Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Bích Ðộng

20/06/201313:53(Xem: 1707)
Chùa Bích Ðộng
chuabichdong

Chùa Bích Ðộng

Xã Ninh Hải, H. Gia Viễn, T. Ninh Bình


Bích Động - Tam Cốc là khu di tích thắng cảnh nổi tiếng thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình, nằm trong rặng núi đá vôi Trường Yên, gần khu di tích Hoa Lư. Thăm Bích Động, ngồi trên con thuyền nhỏ chầm chậm di chuyển trên làn nước trong xanh in bóng mây núi, luồn lách dưới những mái đá phủ thạch nhũ óng ánh muôn màu, lướt qua những vách đá cao ngất còn ghi lại những vần thơ tức cảnh lưu đề của người xưa, chúng ta cảm thông sâu sắc với ý tưởng nghệ thuật của vua Trần Nhân Tông (1279 - 1293) trước vẻ đẹp tuyệt trần của thiên nhiên:



Tứ biên sơn nhiễu thủy bôi hoàn,
Sơn thủy như đồ cảnh tư nhiên.
(Bốn bề núi vây bọc, nước quanh co;
sông núi như tranh, phong cảnh đẹp tự nhiên).


Chùa Bích Động được xếp hàng thứ hai sau động chùa Hương Tích (Nam thiên đệ nhất động), được gọi là "Nam thiên đệ nhị động" (Động đẹp thứ nhì dưới trời Nam). Phía trước động là đồng lúa rộng mênh mông, có chi nhánh sông Hoàng Long chảy qua, uốn khúc quanh năm ngọn núi quây quần thành cụm như đóa hoa sen.


Trên núi cây cối xanh um, thấp thoáng ẩn hiện những vạt mái ngói rêu phong của ngôi chùa cổ. Chùa Bích Động được dựng với quy mô lớn từ đầu đời Lê. Trong chùa còn quả chuông lớn đúc từ thời vua Lê Thái Tổ (1428 - 1433), mộ tháp các vị hòa thượng có công xây dựng chùa. Thời Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông 1740 - 1786) chùa được trùng tu mở rộng thêm, bao gồm Chùa Hạ, Chùa Trung, Chùa Thượng, trải ra trên ba tầng núi.


Vào Chùa Hạ phải qua một cầu đá ba nhịp. Chùa xây bằng đá tảng mài nhẵn trên khối nền kè đá cao tới gần 2m, trông khá bề thế. Cột thềm, lan can... chủ yếu đều được tạo dựng bằng chất liệu đá. Mái chồng lợp ngói mũi hài to bản; Hai bên là hai tòa giải vũ; phía trước là sân gạch rộng và phương đình.


Bên trái Chùa Hạ có lối lên Chùa Trung, đục đá thành bậc, mát rượi dưới tán lá cây lưu niên. Chùa Trung nằm kề cửa động, trên vách đá có khắc hai chữ Hán "Bích Động" cực lớn. Phía bên trái có tấm bia "Bích Sơn thiền tự bi" (Bia Chùa Bích Sơn) dựng thời Lê Dụ Tông (1705 - 1729); phía bên phải là tấm bia thời Cảnh Hưng, tạc ngay vào sườn núi.


Từ Chùa Trung, trèo 22 bậc đá nữa, qua Hang Tối có chuông cổ, tượng Phật bằng đồng, qua cổng đá cuốn, sẽ lên tới Chùa Thượng. Chùa dựng trên điểm cao chót vót gần đỉnh núi, đã đổ nát, chỉ còn lại mấy cột đá đứng chơ vơ giữa những cây đại cổ thụ. Đứng trên nền Chùa Thượng có thể ngắm nhìn toàn cảnh Bích Động, như bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp, trải rộng ra trước mắt.


Gần Bích Động là động nước Tam Cốc, đền Thái Vị và khu Hành cung - Vũ Lâm đời Trần. Từ Bích Động đến Tam Cốc tuy gần nhưng chỉ có đường thủy. Dòng sông nhỏ, nước xanh thẫm, in bóng vách núi, hoa rừng, đến núi Kiểu thì thắt hẹp lại, luồn quanh ba cái hang (Tam Cốc): Hang Cả, Hang Hai, Hang Ba. Trong hang nhiều nhũ đá, lóng lánh đủ mầu sắc, lại nhễ pha lẫn kim nhũ, ngân nhũ dưới ánh đèn đuốc. Không khí trong hang mát lạnh. Vua Trần Thái Tông (1255 - 1258) đã ví nơi đây với chốn non tiên:


Thủy thức Bồng Lai nguyên bất viễn
Thung dung tuế nguyệt độn phàm trần


(Đến đây mới biết cảnh tiên chốn Bồng Lai đâu có xa;
ngày tháng thong dong xa lánh cõi phàm trần).


Nhà vua đã dựng một am nhỏ trên vạt đất cao gần Hang Cả làm nơi tu hành. Nơi đây vẫn còn di tích một khu đất rộng khoảng hơn một sào, cao hơn mặt ruộng tới trên một mét, nước lên cũng không bị ngập, được gọi là Vườn Am. Hang Cả trong Tam Cốc tuy đẹp nhưng khuất nẻo. Vua Trần Thái Tông lúc đó tuy đã khoác áo cà sa nhưng vốn là ông vua có tài thao lược, đã từng lãnh đạo quân dân thời Trần đạp tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên Mông. Nhà vua đã cho dựng am Thái Vị ở đây, chiêu mộ dân lưu tán đến để khai hoang lập ấp, mở mang đường giao thông, tôn tạo những nơi xung yếu, chuẩn bị sẵn sàng với tình thế khẩn trương, một khi chiến tranh chống xâm lược lại nổ ra. Nhiều cuộc họp quan trọng của triều đình, dưới sự chủ trì của Trần Thái Tông (với cương vị là Thái thượng hoàng) đã được tổ chức ở chính nơi đây. Câu đối ở đền Thái Vị (dựng sau này trên đền Thái Vị) cho ta biết nơi đây đã từng chứng kiến cảnh văn võ bá quan, áo mũ uy nghi, tới lui tấp nập. Cũng như ở phủ Thiên Trường (nơi phát tích của nhà Trần), nơi đây cũng đã từng có nhiều phủ đệ của các vương hầu. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Nguyên Mông lần thứ hai 1285), khu Hành Cung - Vũ Lâm trở thành căn cứ địa vững chắc của quân dân đời Trần.


