Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổ Đình Báo Quốc (Huế), một trung tâm đào tạo tăng tài của PGVN

07/09/202011:07(Xem: 8568)
Tổ Đình Báo Quốc (Huế), một trung tâm đào tạo tăng tài của PGVN
Tổ đình Báo Quốc, Huế (1)


TỔ ĐÌNH BÁO QUỐC, HUẾ -
MỘT TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TĂNG TÀI
CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM.

Bài viết của Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường
Do Phật tử Quảng Hương diễn đọc
từ Trang Nhà Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu









 

Chùa tọa lạc trên đồi Hàm Long (trên đất làng Thụy Lôi xưa, gần xóm Lịch Đợi), đường Báo Quốc, phường Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong (du tăng người Quảng Đông, Trung Quốc) dựng vào cuối thế kỷ 17, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần, nơi ngài Liễu Quán đến học đạo và ở lại trong 11 năm. Tổ Giác Phong viên tịch năm 1714.

Đến năm 1747, Hiếu Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho trùng tu chùa và ban cho chùa tấm biển chữ Hán “Sắc Tứ Báo Quốc Tự”, bên trái có ghi hàng chữ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề, bên phải có dòng lạc khoản Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật. Ngoài ra còn có dấu chạm khắc hình bốn cái ấn, một cái triện tròn khắc chữ Quốc Chúa Nam Hà. Trụ trì chùa thời gian này là Thiền sư Tế Nhơn, một trong những cao đệ đắc pháp của Tổ Liễu Quán. Kế thế trụ trì là các ngài Tế Ân, Trí Hải, Đại Trí …

Năm 1776, chùa bị hư hỏng nặng, rơi vào cảnh hoang phế. Cho đến năm 1808, hoàng hậu Hiếu Khương cho tái thiết ngôi chùa, xây tam quan, chú tạo nhiều tượng Phật, đúc bảo khánh, đại hồng chung … Đại hồng chung cao 3 thước 5 tấc, đường kính miệng chuông là 2 thước 5 phân xưa, nặng 836 cân; thân chuông có khắc tên hoàng hậu là người đứng ra chú tạo chuông, ben trên khắc chữ triện tên bốn mùa. Vua Gia Long chỉ dụ đổi tên chùa là Thiên Thọ Tự. Thiền sư Đạo Minh - Phổ Tịnh từ chùa Thiền Tôn được cử làm trụ trì trong thời gian này. Ngoài việc tái thiết ngôi chùa, hoàng hậu Hiếu Khương đã xin 30 mẫu ruộng nước và 10 mẫu đất khô tặng cho chùa làm tự điền; và bà can thiếp lấy lại 22 mẫu đất bị dân chúng chiếm đoạt dưới thời Tây Sơn để trả lại cho chùa.

Năm 1824, vua Minh Mạng ngự thăm chùa và sắc lấy tên “Báo Quốc Tự”, vì chữ Thiên Thọ để chỉ núi và lăng vua Gia Long là Thiên Thọ Sơn và Thiên Thọ Lăng. Nhà vua đã tổ chức đại giới đàn tại chùa nhân lễ tứ tuần khánh thọ vào năm 1830. Trong dịp này, nhà vua đã cho tổ chức sát hạch để cấp giới đao và độ điệp cho các nhà sư trong cả nước tinh nghiêm về giới luật.

Đến năm 1858, do chùa bị hư hỏng nhiều, vua Tự Đức và hoàng thái hậu Từ Dũ đã ban tiền trùng tu ngôi chánh điện và các công trình khác. Đời Tự Đức và đời Thành Thái, nhiều buổi lễ lớn được tổ chức ở chùa. Vị Tăng cang được tôn kính thời bấy giờ là Hòa thượng Diệu Giác. Năm 1894, ngài mở Đại giới đàn ở chùa Báo Quốc; năm 1895, ngài viên tịch, thọ 91 tuổi. Kế tục là các Hòa thượng Tâm Quảng, Tâm Truyền và Tâm Khoang làm Tăng cang chùa Báo Quốc.

Trong phong trào chấn hưng Phật giáo, vào những năm 1930, chùa đã có nhiều đóng góp về mặt đào tạo tăng tài  cho Phật giáo. Năm 1935, Trường sơ đẳng Phật học được mở tại chùa. Đến năm 1940, Trường cao đẳng Phật học cũng lại được mở tại đây. Chùa trở thành một trung tâm đào tạo Tăng Ni cho đến ngày nay.

