Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Đẳng Cấp Chúng Sanh

04/11/202019:34(Xem: 9162)
Năm Đẳng Cấp Chúng Sanh


Duc The Ton 9
Năm Đẳng Cấp Chúng Sanh

 

Theo Kinh Lăng-Già, về quan điểm tôn giáo, có Năm đẳng cấp Chúng sanh:

 

1) Những chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn: Các chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn được chứng ngộ khi nghe được những học thuyết về các Uẩn, Giới, Xứ, nhưng lại không đặc biệt lưu tâm đến lý nhân quả. Họ giải thoát được sự trói buộc của các phiền não nhưng vẫn chưa đoạn diệt được tập khí của mình. Họ đạt được sự thể chứng Niết-Bàn, và an trú trong trạng thái ấy, họ tuyên bố rằng họ đã chấm dứt sự hiện hữu, đạt được đời sống Phạm hạnh, tất cả những gì cần phải làm đã được làm, họ sẽ không còn tái sinh nữa. Những vị nầy đã đạt được Tuệ kiến về sự Phi hiện hữu của “Ngã thể” trong một con người, nhưng vẫn chưa thấy được sự Phi hiện hữu trong các sự vật. Những nhà lãnh đạo triết học nào tin vào một "Đấng Sáng Tạo" hay tin vào “Linh hồn” cũng có thể được xếp vào đẳng cấp nầy.

 

2) Những chúng sanh thuộc hàng Bích-Chi Phật: Đẳng cấp Bích-Chi Phật bao gồm những vị hết sức lưu tâm đến những gì dẫn họ đến sự thể chứng quả vị Bích-Chi Phật. Họ lui vào sống độc cư và không dính dáng gì đến các sự việc trên đời nầy. Khi họ nghe nói rằng Đức Phật hiện thân ra thành nhiều hình tướng khác nhau, khi thì nhiều thân, khi thì một thân, thi triển các loại thần thông - thì họ nghĩ rằng đấy là dành cho đẳng cấp của chính họ nên họ vô cùng ưa thích những thứ ấy mà đi theo và chấp nhận chúng.

 

3) Những chúng sanh thuộc hàng Như Lai: Chư vị nầy có thể nghe thuyết giảng về những chủ đề như những biểu hiện của tâm hay cảnh giới siêu việt của A-Lại-Da mà từ đấy khởi sinh thế giới của những đặc thù nầy, nhưng các Ngài lại có thể không cảm thấy chút nào ngạc nhiên hay sợ hãi. Những chúng sanh trong đẳng cấp Như Lai có thể được chia làm Ba loại:

 

    a) Những vị đã đạt được Tuệ kiến thấu suốt chân lý rằng không có một thực thể đặc thù nào đằng sau những gì mà người ta nhận thức

 

    b) Những vị biết rằng có một nhận thức tức thời về chân lý trong tâm thức sâu kín nhất của con người.

 

    c) Những vị nhận thức rằng ngoài thế giới này còn có vô số Phật độ rộng lớn bao la.

 

4) Những chúng sanh không thuộc đẳng cấp rõ ràng nào: Những chúng sanh có bản chất bất định, vì những chúng sanh nào thuộc đẳng cấp nầy có thể nhập vào một trong Ba đẳng cấp vừa kể trên tùy theo hoàn cảnh của mình.

 

5) Những chúng sanh vượt ra ngoài các đẳng cấp trên. Hãy còn một đẳng cấp khác nữa của những chúng sanh không thể được bao gồm trong bất cứ đẳng cấp nào trong Bốn đẳng cấp vừa kể trên; vì họ không hề mong muốn cái gì để giải thoát, và vì không có mong muốn ấy nên không có giáo lý nào có thể nhập vào lòng họ được. Tuy nhiên, có Hai nhóm phụ thuộc nhóm nầy và cả hai nhóm nầy đều được gọi là Nhất-Xiển-Đề, một cực ác và một cực thiện.

 

    a) Những người đã từ bỏ tất cả các thiện căn, những người phỉ báng các học thuyết dành cho chư Bồ-Tát mà bảo rằng các học thuyết ấy không phù hợp với kinh luật cũng như học thuyết giải thoát. Vì sự phỉ báng nầy, họ tự cắt đứt mọi thiện căn và không thể nào vào được Niết-Bàn.

 

        Tuy nhiên trên nguyên tắc, cơ may cũng sẽ đến cho những người phỉ báng Bồ-tát thừa khi nhờ lực gia trì của chư Phật, mà cuối cùng họ theo Đại thừa và do tích tập thiện nghiệp mà đắc nhập Niết-Bàn - bởi vì chư Phật luôn luôn hành động vì lợi ích của tất cả mọi chúng sanh, dù cho chúng sanh có ra như thế nào đi nữa.

 

