upalabbhati dutiyopi tattha samano na upalabbhati tatiyopi tattha samano na upalabbhati catutthopi tattha samano na upalabbhati" (Kinh Đại Viên tịch Níp Bàn, Đại Phẩm, Trường Bộ Kinh, Đại Tạng Pàli).

"Này Subhadda,
Nếu một người được thanh tịnh và thành tựu viên mãn trong con đường Bát Chánh dưới sự hướng dẫn của một vị Thầy thiện xảo, thì người đó mới có thể chứng đạt trí Sơ đạo và Quả, hay Nhị Đạo - Quả, hay Tam Đạo - Quả, hay Tứ Đạo - Quả, giai đoạn cuối cùng của Con Đường".

Để tu tiến tám chi phần của Thánh Đạo, Niệm Liên Tục là điều quan trọng nhất, hành giả gắn chặt tâm niệm thường xuyên trên đề mục của việc hành thiền.

Giả sử bạn đang hành niệm trên hơi thở ra - vào, cần ghi nhận không thiếu sót trong tâm sự phồng lên của bụng khi thở vào và sự xẹp xuống của bụng khi thở ra (ghi nhận theo hơi thở tự nhiên, không cố ý hít - thở để niệm) như Phồng, Xọp, Phồng, Xọp (rising, falling).

- Sự tinh tấn ghi nhận của hành giả, là chi đạo Chánh Cần (Sammàvayàma magganga).

- Chi đạo Chánh Định: khi gắn chặt tâm ghi nhận trên đề mục.

- Chi đạo Chánh Tư Duy: khi nhận định để đặt tâm trên đề mục.

- Chi đạo Chánh Kiến: Khi liên tục chú ý bằng sự ghi nhận không ngừng, bạn có thể thấy hơi thở ra - vào liên tục sanh diệt.

- Chi đạo Chánh Ngữ: lắng dịu ác pháp khi tu tập và nói đúng, tương xứng theo pháp.

- Khi bạn còn ở trong trạng thái ghi nhận, hoàn mãn chi đạo Chánh Nghiệp.

- Hành giả tu tập không ngừng, hành vô tận, vị ấy cố gắng quan sát và giám sát đời sống, tức chi đạo Chánh Mạng.

Bằng cách này, bạn thành tựu viên mãn trong 5 chi đạo đầu tiên: Niệm, Định, Cần, Chánh Kiến, Chánh Tư Duy. Và cũng trong 3 chi đạo giới phần: Chánh Ngữ- Nghiệp-Mạng.

Thành tựu hoàn mãn trong tất cả tám phần của Thánh đạo, hành giả được xem là đã thực hành chi đạo để bứng gốc mọi cấu uế lậu hoặc (defilement - àsava). Như Đức Phật đã dạy, hành giả bấy giờ được trang bị bằng mọi thể trạng, mọi điều kiện cần và đủ. Nên tận lực duy trì việc hành pháp đến lúc chín mùi, chứng đạt bốn Đạo - bốn Quả và Níp Bàn.

Trong tư thế hành thiền, những gì được giảng trên chỉ ở vị thế ngồi, bất cứ tư thế đi, đứng, nằm, ngồi nào, cũng hành tương tự.

- Khi bạn khởi động đứng lên cần ghi nhận là Muốn đứng, Muốn đứng (Ghi nhận:tức không lẩm bẩm trong miệng hay thì thầm ở tâm hai chữ "Muốn đứng"). Khi đã đứng, cần ghi nhận Đứng, Đứng. Chú tâm vào điểm chạm giữa chân và sàn nhà, cần ghi nhận Đứng, Chạm, Đứng, Chạm.

- Khi muốn di chuyển tới trước cần ghi nhận là Muốn Bước, Muốn Bước. Chân phải di chuyển, cần ghi nhận . Bước chân phải, Bước chân phải. Chân trái cũng vậy. Bước chân trái, Bước chân trái. Bạn có thể tiếp tục ghi nhận tùng cử động Dở, Bước, Đạp - Dở, Bước, Đạp trong lúc hành. Khi quay lại, cần ghi nhận Quay Lại, Quay Lại.

Trong bất cứ tư thế nào, cần ghi nhận theo bất cứ động tác và vị trí nào đang xử dụng. Nếu hành giả duy trì việc ghi nhận như trên, thật rất tốt đẹp cho việc hành thiền Đại Niệm Xứ theo Tám Thánh Đạo.

- Nếu muốn đổi tư thế Điqua Ngồi, cần ghi nhận Muốn Ngồi, Muốn Ngồi. Khi ngồi xuống, cần ghi nhận Ngồi Xuống, Ngồi Xuống.

