Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bên trong ngôi chùa lớn nhất châu Âu

08/02/202005:26(Xem: 7994)
Bên trong ngôi chùa lớn nhất châu Âu


TT quang dao phap quoc (14)
Bên trong ngôi chùa lớn nhất châu Âu



Phải mất hơn hai mươi năm để xây dựng ngôi đại tự 3000 m2 đã được khánh thành vào tháng 5 năm 2017. Bài báo viết về chùa Khánh Anh ở Évry-Courcouronnes trong khoá An cư Kiết đông tại châu Âu.

Một cơn mưa phùn rơi xuống thành phố Évry-Courcouronnes hiện vẫn còn đang chìm trong giấc ngủ say. Từ xa, trong phần cuối của bãi đậu xe chùa, những tòa nhà của khu Épinettes hiện ra trong một lớp sương mù. Bây giờ là 5 giờ 30 ngày thứ sáu 3 tháng 1, bên trong chùa, dưới những chiếc áo cà sa màu vàng hoặc màu cam, từng nhóm Tăng Ni lặng lẽ bước vào chánh điện có diện tích 550 m2. Dưới ánh mắt đại từ đại bi của Phật Đà - một bức tượng cao bốn mét được dát bằng vàng lá - chư Tăng Ni và Phật Tử dần dần ngồi vào vị trí trên những chiếc bồ đoàn. Trước mặt là cái giá nhựa màu cam trên có đặt quyển kinh. Một vị Tăng đánh lên tiếng chuông và sau đó là một hồi trống để mở đầu cho buổi lễ. Chánh điện bắt đầu vang lên những lời kinh. Khoảng 100 Tăng Ni, chủ yếu đến từ châu Âu, nhưng cũng có những vị đến từ Bắc Mỹ và châu Á, ngoại trừ hai hoặc ba người còn hầu hết tất cả đều là người Việt, đã quy tụ về chùa để tham dự khoá An cư Kiết đông kéo dài mười ngày. Sáng hôm nay, chương trình bắt đầu bằng một buổi lễ sám hối. « Trong khi hành trì giữ tâm thanh tịnh, chúng ta nhận ra lỗi lầm của mình để thanh lọc chính mình», đó là lời giải thích của Cédric Huệ Nghi, một vị tu sĩ trẻ người Pháp đang là tri sự tại một tu viện ở Frankfurt (Đức)« Trong năm ngày đầu của khoá an cư, các tu sĩ nam nữ không được rời khỏi chùa. Sự hạn chế về không gian này buộc chúng ta phải tập trung lại. Việc tập trung này cũng nhằm mục đích gắn kết mối quan hệ giữa mọi người và để được tìm hiểu, học hỏi với những vị tu sĩ mà mình chưa biết. »    (Tượng Phật tại chùa Khánh Anh - Eric Tariant)

Niềm vinh hạnh cho Phật Giáo và phương Đông

Ngôi chùa Khánh Anh được xây dựng tại thành phố Évry, dọc theo quốc lộ số 7, trên một ngọn đồi nhìn ra sông Seine, cách bệnh viện Sud Francilien vài trăm mét và viện Genopole chuyên nghiên cứu về gien, di truyền học và các ngành sinh học khác. Với hai bảo tháp lớn cao 18 và 19 mét, tường màu đất son và mái cong được lợp bằng gạch tráng men màu cam, kiến trúc tráng lệ của chùa quả thật là một niềm vinh hạnh cho Phật giáo và phương Đông, trông giống như một vật thể bay không xác định (OVNI) giữa quan cảnh đô thị ngoại ô này.

Xây dựng trên một mảnh đất rộng 4.000 m2, chùa gồm có nhiều tòa nhà. Tòa nhà trung tâm bao gồm chánh điện và hội trường hoạt động văn hóa rộng 600 m2, bên cạnh cách đó là bảo tháp cao 25 m. Bên phải là tòa nhà hành chánh gồm những cơ sở Văn phòng của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu và những phòng ốc dùng để đón tiếp các tu sĩ nam nữ đến tu học. Hai bảo tháp khác màu vàng nghệ, trực giao với nhau và được che bằng mái hiên lộ ra một loạt các vòm hình bán nguyệt. Một trong hai bảo tháp có thể chứa đến 5.000 hũ tro để gia quyến và thân hữu đến tưởng niệm người quá cố. « Các thân nhân trong gia đình nếu muốn có thể xin gửi tro cốt cho người thân. Một số tầng ở đây vẫn còn chỗ trống »Kim Ong, một Phật Tử thuần thành hiện đã nghỉ hưu, người đóng vai trò hướng dẫn, tiếp lời.

