Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng

25/10/201010:25(Xem: 3333)
Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ
Thích Quảng Phước

blankCuộc sống con người được tính từ lúc sinh ra cho đến khi trút hơi thở cuối cùng giã từ cuộc sống. Khoảng thời gian ấy được thâu tóm qua hai từ Sinh và Tử, và hai từ ấy cũng có lẽ là hai từ quan trọng nhất trong kiếp sống nhân sinh.

Đối với người phương Tây, vấn đề ‘sinh’ được họ chú trọng nhiều hơn, cho nên ngày sinh nhật thường được đề cao và được tổ chức hàng năm, và ngày tử thì hầu như họ không nghĩ đến nhiều. Đông phương thì ngược lại, ngày sinh ít được chú trọng, nhưng ngày tử thì được ghi nhớ kỹ hơn và tổ chức kỷ niệm hằng năm, gọi là ngày kị hay ngày giỗ…

Không phải ngẫu nhiên hay tình cờ mà Đông phương và Tây phương lại chọn hai sự kiện một cách trái ngược nhau như vậy, điều ấy có lẽ nó bắt nguồn từ hai nền văn hóa, văn minh khác nhau mà các nhà học thức thường đánh giá Tây phương là nền văn hóa vật chất hay văn minh vật chất, cụ thể hơn là chủ nghĩa hưởng thụ, vì phần lớn họ cho rằng chết là hết và do vậy cuộc sống cần nâng niu và thọ hưởng. Đông phương phần lớn quan niệm là “Sanh kí, tử qui”,sống chỉ là tạm thời, chết mới thực sự trở về; do vậy ngày sanh không được lưu tâm nhiều, nhưng ngày tử lại được ghi nhớ và thường làm lễ kỉ niệm hằng năm. Chính vì lẽ ấy mà phần nhiều các nước ở phương Đông có những hình thức lễ táng đặc biệt hơn so với Tây phương. Trong bài này, người viết không đề cập đến nguyên nhân của sự khác biệt giữa những quan điểm này, mà chỉ tìm hiểu đôi nét về những hình thức lễ táng trên thế giới, đồng thời rút ra một vài khía cạnh tích cực theo cái nhìn của người con Phật, hầu áp dụng cho con đường mà ai cũng phải trải qua này: “Sanh tử là ai cũng phải qua. Đi mãi nhưng ai đã đến nhà...”1]

Dù là người ở phương nào: Đông hay Tây, Nam hay Bắc, khi người thân của họ qua đời, họ luôn có những nghi thức lễ táng khác nhau dù đơn giản, sơ sài hay trịnh trọng, trang nghiêm... Những hình thức lễ táng thì rất đa dạng, nhưng tựu trung có năm hình thức lễ táng chính đã được ghi nhận từ khi có con người đến nay, năm hình thức đó là: Mai táng, hỏa táng, lâm táng, thuỷ táng và huyền táng.

hoatang-thuytang

Mai táng (埋 喪): Hình thức lễ táng này được dùng nhiều nhất từ xưa đến nay. Mai táng còn gọi là thổ táng, địa táng. Nghĩa là sau khi người chết được tẩm liệm vào quan tài, hay quấn trong mền, chiếu... để chôn xuống lòng đất.

Mai là chôn, thổ và địa đều có nghĩa là đất, táng là an táng (安 喪) (đây là từ Hán Việt, tiếng Việt hình như chưa tìm thấy từ nào thích hợp để dịch từ táng (喪) này)... Mai táng, địa táng và thổ táng đều có nghĩa là hình thức lễ táng sau khi người chết được chôn vào lòng đất. Từ ngàn xưa đến nay, hình thức lễ táng này được loài người áp dụng nhiều nhất. Theo dự đoán của các nhà môi trường, khoa học, địa lý... trong tương lai, hình thức lễ táng này sẽ nhường chỗ cho hình thức hỏa táng, bởi vì dân số loài người đang tăng nhanh, nhưng đất đai thì không tăng tí nào, bởi vậy diện tích đất nên dành cho người sống hơn là cho xác chết. Hơn nữa việc mai táng không tốt cho môi trường bằng việc hỏa táng.