- "Yathà yathà và panassa kàyo panihito hoti tathà tathà nam pajànàti"Vị hành giả an trú theo lời dạy của Đức Phật và duy trì niệm theo đó, Khi đổi tư thế Ngồiqua Nằm cần ghi nhận Muốn Nằm, Muốn Nằm.Khi nằm xuống cần ghi nhận Nằm Xuống, Nằm Xuống. Khi nghiêng qua trái hay phải, cần ghi nhận tuần tự như đang làm. Trong cách này bạn ghi nhận tiếp diễn cho tới khi ngủ thiếp đi. Nếu việc ghi nhận hữu ích, cần ghi nhận tiếp tục.

Và nếu như cảm thấy Muốn Ngủ,bạn có thể thiếp đi trong sự ghi nhận! Nếu bạn có dịp nghỉ ngơi: Khi ngủ bạn mới có thời gian giải lao. Rồi khi thức dậy lại phải bắt đầu ghi nhận trở lại bằng tâm thức đầu tiên!

Trong lúc hành như vậy, sáu Cảnh tùy phiền não (àrammana nusaya kilesa) bên ngòai diễn ra một cách rõ rệt bởi sáu cảnh của tâm thức như sắc, thính, khí, vị, xúc. Chúng duy trì ngủ ngầm trong tâm thức của nội thân. Có những loại kiết sử khác như Tham - Sân - Si bẩm sinh nhiều đời, được gọi là Điều Kiện Tùy Phiền Não, chúng cũng ngủ ngầm tự tâm tưởng. Trong hai loại phiền não, loại đầu là Cảnh Tùy Phiền Não, như tham lam, sân hận, si mê trở nên bất lực dưới động tác của Thiền Niệm Xứ, những phiền não này không thể mạnh mẽ lên được. Trái lại, chúng muội lược, yếu đi, đoạn giảm.

Đương nhiên là các lậu hoặc bị đói kém bởi thiếu cảnh gợi cảm. Khi chúng đói chúng sẽ cố hồi tưởng những kinh nghiệm thụ hưởng và cảnh qúa khứ, tự bộc lộ trong tâm thụ hưởng sung mãn. Các lậu hoặc bấy giờ tự hưởng thụ những cảnh gợi cảm này để thỏa mãn.

Bạn có thể vứt bỏ nó ra bằng sự ghi nhận Đang Nghĩ, Đang Nghĩ.

Những phiền não được mang đến do sáu cảnh có thể bị bứng bỏ cùng thế ấy, nhưng riêng phần Điều Kiện Tùy Phiền Não không thể bứng gốc chỉ bằng sự ghi nhận .

- Bạn phải vận dụng cách khác:

1. Thân cận bạn lành (Sappurisasamseva)
2. Nghe Pháp (Saddhammassavana)
3. Chơn Chánh Tác Ý (Yonisomanasikàva)
4. Hành Pháp Tùy Pháp (Dhammànudhamma patipatti)

Tức hành và tu tiến ý, khẩu, thân theo chín siêu thế phần. Mới gọi là phiền não bị đoạn tận, tận diệt vừa theo ý bạn!

Kết Luận:

Tôi cầu chúc các hành giả chúng ta có thể nỗ lực bằng nhiều phương pháp khác nhau như đã nói trên và tận diệt hai loại phiền não, Cảnh Tùy Phiền Não và Điều Kiện Tùy Phiền Não. Như thế bạn mới giải thóat các lậu hoặc vĩnh viễn, đạt Níp Bàn tầng tối thượng của sự thanh tịnh và hoàn hảo.

Lời Nhắn Nhủ của Ngài Mahasi Sayadaw:

"Niệm liên tục đưa đến trí tuệ trong sự liên hệ tất yếu giữa thân tâm
- vô thường - khổ não - vô ngã. Trí tuệ này dẫn đến Níp Bàn".

-ooOoo-

Tóm Lại:(Nguyên văn Anh Ngữ là thể văn vần - thơ)

Trí tuệ phát triển thế nào?
Trí tuệ phát triển bằng hành Thiền trên Ngũ Thủ Uẩn
Tại sao và khi nào chúng ta hành thiền trên ngũ thủ uẩn?
Bất cứ khi nào chúng khởi lên, để ta không bám chấp vào chúng.
Nếu ta thất bại trong việc hành thiền trên danh sắc, chúng khởi hiện, bám chặt lại vào ta.
Ta chấp thủ năm uẩn như thường hằng, an lạc và như của ta (thường, lạc, ngã).
Nếu ta hành thiền trên Danh Sắc khi chúng hiện, sự bám chấp Danh Sắc không sanh.
Chúng được quán xét rõ ràng, tất cả là vô thường, khổ não, những diễn tiến sanh diệt liên tục rất đơn thuần.
Rồi một lúc chấp thủ diệt, Đạo sanh, dẫn đến Níp Bàn.
Ngay sau đó, là những chi phần của trí tuệ thiền định.

