Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Tây Xây Chùa Ta

28/05/201700:08(Xem: 7402)
Người Tây Xây Chùa Ta


Le Khanh Thanh Chua Pho Hien_Phap Quoc (7)
Người Tây Xây Chùa Ta
(Tường thuật Lễ Phật Đản 2641 và Khánh Thành chùa Phổ Hiền Pháp quốc năm 2017)

Trần Thị Nhật Hưng


 

Lễ Khánh Thành.

Mặc dù nhóm chúng tôi chín người từ St. Gallen Thụy Sĩ đến Strasbourg Pháp quốc khởi hành từ 6 giờ sáng nhưng đến nơi sau hơn 3 tiếng rưỡi đồng hồ vẫn bị huốt mất để tôi không kịp thưởng thức màn múa lân vừa mới kết thúc chỉ còn nghe dư âm giới thiệu « múa theo kiểu Âu Châu ».

    Tôi thắc mắc không rõ múa theo kiểu Âu Châu là kiểu nào, bất chợt nhìn thấy bốn cô gái Pháp và hai cậu Tây trong quần áo múa lân, tôi mới vỡ lẽ và tiếc hùi hụi đã bỏ qua một màn rất độc đáo với con lân…cái và hai « Bà Địa » mà có lẽ từ thời cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi mới nghe thấy. Vì múa lân rất cần thể lực, xưa nay chỉ dành cho lân…đực thôi.

   Càng độc đáo hơn nữa, đoàn lân người Âu Châu múa để khai mạc chào mừng lễ Phật Đản và Khánh Thành chùa Phổ Hiền cho người Á Châu, Việt Nam chúng ta.

  Trời hôm đó thật mát mẻ, khô ráo, không nắng, không gió dư hưởng của đêm qua vừa có một trận mưa. « Khán đài » là mái hiên sân sau của ngôi chùa nhìn ra một khoảng sân cỏ rộng một phần của nhà chùa, phần lớn của nhà hàng xóm Pháp cho mượn còn làm thêm vài cái lều vải cho Phật tử sinh hoạt để « cúng dường » ngày lễ trọng đại của chúng ta. Đó chưa kể khoảng sân mé ngoài chùa dung chứa với số lượng xe không nhỏ làm bãi đậu.

   Sau vài lời chào mừng và vinh danh tinh thần cộng đồng các tôn giáo sống trong hòa bình an lạc theo như lời dạy của Đức Phật và cả chủ trương tuyệt vời của thành phố Strasbourg: hòa bình, từ bi và trí tuệ của Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác Đức quốc, đệ nhị chủ tịch GHPGVNTN Âu Châu là những lời tâm huyết của các đại diện chính quyền Pháp: ông Thị Trưởng Strasbourg, ông chủ tịch Hội Đồng thành phố, ông chủ tịch Hội Phật Giáo Pháp và đặc biệt nhất ông Kiến Trúc Sư người Pháp, ông theo đạo Thiên Chúa gốc…Tất cả đã hết lòng hỗ trợ về mọi phương diện vật chất lẫn tinh thần để thành lập nên ngôi chùa này. Do đó trong lời phát biểu, Hòa Thượng Phương Trượng  mong rằng trong tương lai, đạo Phật không riêng của người Á Châu mà còn là của người Âu Châu nữa. 

   Theo lời Hòa thượng Phương Trượng còn kể rằng, nguồn gốc sự hình thành  ngôi Tam Bảo tại đây là ước mơ trước tiên của  cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm Chủ Tịch Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu. Thuở sinh tiền, Ngài đã công cử Sư bà Thích Nữ Như Tuấn về Strasbourg và sau đó Sư cô Thích Nữ Như Quang, đệ tử Hòa Thượng Thích Như Điển tiếp nối con đường đã vạch.

   Nhưng một điều xin nhấn mạnh ở đây, ngoài sự hộ trì Tam Bảo của Phật tử khắp nơi, ngôi chùa sẽ khó thực hiện một dự án lớn lao quan trọng như vậy đối với thành phố Strasbourg nếu không thuận duyên được chính quyền sở tại hỗ trợ tích cực về mọi phương diện tinh thần lẫn vật chất. Miếng đất ngôi chùa ngự trị 1800 mét vuông là do chính quyền cấp, thêm sự đóng góp 800 mét vuông đất nữa của người hàng xóm Pháp với sự hoan hỉ trung thành các giá trị của thành phố trong đó có sự hòa hợp tất cả các tôn giáo biết tôn trọng lẫn nhau trong tinh thần rộng mở và từ bi, nhất là truyền thống tâm linh đó phù hợp và tôn trọng qui luật của cộng hòa Pháp đều rất được chính quyền hoan nghênh.