Theo Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế: “Năm 1948, An Nam Phật Học Hội dời Sơn môn Phật học đường từ chùa Linh Quang về chùa Báo Quốc do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, sau này trở thành Tăng Thống Giáo hội, làm Giám đốc. Chùa Báo Quốc đã trở thành một trung tâm đào tạo tăng tài. Người tiếp nối sự nghiệp giáo dục tăng ni và làm trụ trì chùa Báo Quốc là Hòa thượng Thích Trí Thủ. Hòa thượng cũng là người lập ra trường Bồ Đề ở thành nội năm 1952 mà về sau phát triển thành một hệ thống trường Bồ Đề khắp các tỉnh miền Trung và miền Nam trước năm 1975. Ngày nay chùa Báo Quốc là nơi đặt trường trung cấp Phật học Huế. Chùa còn giữ được Hàm Long Sơn Chí, một tác phẩm của Điềm Tịnh cư sĩ bằng chữ Hán ghi lại lịch sử phát triển của Phật giáo Thuận Hóa”.

Năm 1957, Giáo hội Tăng già Thừa Thiên và Ban Quản trị chùa đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Hòa thượng Thích Trí Thủ, vừa là Giám đốc Phật học đường, vừa là trụ trì chùa, đã có những đóng góp to lớn cho Phật giáo Việt Nam nói chung và cho việc tái thiết ngôi tổ đình trang nghiêm với nét kiến trúc cổ kính nói riêng.

Ngày 06/4/2016 (ngày 29/02 năm Bính Thân), Đại giới đàn Giác Phong do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức đã trang nghiêm khai mạc tại chùa Báo Quốc.Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang được cung thỉnh chứng minh giới đàn, Hòa thượng Thích Đức Phương được cung thỉnh vào ngôi Hòa thượng Đường đầu. Có 566 giới tử xuất gia đăng ký thọ giới. Sau kỳ khảo thí, có 461 giới tử trúng tuyển (89 Tỳ kheo, 47 Tỳ kheo ni, 96 Thức xoa ma na ni, 133 Sa di và 96 Sa di ni).

Trụ trì chùa ngày nay là Hòa thượng Thích Đức Thanh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đến chùa, công trình mỹ thuật đồ sộ đầu tiên là cổng tam quan. Cổng được Hoàng hậu Hiếu Khương cho xây vào năm 1808 và trùng tu vào năm 1873. Mặt trước cổng khắc tên chùa bằng chữ Hán: Sắc tứ Báo Quốc Tự; mặt sau lại khắc: Hàm Long Thiên Thọ Tự. Qua cổng tam quan, qua sân rộng, phía trái là vườn tháp mộ của những vị Tăng cang hoặc trụ trì chùa như: Tổ Giác Phong, Tổ Phổ Tịnh, Tổ Viên Giác, Tổ Diệu Giác …

Chùa được xây dựng kiểu chữ “khẩu” trong khuôn viên rộng khoảng 2 hecta. Nhiều ngôi tổ đình ở Huế xây theo kiểu này: mặt trước là ngôi chánh điện, phía sau ngôi chánh điện hai bên có hai dãy nhà là nhà khách và tăng xá, sau cùng là nhà hậu. Các dãy nhà khép kín thành hình vuông trông giống chữ “khẩu” trong chữ Hán. Không gian ở giữa là vườn cây cảnh. Kiểu kiến trúc này đã tạo ra một không gian yên tĩnh, thoáng mát, có được ánh sáng lẫn hương vị hoa trái đến các dãy nhà.

Ngôi chánh điện xây trùng lương trùng thiềm, là kiểu kiến trúc truyền thống của Việt Nam, xây nhà kép hai mái trên một nền; nóc chùa có hai rồng chầu vào một mặt rồng đội pháp luân ở giữa có chữ “vạn”. Tiền đường có 4 trụ đắp rồng nổi, ở thành bậc tam cấp cũng có đôi rồng, vách tường hai bên trang trí hoa văn bằng mảnh sành rất đẹp.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Các tượng thờ đều đặt trong khung kính. Án giữa thờ tượng Phật Tam Thế, đức Phật Thích Ca và hai tôn giả Ca Diếp, A Nan. Án hai bên thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng.

Trang huefestival.com, bài Chùa Báo Quốc cho biết: “Từ năm 1959, trong khuôn viên của chùa, trường tiểu học Hàm Long được thành lập do thầy Thiên Ân làm hiệu trưởng. Đến năm học 1961-1962, trưởng mở thêm bậc trung học do thầy Thân Trọng Hy làm hiệu trưởng. Kế tiếp hiệu trưởng là các thầy: Trương Như Thung, Thích Phước Hải, Thích Thiện Hạnh, Thích Đức Thanh, Thích Hải Ấn. Ban đầu trường có tên là Trường trung tiểu học tư thục Hàm Long, sau đổi tên là Trường Bồ Đề Hàm Long, hoạt động đến năm 1975”.