Ngoài sân, dưới chân Chánh điện, ngồi một vị Phật trông bụ bẫm, ngộ nghĩnh đang ngồi chễm chệ. Có sáu em bé, năm trong số đó đang nô đùa trên bụng béo tròn của vị Phật để cố trèo lên đến vai. « Năm em bé tượng trưng cho năm giác quan. Em bé thứ sáu, đang ngồi thiền trong tư thế kiết già (hoa sen), thể hiện cho sự suy nghĩ nhận xét nội thức chế ngự tất cả các giác quan»Kim Ong cho biết thêm. Nhưng "nổi bật nhấtcủa ngôi chùa này chính là tượng Phật Bổn Sư được đặt ngay chính giữa phía sau chánh điện. Bức tượng oai nghiêm nặng năm tấn này được đúc tại Thái Lan theo phương thức cổ truyền trước khi được vận chuyển đến châu Âu, đúc ráp lại và sau đó được đặt tại chùa Evry vào năm 2002. Tượng được an vị vào tháng 7 năm 2006, sau đó được Đức Đạt Lai Lạt Ma làm lễ ban phước vào năm 2008. Kế chánh điện là phòng thờ linh, phủ kín hàng trăm bức ảnh của những người quá cố. (Chùa nhìn từ trên cao - Eric Tariant)

Tại sao chùa này được xây lên ở đây tại Essonne ? « Đầu những năm 1990, Jacques Guyard, lúc đó là dân biểu phó Thị trưởng Évry, mong muốn có một ngôi chùa được xây lên tại đây. Ông muốn thiết kế một thành phố đa văn hóa, để các Tôn Giáo cùng sống hòa đồng với nhau trong sự tôn trọng các giá trị cộng hòa phi tôn giáo. Ông đã đề nghị nhiều khu đất để rồi cuối cùng Hòa thượng Thích Minh Tâm đã chọn khu đất này »Thượng Tọa Thích Quảng Đạo, Trụ Trì chùa Evry, đã giải thích như trên bằng tiếng Việt. Xuất thân từ thành phố Vũng Tàu (trước đây là Cap Saint-Jacques), nằm cách Sài Gòn hơn một trăm km, vị tu sĩ 58 tuổi này đã đến Pháp năm 1981, xuất gia vào tăng đoàn Phật giáo năm 1984. Năm 2009, Thầy được tấn phong Thượng Tọa tại một buổi lễ được tổ chức tại chùa Viên Giác ở Hannover, Đức.

Thủ đô tâm linh của vùng miền nam Ile-de-France, thành phố Évry còn có một nhà thờ được thiết kế bởi kiến trúc sư Mario Botta và hoàn thành vào năm 1997 ; một nhà thờ Hồi giáo lớn được xây dựng vào đầu những năm 1990 và có thể chứa 1.500 người ; hai nhà thờ Do Thái trong đó có một nhà thờ được khánh thành năm 1981 ; một trung tâm Tin Lành và một trung tâm truyền giáo Tin Lành… Một nhóm các tín đồ, từ các Tôn Giáo khác nhau, cho in mỗi năm một cuốn lịch liên tôn của vùng Essonne, trong đó liệt kê từng tháng các ngày lễ hội chính của Phật giáo, Kitô giáo, Do Thái và Hồi giáo.

Hai mươi năm xây dựng

Công trình xây dựng chùa Evry không phải là một dòng sông dài yên bình. Phải mất hơn hai mươi năm để hoàn thành công trình đã được khởi công vào năm 1995 bởi Hòa Thượng Thích Minh Tâm (xem phần bài viết sau đây về tiểu sử của Hòa Thượng). Công trường đã phải bị gián đoạn nhiều lần vì không đủ thu nhập tài chính. Công trình xây cất chùa chủ yếu được tài trợ do sự đóng góp và các khoản vay Hội thiện từ các Phật Tử tại Pháp, châu Âu và đôi khi từ các châu lục khác.

Chi phí cho các công trình, ước tính khoảng bảy triệu euro trong những năm 1990, cuối cùng đã tăng gấp ba lần để đạt đến con số hai mươi bốn triệu euro"Vào thời điểm đó, thị trưởng của Évry khuyến khích chúng tôi nên xây dựng một công trình có khả năng chịu đựng lâu dài. Do đó, chúng tôi đã chọn bê tông cốt thép, một vật liệu đắt tiền hơn. Chúng tôi cũng đã xây thêm hai tầng so với dự án ban đầu. Cuối cùng, một số yếu tố hoặc vật liệu, chẳng hạn như gạch tráng men, điêu khắc hình rồng hoặc hoa sen và ban công đều làm bằng gỗ quý, phải được nhập khẩu từ châu Á tạo ra chi phí vận chuyển đáng kể »Thượng Tọa Thích Quảng Đạo liệt kê những nguyên do để giải thích về những chi phí bổ sung này. (Tượng Phật Di Lặc và năm giác quan - Eric Tariant)