   Họ đã chung tay cùng người Việt chúng ta tạo dựng, biến miếng đất 20 năm về trước là bãi sửa xe, theo biến thiên từ luật vô thường để ngày nay trở thành ngôi chùa tuyệt vời là di sản văn hóa của thành phố trong kiến trúc độc đáo toàn bằng gỗ của thành phố Strasbourg, nơi có mười ngàn người Việt Nam cư ngụ và là nơi nổi tiếng về gỗ do công ty xây dựng nhà cửa bằng gỗ thực hiện, dưới sự nghiên cứu tinh vi phối hợp hài hòa giữa hai nền kiến trúc Âu, Á của kiến trúc sư người Pháp. Ông đã lặn lội về tận Hà Nội xem xét kỹ càng ngôi chùa một cột rồi xây dựng thêm phía sau sân chùa để « cúng dường » làm tăng giá trị cảnh quang của ngôi chùa.

  Ngôi chùa hoàn tất với số chi phí 2 triệu 300 ngàn Euro. Thế nhưng nhà chùa không vay ngân hàng đồng nào, chỉ còn nợ Phật tử 800 ngàn nữa thôi. (Món nợ này tôi nghĩ nên…xí xóa hoặc để…kiếp sau trả cũng không muộn, bởi vì người cho vay, kiếp này đang dư ăn, không thiếu thốn cơ mà!)

  Nhìn vào kiến trúc độc đáo « lai Pháp » nửa Tây, nửa Ta của ngôi chùa,  Hòa Thượng Như Điển đánh giá khang trang, đẹp nhất nhì Âu Châu (con lai xưa nay nhìn vẫn đẹp mà !), đúng là « Người Tây Xây Chùa Ta » để người « Ta » được ở nhà « Tây ». Đây là niềm vui lớn thật hi hữu cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Pháp.

    Lễ khai mạc cắt băng khánh thành được diễn ra sau đó trước sự hiện diện của khoảng 1000 Phật tử Việt lẫn quan khách Pháp trong niềm hân hoan của mọi người.

Lễ Chẩn tế.

    Buổi chiều có lễ chẩn tế.

    Mục đích của lễ chẩn tế cúng cho những oan hồn bị đày đọa nơi tam đồ: Địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh và những cô hồn, chư hương linh còn vất vưỡng chưa được siêu thoát.

    Buổi lễ kéo dài 5 tiếng đồng hồ do Thượng tọa Thích Hoằng Khai, Tổng Thư Ký GHPGVNTN Âu Châu, trong bộ pháp phục của Ngài Địa Tạng làm chủ sám đến từ Na Uy, cùng sự phụ lễ của một số Tăng.

   Vị chủ sám thường là những vị đạo hạnh cao có uy lực khắc phục được cô hồn mới có thể hướng dẫn họ qui về cửa Phật tìm con đường siêu thoát, nếu không, thật đáng sợ khi « họ » quậy phá.

   Nhạc chẩn tế hòa điệu từ tiếng trống, mõ, chuông, khánh, linh, nghe thật rộn ràng, rất hay. Lâu lâu còn pha một tiếng « cạch » đập bàn thật lớn để thức tĩnh những oan hồn đang lao nhao ồn ào hãy trở về nghe kinh. Tiếng kinh cầu ngân nga của quí Thầy, đặc biệt giọng Thầy Hoằng Khai và Thầy Thích Chúc Thành nghe sao rổn rảng, ngọt ngào âm hưởng giọng hò xứ Huế. Nếu ở ngoài đời, những giọng ngân của quí thầy phải xếp vào hàng trên cả danh ca. Bởi vì các danh ca tôi biết có ai hát nổi một lúc 5 tiếng đồng hồ đâu ?!

   Ôi, ngưỡng mộ quí thầy quá chừng chừng!

Lễ Khánh tuế.

