Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Huyền Không (Huế), ngôi Chùa đẹp bên dòng sông Bạch Yến

19/09/202016:54(Xem: 6049)
Chùa Huyền Không (Huế), ngôi Chùa đẹp bên dòng sông Bạch Yến

chua huyen khong-hue (1)
CHÙA HUYỀN KHÔNG, HUẾ

NGÔI CHÙA ĐẸP BÊN DÒNG SÔNG BẠCH YẾN.

Bài viết của Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường
Do Phật tử Quảng Hương diễn đọc
từ Trang Nhà Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu


 

 

            Chùa Huyền Không còn gọi là chùa Huyền Không 1, chùa Huyền Không Sơn Trung để phân biệt với chùa Huyền Không 2, chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế. Chùa tọa lạc ở thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, thành phố Huế (cách chùa Thiên Mụ  3 km về phía tây) với diện tích khoảng 6.000 m2. Chùa thuộc Hệ phái Phật giáo Nam Tông (Kinh).

            Chùa Huyền Không được Sư Viên Minh, Sư Tịnh Pháp, Sư Trí Thâm và Sư Tấn Cănxây dựng vào năm 1973 tại Lăng Cô, bên chân đèo Hải Vân, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngôi chùa bấy giờ nhỏ, dựng bằng tre nứa.

Đến năm 1978, nhân có hai Phật tử Nguyễn Thị Lự và Nguyễn Xuân Huê,đại diện nhánh họ gia tộc Nguyễn Đăng phụng cúng toàn bộ đất đai, nhà cửa ở thôn Nham Biều, Sư Giới Đức đã cho chuyển chùa Huyền Không về địa điểm hiện tại để tịnh cư tu tập.

Vàotháng 6 năm 1993, nhờ sự hỗ trợ củaĐại sư Pháp Nhẫn, Đại sư Viên Minh, Sư cô Trí Hạnh, Phật tử Thái Thị Tịnh cùng thập phương thiện nam tín nữ Phật tử, ngôi chánh điện đã được xây dựng quy mô. Lễ Kiết giới Simà và Lạc thành ngôi Phật điện được chùa tổ chức trọng thể vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 3 năm 1995.

Ngôi chánh điện có diện tích 12m x 24m, cao khoảng 9m, mái lợp ngói măng âm dương, họa tiết trang trí đơn giản mà cổ kính. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, thờ tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên tòa sen, vẻ mặt thanh thoát và từ ái. Tay phải đức Phật đưa lên, tay trái đặt trên lòng bàn chân - với tư thế này, chùa cho biết đức Phật như đang đàm đạo cùng các đệ tử. Bảo tượng cao 1,54m, tòa sen cao 1,5m. Một bảo lan bằng bê tông giả gỗ ngăn cách phần thờ phụng và phần lễ bái của Phật tử tạo nên không gian trang nghiêm của Phật điện.

Tiếp theo, đến tháng 7 năm 1999, chùa trùng kiến Yên Hà các bằng vật liệu kiên cố. Công trình được hoàn thành vào đầu năm 2001.

Đến tháng 12 năm 2003, chùa xây tăng xá trường Trung cấp Phật học Nam Tông và gác chuông. Trường Trung cấp Phật học Nam Tông hoạt động vào ngày 06 tháng 7 năm 2004 nhằm đáp ứng nhu cầu học Phật của Tăng chúng Phật giáo Nam Tông (Kinh) tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đặc biệt, chùa có Bảo tháp Đại Giác được xây dựng mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp Mahà Bodhi Gàya(Bồ Đề Đạo Tràng) ở Ấn Độ nhưng kích cỡ nhỏ hơn. Bảo tháp có chiều cao 37m, 4 tháp phụ chung quanh, mỗi tháp cao 24m; chiều dài cạnh đáy ngang là 15,4m, cạnh đáu dọc là 9,4m. Tháp được xây bằng gạch đất sét nung với hệ dầm, cột bê tông làm khung chịu lực.5 chóp tháp có màu vàng, thân tháp màu trắng chạm trỗ nhiều hoa văn của xứ Ấn.Ngôi tháp chính có 6 tầng, 2 tầng cao nhất tôn trí xá lợi đức Phật, xá lợi chư Thánh Tăng và tượng Phật; 2 tầng giữa làm nơi tàng trữ Tam tạng Pali bằng văn tự các nước; 2 tầng dưới làm Thiền phòng, phòng trưng bày quà lưu niệm và phòng Khánh tiết.Lễ khánh thành Bảo tháp được tổ chức long trọng trang nghiêmvào ngày 14 tháng 6 năm 2015 sau 7 năm xây dựng với kinh phí khoảng 9 tỷ đồng Việt Nam.

