Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa cổ An Dưỡng ở vùng quê Vĩnh Thái yên bình

11/03/201419:11(Xem: 2847)
Chùa cổ An Dưỡng ở vùng quê Vĩnh Thái yên bình


Chua_An_Duong (3)
Khánh Hòa: Chùa cổ An Dưỡng ở vùng quê Vĩnh Thái yên bình

Từ Trung tâm thành phố Nha Trang, dọc theo đường 23 tháng 10 về hướng Nam khoảng 3 km, qua khỏi cầu Dứa, đến ngã rẽ hương lộ Vĩnh Thái rẽ trái, rồi rẽ phải đi về hướng Nam một đoan khoảng 2 km nữa là đến chùa An Dưỡng.

Chùa An Dưỡng tọa lạc tại thôn Thái Thông, xã Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa do Tổ Thiệt Phú khai sơn vào khoảng giữa cuối thế kỷ XVII. Chùa ngày xưa nằm trên một khu đất cồn bãi. Cách nay 289 năm, khu đất này được bao quanh bởi sông Ngư Trường và một chi lưu…

Sông kia rày đã nên đồng

Chỗ làm nhà của chỗ trồng ngô khoai

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

(Sông Lấp- Tú Xương)

Những dòng sông cổ Nha Trang mất đi, nhưng những câu ca dao, những bài thơ trữ tình xưa kia đã từng văng vẳng trên sông nước Nha Trang sẽ không bao giờ mất, nó tồn tại vĩnh hằng trong tâm tưởng người dân Vĩnh Thái, cho dù bây giờ thành phố Nha Trang đã trở thành đô thị loại II, đã có những đại lộ như những dòng sông lớn tuôn chảy…

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí: "Tấn Cửa Bé Cù Huân ở cách huyện Vĩnh Xương 29 dặm về phía đông nam cửa lạch rộng 190 trượng, thủy triều lên sâu 6 thước, thủy triều xuống sâu 4 thước. Ngoài cửa có hòn Lam Nguyên, hòn Tằm, hòn BaLa, hòn Lớn, hòn Môn, các đảo này bao quanh, tàu thuyền tụ tập. Gió Bắc thì tàu đổ phía Nam núi, gió tây tàu đổ phía bắc núi, đều được an ổn. Gần đó có thôn Trường Tây". Theo đọan văn trên thì có thể Ngài Thiệt Phú từ Ninh Hòa, theo thương thuyền địa phương để vào Diên Khánh hóa đạo, thuyền đi vào ngã Cửa Bé Cù Huân theo sông Ngư Trường tiến lên Diên Khánh. Khi đi ngang qua vùng đất Vĩnh Thái, Ngài phát hiện thấy đây là cuộc đất sơn thủy hữu tình có thể kiến tạo chùa để hoằng hóa Phật pháp. Nhân đó Ngài dừng bước vân du ở lại đây lập chùa tu niệm và độ sinh. Xét về mặt phong thủy, Chùa An Dưỡng tọa lạc trên một thế đất, sau lưng có hòn Dữ, hòn Ngang (xã Diên Điền) ở về hướng tây bắc làm "huyền vũ", tiền diện là hướng đông nam, gần thì có sông Ngư Trường làm "minh đường", xa thì có hòn núi Cấm làm án phong (núi Cấm thuộc địa phận thôn Thái Thông). Bên hữu có dãy Cửu Khúc sơn chạy từ núi Bộc Bố (dân gian thường gọi núi Bộc Bố là Suối Đổ) theo hướng đông nam xuống đến núi Giáng Hương, tức "hữu bạch hổ". Bên tả có dãy núi hòn Thơm (xã Vĩnh Ngọc), cũng theo hướng đông nam xuống hòn Sạn, và dãy núi Cù Lao tạo nên thế "tả thanh long". Theo thuật phong thủy thì đây là một cuộc đất "đắc địa’.

