Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu Chùa Từ Đàm

20/03/201411:26(Xem: 11310)
Giới thiệu Chùa Từ Đàm

chua tu dam 4

Cách nay hơn 300 năm, trong khoảng từ năm 1683 đến 1693, một vị Thiền sư từ Trung Hoa đến đất Thuận Hóa, tại núi Hoàng Long mà hiện nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế; dựng thảo am để tu hành và hoằng đạo, đó chính là ngài Minh Hoằng Tử Dung, tổ sư khai sơn và chùa được gọi là Ấn Tôn tự.

Đến đầu thế kỷ thứ 18, một vị thiền sư từ Phú Yên ra Thuận Hoá tìm thầy học đạo. Ban đầu vị Thiền sư ấy đến học với Giác Phong Lão Tổ ở thảo am Báo Quốc, sau khoảng hơn 10 năm, vào năm 1695 Ngài đến chùa Thiền Lâm thọ Sa-di với Thạch Liêm Hòa Thượng, hai năm sau, 1697 Ngài thọ Cụ túc giới với Từ Lâm Lão Tổ tại chùa Từ Lâm. Năm 1699 Ngài đến cầu học với Tổ Minh Hoằng Tử Dung ở Ấn Tôn. Năm Nhâm Ngọ (1702) Tổ trao công án cho Ngài: “Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ” và mười năm sau, vị Thiền sư trình kệ “Dục Phật” được Tổ Ấn chứng truyền tâm ấn. Từ đó, vị Thiền sư người Việt đắc đạo với phái thiền Lâm Tế, và được kế truyền theo pháp kệ của tổ Minh Hoằng Tử Dung, pháp danh là Thiệt Diệu hiệu Liễu Quán. Sau đó, Tổ Liểu Quán đã khai sơn Tổ đình Thiền Tôn và biệt xuất một dòng kệ 48 chữ: “thiệt tế đại đạo, ...” lưu truyền tông phong rạng rỡ trên đất Huế mãi cho tới ngày nay.

Năm 1703, thảo am đã được vua cấp chiếu chỉ xây dựng chùa và ban cho hiệu Sắc tứ Ấn Tôn Tự. Đến thời Tây Sơn (1786-1801) các chùa chiền trên đất Thuận Hoá phần lớn đều bị phá huỷ, hoặc biến cải thành những nơi làm việc, chùa Ấn Tôn do vậy cũng bị phá huỷ. Đến thời Gia Long, vào năm 1808, ngài Đạo Trung Trọng Nghĩa đứng ra trùng tu Tổ đình Ấn Tôn khang trang hơn, chùa có tiền đường, thờ 3 gian, có lầu chuông, gác trống, nóc có rồng, phượng hẳn hoi, chính trong giai đoạn này chùa có đúc một quả chuông đồng nặng 416 cân, có khắc ấn triện hàng chữ “Gia Long tuế thứ Quí Dậu niên mạnh hạ nhị thập tam nhật mùi thời chú”, (3 giờ chiều, 23/4/1812 - thời Gia Long). Năm 1841 (Thiệu Trị nguyên niên) vua đã hạ chỉ đổi tên chùa thành Từ Đàm Tự.

Năm 1932 hội An Nam Phật Học được thành lập tại Huế thì chùa Từ Đàm chính thức được chư Sơn môn chuyển giao lại cho Hội để làm trụ sở.

Ngày 18 tháng 12 năm 1938, tức ngày 27 tháng 10 năm Bảo Đại 13, Lễ đặt đá xây dựng chùa Tù Đàm được tổ chức rất trọng thể, có sự tham dự của Đại diện Tăng già, Hoà thượng Như Đông Đắc Quang, Tăng cang chùa Linh Mụ; Đại diện cư sĩ Phật tử, Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám, Chánh hội trưởng An Nam Phật Học Hội Thừa Thiên và Đại diện chính phủ Nam triều. Chùa Từ Đàm mà lúc đó gọi là chùa Hội quán Hội Phật Học Thừa Thiên và cũng là trụ sở của An Nam Phật Học Hội. Hội này gồm có 5 vị Trưỡng Lão Hòa thượng mà Hòa Thượng Giác Tiên đứng đầu, và 17 vị cư-sĩ do B.S Tâm Minh - Lê Đình Thám làm Chánh hội trưởng. Đến năm 1938, chùa Từ Đàm là nơi phát tích phong trào chấn hưng Phật giáo cho cả 7 tỉnh suốt dãi đất miền Trung.