Trải ra trên một địa bàn khá rộng, khu di tích Hành Cung - Vũ Lâm bao gồm nhiều xã thuộc huyện Hoa Lễ (tỉnh Ninh Bình) ngày nay, với nhiều địa danh gợi nhớ lịch sử như: Cửa Quan, Hành Cung, Cống Rồng, Tuân Cáo, Vườn Kho, v.v... Di tích am Thái Vị hiện còn đến nay là một khu đất rộng khoảng sáu sào, xung quanh có lũy đất, ở giữa là ngôi đền thờ Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Hiển Từ Hoàng Thái hậu, có tượng đồng đặt trong hậu cung.



---o0o---

Các Ngôi Chùa ở Ninh Bình

---o0o---

Nguồn: suutap.com

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2022(Xem: 16221)
Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi.
22/02/2020(Xem: 6158)
Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm Thiên Trường tọa lạc ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, sát Quốc lộ 10. Trung tâm được xây dựng vào năm 2006 trên diện tích 34.000m2. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nam Định đã tổ chức Lễ An vị đại tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng vào ngày 30/8/2014 (ngày 06 tháng 8 năm Giáp Ngọ) và Đại lễ khánh thành Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm Thiên Trường vào ngày 31/8/2014 (ngày 07 tháng 8 năm Giáp Ngọ), tri ân những sự đóng góp tâm lực, vật lực của chư Tôn đức Tăng Ni toàn tỉnh và Phật tử khắp nơi, đặc biệt là Tập đoàn Nam Cường và Công ty đúc đồng Thắng Lợi đã phát tâm công đức đúc đại bảo tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 14,8m, nặng 150 tấn.
07/09/2019(Xem: 23993)
ây là hành trình 15 năm của bộ đôi tác giả, trải dài từ năm 2004-2019, ghi nhận trên 250 kỷ lục Phật giáo Việt Nam được xác lập bởi 160 Tự viện Phật giáo. Nhóm tác giả dựa trên hai tiêu chí cho quyển sách: Chùa được công nhận di tích văn hóa- lịch sử và chùa có kỷ lục được xác lập.
10/08/2018(Xem: 45833)
Giới thiệu Cơ Sở Tạc Tượng Phật Phúc Minh, Tượng Phật gỗ Phúc Minh có 75 năm kinh nghiệm, 3 đời tạo tượng Phật – Bồ tát gỗ như tượng Phật A Di Đà, tượng Quan Âm, Tượng Phật Thích Ca, Tượng Địa Tạng, Tượng Hộ Pháp, … Xưởng Phúc Minh là một trong số ít Xưởng tại Việt Nam chỉ tạo tác dòng tượng Phật gỗ và tượng Người tinh xảo, có hồn, có thẩm mỹ cao. Hiện Xưởng Phúc Minh đang xuất tượng Phật tới Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Canada, Úc.
01/10/2017(Xem: 8513)
Nay CHÙA THIÊN PHÚC tổ chức ĐẠI LỄ CẦU SIÊU THAI NHI SẢN NẠN NHI (cầu siêu các thai nhi đã thiếu duyên bị chối bỏ). Đây cũng là dịp các bậc đã làm cha làm mẹ hoặc sẽ làm cha làm mẹ có cơ duyên tìm hiểu sâu xa hơn ý nghĩa của tình yêu thương và mầm sống để xây dựng một cuộc sống đạo đức, lành mạnh, tràn đầy yêu thương và hạnh phúc. Đó là ý nghĩa của Đại lễ Cầu siêu này. Nay ban tổ chức trân trọng kính mời bà con các làng, các bạn trẻ nam nữ phật tử gần xa cùng trở về CHÙA THIÊN PHÚC vào lúc 19 g 30 - thứ năm, ngày 5-10-2017 (nhằm ngày 16-08-âm lịch). trở về chùa tham dự và thắp hương lễ Phật sám hối cầu nguyện giải oan, thả đèn đăng dâng sữa cho các thai nhi .
24/06/2013(Xem: 5284)
Dự kiến, Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2014 - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra tại chùa Bái Đính. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Nhân dịp này xin giới thiệu toàn cảnh quần thể chùa từ lịch sử hình thành đến kiến trúc:
20/06/2013(Xem: 1717)
Núi Dục Thúy, TX. Ninh Bình, T. Ninh Bình
20/06/2013(Xem: 1656)
Thôn Yên Thành, Xã Trường Yên, H. Hoa Lư, T. Ninh Bình
26/10/2010(Xem: 35288)
Chùa Hòa Thạnh (Chùa Cây Mít) Xã Nhơn Hưng, Huyện Tịnh Biên Tỉnh An Giang Chùa Linh Sơn Xã Vọng Thê, Huyện Phú Tân Tỉnh An Giang Chùa Long Hưng Xã Long Sơn, Huyện Phú Tân Tỉnh An Giang Tịnh Xá Ngọc Giang 80 B Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên Thị Xã Long Xuyên, Tỉnh An Giang Chùa Phú Thạnh Tổ 24, Ấp Châu Long, Xã Vĩnh Mỹ Thị Xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]