Dưới chân đồi có giếng Hàm Long nổi tiếng. Ở đây có tấm bia dựng năm Ất Dậu (2005) ghi chữ quốc ngữ: “ Giếng Hàm Long có tên chữ Hán là Hàm Long Tĩnh. Theo bộ Hàm Long Sơn Chí: “Giếng xuất hiện cùng thời với việc khai sơn chùa Báo Quốc khoảng năm 1674”. Đáy giếng có đá như hàm rồng, nước trong đá tuôn ra mát lạnh có vị ngọt nên ngạn ngữ có câu: “Giếng Hàm Long trong lại ngọt; Anh thương em rày có Bụt chứng tri”. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí: “Buổi đầu khai quốc, các quan lại triều đình thường lấy nước giếng này để Vua dùng nên lại có tên là Giếng Cấm”.

Chùa là ngôi tổ đình danh tiếng ở Huế xưa nay.

 

Võ Văn Tường

 

Tài liệu tham khảo:

01. Sách. Hà Xuân Liêm, 2000, Những ngôi chùa Huế, trang 65-73, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

02. Website: Thuathienhue.gov.vn. Chùa Báo Quốc.

Huefestival.com. Chùa Báo Quốc.

 

Tổ đình Báo Quốc, Huế (1)Tổ đình Báo Quốc, Huế (2)
Ảnh 01-02. Toàn cảnh chùa

Tổ đình Báo Quốc, Huế (3)Tổ đình Báo Quốc, Huế (4)
Ảnh 03-04. Cổng tam quan (mặt trước và mặt sau)

Tổ đình Báo Quốc, Huế (5)Tổ đình Báo Quốc, Huế (6)
Ảnh 05-06. Ngôi chánh điện

Tổ đình Báo Quốc, Huế (7)
Ảnh 07. Tiền đường

Tổ đình Báo Quốc, Huế (8)Tổ đình Báo Quốc, Huế (9)Tổ đình Báo Quốc, Huế (10)Tổ đình Báo Quốc, Huế (11)
Ảnh 08-11. Điện Phật

Tổ đình Báo Quốc, Huế (12)
Ảnh 12. Bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm

Tổ đình Báo Quốc, Huế (13)
Ảnh 13. Bàn thờ Bồ tát Địa Tạng

Tổ đình Báo Quốc, Huế (14)
Ảnh 14. Bàn thờ Tổ

Tổ đình Báo Quốc, Huế (15)
Ảnh 15. Chân dung một số Hòa thượng (ảnh tư liệu)

Tổ đình Báo Quốc, Huế (16)
Ảnh 16. Đại hồng chung

Tổ đình Báo Quốc, Huế (17)
Ảnh 17. Trống

Tổ đình Báo Quốc, Huế (18)
Ảnh 18. Trai đường

Tổ đình Báo Quốc, Huế (19)
Ảnh 19. Vườn cây cảnh sau ngôi chánh điện

Tổ đình Báo Quốc, Huế (20)
Ảnh 20. Tháp Tổ

Tổ đình Báo Quốc, Huế (21)Tổ đình Báo Quốc, Huế (22)
Ảnh 21-22. Trường trung cấp Phật học

Tổ đình Báo Quốc, Huế (23)Tổ đình Báo Quốc, Huế (24)
Ảnh 23-24. Giếng Hàm Long
 

 

 