Chùa Từ Đàm kể từ khi đặt đá, xây dựng trong khoảng thời gian 2 năm mới hoàn thành, và sau đó đúc thêm tượng đức Phật Thích-ca bằng đồng cao 1m32, ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn Tam muội. Tượng Phật nầy là công trình nghệ thuật điêu khắc của đạo hữu Mai Trang Nguyễn Khoa Toàn và nhà đúc tượng Nguyễn Hữu Tuân. Lễ rót đồng đúc tượng vào lúc 8 giờ sáng ngày rằm tháng 7 năm Canh Thìn (1940) tại khuôn viên chùa Từ Đàm.

Năm 1951, Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam được tổ chức tại chùa Từ Đàm. Đây là một Hội nghị toàn quốc lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đem lại thành quả là sự ra đời Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam và Hội chủ là Hoà thượng Thích Tịnh Khiết. Từ đó Phật giáo khắp mọi miền đất nước đã sinh hoạt rất có qui củ và chặc chẽ; lá cờ Phật giáo Quốc Tế có 5 màu rực rỡ được treo; và Phật giáo Việt Nam lúc bấy giờ được công nhận một thành viên của Hội Phật giáo Quốc Tế. Và cũng từ đó, Ban Quản Trị Trung Ương của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam được đặt trụ sở tại chùa Từ Đàm Huế.

Vào ngày Phật Đản năm 1963, chính quyền Ngô Đình Diệm đã buộc Tổng hội Phật giáo ở Huế hạ cờ Phật giáo; sự việc xảy ra vào chiều ngày 07-05-1963. Ngày 10-05-1963 các vị Lãnh đạo Phật giáo họp tại Từ Đàm hoạch định đường lối, phương pháp tranh đấu để bảo vệ Phật giáo và đòi hỏi công bình xã hội. Một bản Tuyên Ngôn được soạn thảo, nêu ra năm nguyện vọng của Phật giáo đồ. Bản Tuyên Ngôn này được gởi tới chính quyền Ngô Đình Diệm. Tiếp theo đó, cuộc đấu tranh bảo vệ Đạo Pháp chuyển vào Sài gòn và đặt Trung tâm tại chùa Xá Lợi. Và cuối cùng chính quyền Ngô Đình Diệm được thay thế bởi chính quyền mới vào ngày 01-11-1963.

Năm nay, – 2006, PL. 2550 - Nhân dịp tu sửa vì dột nát, chùa mở rộng tầm vóc thêm lần nữa, nhưng vẫn giữ duyên xưa, với kiến trúc ngôi chùa Tổ, theo ý tưởng của Hoà thượng Trú trì, Thích Thiện Siêu cùng với chư Tôn thiền đức trưởng thượng cũng như toàn Ban Trị sự Giáo hội đã đồng thuận dự án đại Trùng tu chùa, và Lễ Đặt đá trùng tu lần này được tổ chức vào ngày 10 tháng 6 năm Bính Tuất (04.07.2006).

Sau hơn một năm thực hiện chùa đã được hoàn thành và làm lễ An vị Phật vào ngày 15 tháng 11 năm Đinh Hợi (24.12.2007) vào dịp huý nhật Tổ Khai sơn của Tổ đình Từ Đàm.