Ngài Thiệt Phú theo thầy là Thiền sư Minh Lượng vào Đàng trong, định cư tại Ninh Hòa, Khánh Hòa khoảng thập niên 1680. Không rõ Ngài tịch năm nào, vì chữ được khắc nơi tháp của Ngài đã bị hư rất nhiều, chỉ còn sáu chữ "Pháp danh THIỆT PHÚ giác linh" ở giữa bia và ba chữ "Lai Ất Mùi" ở bên phải bia, tức Ngài sinh năm Ất Mùi (1667)..Mặt tiền phần nội tháp là một Hương án, có đắp chân quì cao 20cm, bề ngang 60x40cm, tiếp đó là Bia ký. Bia cao 90cm, rộng 60cm, viền bia đắp nổi hoa văn chữ vạn. Bia được ẩn sâu vào thân tháp 5cm. Nội dung bia còn lại những dòng sau: dòng giữa "…Pháp danh Thiệt Phú Giác Linh" dòng bên phải còn ba chữ "Lai Ất Mùi". Dòng bên trái không còn chữ . Bên ngoài bia có câu đối chữ nổi còn nguyên vẹn, mỗi vế năm chữ:

"Lạc hồng lai mãn địa

Hoa khai chẫm oanh đề"

Tạm dịch:

"Lạc hồng về chật đất

Hoa nở thắm oanh kêu".

Tiếc thay, ngôi tháp Tổ Khai sơn, công đức sâu dày, nhưng do nhiều lần xây dựng lại chùa, nên tháp Tổ bây giờ nằm ngoài khuôn viên chùa, cách chùa hơn 50m.

Ngài Chương Huấn và việc in kinh Đại khoa Du Già

Chùa An Dưỡng có đến ba vị trụ trì đều thuộc đời thứ 38, và cả ba thuộc về ba thiền kệ truyền thừa khác nhau. Hiện nay chùa có 4 ngôi tháp: Một ngôi tháp của Ngài Thiệt Phú-Tổ Khai sơn (nằm ngoài khuôn viên chùa) một ngôi tháp của Ngài Ngộ Chí, một ngôi tháp của Ngài Trừng Minh, và một ngôi tháp không rõ vị nào, vì chữ khắc nơi bia ký không còn. Đặc biệt là trường hợp Ngài Chương Huấn. Ngài là người tổ chức in Kinh tại Chùa An Dưỡng, một Ngài làm nên một "kỳ tích cho Phật giáo Khánh Hòa", thế nhưng không thấy long vị của Ngài nơi Tổ đường. Ngài Chương Huấn thuộc đời 38 của dòng Thiền Chúc Thánh (Quảng Nam). Không rõ Ngài về trụ trì Chùa An Dưỡng năm nào, sau đó viên tịch tại đâu? Chỉ biết vào năm Minh Mạng thứ 13, Ngài tổ chức in Kinh "Đại Khoa Du Già "tại Chùa An Dưỡng. Năm 1993 nhân đi Diên Khánh, Thượng tọa Thích Tâm Trí được Hòa thượng Thích Như Pháp - trú trì chùa Thiên Lộc, xã Diên An (Diên Khánh) trao cho một bản in photocopy với những hàng chữ Hán:

"Đại Việt Quốc, Diên Khánh phủ, Vĩnh Xương huyện, Xương Hà tổng, Thái An xã tức hữu :

-An Dưỡng tự húy Chương Huấn , tự Tông Giáo trú trì thủ hộ Kinh.

-Thiên Lộc tự, húy thượng Đạo hạ Nguyên ,Viên Dung Hòa thượng chứng minh

-Long Quang tự, húy thượng Liểu hạ Đạt tự Bảo Hưng đại sư truyền thọ.”

Tạm dịch :

(Xã Thái An, tổng Xương Hà, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh, nước Đại Việt có: Thích Chương Huân, tự Tông Giáo trú trì chùa An Dưỡng in ấn bảo hộ kinh. Hòa thượng Thích Đạo Nguyên, hiệu Viên Dung, trú trì chùa Thiên Lộc chứng minh "việc in Kinh". Đại sư Thích Liểu Đạt, tự Bảo Hưng, tọa chủ chùa Long Quang phát hành kinh.)

