Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo, Khoa học và Công nghệ: những Thách thức Đối với Tôn giáo từ Thế giới Số hóa

16/05/202309:11(Xem: 3630)
Phật giáo, Khoa học và Công nghệ: những Thách thức Đối với Tôn giáo từ Thế giới Số hóa

phatgiao-khoa hoc

Phật giáo, Khoa học và Công nghệ:
những Thách thức Đối với Tôn giáo từ Thế giới Số hóa

(Buddhism, Science and Technology:
Challenges to Religions from a Digitalized World)




Được sự tài trợ bởi Quỹ Từ thiện Glorisun, Hội thảo này được điều hành bởi Mạng lưới Nghiên cứu Toàn cầu Glorisun (https://glorisunglobalnetwork.org) và FROGBEAR (www.frogbear.org) tại Đại học British Columbia, và được tổ chức bởi Đại học British Columbia. Hồng Kông. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 09-12 tháng 08 năm 2023 tại Hồng Kông.

Phật giáo và khoa học đại diện cho hai lĩnh vực khác biệt rõ ràng, với những mục tiêu khác nhau, các phương pháp tiếp cận để đạt được các mục tiêu, và tác động của chúng đối với thế giới. Ở dạng sơ khai, trên hết, Phật giáo phát minh các phương pháp giải thoát luân hồi lục đạo và đạt đến chân lý tối thượng.

Sau này trong Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Buddhism, 大乘佛教), các mục tiêu mở rộng để trải khắp từ bi tâm và mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh. Trong khi đó, Khoa học phát triển bằng cách tìm hiểu khách quan về thế giới và bằng công nghệ tiên tiến. Các nguyên lý trung tâm của nó là chủ nghĩa kinh nghiệm và một loại nhận thức luận bắt nguồn từ logic học. Mục tiêu của nó là giải thích thế giới chưa biết và mang lại tiến bộ tiện nghi vật chất cho xã hội loài người. Nó được đánh dấu bằng ‘Có thể nghiệm chứng’ (verifiability, 可驗證性) và nó phát triển bằng cách liên tục xác minh các giả thuyết thông qua các thử nghiệm và sự sai sót.

Tuy nhiên, trong lịch sử, trên thực tế mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và Phật giáo đã là một cộng sinh. Ví dụ, trong Phật giáo Ấn Độ, các vị tu sĩ Phật giáo không chỉ đóng vai trò ‘người chữa lành’ tâm hồn mà còn thể chất nữa.

Tương tự như thế, tại Phật giáo Trung Hoa thời trung cổ, Y học Phật giáo đã góp phần điều trị bệnh nhiệt đới. Hơn nữa, khi ánh sáng Phật pháp từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng lan tỏa đến Trung Hoa, nó mang theo kiến thức về toán học, chiêm tinh, phép tính lịch, phẫu thuật và hóa học của Ấn Độ, tất cả đều mở rộng chân trời của khoa học Trung Hoa.

Ví dụ, Thiền sư Nhất Hạnh (一行禪師, 683-727), hiệu Đại Tuệ thiền sư, lịch pháp số học gia, nhà khoa học Trung Quốc thời Đường. Ngài được đánh giá là nhà khoa học lớn nhất thời Đường và một trong những nhà khoa học lớn nhất của Trung Quốc cổ đại. Tương tự như thế, việc phát minh ra Hỏa dược (Thuốc súng) từ Phật tử, một trong 4 phát minh vĩ đại của nước Trung Hoa cổ, trong khi sự ra đời của các bản in khắc gỗ cũng được tạo điều kiện thuận lợi bởi nhu cầu phân phát rộng rãi các kinh điển đạo Phật cho các Phật tử.

Đồng thời, Phật giáo Trung Hoa lan rộng ra nước ngoài thông qua nỗ lực của các nhà truyền bá chính pháp Phật đà như Luật sư Giám Chân (鑑真, 688-763), một nhà sư Trung Quốc theo Nam Sơn tông của giáo phái Luật tông. Ngài đến Nhật Bản năm 754 và sáng lập Luật tông. Nơi đây, Ngài được cả nước Nhật hoan nghênh sùng ngưỡng và được Nhật hoàng phong chức Truyền Đăng Đại Pháp sư. Vì tinh thông y dược nên Ngài cũng có cống hiến lớn cho y dược học Nhật Bản. Ngài chẳng những mang Luật học Phật giáo mà còn cả văn hóa và khoa học và công nghệ Trung Hoa đến đất nước Nhật Bản. Những nhập khẩu tinh hoa văn hóa này sau này đã có sự ảnh hưởng không thể xóa nhà trong nền văn minh Nhật Bản.