Bây giờ là 12 giờ 30. Chư Tăng Ni và Phật Tử hiện đang ngồi trong phòng ăn dưới tầng hầm. Những món chay gồm có : mì xào với rau và đậu phụ ăn với cơm. Bữa ăn trưa được diễn ra trong im lặng và kết thúc với những bước đi kinh hành chậm rãi cùng những lời kinh. Đoàn kinh hành di chuyển thật chậm về phía sân trước chùa trước khi đi lên cầu thang dẫn vào Chánh điện. Tại đây, tất cả Tăng Ni và Phật Tử lần lượt từng người một đứng vào vị trí trước những chiếc bồ đoàn. (Khóa An Cư Kiết Đông Âu Châu tại chùa Khánh Anh Evry vào tháng 1 năm 2020 - Eric Tariant)



HT_Minh_Tam (1)
Sư Ông - Người sáng lập chùa Evry

Bức chân dung của Sư Ông được dựng ngay lối vào chùa Evry-Courcouronnes. Sư Ông mỉm cười sau cặp kính nhỏ bằng đồi mồi với đôi mắt xếp nếp, chân đang bước chậm về phía trước trong chiếc áo cà sa màu vàng nghệ. Bức ảnh đó còn được thấy trong Chánh điện, phòng Tổ và trong nhiều phòng họp khác. Vào ngày 13 tháng 5 năm 2017, buổi lễ Khánh thành đã được tổ chức tại chùa Khánh-Anh ở Évry trước sự hiện diện của đông đảo Phật Tử người Việt, nhưng thiếu vắng sự có mặt của Sư Ông, Hòa Thượng Thích Minh Tâm. Ngài đã viên tịch vào năm 2013.

Sư Ông, một vị đại Hòa Thượng uy nghiêm của chùa Khánh Anh tại Bagneux, người đã khởi xướng xây cất ngôi đại tự Khánh Anh tại thành phố Essonne. Hòa Thượng sanh vào tháng 1 năm 1940 tại miền trung Việt Nam, đến Pháp năm 1973 sau khi được đào tạo chuyên sâu về Tôn Giáo từ lúc còn trẻ tại nhiều học viện nổi tiếng, bao gồm Học viện Phật Giáo Nha Trang. Sau đó, Ngài tiếp tục theo bậc cao học Phật Giáo tại Tokyo từ 1967 đến 1973.

Là một vị lãnh đạo tinh thần không mỏi mệt của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, vào những năm 1980 từ Pháp Ngài đã bày tỏ tình đoàn kết với các nhà lãnh đạo Phật Giáo đang bị đàn áp tại Việt Nam vì đã chống lại sự kìm kẹp của nhà nước cộng sản về những hoạt động Tôn Giáo. Trong nhiều năm qua, tại ngôi chùa nhỏ ở Bagneux, Ngài đã tiếp đón hàng ngàn người tị nạn chạy trốn khỏi Việt Nam. Chính Ngài là người khởi xướng việc xây dựng ngôi Đại Tự tại Évry mà viên đá đầu tiên đã được đặt vào năm 1995, với mục đích có nơi thích hợp hơn để tiếp đón 200.000 Phật tử người Việt tại Pháp.


TT quang dao phap quoc (11)

Tiểu sử của Thượng Tọa Thích Quảng Đạo

Thượng Tọa Thích Quảng Đạo là một tu sĩ Phật Giáo, sinh năm 1962 tại Vũng Tàu, Việt Nam. Thầy hiện là Chủ tịch Hội Phật Giáo Khánh Anh và là Trụ trì chùa Khánh Anh tại Évry-Courcouronnes vùng Essonne. Đến Pháp vào năm 1981, Thầy được chấp nhận xuất gia vào Tăng đoàn Phật Giáo năm 1984 bởi Hòa Thượng Thích Minh Tâm, lúc bấy giờ là Chủ Tịch của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Châu Âu và Trụ trì chùa Khánh Anh. Là đệ tử chính của một vị đại sư, Thầy tích cực tham gia vào việc phối hợp, lên kế hoạch cho các buổi nghi lễ Phật Giáo ở Pháp cũng như ở châu Âu, cũng như tất cả các công việc phật sự hàng ngày của chùa Khánh Anh; nơi mà Thầy có trách nhiệm quản lý thờ phượng, chăm sóc người bệnh, người sắp qua đời, tổ chức tang lễ và chủ trì các nghi lễ hàng tuần để cầu siêu cho các hương linh tại chùa. Thầy đóng góp phần không mệt mõi cho việc tổ chức các khóa tu học của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Châu. Năm 2016, Thầy được bổ nhiệm làm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Giáo Hội. Thầy còn là thành viên Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Hội đồng Tăng Già Phật giáo Thế giới (WBSC) ở Đài Loan. Năm 2009, Thầy được tấn phong Thượng Tọa tại một buổi lễ được tổ chức tại chùa Viên Giác ở Hannover, Đức.