Hỏa táng (火喪): Hoả là lửa, hỏa táng là hình thức an táng người chết bằng cách dùng lửa để thiêu xác người chết. Trong Phật giáo thường dùng chữ trà tỳ để thay cho từ hỏa táng, do vậy lễ hỏa táng của đức Phật và các Hòa thượng... thường được gọi là lễ Trà tỳ. Hình thức lễ táng này đang được phát triển và phổ biến nhất hiện nay. Sau khi chết, xác người chết được mang đến nơi hỏa táng để thiêu xác người chết ấy thành tro bụi. Ngày xưa thì xác người chết được đốt bằng củi. Sau khi cháy hết, người thân thâu nhặt tro cốt của người chết rồi rải trên núi rừng, hay thả xuống sông, biển... Ngày nay thì xác người chết thường được đem đến những dịch vụ hỏa táng, để đốt bằng củi, bằng ga, bằng điện... sau đó sẽ thu lấy tro cốt để vào trong một cái hủ, lọ... rồi đem thờ tại các chùa, nhà thờ, hay trong nhà, hay rải xuống sông biển, hay trên núi rừng... để gieo duyên với vạn loại chúng sanh, hay mang ý nghĩa “xác thân tứ đại trả về với tứ đại.”

Lâm táng(林 喪): Lâm là rừng, xác người sau khi chết được quấn vào mền chiếu, hay áo quần, vải vóc... rồi đem lên bỏ trên rừng cho thú vật hay chim quạ, kênh kênh... ăn. Hình thức này phổ biến ở Ấn Độ trong thời đức Phật. Các Tỳ-kheo tu theo phương pháp Bất tịnh quán thường đi đến những bãi tha ma, những nơi lâm táng này để quán các giai đoạn trương sình, rữa nát... của tử thi, để đoạn trừ tham dục, thể ngộ được sự lý vô thường, bất tịnh của kiếp sống nhân sinh.

dieu-tang

Các hình thức điểu táng và thiên táng cũng thuộc vào dạng lâm táng này. Nghi thức điểu táng và thiên táng thường được người dân Tây Tạng sử dụng. Đất nước Tây Tạng thường được mệnh danh là Nóc nhà của thế giới. Quốc gia này quanh năm tuyết phủ, là vùng đất tọa lạc ở vị trí cao nhất trên thế giới so với các quốc gia khác. Việc mai táng, hỏa táng... thường khó khăn hơn, cộng với truyền thống tâm linh siêu việt qua tinh thần Mật tông của Phật giáo, nên người dân ở đây có hình thức điểu táng hay thiên táng thật khác lạ: “Theo phương thức này, tử thi được tắm gội sạch sẽ bằng nước thơm có pha các loại hương liệu. Sau đó tử thi bị bẻ gập lại làm đôi, đầu được kẹp giữa hai đầu gối, để tiện đưa lên Thiên Táng Đài, trước lúc rạng đông. Sau phần tế lễ, tử thi được phanh ra từng mảnh nhỏ, đem trộn với bột mì và vo thành viên, rồi ném cho bầy chim ưng ăn. Đặc biệt trong thời gian xảy ra thiên táng, tuyệt nhiên thân nhân người chết không hề phát ra một tiếng khóc thương. Trái lại nếu chim ưng không tới ăn thịt người chết hay bỏ sót xương thịt kẻ quá cố, chừng đó những người sống mới lộ vẻ đau khổ bi lụy, vì cho rằng linh hồn người qua đời sẽ không được siêu thoát. Trong Phật giáo, chỉ có người Tây Tạng theo Kim Cương Thừa, mới chọn lối mai táng độc nhất vô nhị này.”[2]

 