Hòa thượng Thích Như Pháp cho biết bản photocopy này được trích từ một quyển Kinh Đại Khoa Du Già hiện do Thầy Như Thông lưu giữ. Đây là Kinh thuộc Mật Giáo, Kinh được dùng vào việc cúng chẩn thí âm linh. Kinh in trên giấy trắng, loại tốt, chữ in sắc nét, rõ và đẹp. Khổ giấy 17x27. Kinh có cả thảy chín mươi ba (93) tờ kép, 186 tờ đơn… Phần chú giải những điều quan yếu trong Kinh trang áp chót ghi:"Minh Mạng thập tam niên, tuế thứ Nhâm thìn, ngũ nguyệt, sơ tam nhật (Ngày mồng ba tháng năm, năm Nhâm thìn, Minh Mạng thứ mười ba”

Ngài Ngộ Chí và công cuộc trùng tu Chùa An Dưỡng:

Ngài húy thượng Ngộ hạ Chí, tự Châu Phê, thuộc đời thứ 39, dòng kệ truyền pháp của Tổ Thiệt Phú. Không rõ Ngài sinh năm nào, vì văn nơi bia đều bị hư hoại, chỉ còn ba chữ "Kỷ Tỵ niên"(1928). Theo những người trong thân tộc, thì Ngài tịch vào ngày 25 tháng 2 năm Kỷ Tỵ, thọ trên 80 tuổi.

Ngài có rất nhiều đệ tử xuất gia, nhưng hiện giờ chỉ biết được hai vị: một là Ngài Chơn Dương, được cử giữ chức trụ trì chùa Kim Sơn ở thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc, huyện Vĩnh Xương (hiện nay là tp.Nha Trang), hai là Ngài Chơn Tạo, được cử giữ chức trụ trì Chùa Huê Quang ở thôn Vĩnh Điềm Trung, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Xương (Nha Trang).

Công cuộc trùng tu Chùa An Dưỡng năm 1893:

Theo các cụ cao niên trong làng cho biết, xưa kia Chùa tọa lạc cách vị trí hiện nay khoảng 50m, (cho nên tháp Tổ Khai sơn hiện nay nằm ngoài khuôn viên chùa) và quay về hướng đông nam (chùa hiện nay thuộc hướng chánh nam). Không rõ chùa được di dời về vị trí hiện nay vào năm nào, chỉ biết năm Thành Thái thứ năm (1893), Chùa được đại trùng tu. Đó là căn cứ vào hàng chữ khắc nơi cây Xiên tiền ở gian giữa của Chùa: "Thành Thái ngũ niên tuế thứ Quí Tỵ thập nhị nguyệt, thập bát nhật tí khắc thượng lương tái tạo" (Thành Thái thứ năm, ngày 18 tháng 12 năm quí tỵ giờ tý thượng lương cất lại).

Ngài Trừng Minh và tinh thần yêu nước kháng Pháp:

Ngài húy thương Trừng hạ Minh, tự Hữu Thế, đời thứ 42, thuộc dòng kệ truyền thừa của Tổ Liễu Quán Thiệt Diệu. Ngài sinh năm Tân Mão (1891), tịch ngày 17 tháng 12 năm Quý Sửu (1973), thọ 82 tuổi. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, Ngài là một người yêu nước cuồng nhiệt, nếu không nghe không thấy thì khó ai có thể tưởng tượng nổi những việc làm hy hữu của Ngài. Năm 1971, Ngài kể lại một trong những việc làm quả cảm hiếm có với một nhà Sư. Đó là việc Ngài mắc võng cưa đà cầu. Đầu thôn Thái Thông có một cây cầu gọi là cầu Dài, cầu do người Pháp làm để họ hành quân chận đánh Việt Minh ở mật khu Đồng Bò với chủ đích là cưa đứt tất cả các cây đà cầu để "xe hơi của mấy thằng Tây trong đồn Thủy Tú chạy ra sụp xuống cho toi mạng", nhưng việc chưa thành. Ngài bị lính Pháp phát hiện và bắt đánh cho một trận nhừ tử. Sau đó chúng dẫn Ngài lên huyện Vĩnh Xương ở Phú Vinh giam và tiếp tục tra tấn.Việc này tất cả các bô lão trong làng đều xác nhận là có thực. Ngoài ra, Ngài Trừng Minh còn đứng ra vận động dân trong làng góp gạo, mắm, heo, gà, thuốc men cho lực lượng kháng chiến. Có lần, cả năm mẫu ruộng, chùa gặt hái lên được bao nhiêu, Ngài hiến tất cho kháng chiến nuôi quân…

Chùa An Dưỡng với công cuộc trùng tu vào những năm 1974 và năm 1985

Sau khi ngài Trừng Minh viên tịch (1973), bổn đạo trong thôn Thái Thông thỉnh Hòa thượng Thích Như Ý về trụ trì, hòa thượng hứa khả nhưng không trực tiếp chăm lo tại chùa, mà cử đệ tử về quán xuyến mọi việc. Đến năm 1974, chùa An Dưỡng bị hư hại nghiêm trọng, nên hòa thượng Thích Như Ý cùng dân làng Thái Thông tiến hành đại trùng tu, công việc chỉ mới xây xong phần nền móng với kích thước 12x14m thì miền Nam Việt Nam được giải phóng.