 


TT quang dao phap quoc (1)TT quang dao phap quoc (10)TT quang dao phap quoc (11)TT quang dao phap quoc (12)TT quang dao phap quoc (13)TT quang dao phap quoc (14)TT quang dao phap quoc (17)TT quang dao phap quoc (2)TT quang dao phap quoc (3)TT quang dao phap quoc (4)TT quang dao phap quoc (5)TT quang dao phap quoc (6)TT quang dao phap quoc (7)TT quang dao phap quoc (8)TT quang dao phap quoc (9)
REPORTAGE - Le 31-01-2020 https://bouddhanews.fr/dans-la-plus-grande-pagode-deurope/

 

Dans la plus grande pagode d'Europe

Il a fallu plus de vingt ans pour bâtir cet édifice de 3000 m2, inauguré en mai 2017. Reportage à la pagode Khanh Anh d’Évry-Courcouronnes à l’occasion du séminaire européen d’hiver.

Une pluie fine tombe sur Évry-Courcouronnes encore assoupie. Au loin, dans le prolongement du parking de la pagode, les tours de la cité des Épinettes émergent d’un manteau de brume. Il est 5h30 ce vendredi 3 janvier. À l’intérieur de l’édifice religieux, enveloppés dans leur kesa jaune safran ou orange, des moines et des nonnes glissent en silence par petits groupes dans la vaste salle de prière de 550 m2. Sous le regard bienveillant d’un grand Bouddha - une statue de quatre mètres de haut tapissée de feuilles d’or - religieux et laïcs prennent place, peu à peu, sur leurs coussins de méditation. Devant eux, sur des petits tabourets orangés en plastique, sont posés des livres de prières. Un moine ouvre la cérémonie par des coups de gong puis de tambour. La salle commence à s’emplir des récitations de sûtras. Quelques cent moines et nonnes venus d’Europe principalement, mais aussi d’Amérique du Nord et d’Asie, presque tous d’origine vietnamienne à deux ou trois exceptions près, sont réunis pour ce séminaire d’hiver de dix jours. Ce matin, la session débute par une cérémonie de repentir. « Au cours de ce travail de purification, nous reconnaissons nos fautes de manière à nous purifier », explique Cédric Hue-Nghi, un jeune moine français officiant dans un monastère à Francfort (Allemagne)« Pendant les cinq premiers jours du séminaire, les moines et les nonnes ne peuvent sortir de la pagode. Cette contrainte spatiale nous oblige à nous recentrer. Le rassemblement vise aussi à souder les liens entre nous et à faire connaissance avec les nouveaux moines et nonnes. » (Grand Bouddha de la pagode Khanh Anh - Eric Tariant)

Hymne au bouddhisme et à l’Orient

La pagode Khanh-Anh a été érigée à Évry, le long de la nationale 7, sur une colline dominant la Seine, à quelques centaines de mètres de l’hôpital Sud Francilien et du Genopole dédié à la recherche en génomique, génétique et autres biotechnologies. Avec ses deux grands stûpas culminant à 18 et 19 mètres de hauteur, ses façades ocre et ses toitures et avant-toits aux angles relevés, recouverts de tuiles vernissées orangées, cet ensemble monumental, véritable hymne au bouddhisme et à l’Orient, fait figure d’ovni dans ce paysage urbain de banlieue. Installée sur un terrain de 4.000 m2, la pagode est constituée de plusieurs corps de bâtiments. L’édifice central se compose de l’immense salle de prière et d’une salle d’activités culturelles de 600 m2 flanquée d’un stûpa culminant à 25 mètres. À sa droite, un bâtiment administratif héberge les locaux de la congrégation bouddhiste vietnamienne et des logements destinés à accueillir les moines et nonnes en formation. Les deux autres stûpas, de forme orthogonale et de couleur jaune safran, couverts d’avant-toits et d’une toiture débordante, sont percés d’une série de baies en plein cintre. L’un d’eux pourra renfermer jusqu’à 5000 urnes funéraires de manière à permettre aux fidèles de venir honorer les cendres de leurs défunts. « Les familles qui le désirent peuvent acheter une concession et y déposer les cendres de leurs ancêtres. Plusieurs étages demeurent encore inoccupés », glisse Kim Ong, un fidèle désormais à la retraite, qui joue le rôle de guide.