Thủy táng(水 喪): Thủy là nước, thủy táng là hình thức an táng sau khi người chết, xác của họ được làm lễ đơn giản rồi thả xuống sông, biển... cho các loài cá và thủy tộc ăn. Vì vậy thủy táng đôi khi còn gọi là ngư táng. Hình thức thủy táng thường được tín đồ đạo Hindu (Ấn giáo) thực hành, đôi khi còn được kết hợp với hỏa táng trước khi vứt xác, hay tro cốt của người chết xuống dòng sông Hằng, dòng sông được xem là linh thiêng nhất của người Ấn Độ. Đây là một trong những lý do chính làm dòng sông Hằng, dòng sông nổi tiếng thế giới bị ô nhiễm nặng. Hầu hết những Phật tử đến chiêm bái Thánh tích Phật giáo trên đất Phật đều có viếng thăm dòng sông Hằng, để tìm hiểu dòng sông linh thiêng thường được nhắc đến trong kinh điển Phật giáo, và để chứng kiến những cảnh hỏa thiêu, hay vứt xác người xuống dòng sông Hằng: “Dưới đáy sông là cả khối xương người, trung bình mỗi ngày, chỉ riêng khúc sông này đã có hàng chục xác người ném xuống, có xác đã thiêu thành tro, có xác chỉ cháy vài phần còn cả xương sọ, xương sườn, xương chân… và thậm chí có xác chưa thiêu… đến mùa nước lớn, tất cả sẽ được cuốn vào đại dương.”[3]

huyen-tangHuyền táng(玄 喪): Huyền là treo, huyền táng là hình thức an táng người chết của những bộ tộc xa xưa, xác người chết được tẩm liệm và bỏ vào quan tài rồi treo lên, đặt lên những vách núi đá cao hay cây cổ thụ to... Theo Báo Việt giải thích rằng: “Thật ra huyền táng là lối chôn cất đặc biệt của người Bặc, là một dân tộc thiểu số sống trong vùng Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên (Trung Hoa), đã có truyền thống từ thời thượng cổ. Theo Chiến Quốc Sách, thì Bặc Nhân là một dân tộc độc nhất vô nhị, biết thực hành phong cách ‘quan nhi bất ế, trí như, trí chư cao nhất’, nghĩa là có quan tài mà không cần phải chôn dưới đất, mà đặt lơ lửng trên vách núi cao. Theo sự nghiên cứu của các nhà biên khảo, muốn thực hiện huyền táng, đầu tiên phải chọn vị trí thích hợp trên các vách núi cao. Bước kế là phải có người thiện nghệ leo núi giỏi, dùng dây mây làm thang, tới thánh địa đào huyệt và chôn vào đó những thiết mộc vị, giống như ta làm kim tĩnh bằng gạch khi địa táng. Sau đó thân nhân dùng dây, để chuyển quan tài từ dưới đất lên vách núi cao và đặt vào huyệt và các thiết mộc vĩ vừa mới làm. Về cách thiết trí, người Bặc thường chôn chung những người trong gia đình, gia tộc vào một vách núi. Những người có vai vế lớn, quan trọng thì treo trên vị trí cao nhất. Về cách tẩn liệm, cũng có sự dị biệt. Qua mười cổ quan tài được đưa từ vách núi cao xuống, có cổ được chạm trổ rất tinh vi, trái lại có cổ đơn sơ giản tiện....”[4]

Ngoài năm loại lễ táng trên, gần đây các nhà khoa học có phát hiện thêm trong Phật giáo còn có một loại lễ táng nữa gọi là tượng táng. Theo cách này nhục thân của các thiền sư được an táng một cách đặc biệt trong tư thế tọa thiền, đồng thời có thể giữ nhục thân tồn tại lâu dài mà không cần qua phương pháp ướp xác. Điều này được các nhà khoa học phát hiện ra qua các nhục thân của các Thiền sư ở chùa Phật Tích, thuộc xã Phật Tích, huyện Tuyên Sơn, Bắc Ninh.[5]

Ngoài hình thức tượng táng, chúng ta còn được nghe rất nhiều về những xác ướp. Nói đến việc ướp xác, người ta thường nghĩ ngay đến Ai Cập. Đỉnh cao của nghệ thuật ướp xác trong thời Cổ đại, cũng như những cách mai táng của người Ai Cập luôn ẩn tàng những huyền bí và hấp dẫn các nhà khoa học, nhà khảo cổ tìm đến nghiên cứu... Dù là nghệ thuật ướp xác của người Ai Cập trong thời Cổ đại, cho đến cách ướp xác trong thời hiện đại, muốn giữ được xác chết tồn tại lâu dài thì phải mổ bụng của xác chết để lấy hết ruột, gan, phèo phổi và đục xương, hộp xọ để lấy tuỷ, não... bỏ đi trước khi tiến hành phương pháp ướp xác. Tuy có thể gọi là văn minh, hay hiện đại... nhưng cũng không kém phần nhẫn tâm như các phương pháp điểu táng, lâm táng...