   Buổi tối có lễ khánh tuế chúc thọ mừng Sư bà Như Tuấn, viện chủ chùa Phổ Hiền, đã 85 tuổi. Sư bà quê gốc Quảng Ngãi. Với giọng nói còn hơi hướng xứ « kẹo gương, mạch nha, đường phèn, đường phổi », trong lời phát biểu, Sư bà khiêm nhường tự nhận mình « quê mùa, bất tài, tính tình nóng nãy không làm nên cơm cháo gì » nên đã giao mọi việc cho Sư cô Thích Nữ Như Quang, đệ tử Hòa Thượng Như Điển, người mà Sư bà khen « khéo miệng » và mềm dẻo trong hành xử đã thu hút được sự cảm tình của Phật tử mới đóng góp tạo nên cơ ngơi này. Nhưng Sư bà đã quên rằng, Sư bà có tướng hảo, có đức độ. Chính yếu tố đó Sư bà mới có phúc phần như ngày nay. Hiểu được mình và biết được người cũng chính là tài năng vậy.

    Buổi lễ trong không khí thân mật ấm cúng với bao lời ca tiếng hát, lời chúc mừng và quà dâng tặng Sư bà để tỏ lòng quí mến, tri ân đem lại bao nụ cười vui tươi rộn rã vô cùng thân thiện đã được kết thúc lúc 23.30 trong niềm luyến tiếc của mọi người.

 Lễ Phật Đản.

   Buổi sáng hôm sau khi vừng hồng ló dạng, khắp sân chùa ngan ngát chan hòa rải đều một màu nắng vàng rực rỡ. Trên những hàng cây xanh, chim muông cất tiếng líu lo như chào đón một ngày mới thật đẹp. Đó cũng là lúc đông đảo Phật tử có tới khoảng 1200 người quần áo chỉnh tề tụ hội về chùa đón mừng đại lễ Phật Đản tưởng niệm ngày Đức Phật ra đời chuyển pháp luân cứu nhân độ thế.

   Nói đến Phật Đản, không riêng chùa Phổ Hiền mà khắp nơi nơi ngay cả Liên Hiệp quốc, mỗi năm cũng cử ra thành viên Phật giáo hầu hết tại Đông Nam Á Châu như Thái Lan, Việt Nam, Tích Lan…v.v…tổ chức ngày trọng đại này. Âu, Úc, Mỹ cũng tùy theo hoàn cảnh mỗi nước tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau không thống nhất một ngày riêng biệt nào cả, có khi kéo dài từ tháng 4 cho tới tháng 6 trở thành «mùa» Phật Đản .

   Kể tới năm nay 2017, Phật Đản sanh đã được 2641 năm. Nếu trừ đi 80 tuổi của Đức Phật, chỉ tính từ khi Ngài nhập diệt cho tới bây giờ thì 2561 năm gọi là Phật lịch.

    Tại chùa Phổ Hiền, với điều kiện ngôi chùa mới rộng rãi, khang trang rất thuận duyên để có ngày hội tưng bừng như thế. Đúng 10 giờ, Phật tử với Pháp phục áo tràng lam cùng vân tập về chánh điện cử hành đại lễ dưới sự chủ trì của Hòa Thượng Thích Như Điển cùng Chư tôn đức Tăng Ni. Lực lượng Gia Đình Phật Tử Phổ Hiền từ ngành Thanh, Thiếu và Oanh cũng góp phần tăng buổi lễ thêm long trọng trong vũ khúc dâng hoa « Phật là ánh Từ Quang » nhạc và lời của nhạc sĩ Phi Long chính là Đại Đức Thích Viên Giác đến từ Na Uy.

    Buổi lễ kết thúc bằng lễ Tắm Phật. Ngoài truyền thuyết khi Đức Phật ra đời có chín con rồng từ cung trời Phạm Thiên phun nước thơm xuống làm mưa tắm Phật, còn có ý nghĩa để Phật tử chúng ta khi cầm gáo tắm Phật là gột rửa thân tâm ta trở về tự tánh Phật, sám hối những lỗi lầm mới có thể tìm thấy an lạc đích thực cho tâm hồn.

    Buổi chiều lúc 14 giờ cùng ngày, sau một tiếng rưỡi thuyết giảng của Hòa Thượng Thích Như Điển, Ngài nhắc nhở và khuyến khích Phật tử nên tìm xem bộ phim vĩ đại dài 55 tập với tựa đề «Đức Phật» với chi phí hằng vài triệu đô la để thực hiện sự tích về cuộc đời Đức Phật.