Vào viếng chùa, Phật tử và du khách phải qua cầu Bạch Yến. Chiếc cầu này, chùa Huyền Không xin tài trợ của Hiệp hội Schmitz (Tây Đức) xây dựng. Qua cầu, rẽ trái khoảng 100m là đến chùa. Cổng chùa cao lớn với 9 lớp mái, đắp nổi tên: CHÙA HUYỀN KHÔNG.

Bên phải sân Phật điện là khu vườn cảnh Thanh Tâm viên với nhiều gốc dương liễu, nhiều gốc hoa sứ, cội thiên tuế cả trăm năm. Bên hông phải Phật điện là Yên Hà các. Tầng trệt là phòng khách và phòng trụ trì, tầng trên là phòng khách Tăng lưu trú. Nối tiếp Yên Hà các là khu vườn cảnh Hứa Nhất Thiên, nơi trưng bày các chậu bonsai. Cạnh đó là giàn phong lan với hơn 500 giỏ lan nhiều chủng loại. Bên trái Phật điện là nhà khách, tăng xá, lớp học …

Chùa Huyền Không đã trải qua các đời trụ trì: Thượng tọa Viên Minh (1973-1975), Thượng tọa Giới Đức (1975-1989), Thượng tọa Pháp Tông (1989 đến nay).Hòa thượngtrụ trì Pháp Tông hiện nay là vị Sư Phật giáo Nam Tông Việt Nam đầu tiên được Quốc vương Thái Lan sắc phong tước vị cao quý Chao Khun.

Ngày 03 tháng 11 năm 2017, tại chùa Huyền Không, ông Manopchai Vongphakdi - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thái Lan tại Việt Nam đã cung tuyên sắc chỉ cúng dường tước vị Chao Khun, đạo hiệu là Sudhammavamsa của cố Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej dành cho Hòa thượng Pháp Tông. Chao Khun là tước vị tinh thần cao quý thể hiện danh dự, bổn phận, sự tín nghiệm của Quốc vương trong các triều đại Hoàng gia Thái Lan, bậc hộ trì chánh pháp.

Với 500 giỏ phong lan luôn xanh mát và khoe sắc bên nhiều tiểu cảnh ở Thanh Tâm viên, Hứa Nhất Thiên viên được các Sư chăm sóc kỹ lưỡng, đãtạo một không gian xanh mát tuyệt vời của ngôi phạm vũ y vàng rực rỡ trên đất Huế cố đô.

 

Võ Văn Tường

 

chua huyen khong-hue (5)

VĂN BIA CHÙA HUYỀN KHÔNG

 

Tháng 12 năm 1978 chùa Huyền Không tại Lăng Cô, Phú Lộc được di dời về thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà. Phật tử Nguyễn Thị Lự và em trai là Phật tử Nguyễn Xuân Huê, đại diện nhánh họ gia tộc Nguyễn Đăng đã thành tâm phụng cúng toàn bộ đất đai, nhà cửa tại đây để chư Tăng có nơi tịnh cư tu tập. Ngôi nhà rường ba gian hai chái được chư Tăng tạm dùng làm nơi thờ Phật và cư trú trong suốt những năm 1978-1993. Nhờ hồng ân Tam Bảo và chư thiên gia hộ, nhờ sự quan tâm và hỗ trợ hết lòng của thập phương Tăng Ni Phật tử, nhất là Đại sư Pháp Nhẫn, Đại sư Viên Minh, Sư cô Trí Hạnh, Phật tử Thái Thị Tịnhnên vào tháng 6 năm 1993, ngôi Phật điện được khởi công xây dựng. Ròng rã gần hai năm, việc kiến tạo mới hoàn tất. Trung tuần tháng 2 năm Ất Hợi (tháng 3 năm 1995), Lễ Kiết giới Simà và Lạc thành Phật điện được tổ chức trọng thể suốt ba ngày: 14, 15, 16/02/ÂL.

            Yên Hà các tọa lạc bên hữu của Phật điện vốn được làm bằng tre nứa, vật liệu đơn sơ nên sau 15 năm tồn tại đã hư hỏng rất nhiều; vì vậy vào tháng 7 năm 1999, nhờ sự tài trợ của Đại sư Pháp Nhẫn, Sư cô Trí Hạnh, bà Thái Thị Tịnh và các Phật tử gần xa nên đã được trùng kiến bằng vật liệu kiên cố. Việc xây dựng công trình này bị kéo dài do ảnh hưởng của cơn lũ khốc liệt cuối năm 1999; vì vậy tới đầu năm 2001 mới hoàn thành.