Hiện nay hai hình thức đầu, mai táng và hỏa táng là phổ biến nhất trên thế giới. Các loại lễ táng khác như thủy táng, điểu táng... vẫn còn được áp dụng tại các nước như Ấn Độ, Tây Tạng... nhưng hình thức huyền táng thì hầu như không thấy nữa. Trong các cách tẩm liệm người chết, phương pháp ướp xác mất nhiều thời gian và tốn kém nhất. Những xác ướp nổi tiếng ngày xưa của các vị Pha-rao (Hoàng đế Ai Cập) cách đây gần cả vạn năm cũng không yên được, vì các lăng mộ ấy luôn là những đối tượng hấp dẫn các nhà khảo cổ, khoa học, sinh học... tìm đến khai quật, đào xới, mổ xẻ, khám phá, v.v... thậm chí đó cũng là đối tượng hấp dẫn của những tên đạo chích... vì trong các lăng mộ của các vị Pha-rao này luôn được chôn kèm với những vàng bạc, kim cương và đồ quí giá. Thời gian gần đây nhất, nước Nga đã lên kế hoạch đưa thi hài của nhà cách mạng Liên Xô ra khỏi lăng để mai táng tại Đài tưởng niệm Liên bang, vì việc duy trì và bảo vệ xác này tốn quá nhiều tiền của quốc gia.[6]

Khi tìm hiểu về các hình thức lễ táng, chúng ta thấy người Hoa và những quốc gia theo phong tục người Hoa thường tổ chức tang lễ và lễ táng rất phong phú, cầu kì và cũng có phần mê tín nữa. Từ thời xa xưa, thuở các Hoàng đế nhà Ngu, Hạ, Chu và Thương... đã có những tập tục chôn người chết có kèm theo vàng bạc, các loại đồ dùng quí giá lúc họ còn sống, thậm chí còn chôn theo những người sống (những người hầu, hay những người mà vua, quan thương yêu...) để sang hầu hạ chăm sóc họ ở thế giới bên kia!!![7] Hình thức chôn người sống quá bất nhân, và chôn vàng bạc thật, hay đồ dùng thật... khiến của cải dần cạn kiệt, nạn trộm cắp đào mồ thường diễn ra... nên, đến đời nhà Hán (207 trước Tây lịch đến 220 Tây lịch) thì thay người thật bằng hình nộm, khiến giấy tiền vàng bạc, vàng mã xuất hiện. Đến ngày nay thì có cả nhà lầu, xe hơi, laptop, thậm chí đến cả máy bay... Là người Phật tử, chúng ta nên có chánh tín về vấn đề này, nên hạn chế, nếu bỏ được thì càng hay.