Cuối năm 1975, thượng tọa Thích Tâm Trí được hòa thượng Thích Như Ý cử về trụ trì thì chùa đang trong tình trạng đổ nát trầm trọng, ban đêm cửa chùa không thể đóng được vì bị hư, nhà đông, nhà tây và nhà trù tất cả đều bị xuống cấp… Nhưng rồi một liều ba bảy cũng liều, năm 1985 bổn đạo đa số là các lão ông cùng thượng tọa Thích Tâm Trí một mặt lo xin phép chính quyền, mặt khác lo tháo dở toàn bộ ngôi Chánh điện. Đúng là cái gì đến rồi sẽ đến, đó là niềm vui khi nhận được sự cho phép của chính quyền, không phải trùng tu mà cất mới hoàn toàn trên phần móng đã được xây từ năm 1974. Tuy khó khăn có thừa, nhưng nhờ sự phò trợ của Phật, Tổ cũng như sự cúng dường tịnh tài của Phật tử xa gần, nên việc xây dựng từng bước được hoàn thành với một ngôi chùa kiểu dáng cổ lầu, có mái uốn cong, bên trên nóc có "rồng bay phượng múa".

Năm 1987 Thượng tọa trú trì tận dụng cây gỗ của chùa cũ để phục chế lại ngôi chùa xưa để dùng vào việc thờ tổ và thờ tiên linh. Năm 1989, cất lại nhà đông và nhà trù, nhưng không cất trên nền cũ mà cất trên nền mới và xoay theo hướng chánh nam với chùa cũ. Điều cần ghi nhận là khi đào phá nền nhà đông và sau này (1997) là nhà tây, thì bên dưới nền độ 25cm lại có một nền nhà, mặt nền có nơi còn bằng phẳng và cả 4 viên đá tán trụ vẫn nằm y nguyên ở 4 vị trí giữa nền. Như vậy đây lần thứ ba chùa xây dựng lại. Năm 1990, xây Vô Ưu Cát kiểu lục giác, một cột nằm giữa hồ sen với diện tích 14x24. Năm 1996, xây nhà Tăng. Năm 1997 cất lại nhà Tây. Năm 1998, Thượng tọa trụ trì cử hành Đại lễ Khánh thành, thể theo nguyện vọng của bổn đạo trong làng, và công cuộc trùng tu tôn tạo chùa An Dưỡng đến nay tạm thời ổn định.

Trú trì chùa An Dưỡng từ năm 1975 đến nay Hòa thượng Thích Tâm Trí, đời thứ 43 dòng Thiền Lâm tế Liễu Quán. Hòa thượng có công đại trùng tu, kiến thiết xây dựng ngôi chùa An Dưỡng phạm vũ huy hoàng trang nghiêm tú lệ. Xứng tâm với ngôi chùa cổ trên 300 năm.

Mái chùa che chở hôn dân tộc.

Nếp sống muôn đời của Tổ tông.

Suốt trên 300 năm qua, chùa An Dưỡng luôn luôn đồng hành cùng dân làng Thái Thông, Vĩnh Thái vùng quê yên bình, là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân Vĩnh Thái Dưới thời Hòa thượng Thích Trừng Minh trú trì, chùa là một cơ sở kháng chiến quan trọng vào bậc nhất nhì của huyện Vĩnh Xương và thị xã Nha Trang. Chùa vừa là nơi tiếp tế lương thực, vừa là nơi hội họp, vừa là nơi cứu thương đồng thời, chùa cũng là nơi tiếp đón và dung chứa các vị lãnh đạo kháng chiến từ miền Bắc vào hoạt động… Năm 1998, UBND tỉnh Khánh Hòa xếp hạng chùa An Dưỡng là Di tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh.