   Qua bộ phim đó, khi hiểu thấu đáo nội dung, thì tín tâm về giáo lý và cách sống của Đức Phật càng tăng trưởng nhiều hơn. Kính mong Quí vị tìm xem, vì phim đã hay mà còn rất mát mắt nhờ tài tử quá đẹp và diễn thật tuyệt vời.

   Cuối bài, trước khi kết thúc, tôi không quên vinh danh đến một lực lượng tôi vốn dành nhiều cảm tình và ngưỡng mộ đó là Gia Đình Phật Tử (GĐPT). Một lực lượng trẻ có tâm huyết, hết lòng xả thân gánh vác công việc chùa làm tăng vẻ đẹp và tràn đầy sức sống khi có bóng dáng anh em lượn lờ trong sân chùa. Đã thế GĐPT còn là một tổ chức không chỉ duy trì và phát triển Phật giáo mà còn đào tạo lớp trẻ thành những Phật tử chân chính hữu ích cho gia đình xã hội.

   Trong tinh thần đó, qua nay trong hai buổi lễ Khánh Thành và Phật Đản được tổ chức tại chùa Phổ Hiền, anh em đã đóng góp rất nhiều không chỉ làm đẹp tăng sự long trọng cho buổi lễ mà còn đem niềm vui đến cho mọi người qua chương trình văn nghệ mừng Đản Sanh vào cuối chương trình với những màn vũ vô cùng đẹp mắt, đặc biệt anh Châu, một huynh trưởng GĐPT, MC điều khiển văn nghệ, tuy anh nói «bị bắt cóc bỏ dĩa», không chuẩn bị gì cả, thế nhưng anh tạo không khí hôm đó vô cùng sống động hào hứng đã đem đến cho khán giả một sự thoải mái thân thiện qua cách ăn nói linh động rất có duyên của anh.

  Một lần nữa xin nghiêng mình thán phục anh em GĐPT nói chung và anh em GĐPT chùa Phổ Hiền nói riêng.

 Thân chúc anh em mãi chân cứng đá mềm, Bồ Đề tâm kiên cố.Và cũng không quên gởi đến tất cả Quí vị Phật tử khắp nơi niềm an lạc trong mùa Phật Đản.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Trần Thị Nhật Hưng

   


Le Khanh Thanh Chua Pho Hien_Phap Quoc (4)Le Khanh Thanh Chua Pho Hien_Phap Quoc (5)Le Khanh Thanh Chua Pho Hien_Phap Quoc (6)Le Khanh Thanh Chua Pho Hien_Phap Quoc (8)Le Khanh Thanh Chua Pho Hien_Phap Quoc (9)Le Khanh Thanh Chua Pho Hien_Phap Quoc (10)