Ngày nay, hai phương pháp mai táng và hỏa táng là phổ biến nhất, nhưng vẫn tồn đọng những quan điểm khác nhau về hai cách lễ táng này. Tuy nhiên, theo chúng tôi, phương pháp hỏa táng thì có lợi ích hơn cho con người và môi trường, đồng thời cũng thích hợp với truyền thống Phật giáo. Đứng về mặt truyền thống của Phật giáo, thì khi đức Phật nhập Niết-bàn, Ngài cũng chọn phương pháp hỏa táng (gọi là lễ Trà tỳ). Các đại đệ tử của ngài, từ ngài Xá-lợi-phất đến Mục-kiền-liên... cũng dùng phương pháp hoả táng. Xác thân con người do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hợp thành, khi chết tứ đại trả về với tứ đại, phần tinh thần (còn gọi là thần thức, linh hồn...) không thuộc thể xác. Hơn nữa, khi chết xác thân và thần thức đã tách ra, nên dù hỏa táng hay thủy táng... thần thức sẽ không sợ nóng hay lạnh... Theo giáo lý của đạo Phật con người sanh ra trong cõi Ta-bà đều do lòng luyến ái - “Ái bất nhiễm bất sanh Ta-bà”.Những người khi sống thường luyến tiếc thân thể, khi chết thần thức cũng dễ chấp chặt, bám víu vào xác thân của mình, do vậy hình thức hỏa táng cũng tốt hơn là mai táng hay thủy táng... đó cũng là một trợ duyên giúp thần thức của họ không chấp chặt, bám víu vào thể xác, mau được thọ sanh hơn. Do vậy, chỉ trừ những nơi chưa có cơ sở hỏa táng thì ta dùng hình thức mai táng, nếu có thì nên dùng cách hỏa táng, vì thủ tục hoả táng cũng đơn giản và ít tốn kém hơn, nhất là những nơi thành phố đông người, việc mua đất xây mồ mả... khá là nhiêu khuê.

Về phương diện môi trường sinh thái, hay y học... hỏa táng cũng là một cách bảo vệ môi trường, hạn chế tật bệnh... Nhất là ngày nay, khi diện tích đất đang ngày càng thu hẹp, con người thì ngày càng nhiều, số lượng người chết vì bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y... tỉ lệ khá cao, hỏa táng chắc chắn sẽ diệt hết những mầm bệnh, còn mai táng nếu chôn cất sơ sài bệnh tật rất dễ lây lan, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp qua không khí, nguồn nước...

Hai trong số những nước có nền văn hóa tâm linh hàng đầu thế giới là Ấn Độ và Tây Tạng, nhất là Ấn Độ, hầu như trên 90% sử dụng hình thức hỏa táng. Ở Ấn Độ, sau khi chết, xác chết thường được quấn chặt bằng một lớp vải vàng, đặt lên một cái cáng (không có dùng quan tài) chuyển đến nơi hỏa táng và thiêu ngay trong ngày, hay trong đêm, ít có xác nào để lại trong nhà quá 24 tiếng đồng hồ. Tro cốt sau khi thiêu thường được rải xuống các dòng sông, thường là sông Hằng. Đàn bà con gái không được đi theo xác chết đến nơi hỏa táng, và trong tang quyến cũng ít khi có người khóc lóc hay kêu la. Đám tang diễn ra trong không khí rất bình lặng. Quả thật truyền thống tâm linh này, một vài quốc gia khác không dễ gì thực hiện được.

Khi đích thân thấy những cảnh người chết, những diễn biến trong gia đình và tại những nơi hỏa thiêu của người Ấn, người viết tự suy ngẫm về cách hoả táng hay đám tang của nước mình. Tại Sài Gòn, có những gia đình khá giả, khi có thân nhân qua đời họ mua một quan tài rất đắt tiền, có khi lên đến năm, bảy chục triệu đồng, mướn những đội kèn tây, kèn ta thổi đến mấy ngày đêm, và những lễ nghi cũng phiền phức… nhưng chỉ quàng tại nhà một hai hôm, rồi đem hỏa táng tại lò hoả táng Bình Hưng Hoà… kèm theo những vật dụng, nhất là áo quần có khi lên đến mấy bao… Điều này khi so sánh với đám tang của người Ấn thật khác biệt một trời một vực; cũng nên biết là tài sản người giàu của Ấn Độ, người giàu Việt Nam mình chắc chắn không bằng. Tất nhiên, trong quan hệ xã hội, việc tổ chức một đám tang linh đình và trọng thể cũng chứng tỏ phần nào danh vọng của gia đình, và những người xung quanh, cũng như là bày tỏ sự kính trọng đối với người thân quá vãng của mình. Nhưng là một Phật tử, chúng ta nên thực tế một tí, không nên chạy theo hình thức bên ngoài, tổ chức tang lễ của người thân mình một cách cầu kì và tốn kém; mà nên chú trọng về nội dung, làm sao để trong gia đình được tịnh tâm, tổ chức tang lễ đơn giản nhưng lại trang nghiêm, trong lời kinh, tiếng kệ, câu niệm Phật... trợ giúp người thân của mình sớm được siêu thoát.