***

Tu Viện Quảng Đức Youtube Channel


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2024(Xem: 2079)
Lâu lắm rồi trong lòng người viết lại có dịp trỗi dậy sự mến tin về một vị tăng trẻ, đã dành thời gian quan trọng nhất của tuổi thanh xuân và lòng nhiệt huyết cho tâm nguyện của mình, tự nguyện dấn thân vào nơi gian khó để hỗ trợ những người con Phật nghèo khó nơi vùng xa hẻo lánh, tìm cầu Phật đạo. Thưa trước vài điều như vậy vì trong một thời gian dài , niềm tin đó dành cho thế hệ Tăng Ni trẻ của cá nhân người viết có nhiều giảm sút theo hệ toán trừ, ngày một đi xuống, dù rằng hy vọng đó chỉ là nhận định chủ quan, khiếm diện khi không khỏa lấp được góc nhìn với nhiều cơn lốc thổi qua mạnh mẻ từ nhiều thập nên qua.
17/10/2023(Xem: 2155)
Chùa Phật giáo huyện Phong Điền (Phước Lâm tự) tọa lạc tại km 26, quốc lộ 1A, thôn Đông Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Chùa được chư vị Hòa thượng Thích Tâm Thọ, Thích Lưu Hòa, Thích Tánh Tịnh khai sơn vào tháng 6 năm 2015 trên diện tích 1 hecta. Được sự trợ duyên của chư Tôn đức Tăng Ni, sự phát tâm hộ trì của Phật tử Như Ngọc cùng nhiều thiện nam tín nữ Phật tử gần xa, Thượng tọa Thích Ngộ Tùng, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Phong Điền, trụ trì chùa đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng vào ngày 26 tháng 7 năm 2015.
05/10/2023(Xem: 2493)
“Chuông chùa vang vọng trong đêm vắng Thức tỉnh tâm ai còn não phiền”. Đã từ rất lâu, tiếng chuông chùa luôn gắn bó với người dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Những ngôi chùa gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế trọn vẹn, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm về với những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa Huế.
31/07/2023(Xem: 2580)
Huế không chỉ nổi tiếng với non nước hữu tình, những danh lam thắng cảnh ngàn xưa mà đây cũng là cái nôi của Phật giáo. Đến với Huế là đến với vùng đất của những ngôi chùa cổ kính. Mỗi ngôi chùa lại mang nét đẹp kiến trúc và văn hóa – lịch sử khác nhau. Ngay bây
06/01/2023(Xem: 2653)
Chùa Vạn Phước Di Đà tọa lạc trên đỉnh núi Bình An, đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa quay mặt hướng Tây Nam. Chùa nguyên là am Phổ Phúc do Thiền sư Hải Nhận hiệu Lương Tri dựng để tĩnh tu vào năm 1845. Được sự trợ duyên của Thượng thư Nguyễn Đình Hòe, vào năm 1847, thảo am trở thành chùa Phổ Phúc do Thiền sư Hải Mẫn hiệu Quang Đức trú trì; cụ Nguyễn Đình Hòe, pháp danh Trừng Phước làm Hội chủ. Trong thời gian này, chùa đã cung chú tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, thủ ấn Cam lồ. Tượng cao 1,10m, tòa sen cao 0,75m. Tượng được tạo tác bằng nan tre, sơn son thếp vàng, là pho tượng Phật cổ và quý của Phật giáo cố đô Huế.
20/12/2022(Xem: 2739)
Trong các đề tài về Di sản Hán Nôm văn bia chùa Huế hiện đã có công trình “Tuyển dịch văn bia chùa Huế” của nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu được Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển Thừa Thiên Huế ấn hành (NC&PT, số 49,50, 2005), gồm 45 bài văn bia thuộc 22 ngôi cổ tự xứ Thuận Hóa. Một công trình khác là “Văn bia và văn chuông Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh giới thiệu thêm 8 bài văn bia chùa làng. Phải nói rằng, đây là những công trình mang tính chất giới thiệu, dịch thuật văn bản học, giúp cho độc giả hiểu thêm về các giá trị di sản văn hóa và lịch sử hình thành các ngôi chùa cổ tại Huế thể hiện trên hệ thống văn bia chữ Hán-Nôm, như: chùa Từ Hiếu, Thiên Mụ, Ba La Mật, Linh Quang, Diệu Đế, Tường Vân, Thuyền Tôn, Trúc Lâm, Thánh Duyên…
10/12/2022(Xem: 16261)
Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi.
20/03/2022(Xem: 3814)
Nói đến chùa ở Huế thì không một người dân nào của đất cố đô lại không biết đến chùa Từ Hiếu, ngôi cổ tự sắc phong hùng vĩ tọa lạc tại núi Dương Xuân, xã Thủy Xuân, cách thành phố Huế 5km về phía tây nam với cảnh quan sơn thủy hữu tình giữa một không gian đầy an lạc và tĩnh lặng. Chùa quay mặt ra hướng đông nam lấy núi Ngự Bình làm tiền án và được thiết kế theo lối kiến trúc cổ lâu, mái cong nắp đắp hình rồng nổi.
20/03/2022(Xem: 3862)
Đất nước Việt Nam trải dài trên ba miền với hình cong chữ S thanh mảnh mà đoạn giữa như vòng eo con gái tuổi tròn trăng, trên địa hình thon hẹp đó có một nơi chốn được mang tên: Huế. Khi nói đến địa danh trên chúng ta thấy hiện ra trước mắt mình hai biểu tượng đẹp của xứ sở này là: Sông Hương và Núi Ngự. Hai cái tên ấy đã là một trong những điều kiện để cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
04/04/2021(Xem: 4668)
Chùa Trúc Lâm Trúc Lâm chùa ở chốn thần kinh. Phong cảnh nhìn xem thật hữu tình. Trước mặt bờ khe ùn cát trắng. Sau lưng, chòm núi lợp cây xanh. Gió Từ quét sạch rừng phiền não. Mưa Pháp trôi đùa áng lợi danh. Y bát mai sau truyền gốc đạo. Tre già măng mọc ngắm càng xinh. Đoàn Lục Quán
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]