    b) Những người đã nguyện độ tận chúng sanh ngay từ lúc mới khởi đầu cuộc tu hành của họ. Họ gồm những vị Bồ-Tát mong muốn đưa tất cả chúng sanh đến Niết-Bàn mà tự mình thì "từ chối" cái hạnh phúc ấy. Từ lúc khởi sự đạo nghiệp của mình, các Ngài đã nguyện rằng cho đến khi tất cả chúng sanh đều được đưa đến an hưởng hạnh phúc vĩnh cửu của Niết-Bàn, các Ngài sẽ không bao giờ rời thế gian đau khổ, mà phải hành động một cách kiên trì với mọi phương tiện có thể được để hoàn tất sứ mạng của mình. Nhưng vì vũ trụ còn tiếp tục hiện hữu thì không có sự chấm dứt cuộc sống, cho nên các Ngài có thể sẽ không bao giờ có cơ hội hoàn tất công việc để mà tịnh trú trong Niết-Bàn tĩnh lặng. Nhưng đối với các vị Bồ-Tát nầy, các Ngài đâu cần nhập Niết-Bàn bởi vì các Ngài có Tuệ giác sâu xa, nhìn suốt bản chất của sự vật là những thứ dù đang như thế, các Ngài vẫn ở ngay trong Niết-Bàn vô trụ. Như vậy chúng ta nên biết đâu là vị trí đặc biệt của chư vị Bồ-Tát nầy trong hai công việc vô tận của các Ngài là dẫn dắt hết thảy chúng sanh đến trú xứ tối hậu, và ủng hộ Giáo pháp của các Đức Phật đương thời. Cho nên mặc dầu các Ngài vĩnh viễn ở cương vị Bồ-Tát, chư Phật mười phương luôn luôn vô cùng ngưỡng mộ cũng như không tiếc lời khen ngợi và tuyên dương các Ngài.

 

Xem thêm "Địa Tạng Bồ-tát."

 

 Thích Phước Thiệt trích từ Phật Học Từ Điển Việt Anh Offline – Trang Nhà Quảng Đức - 4/11/20



***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 1522)
Nền đạo học phương đông đã dâng tặng cho nhân loại một kho tàng tri thức vô tận về vũ trụ và nhân sinh. Trong mấy ngàn năm qua, nền đạo học này đã và đang cống hiến cho nhân loại nhiều bài học vô giá về đạo đức, về triết lý nhân sinh ...
08/04/2013(Xem: 5480)
Giải thích tổng quát về Kinh Hoa Nghiêm theo hệ Kinh tạng Đại Thừa: Đức Phật ra đời vì “hạnh phúc an lạc của chư Thiên và loài người” như lời Ngài đã từng tuyên bố. Thế nên sự sống mà Đức Phật ra đời thật vô cùng quan trọng, đó là chân lý, là Pháp âm được vang lên khắp vũ trụ sơn hà. “Pháp âm bất tuyệt” tất cả tiếng chim hót, dế ngân, sóng vỗ, thảo mộc, khai hoa, thông reo suối chảy, đến tiếng đá rơi ... đều là pháp, không nơi đâu không phải là pháp.
08/04/2013(Xem: 2952)
Trong quyển Nhập Bồ Tát hạnh có nói: “Muốn diệt trừ vô lượng khổ đau trong ba cỏi, và trừ những nỗi bất an cho hữu tình, muốn hưởng được trăm thứ khoái lạc, thì đừng bao giờ xả bỏ Tâm Bồ Đề. Những hữu tình đang bị trói buộc trong ngục sinh tử mà phát Tâm Bồ Đề chốc lác cũng được gọi là con của Phật, đáng được trời người kính lễ.
08/04/2013(Xem: 776)
Việt nam là một đất nước thuộc vùng Đông Nam Á, vừa tiếp cận với lục địa Châu Á, vừa chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh lớn nhất thế giới đó là Ấn Độ và Trung Hoa, đồng thời nước ta còn có nền văn minh bản địa thường được gọi là văn minh Lúa nước hoặc văn minh Sông Hồng. Sự giao thoa của hai nền văn minh trên cộng với nền văn minh bản địa đã tạo nên một sắc thái đặc biệt để cho ra đời một nền văn minh độc đáo và phong phú.
08/04/2013(Xem: 725)
Thế giới con người là một hỗn hộp của các bản chất không giống nhau có kẻ thích thụ hưởng, có kẻ đam mê vật chất tiền tài, danh lợi, nên có những hạnh nghiệp khác nhau tùy sở thích của mỗi chúng sanh, Đạo Phật gọi là Thiện – Ác.
08/04/2013(Xem: 819)
Trong đạo Phật, tu học là làm sao để cho bản thân chúng ta ngày mỗi trở nên an lạc hơn và thánh thiện hơn. Một ngày tu học đúng pháp sẽ giúp ta thấy rõ mình hơn, thấy rõ những người xung quanh hơn và làm cho đời sống của ta có ý nghĩa hơn. Một thi hào người Tây Phương có câu : “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống” cái biết ấy nếu chúng ta đem áp dụng vào cuộc sống hằng ngày thì mọi việc sẽ trở nên thông suốt tốt đẹp “biết mình, biết người trăm trận trăm thắng”.
08/04/2013(Xem: 2604)
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam trên dưới hai ngàn năm. Giáo lý đạo Phật đã ăn sâu, hội nhập vào các mặt sinh hoạt trong đời sống nhân dân từ tư tưởng văn hóa đến chính trị xã hội. Trải qua nhiều thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần Đạo Phật có lúc được xem là quốc giáo của dân tộc.
08/04/2013(Xem: 1052)
Đời sống quốc gia với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu thiên nhiên đã tạo cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là một Ấn Độ có những rừng núi thâm u , tục gọi là Lục địa xanh (Pays blues) đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm nhất trong lịch sử nhân loại.
08/04/2013(Xem: 767)
Nhận được quyết định của Hội Đồng Điều Hành Học Viện, mỗi Tăng, Ni sinh phải trình bày một đề tài mà mình tâm đắc nhất trong suốt bốn năm chuyên tâm cầu học, từ những chư vị Giáo thọ sư nhiệt tình truyền dạy, sao lòng hân hoan và lo ngại quá. Hân hoan vì đây là điều kiện tốt nhất để đánh giá thành quả trong 4 năm chuyên tâm cầu học từ những
08/04/2013(Xem: 752)
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng xã hội. Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống Văn hoá- Lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thông qua ngôn ngữ, con người đã thông tư tưởng với nhau, hiểu được các ý chỉ muốn trình bày.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]