« Au début des années 1990, Jacques Guyard, député-maire d’Évry-Courcouronnes, voulait construire une ville multiculturelle, faire coexister plusieurs religions dans le respect des valeurs laïques républicaines. » Vénérable Thich Quang Dao.

Sur la terrasse, aux pieds de la salle de prière, trône un Bouddha replet à l’air rigolard. Six bébés, dont cinq facétieux, s’agitent sur son ventre rebondi en tentant de grimper sur ses épaules. « Ils symbolisent les cinq sens. Le sixième, en train de méditer en position du lotus, représente la réflexion, l’introspection qui maîtrise tous les sens », poursuit Kim Ong. Mais la « star » du lieu est bien le grand Bouddha installé, dans le cœur, au fond de la salle de prière. Cette imposante statue de cinq tonnes a été fabriquée en Thaïlande, selon des procédés ancestraux, avant d’être acheminée en Europe, assemblée puis installée dans la pagode d’Évry en 2002. Elle a été consacrée en juillet 2006, puis bénie par le Dalaï-Lama en 2008. Adossé à la salle de prière se trouve un autel dédié aux défunts, constellé de centaines de photos de personnes disparues. (Pagode vue du ciel - Eric Tariant)

Pourquoi cette pagode a-t-elle été élevée, ici, dans l’Essonne ? « Au début des années 1990, Jacques Guyard, qui était alors député-maire d’Évry-Courcouronnes, souhaitait qu’une pagode y soit installée. Il voulait construire une ville multiculturelle, faire coexister plusieurs religions dans le respect des valeurs laïques républicaines. Il a présenté plusieurs terrains au Vénérable Thich Minh Tam qui a choisi celui-ci »explique, dans sa langue natale, le Vénérable Thich Quang Dao, le principal de la Pagode d’Évry. Originaire de Vung Tau (anciennement Cap Saint-Jacques), une ville située à une centaine de kilomètres de Saïgon, cet homme de 58 ans est arrivé en France en 1981, avant d’être ordonné dans la sangha bouddhiste en 1984. En 2009, il a été ordonné vénérable supérieur de la Shanga lors d’une cérémonie qui s’est tenue à la pagode Vien Giac d’Hanovre, en Allemagne.

Capitale spirituelle du Sud de l’Ile-de-FranceÉvry compte aussi une cathédrale, conçue par l’architecte Mario Botta et achevée en 1997, une grande mosquée, bâtie au début des années 1990 et pouvant accueillir 1500 personnes, deux synagogues dont une inaugurée en 1981, un centre protestant et un centre évangélique protestant… Une équipe de croyants de différentes religions édite, chaque année, un calendrier interreligieux de l’Essonne, listant mois après mois, les principales fêtes et manifestations bouddhistes, chrétiennes, juives et musulmanes.

Vingt ans de travaux

La construction de la pagode d’Évry n’a pas été un long fleuve tranquille. Il a fallu plus de vingt ans pour achever les travaux lancés, en 1995, par le vénérable Thich Minh Tam (lire notre encadré). Le chantier a dû être interrompu à plusieurs reprises faute de rentrées financières suffisantes. L’édifice a été en grande partie financé par des dons et des prêts de fidèles, français pour la plupart, européens et parfois d’autres continents.

Le coût des travaux, évalué à sept millions d’euros dans les années 1990, a finalement plus que triplé pour atteindre vingt-quatre millions d’euros« À l’époque, le maire d’Évry nous avait incités à construire un édifice capable de résister à l’épreuve du temps. Nous avons donc opté pour du béton armé, un matériau plus coûteux. Nous avons, en outre, ajouté deux étages par rapport au projet d’origine. Enfin, certains éléments ou matériaux, comme les tuiles vernissées, les sculptures de dragon ou de lotus et les balcons en bois précieux, ont dû être importés d’Asie générant des coûts de transport importants », énumère le Vénérable Thich Quang Dao pour éclaircir les raisons de ces surcoûts. (Bouddha des cinq sens - Eric Tariant)

Il est 12h30. Moines, nonnes et laïcs sont désormais attablés, en sous-sol, dans la grande salle polyvalente. Au menu végétarien : des nouilles sautées aux légumes et tofu servis avec du riz. Le déjeuner, pris en silence, s’achève par une lente procession traditionnelle, accompagnée de récitations de sûtras. Le cortège se meut lentement en direction de la cour située devant la pagode avant de grimper les escaliers en direction de la salle de prière, où moines et nonnes regagnent, les uns après les autres, leurs coussins de méditation. (Séminaire européen pagode d'Evry janvier 2020 - Eric Tariant)