            Do nhu cầu học Phật của Tăng chúng tại Thừa Thiên Huế ngày càng cao, Tăng xá trường Trung cấp Phật học Nam Tông được tiến hành kiến thiết vào đầu tháng 12 năm 2003. Công trình này cùng với gác chuông có được là nhờ sự hộ trì của đức Luống Pho Xột, đức Somdej Rajamangalàcariya, đức Tăng trưởng Khantipàla, Luống Pho Sumana và tâm đạo chí thành của lão ni Thích Nữ Từ Nhẫn cùng thập phương tứ chúng đệ tử Phật.

            Tăng chúng chùa Huyền Không đời đời ghi nhớ công ơn của chư Tôn đức Tăng già và Phật tử.

            Nguyện nỗ lực tu học và hoằng dương Phật pháp ngày càng sâu rộng để xứng đáng với trọng ân của tứ chúng đàn Việt.

 

 Ngày cử hành Lễ ra mắt trường TCPH Nam Tông

PL. 2548 19 tháng 5 Giáp Thân – 06/7/2004

Tỳ kheo Giới Đức
Tỳ kheo Pháp Tông
Tỳ kheo Tuệ Tâm
Cẩn lập

 

 

Tài liệu tham khảo:

 

  1. Văn bia chùa Huyền Không
  2. Website:

01. Motthegioi.vn. Nhà sư Việt đầu tiên được Quốc vương Thái Lan sắc phong tước vịcao quý.

02. Phatgiaohue.vn. TT Huế: Lễ khánh thành Bảo tháp Đại Giác chùa Huyền Không.

  1. Facebook.com/chuahuyenkhong.
 
Chú thích ảnh:
 
chua huyen khong-hue (1)
Ảnh 01. Toàn cảnh chùa Huyền Không


chua huyen khong-hue (2)
Ảnh 02. Cổng chùa

chua huyen khong-hue (3)
Ảnh 03. Chánh điện

chua huyen khong-hue (4)
Ảnh 04. Điện Phật

chua huyen khong-hue (5)
Ảnh 05. Bảo tháp Đại Giác

chua huyen khong-hue (6)
Ảnh 06. Bia ghi lịch sử chùa

chua huyen khong-hue (1)
Ảnh 07. Cổng chùa (cũ)

chua huyen khong-hue (7)
Ảnh 08. Ngôi chánh điện (cũ)

chua huyen khong-hue (8)
Ảnh 09. Biển chữ Hán: “Trang Nghiêm Phạm Vũ”

chua huyen khong-hue (9)
Ảnh 10. Điện Phật (cũ)

chua huyen khong-hue (10)
Ảnh 11. Vườn cây cảnh
 

Website: chuaviettoancau.com
Facebook: Chùa Việt toàn cầu
 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2013(Xem: 2599)
Thôn Dương Xuân Thượng II, Xã Thủy Xuân, TP. Huế, T. Thừa Thiên Huế, ÐT: (54) 836 081
20/06/2013(Xem: 4229)
Thôn Dương Xuân Hạ II, Xã Thủy Xuân, TP. Huế, T. Thừa Thiên Huế
20/06/2013(Xem: 2670)
Xã Vinh Hiền, H. Phú Lộc, T. Thừa Thiên Huế
20/06/2013(Xem: 2935)
TT. Thích Chơn Tế, Thôn Dương Xuân Hạ II, Xã Thủy Xuân, TP. Huế, T. Thừa Thiên Huế, ÐT: (54) 524 364
20/06/2013(Xem: 5302)
Ðường Phan Bội Châu, TP. Huế, T. Thừa Thiên Huế
20/06/2013(Xem: 4805)
Ðường Ðiện Biên Phủ, TP. Huế, T. Thừa Thiên Huế
20/06/2013(Xem: 3132)
TT. Thích Huệ Phước, Xã Thủy Xuân, TP. Huế, T. Thừa Thiên Huế, ÐT: (54) 525 398
20/06/2013(Xem: 2771)
TT. Thích Thanh Liêm, Xã Thủy An, Ngự Bình, TP. Huế, T. Thừa Thiên Huế
20/06/2013(Xem: 2757)
TT. Thích Chí Mẫn, Thôn Thượng II, X. Thủy Xuân, TP. Huế, T. Thừa Thiên Huế, ÐT: (54) 826 989
20/06/2013(Xem: 2634)
Tỳ Kheo Thích Hải Ấn, P. Trường An, TP. Huế, T. Thừa Thiên Huế, ÐT: (54) 822 180
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]