Phật giáo và khoa học đều nhấn mạnh đến quan sát và xác minh thực nghiệm như là cách tiếp cận kiến thức. Như thế là khoa học thông qua thử nghiệm, trong khi Phật tử chứng nghiệm chân lý thông qua thiền định và chánh niệm. Mặc dù cách tiếp cận khác nhau, cả Phật giáo và khoa học đều nhằm mục đích giải quyết các thắc mắc về tầm quan trọng của hiện sinh, với một số nghiên cứu khoa học thậm chí còn khẳng định, ở một mức độ nào đó, giải đáp những thắc mắc của Phật giáo bởi những câu hỏi này.

Sự tách biệt giữa Phật giáo và khoa học là một phát minh cuối thời hiện đại. Nó xuất hiện sau cuộc Cách mạng Công nghiệp chứng kiến sự phân chia kỷ luật và lao động xã hội ngày càng hoàn hảo hơn. Do đó, Khoa học và Phật giáo được xếp vào hai lĩnh vực riêng biệt và thậm chí đôi khi còn được miêu tả là đối lập nhau. Trên thực tế, trong suốt lịch sử Phật giáo và khoa học đã bổ sung cho nhau. Ngay cả hiện nay, Phật giáo vẫn có thể cung cấp thông tin cho khoa học khi khoa học còn thiếu sót, đặc biệt là trước những thách thức đi kèm với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển ồ ạt công nghệ. Chúng bao gồm những thách thức do trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra cho số phận của nhân loại, bùng nổ dân số và ô nhiễm môi trường. Chúng tôi để xuất danh sách về các chủ đề cho hội thảo khoa học này:

* Phật giáo và Y thuật (Buddhism and medicine);

* Phật giáo và Toán học (Buddhism and mathematics);

* Phật giáo và Thiên văn học (Buddhism and astronomy);

* Phật giáo và lịch pháp thuật toán (Buddhism and calendrical calculation);

* Phật giáo và ấn bản (Buddhism and printing);

* Phật giáo và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật (Buddhism and scientific and technological revolutions);

* Phật giáo và giao thoa văn hóa khoa học (Buddhism and cross-cultural transmission of science);

* Phật giáo và trí tuệ nhân tạo (Buddhism and Artificial Intelligence).

Yêu cầu cho đề xuất

Ban tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Phật giáo, Khoa học và Công nghệ: những Thách thức Đối với Tôn giáo từ Thế giới Số hóa” trân trọng kính mời các bạn gửi bài tham luận liên quan.

Ban tổ chức hoan nghênh bất kỳ bài viết nào liên quan đến chủ đề đã viết xong, phiên dịch và truyền bá thánh điển Phật giáo. Tất cả các chi phí liên quan, bao gồm phòng nghỉ và bảng trong hội thảo, sẽ được chi trả bởi ban tổ chức nơi đăng cai. Tùy thuộc vào sự cần thiết và khả năng tài trợ, một số chi phí đi lại cũng có thể được chi trả. Vui lòng gửi email các đề xuất và CV đến Frogbear.project@ubc.ca trước ngày 15 tháng 4 năm 20123. Các học giả tự tin hoàn thành các bài tham luận trước giữa tháng 7 và hoàn thiện bài trước giữa tháng 11 năm 2023 đều được hoan nghênh đăng ký.

Hội thảo này được lên kế hoạch như một phần của Chương trình Quốc tế và Chuyên sâu thường niên của chúng tôi về Phật giáo.

Tác giả: Hong Kong, China
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Glorisun Global Network