Chúng ta phải thấy rằng, những quan tài đắt tiền chắc chắn sẽ làm bằng những loại gỗ quí, loại gỗ này ít nhiều đều liên quan đến việc chặt cây, phá rừng. Một quan tài đắt tiền như vậy chỉ chứa xác người thân mình trong vài hôm rồi đem đi đốt... đó cũng là một nguyên nhân góp phần làm cho môi trường bị tàn phá, gây thiên tai lũ lụt... Chúng ta nên vâng theo lời Phật dạy tổ chức tang lễ một cách đơn giản, nhưng trang nghiêm, không rườm rà tốn kém, lại để dành những khoản tiền ấy vào việc làm từ thiện, cúng dường, hồi hướng công đức cho người thân đã quá vãng của mình. Những áo quần hay đồ dùng tốt, nếu không dùng, cũng không nên đốt đi mà nên đem đến những cơ sở từ thiện tại chùa, hội chữ thập đỏ... nhờ chuyển đến những người nghèo, người thiếu cơm ăn, áo mặc, nhất là những vùng sâu vùng xa... để tạo phước cho mình và người thân của mình.

Nếu có thể, chúng ta dành ra một ngày để đến lò hỏa táng Bình Hưng Hoà xem thử trong một ngày có bao nhiêu quan tài quí đem đi thiêu đốt, khi ấy sẽ thấy được sự ảnh hưởng phần nào của việc phá rừng qua việc thiêu đốt những quan tài quí giá ấy. Chúng ta có nên chăng học hỏi cách hỏa táng người thân không cần dùng quan tài, không để quá 24 tiếng đồng hồ trong nhà và không nên khóc lóc, kêu la... Chắc chắn rằng không dễ gì thực hiện được như vậy trong một sớm một chiều, nhưng nếu thâm hiểu được giáo lý Phật giáo một cách đúng đắn, hiểu được tinh thần duyên khởi của Phật dạy, chúng ta sẽ tổ chức những hình thức lễ táng đúng đắn thích hợp, không cầu kì, nhưng lại trang nghiêm, không chạy theo hình thức mà phải chú trọng ở phần tinh thần. Điều này đòi hỏi sự năng động và giảng dạy của quí Thầy, quí Sư cô, nhất là quí Thầy Cô thường phụ trách về phần “độ tử” để cho người Phật tử hiểu được và thực hành được, mang lại lợi ích cho người thân quá vãng của mình, cho bản thân mình và lợi ích cho tất cả mọi người cũng như môi trường sống của vạn loại chúng sanh.■


[1] HòaThượng Nguyên Trạch, nghi Thiết linh sàn.

[2] http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=114&nid=141855

[3] Xem Hình ảnh sông hằng trong Ấn giáo và Phật giáo, TSPL Số 32, trang 12

[4] http://www.vietbao. com/?ppid=45&pid=114&nid=141855

[5] Xem /cvn-hatay-thanhdao-04.htm và /cvn-hatay-thanhdao-06.htm

[6] Xem http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/02/080226_lenin_mausoleum.shtml
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/09/090910_hcmembalmment.shtml