-oo0oo-

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 675)
Đàng Ngoài-Đàng Trong, một giai đoạn bi ai của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự phân chia đất nước kéo dài trên 170 năm với 7 lần hưng binh đánh nhau khiến cho muôn dân đồ thán. Cục diện huynh đệ tương tàn của hai nhà Trịnh -Nguyễn chưa kết thúc thì tiếp đến cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn lại nổi lên. Tiếng binh reo, ngựa hý, gươm khua không bao giờ ngớt trên đất mẹ Việt Nam thân yêu trong suốt 200 năm.
08/04/2013(Xem: 1503)
Nền đạo học phương đông đã dâng tặng cho nhân loại một kho tàng tri thức vô tận về vũ trụ và nhân sinh. Trong mấy ngàn năm qua, nền đạo học này đã và đang cống hiến cho nhân loại nhiều bài học vô giá về đạo đức, về triết lý nhân sinh ...
08/04/2013(Xem: 5433)
Giải thích tổng quát về Kinh Hoa Nghiêm theo hệ Kinh tạng Đại Thừa: Đức Phật ra đời vì “hạnh phúc an lạc của chư Thiên và loài người” như lời Ngài đã từng tuyên bố. Thế nên sự sống mà Đức Phật ra đời thật vô cùng quan trọng, đó là chân lý, là Pháp âm được vang lên khắp vũ trụ sơn hà. “Pháp âm bất tuyệt” tất cả tiếng chim hót, dế ngân, sóng vỗ, thảo mộc, khai hoa, thông reo suối chảy, đến tiếng đá rơi ... đều là pháp, không nơi đâu không phải là pháp.
08/04/2013(Xem: 2919)
Trong quyển Nhập Bồ Tát hạnh có nói: “Muốn diệt trừ vô lượng khổ đau trong ba cỏi, và trừ những nỗi bất an cho hữu tình, muốn hưởng được trăm thứ khoái lạc, thì đừng bao giờ xả bỏ Tâm Bồ Đề. Những hữu tình đang bị trói buộc trong ngục sinh tử mà phát Tâm Bồ Đề chốc lác cũng được gọi là con của Phật, đáng được trời người kính lễ.
08/04/2013(Xem: 757)
Việt nam là một đất nước thuộc vùng Đông Nam Á, vừa tiếp cận với lục địa Châu Á, vừa chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh lớn nhất thế giới đó là Ấn Độ và Trung Hoa, đồng thời nước ta còn có nền văn minh bản địa thường được gọi là văn minh Lúa nước hoặc văn minh Sông Hồng. Sự giao thoa của hai nền văn minh trên cộng với nền văn minh bản địa đã tạo nên một sắc thái đặc biệt để cho ra đời một nền văn minh độc đáo và phong phú.
08/04/2013(Xem: 717)
Thế giới con người là một hỗn hộp của các bản chất không giống nhau có kẻ thích thụ hưởng, có kẻ đam mê vật chất tiền tài, danh lợi, nên có những hạnh nghiệp khác nhau tùy sở thích của mỗi chúng sanh, Đạo Phật gọi là Thiện – Ác.
08/04/2013(Xem: 810)
Trong đạo Phật, tu học là làm sao để cho bản thân chúng ta ngày mỗi trở nên an lạc hơn và thánh thiện hơn. Một ngày tu học đúng pháp sẽ giúp ta thấy rõ mình hơn, thấy rõ những người xung quanh hơn và làm cho đời sống của ta có ý nghĩa hơn. Một thi hào người Tây Phương có câu : “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống” cái biết ấy nếu chúng ta đem áp dụng vào cuộc sống hằng ngày thì mọi việc sẽ trở nên thông suốt tốt đẹp “biết mình, biết người trăm trận trăm thắng”.
08/04/2013(Xem: 2572)
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam trên dưới hai ngàn năm. Giáo lý đạo Phật đã ăn sâu, hội nhập vào các mặt sinh hoạt trong đời sống nhân dân từ tư tưởng văn hóa đến chính trị xã hội. Trải qua nhiều thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần Đạo Phật có lúc được xem là quốc giáo của dân tộc.
08/04/2013(Xem: 1045)
Đời sống quốc gia với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu thiên nhiên đã tạo cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là một Ấn Độ có những rừng núi thâm u , tục gọi là Lục địa xanh (Pays blues) đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm nhất trong lịch sử nhân loại.
08/04/2013(Xem: 758)
Nhận được quyết định của Hội Đồng Điều Hành Học Viện, mỗi Tăng, Ni sinh phải trình bày một đề tài mà mình tâm đắc nhất trong suốt bốn năm chuyên tâm cầu học, từ những chư vị Giáo thọ sư nhiệt tình truyền dạy, sao lòng hân hoan và lo ngại quá. Hân hoan vì đây là điều kiện tốt nhất để đánh giá thành quả trong 4 năm chuyên tâm cầu học từ những
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]