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 596)
Để đi vào nghiên cứu lĩnh vực ngôn ngữ của một dân tộc nào đó, nhất là để chuyển ngữ từ ngôn ngữ của dân tộc này sang ngôn ngữ của một dân tộc khác thì nhất thiết không thể thiếu được văn phạm, hoặc ngữ pháp. Bởi lẽ, nó là công cụ sử dụng, là cốt yếu để nối kết, kết cấu tạo thành câu cú, ngữ nghĩa trong ngôn ngữ cũng như trong văn chương.
08/04/2013(Xem: 623)
Sau lễ Tốt nghiệp, những “cánh y vàng” của Tăng Ni sinh khóa III -những người nhân danh “Như Lai sứ giả” lần lượt sẽ tung bay trên khắp mọi miền đất nước (cũng có thể là ở ngoài nước). Dĩ nhiên, tuỳ theo nhân duyên và hạnh nguyện, sẽ có những người ở những vai trò, vị trí khác nhau.
08/04/2013(Xem: 875)
Lịch sử loài người là một quá trình chuyển hoá liên tục, không ngừng nghỉ. Sự chuyển hoá xảy ra trên nhiều bình diện của cuộc sống và nó gắn liền với môi trường xung quanh tạo thành một hợp thể tác động hai chiều thúc đẩy loài người cứ thế phát triển mãi không ngừng.
08/04/2013(Xem: 809)
Con người là gì? Ðó là câu hỏi không đơn giản mà bao đời nay các nhà triết học và khoa học khác nhau ra công tìm lời giải đáp và đã gây ra không ít sự tranh cãi vì bất đồng quan điểm. Sách triết học Mác-Lê nin có ghi:’Câu trả lời chỉ là chơn thật khi con người có khả năng bước ra khỏi bản thân mình với tư cách là hệ thống trong quá trình vận động sanh thành’
08/04/2013(Xem: 506)
Từ thuở xa xưa cho đến bây giờ khi trí thức của con người đã được nẩy nở, đứng trước vũ trụ bao la, người ta bắt đầu bàng hoàng đánh dấu hỏi: Vũ trụ là gì ? Nhân sinh do đâu mà có ? Và chung kết của nhân sinh như thế nào ? Đó là những vấn đề đã làm cho tất cả các tôn giáo, các thánh nhân, hiền triết từ xưa đến nay, phải dùng hết tâm tư để tìm tòi nghiên cứu
08/04/2013(Xem: 411)
Đàng Ngoài-Đàng Trong, một giai đoạn bi ai của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự phân chia đất nước kéo dài trên 170 năm với 7 lần hưng binh đánh nhau khiến cho muôn dân đồ thán. Cục diện huynh đệ tương tàn của hai nhà Trịnh -Nguyễn chưa kết thúc thì tiếp đến cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn lại nổi lên. Tiếng binh reo, ngựa hý, gươm khua không bao giờ ngớt trên đất mẹ Việt Nam thân yêu trong suốt 200 năm.
08/04/2013(Xem: 754)
Nền đạo học phương đông đã dâng tặng cho nhân loại một kho tàng tri thức vô tận về vũ trụ và nhân sinh. Trong mấy ngàn năm qua, nền đạo học này đã và đang cống hiến cho nhân loại nhiều bài học vô giá về đạo đức, về triết lý nhân sinh ...
08/04/2013(Xem: 3589)
Giải thích tổng quát về Kinh Hoa Nghiêm theo hệ Kinh tạng Đại Thừa: Đức Phật ra đời vì “hạnh phúc an lạc của chư Thiên và loài người” như lời Ngài đã từng tuyên bố. Thế nên sự sống mà Đức Phật ra đời thật vô cùng quan trọng, đó là chân lý, là Pháp âm được vang lên khắp vũ trụ sơn hà. “Pháp âm bất tuyệt” tất cả tiếng chim hót, dế ngân, sóng vỗ, thảo mộc, khai hoa, thông reo suối chảy, đến tiếng đá rơi ... đều là pháp, không nơi đâu không phải là pháp.
08/04/2013(Xem: 2232)
Trong quyển Nhập Bồ Tát hạnh có nói: “Muốn diệt trừ vô lượng khổ đau trong ba cỏi, và trừ những nỗi bất an cho hữu tình, muốn hưởng được trăm thứ khoái lạc, thì đừng bao giờ xả bỏ Tâm Bồ Đề. Những hữu tình đang bị trói buộc trong ngục sinh tử mà phát Tâm Bồ Đề chốc lác cũng được gọi là con của Phật, đáng được trời người kính lễ.
08/04/2013(Xem: 496)
Việt nam là một đất nước thuộc vùng Đông Nam Á, vừa tiếp cận với lục địa Châu Á, vừa chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh lớn nhất thế giới đó là Ấn Độ và Trung Hoa, đồng thời nước ta còn có nền văn minh bản địa thường được gọi là văn minh Lúa nước hoặc văn minh Sông Hồng. Sự giao thoa của hai nền văn minh trên cộng với nền văn minh bản địa đã tạo nên một sắc thái đặc biệt để cho ra đời một nền văn minh độc đáo và phong phú.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567