[7] http://www.quangduc.com/coban-2/295dotvangma.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 985)
Ấn độ là một nước có nền văn hoá truyền thống lâu đời thuộc bậc nhất thế giới, với những trường phái triết học lỗi lạc. Nhưng không sao thoả mãn cái nhu cầu giải thoát con người ra khỏi xiềng xích nô lệ bởi xã hội thống trị phân chia giai cấp và không thể giải thoát khỏi sự ràng buộc bởi vật chất hay cố chấp của tinh thần.
08/04/2013(Xem: 791)
Hoằng pháp là nhiệm vụ quan trọng của người tu sĩ Phật giáo. Chư Phật cũng như chư Bồ tát đều có những hạnh nguyện cao cả như thế. Ngày xưa Tổ Bồ Đề Đạt Ma vượt ngàn dặm xa xôi từ Ấn Độ sang Trung Quốc truyền giáo. Trong lịch sử đã có biết bao vị Tổ đã không quản gian lao khó nhọc để đến với những đất nước xa xôi như Tây Tạng cao ngất hay nước Nga giá rét…
08/04/2013(Xem: 844)
Từ Bi, khi nghe nói về hai tiếng Từ Bi, ôi! Sao mà ngọt ngào, sao mà dịu mát. Hai tiếng “Từ Bi” lần đầu tiên đi vào trong tâm khảm con thuở vừa mới lên mười.
08/04/2013(Xem: 854)
Cuộc sống vẫn đang tiếp diễn, nhưng trong đó có bao vấn đề gay go, rắc rối, hiểm nguy đang âm ỉ hoặc đã bộc phát ra (đói rét, bịnh tật, âu lo, nghi nan, tị hiềm, chia rẽ, hận thù, khủng bố, chiến tranh…). Con người vẫn đang sống với nhau nhưng trong đó luôn hục hặc, xung đột và chưa bao giờ là thực lòng với nhau, cho đến muốn trấn áp, thủ tiêu lẫn nhau.
08/04/2013(Xem: 841)
Ngày xưa, do chịu ảnh hưởng nền giáo dục của Nho giáo nên người Việt Nam ta rất coi trọng tư tưởng tôn Sư trọng đạo, cho dù vị Thầy ấy là thầy dạy nghề hay là thầy dạy chữ thì vị trí của người Thầy cũng rất được tôn kính chỉ đứng thứ hai sau nhà Vua, trên cả Cha Mẹ theo tinh thần Quân-Sư-Phụ.
08/04/2013(Xem: 897)
Để đi vào nghiên cứu lĩnh vực ngôn ngữ của một dân tộc nào đó, nhất là để chuyển ngữ từ ngôn ngữ của dân tộc này sang ngôn ngữ của một dân tộc khác thì nhất thiết không thể thiếu được văn phạm, hoặc ngữ pháp. Bởi lẽ, nó là công cụ sử dụng, là cốt yếu để nối kết, kết cấu tạo thành câu cú, ngữ nghĩa trong ngôn ngữ cũng như trong văn chương.
08/04/2013(Xem: 939)
Sau lễ Tốt nghiệp, những “cánh y vàng” của Tăng Ni sinh khóa III -những người nhân danh “Như Lai sứ giả” lần lượt sẽ tung bay trên khắp mọi miền đất nước (cũng có thể là ở ngoài nước). Dĩ nhiên, tuỳ theo nhân duyên và hạnh nguyện, sẽ có những người ở những vai trò, vị trí khác nhau.
08/04/2013(Xem: 1253)
Lịch sử loài người là một quá trình chuyển hoá liên tục, không ngừng nghỉ. Sự chuyển hoá xảy ra trên nhiều bình diện của cuộc sống và nó gắn liền với môi trường xung quanh tạo thành một hợp thể tác động hai chiều thúc đẩy loài người cứ thế phát triển mãi không ngừng.
08/04/2013(Xem: 1206)
Con người là gì? Ðó là câu hỏi không đơn giản mà bao đời nay các nhà triết học và khoa học khác nhau ra công tìm lời giải đáp và đã gây ra không ít sự tranh cãi vì bất đồng quan điểm. Sách triết học Mác-Lê nin có ghi:’Câu trả lời chỉ là chơn thật khi con người có khả năng bước ra khỏi bản thân mình với tư cách là hệ thống trong quá trình vận động sanh thành’
08/04/2013(Xem: 785)
Từ thuở xa xưa cho đến bây giờ khi trí thức của con người đã được nẩy nở, đứng trước vũ trụ bao la, người ta bắt đầu bàng hoàng đánh dấu hỏi: Vũ trụ là gì ? Nhân sinh do đâu mà có ? Và chung kết của nhân sinh như thế nào ? Đó là những vấn đề đã làm cho tất cả các tôn giáo, các thánh nhân, hiền triết từ xưa đến nay, phải dùng hết tâm tư để tìm tòi nghiên cứu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]