Il fut le fondateur de la pagode d'Évry

Son portrait trône à l'entrée de la pagode d'Évry. Souriant derrière ses petites lunettes à écailles encadrant des yeux plissés, il s'avance à pas comptés, enveloppé dans sa kesa jaune safran. On retrouve sa photo dans la salle de prières, sur l'autel dédié aux défunts et dans de nombreuses salles de réunion. Le 13 mai 2017le Vénérable Thich Minh Tam (il est décédé en 2013) était le grand absent de la cérémonie d'inauguration de la pagode Khanh-Anh d'Évry, en présence de nombreux fidèles vietnamiens. C'est lui, figure charismatique de la pagode de Bagneux, qui fut l'initiateur de cet immense édifice religieux érigé dans la ville préfecture de l'Essonne. Né en janvier 1940 dans le centre du Vietnam, il est arrivé en France en 1973 après avoir, dans sa jeunesse, reçu une formation religieuse approfondie dans plusieurs établissements de renom, dont l'Institut bouddhiste de Nha Trang, puis suivi des études supérieures à Tokyo, de 1967 à 1973. Infatigable dirigeant spirituel de l'Église du bouddhisme unifié vietnamien en Europe, il a manifesté sa solidarité, dans les années 1980 depuis la France, à l'égard des dirigeants bouddhistes de son église persécutés au Vietnam pour s'être opposés à l'emprise de l'État communiste sur leurs activités religieuses. ầ l'étroit dans sa pagode de Bagneux où il a accueilli, au fil des ans, des milliers de réfugiés qui fuyaient le Vietnam, c'est lui qui a initié la construction de l'édifice d'Évry, dont la première pierre a été posée en 1995, dans le but de mieux accueillir les quelques 200 000 pratiquants bouddhistes vietnamiens de France. E.T.

La bio du Vénérable Thich Quang Dao

Le Vénérable Thich Quang Dao est un moine bouddhiste, né en 1962 à Vung Tau, Vietnam, il est actuellement Président de l'Association Bouddhique Khanh Anh et Principal de la pagode Khanh Anh d'Évry-Courcouronnes dans l'Essonne. Arrivé en France 1981, il est ordonné dans le Sangha bouddhiste en 1984 par le Grand Vénérable Thich Minh Tam qui était le président de la Congrégation Bouddhique Vietnamienne Unifiée en Europe et l'Abbé de la pagode Khanh Anh. Étant un disciple majeur d'un grand maỵtre, il participe activement à la coordination, au planning des cérémonies bouddhiques en France comme en Europe, sans oublier toutes les tâches quotidiennes de la pagode Khanh Anh, ó il est responsable administratif et des cultes, il s'occupe de la visite de malades, des mourants, de l'organisation des cérémonies funéraires et préside hebdomadairement des cérémonies de libération des âmes à la pagode. Il contribue sans relâche à l'organisation des séminaires bouddhiques de la Congrégation Bouddhique Vietnamienne Unifiée en EuropeEn 2016, il est nommé responsable de la Commission des actions sociales de cette congrégation. Il est également responsable du service social du Conseil Mondial des Sanghas Bouddhistes (WBSC) qui siège à Taiwan. En 2009, il est ordonné Vénérable supérieur (Thuong tọa) du Shanga lors d'une grande cérémonie à la pagode Vien Giac à Hanovre en Allemagne.

 

 

 

 

 

 

 

Vì sao cúng cả năm

không bằng Rằm tháng Giêng ?

Tết Nguyên Tiêu chính là ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên, đây là Rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt. Từ xa xưa, trong dân gian Việt Nam đã truyền tụng câu ca : « Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng ».

Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu

Về nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Trước sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều vội vã chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày Rằm tháng Giêng sẽ ra đồng đốt cây, cỏ, lá khô để diệt sâu bọ.

Tiết Lập Xuân, trời ấm, hoa nở, bướm phát triển. Sau đó, theo chu kỳ sinh trưởng của loài bướm, trứng bướm nở ra sâu, lan rộng khắp nơi phá hoại mùa màng. Vì vậy công việc cần thiết của nông dân lúc này là diệt sâu bọ. Trong những ngày đó (sau tiết Lập Xuân), họ sẽ đi ra đồng tập trung rơm rạ, lá khô đốt lên để diệt các loại côn trùng có hại. Yếu tố lửa vẫn duy trì đến ngày nay thể hiện qua tục treo đèn lồng vào ngày này.