Như vậy, Từ Đàm là một ngôi Tổ đình xa xưa, nhưng vẫn là một ngôi chùa Hội, là Trung tâm hoằng giáo của Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên Huế vậy./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2019(Xem: 5357)
Chùa do Thiền sư Liễu Quán (1667-1742) khai sáng vào đầu thế kỷ XVIII. Thiền sư là đệ tử đắc pháp của Hòa thượng Minh Hoằng - Tử Dung, được Hòa thượng trao tâm ấn năm 1712. Bấy giờ, chùa đã trở thành một đạo tràng lớn, có hàng vạn đệ tử học đạo, nghe pháp. Trong ba năm 1733, 1734 và 1735, Thiền sư đã mở ba Đại giới đàn truyền giới cho hàng vạn người tại chùa. Năm 1740, Thiền sư mở đại giới đàn Long Hoa ở kinh thành; năm 1742 mở Đại giới đàn tại chùa Viên Thông, nơi ngài khai sơn trước chùa Thiền Tôn. Thiền sư viên tịch năm Nhâm Tuất (1742), bảo tháp dựng ở một triền núi phía Đông Nam chùa vào tháng 4 năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), la thành bao quanh đồi tháp được xây vào năm 2001 nhân dịp đại trùng tu ngôi tổ đình.
08/11/2019(Xem: 9922)
Như có một cái gì sống lại khi ngồi viết bài này về dòng Thiền Trúc Lâm và núi Bạch Mã. Sự kết hợp giữa tâm linh và thiên nhiên đưa ta vào một khoảnh khoắc tuyệt vời huyền bí khi cảm nhận. Một dòng thiền Việt Nam do ông vua tài giỏi sáng lập và đắc đạo, một núi cao 1450 mét có mây trắng quanh năm trên đỉnh, dưới chân dòng nước lững lờ trôi của hồ Truồi trứ danh yên tịnh. Hai cảnh trí tạo ra cho người đến đây tự hỏi: Ngàn năm mưa gió vẫn bay Trăm năm có đứng chỗ này hay chưa?!
07/09/2019(Xem: 20700)
ây là hành trình 15 năm của bộ đôi tác giả, trải dài từ năm 2004-2019, ghi nhận trên 250 kỷ lục Phật giáo Việt Nam được xác lập bởi 160 Tự viện Phật giáo. Nhóm tác giả dựa trên hai tiêu chí cho quyển sách: Chùa được công nhận di tích văn hóa- lịch sử và chùa có kỷ lục được xác lập.
17/03/2019(Xem: 5515)
Huế không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh lung linh huyền ảo. Đây còn là cái nôi của những ngôi chùa cổ kính, mỗi ngôi chùa lại chứa đựng một câu chuyện đầy tính văn hóa – lịch sử. Hãy cùng điểm danh 12 ngôi chùa đẹp ở Huế mà bạn nhất định phải ghé khi đến Huế nhé!
10/08/2018(Xem: 39900)
Giới thiệu Cơ Sở Tạc Tượng Phật Phúc Minh, Tượng Phật gỗ Phúc Minh có 75 năm kinh nghiệm, 3 đời tạo tượng Phật – Bồ tát gỗ như tượng Phật A Di Đà, tượng Quan Âm, Tượng Phật Thích Ca, Tượng Địa Tạng, Tượng Hộ Pháp, … Xưởng Phúc Minh là một trong số ít Xưởng tại Việt Nam chỉ tạo tác dòng tượng Phật gỗ và tượng Người tinh xảo, có hồn, có thẩm mỹ cao. Hiện Xưởng Phúc Minh đang xuất tượng Phật tới Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Canada, Úc.
30/01/2018(Xem: 5960)
Sáng ngày 28/1/2018 (12/12 năm Đinh Dậu) tại Niệm Phật Đường Phù Bài, xã Thủy Phù, thị xã hương Thủy, tỉnh TT. Huế đã trang nghiêm trọng thể diễn ra lễ Khánh thành ngôi Niệm Phật Đường. Quang lâm chứng minh, tham dự lễ có HT. Thích Huệ Ấn – Thành viên HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế; HT. Thích Huệ Minh – Trưởng Ban Nghi lễ TƯGH; chư tôn đức Giáo phẩm Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế; HT. Thích Đức Thanh – UVTT HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT. Huế; Đại diện lãnh đạo chính quyền các cấp thị xã Hương Thủy, xã Thủy Phù; chư tôn đức Tăng Ni các tổ đình, tự viện, Niệm Phật Đường cùng đông đảo quý Đạo hữu Phật tử các giới tại TT. Huế và các tỉnh, thành phố.
17/09/2017(Xem: 7657)
Chùa Phật giáo huyện Phong Điền (Phước Lâm tự) tọa lạc tại km 26, Quốc lộ 1A, thôn Đông Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa được chư vị Hòa thượng Thích Tâm Thọ, Hòa thượng Thích Lưu Hòa và Hòa thượng Thích Tánh Tịnh khai sơn vào tháng 6 năm 2015 trên diện tích 1 ha.
05/11/2016(Xem: 47516)
Bộ ảnh 108 ngôi chùa Việt Nam - nét đẹp kiến trúc uy nghiêm và hiện đại.
01/08/2016(Xem: 7787)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
12/01/2016(Xem: 11335)
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến !!! Một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567