 lễ Khánh Thành và lễ Phật Đản chùa Phổ Hiền tại Straßburg (49)lễ Khánh Thành và lễ Phật Đản chùa Phổ Hiền tại Straßburg (50)lễ Khánh Thành và lễ Phật Đản chùa Phổ Hiền tại Straßburg (51)lễ Khánh Thành và lễ Phật Đản chùa Phổ Hiền tại Straßburg (52)lễ Khánh Thành và lễ Phật Đản chùa Phổ Hiền tại Straßburg (53)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/08/2016(Xem: 9077)
Lịch Sinh Hoạt 2016-2017 tại Chùa Vạn Hạnh, Pháp Quốc
30/05/2016(Xem: 7656)
Evry. Ngôi chùa lớn nhất Âu Châu vừa mới nhận được dấu ấn cuối cùng công nhận đúng tiêu chuẩn đánh dấu kết quả của hai thập kỷ dài trong công trường. Một ngày Lễ Hội kỷ niệm Phật Đản sanh
03/12/2015(Xem: 10613)
Nguyện vọng của Cố Hòa Thượng Ân Sư của chúng tôi, vị khai sáng ra 2 chùa Bagneux và Evry là muốn tạo dựng chùa Khánh Anh - Evry thành một nơi hoằng pháp rộng lớn chung cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hải ngoại, nhất là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu nói chung và tại Pháp cũng như chùa Khánh Anh nói riêng. Ngôi chùa được thành hình từ mọi công sức đóng góp, sự gia lực, hộ niệm của tất cả chư Tôn Đức Tăng Ni và phật tử khắp nơi với những đường nét đặc thù của một ngôi Phạm Vũ Phật Giáo A Đông. Nay ngôi phạm vũ Khánh Anh - Evry đã hoàn tất. Chư Tôn Trưởng Lão Cố Vấn Lãnh Đạo Tối Cao của chùa Khánh Anh quyết định đẩy mạnh mọi sinh hoạt ngoài chùa Khánh Anh Evry bằng cách thỉnh chư hương linh thờ tại chùa Bagneux ra Evry để thờ phượng cho rộng rãi hơn để từ từ khởi xướng mọi sinh hoạt ngoài ấy.
08/10/2015(Xem: 7782)
Trong năm, chúng ta có 3 ngày vía của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là 19/2, 19/6 và 19/9 âm lịch. Sắp tới đây, vào 2 ngày : thứ bảy 31/10/2015 (tức đúng ngày 19/9 năm Ất Mùi), và chủ nhật 1/11/2015 tại chùa Khánh Anh (Bagneux) sẽ thiết lập Đàn Tràng Quan Thế Âm cúng dường lên Thập Phương Thường Trú Tam Bảo nhân ngày Lễ Vía Kỷ Niệm Đức Bồ Tát Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm để hồi hướng đến khắp Pháp Giới Chúng Sanh, cầu nguyện phong điều vũ thuận, quốc thái dân an và nhất là hồi hướng công đức cúng dường lên Giác Linh Cố Ân Sư thượng Minh hạ Tâm. Xin thông báo và kính mời chư Phật Tử tùy nghi tham dự, thời khóa Đàn Tràng như dưới đây.
14/11/2014(Xem: 21614)
Ê kíp thợ Trung Quốc đã trở lại, bắt tay vào việc Sau kỳ nghỉ Tết và tránh thời tiết mùa Đông năm nay quá lạnh, phái đoàn thợ đã trở lại Pháp ngày 8/2/06, và có vẻ hồ hởi phấn khởi bắt tay vào việc ngay. Vật liệu kiến trúc cũng vừa mới đến 1 containeur. Tuy chưa đủ hết, nhưng cũng có thể bắt đầu lên nóc cho 2 ngôi tháp Quan Âm (phía trước) và Địa Tạng (phía sau). Vật liệu cũng được chở về kỳ này cho ngôi "Bảo Sát" tức là phần nóc chính giữa, hai bên là lầu chuông trống (phần này làm xong, thì mái Tiền điện {nằm ngang phía trên cao các lầu chuông trống, đối điện quốc lộ 7} mới có thể thực hiện). Ngoài ra một số cửa sổ "double vitrage" cũng được mua từ Trung Quốc đưa sang và đã lắp ráp vào một số phòng ở tầng trên cùng của dãy "nhà Tăng". Nếu xem được, sẽ đặt thêm, và đặt tất cả cửa sổ loại này cho dãy Tăng xá. Điều khó khăn cho mình là chưa đủ tài chánh để làm một lượt năm bảy thứ, cho nên phải tính toán kiểu "nhà nghèo": Cái gì cần thiết nhất thì chạy lo trước.
07/11/2014(Xem: 31956)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
29/10/2014(Xem: 12341)
Nếu có ai đó đi về miền Tây của nước Pháp thì sẽ gặp một ngôi chùa Việt, mang tên của Vạn Hạnh Thiền Sư, là một vị Quốc Sư của triều nhà Lý (1010-1225), đang tọa lạc tại số 3, rue du Souvenir Francais, 44800 Saint Herblain, thì đó chính là trụ sở sinh hoạt tâm linh của người Việt cũng như người Pháp, do Thượng Tọa Thích Nguyên Lộc Trù Trì và làm lãnh đạo tinh thần.
17/09/2014(Xem: 10218)
Lễ rót đồng đúc Đại Hồng Chung Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc
24/06/2013(Xem: 1937)
Tỳ Kheo Thích Viên Mãn, 29-31 Rue Condorcet, 10000 Troyes, Tel: 03 2576 1935
24/06/2013(Xem: 2074)
133 Rue Daubenton, 59110 Roubaix, Tel: 03 2026 3424
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]