Lại có truyền thuyết kể rằng : “Ngày xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân Thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới. Rất may cho loài người là có một số vị thần trên Thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng.

Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên Thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hỏa. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong”.

Theo Nho học thì xưa ngày này còn được gọi là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển, triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh, xem hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị. Từ đó về sau lễ hội tết Nguyên Tiêu đã được lưu truyền rộng rãi trong dân.

Lại có ý kiến cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật Giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật... Trăng tròn đầu tiên cho một năm tốt lành theo Thượng tọa Thích Thiện Chiếu, sở dĩ người dân hay nói “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”là vì Rằm tháng Giêng là rằm khởi đầu của năm, thích hợp với việc ước nguyện điều lành.

Thượng tọa Thích Thiện Chiếu cho biết : Rằm tháng Giêng trùng với lễ Thượng Nguyên nên là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm. Đến ngày này, mọi người thường đi chùa phóng sinh, làm nhiều việc thiện, cúng dường, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Ngày Tết Nguyên Tiêu các gia đình thường sắm hai lễ cúng : Lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên. Cúng Phật là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến. Cúng Gia tiên vào giờ Ngọ, là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết. Mâm lễ mặn gồm có : Năm lạng thịt vai luộc, Một bát canh măng, Một đĩa xào thập cẩm, Một đĩa nem, Một đĩa rau xào, Một đĩa giò, Một đĩa xôi gấc, Một đĩa hoa quả. Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau; rượu. Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước).

Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên Tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy. Ngoài ra còn có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.

Những điều nên tránh khi đi lễ chùa

1. Không sắm lễ mặn khi đi lễ chùa. Lễ vật sắm đi chùa không cần quá cầu kỳ, chủ yếu là thành tâm kính lễ, chẳng hạn như hương hoa, trầu cau, hoa quả, xôi chè. Tại nhiều khu vực trong chùa, chỉ được đặt lễ chay. Trong số đó, lễ mặn không được đặt, nhất là ở khu vực Phật điện (chính điện).

2. Lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận đặt ở các khu vực thờ tự khác trong chùa như nơi thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu hay điện thờ khác. (chỉ có một số chùa).

3. Không mang tiền vàng mã, tiền thật dâng cúng tại chùa. Nhiều người quan niệm “trần sao âm vậy” nên khi đến chùa kính lễ vẫn mang theo rất nhiều vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ khi đi lễ chùa. Nếu có mua vàng mã thì cũng chỉ dâng lên Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

4. Bên cạnh đó, các gia đình khi đi lễ chùa cũng tuyệt đối không nên đặt tiền thật ở các hương án chính của điện. Rượu, bia, thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh.

5. Khi đi lễ chùa, người dân không nên cầu nguyện công danh, tài lộc. Bởi theo quan niệm trong Tôn Giáo Việt, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho mọi nhà chứ không phù hộ những điều khác và cũng tùy theo từng trường hợp.

6. Đi lễ chùa, không nên ăn mặc phản cảm như váy quá ngắn hay mặc quần short, áo xuyên thấu... Mỗi người hãy mặc trang phục kín đáo, gọn gàng và có thể chọn trang phục có cùng tông màu với loại áo tràng các Phật Tử thường mặc đi lễ chùa là màu nâu và lam.

7. Đối với Phật Tử, khi lễ chùa hãy mặc áo lễ, đặc biệt, khi đến cửa Phật, mọi người đi nhẹ, nói khẽ... thưa gửi với nhà Sư nên chắp tay hình búp sen.

8. Khi đến chùa cần chú ý việc đặt lễ và hành lễ theo thứ tự. Đầu tiên là đặt lễ và thắp hương ở bàn thờ Đức Ông.

Kế đến, hãy đặt lễ lên hương án của chính điện, sau đó thắp hương ở tất cả các bàn thờ khác của nhà Bái Đường như điện thờ Mẫu, Tứ Phủ. (chỉ riêng một số chùa).

9. Cuối cùng đến lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu). Sau khi hạ lễ, mọi người hãy đến phòng tiếp khách của ngôi chùa thăm hỏi các vị Sư Trụ Trì và có thể tùy tâm công đức. Tất cả tiền thật đều nên đặt vào hòm công đức chính. Không nên đi "rải" tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng…

Văn Minh (t/h)

 

---------------------------------------------------------------------
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2024(Xem: 1956)
Đại Lễ Lạc Thành chùa Quảng Đức tại Toulouse, Pháp Quốc; nơi Hoà Thượng Thích Thông Trí Trụ Trì đã được cử hành chính thức vào lúc 11 giờ sáng ngày 8.9.2024
12/12/2023(Xem: 5335)
Thời tiết đã vào Thu, hoa lá đã chuyển màu, không mấy chốc mùa Đông sẽ trở về trên xứ Âu Châu. Cũng là thời gian của Khoá An Cư Kiết Đông 10 ngày sắp đến. Năm nay Giáo Hội quyết định tổ chức An Cư Kiết Đông tại : - Địa điểm : Tổ Đình Viên Giác - Hannover - Đức Quốc. - Thời gian : từ ngày 10.12.2023 đến 20.12.2023
25/09/2023(Xem: 4768)
Trong nhiều năm qua, Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, dù thân mang trọng bệnh vẫn tận tụy ngày đêm trong việc điều hành Phật sự của Viện Tăng Thống GHPGVNTN và công trình phiên dịch Tam Tạng Thánh Điển Phật Giáo sang tiếng Việt. Trong lúc Giáo Hội đang rất cần sự có mặt của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ để tiếp tục xây dựng lại nền tảng vững chắc cho ngôi nhà Phật Pháp và công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam mới vừa hoàn tất đợt một của Thanh Văn Tạng, thì vài tuần qua bệnh tình của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đã trở nặng nên phải vào bệnh viện điều trị. Dù hiện tại bệnh tình của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ tạm ổn định và việc chữa trị tương đối có kết quả khả quan, sức khỏe của Ngài vẫn còn rất yếu. Chính vì thế, Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN khẩn thỉnh thập phương Đại Đức Tăng Già cùng chư Thiện Tín nhất tâm hiệp lực cầu nguyện cho Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ tứ đại điều hòa, pháp lạc
19/09/2023(Xem: 2110)
Nam mô A Di Đà Phật Chúng Con thay mặt Tứ Chúng Đạo Tràng Chùa Vạn Hạnh tri niệm ân Đức Ni Trưởng Chùa Hoà Bình và Chùa Sùng Đức cùng Quý Sư Cô đã lưu trú lại đạo tràng cho Các Con Em Gia Đình Phật Tử thân cận với Quý Ngài. Và Chúng tôi không quên cảm niệm công đức Quý Phụ Huynh, Quý Anh Chị Trưởng, Quý Phật Tử Xa Gần cùng Các Em trong Gia Đình Phật Tử Vạn Hạnh đã dốc hết tâm lực hình thành buổi văn nghệ, trợ giúp mọi công việc, phụng sự cho những ngày Di Sản Văn Hoá - Trung Thu vừa qua được hoàn mãn. Anh Viên Lợi và Chị Quảng Pháp Minh ghi lại một số hình và video xin gửi chia sẽ đến với toàn thể Đại Chúng. Kính Chúc Tất Cả luôn Hoan Hỷ - Sức Khoẻ - An Lành trong đời sống. Thân kính, Nguyên Lộc Tâm Nghĩa
06/09/2023(Xem: 2157)
Trúc Lâm Thiền Viện là một ngôi chùa Việt nằm tại Villebon-sur-Yvette, thuộc ngoại ô thành phố Paris. Được xây dựng từ năm 1976 và hoàn thành vào năm 1990, ngôi chùa này do Hòa Thượng Thích Thiện Châu sáng lập, kế thế trụ trì là Hoà Thượng Thích Phước Đường. Trụ trì hiện nay là TT Thích Tâm Huy
31/08/2023(Xem: 2437)
Thăm Chùa Vạn Hạnh, Hantes, Miền Tây nước Pháp do TT Thích Nguyên Lộc trụ trì Chùa Vạn Hanh, 3 Rue Souvenir Français- 44800 Saint Herblain Điện thoại: +33 2 40 85 04 59 Di động : +33652447448
24/08/2023(Xem: 3735)
Chùa Quảng Đức, Toulouse, miền Tây-Nam nước Pháp; Pagode Quang Duc / Chùa Quảng Đức Trụ Trì: Hòa Thượng Thích Thông Trí Address: 43 Rte d'Aussonne, 31700 Cornebarrieu, Toulouse, France
19/12/2022(Xem: 2590)
Con kính dâng bài thơ mừng Khánh Tuế Chúc Ni Sư Pháp thể luôn khinh an Chốn bụi trần dẫu có nhiều gian nan Vẫn thẳng bước không hề màng khó nhọc Sống đạm bạc, thanh bần, thơm cội đức
03/12/2022(Xem: 2569)
Hình ảnh Chư tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ , Đại Đức Tăng Ni chứng minh tham dự Lễ Tiểu Tường của Sư Bà Thích Nữ Như Tuấn, Khai Sơn Chùa Phổ Hiền, Strasbourge, Pháp Quốc từ ngày 2 đến 4 tháng 12 năm 2022
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]