Thật đúng là:

"Pháp bất cô khởi trượng cảnh phương sanh

Đạo bất hư hành ngộ duyên tức ứng"

(Các pháp trong Vũ trụ không có pháp nào độc lập sinh khởi, mà các pháp phải tương duyên với nhau mới sinh khởi được. Cũng thế, sự tu hành cũng không phải là sự hư dối, không tưởng, mà sự tu hành sẽ được ứng nghiệm khi gặp cảnh ngộ thích nghi và tối cần)

Trí Bửulược soạn theo bài viết của Hòa thượng Thích Tâm Trí, trụ trì chùa An Dưỡng- Tháng 3.2014

Một số hình ảnh về Chùa An Dưỡng:

Chua_An_Duong (13)Chua_An_Duong (12)Chua_An_Duong (11)Chua_An_Duong (10)Chua_An_Duong (9)Chua_An_Duong (8)

HT Trụ Trì Thích Tâm Trí

Chua_An_Duong (7)Chua_An_Duong (6)Chua_An_Duong (5)Chua_An_Duong (4)Chua_An_Duong (3)Chua_An_Duong (2)Chua_An_Duong (1)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2019(Xem: 6355)
Đất trời đã vào Mạnh Thu... Những cây phượng vĩ tán xòe vẫn còn vấn vương với mùa hè mà khoe sắc hoa đỏ lòe chung quanh triền đồi sân bãi của chốn già lam thánh chúng Kim Sơn Sắc Tứ. "Khóa Tu Mùa Thu" đã diễn ra được đến ngày thứ ba, ngày cuối cùng, giữa không gian yên bình với ngập tràn cỏ hoa cây lá và nắng đẹp trời trong. Ai về tu cứ về, cứ tu. Công trình thi công xây dựng ngôi đại hùng bảo điện vẫn tiếp tục với nhịp điệu khoan thai, lặng lẽ, không ồ ạt om sòm như những lần trộn đổ bê-tông móng sàn. Vài chị phụ hồ đang lặng thầm trộn vữa, đẩy xe kutkit nhịp nhàng cung cấp vật liệu kịp thời cho những người thợ lành nghề dang mình dưới nắng đang lên những bức vách gạch đỏ của tầng lầu chánh điện,
07/09/2019(Xem: 24210)
ây là hành trình 15 năm của bộ đôi tác giả, trải dài từ năm 2004-2019, ghi nhận trên 250 kỷ lục Phật giáo Việt Nam được xác lập bởi 160 Tự viện Phật giáo. Nhóm tác giả dựa trên hai tiêu chí cho quyển sách: Chùa được công nhận di tích văn hóa- lịch sử và chùa có kỷ lục được xác lập.
20/06/2019(Xem: 5413)
Như thông lệ hàng năm với 4 khóa tu Xuân - Hạ - Thu - Đông, Khóa Tu Mùa Hạ năm nay được chùa Sắc Tứ Kim Sơn tổ chức vào các ngày 18,19,20,21/7/2019. Thương mời Đại chúng cùng về chùa thực tập ăn cơm chánh niệm, thiền hành, thiền tọa, tụng kinh, nghe pháp thoại, chia sẻ pháp đàm và hát thiền ca cùng Quý Thầy - Quý Sư Cô giữa không gian xanh mát của núi đồi Kim Sơn. Khóa tu còn là cơ hội để quý vị trở về và tiếp xúc với một nếp sống giản dị - bình an, tập nhìn lại chính mình giữa cuộc sống bận rộn, hối hả.
25/03/2019(Xem: 6699)
Chùa Long Sơn Vạn Ninh, một Di Tích của Phật Giáo Khánh Hòa, Nơi Bồ Tát Thích Quảng Đức xuất gia, Chùa Long Sơn tọa lạc ở thôn Phú Cang 1, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (vào đầu triều Nguyễn là một phần đất của thôn Tiền Cang, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)[1].
14/03/2019(Xem: 11991)
Tâm Thư Tái Thiết Chánh Điện Chùa Kim Sơn Sắc Tứ TP Nha Trang
10/08/2018(Xem: 46219)
Giới thiệu Cơ Sở Tạc Tượng Phật Phúc Minh, Tượng Phật gỗ Phúc Minh có 75 năm kinh nghiệm, 3 đời tạo tượng Phật – Bồ tát gỗ như tượng Phật A Di Đà, tượng Quan Âm, Tượng Phật Thích Ca, Tượng Địa Tạng, Tượng Hộ Pháp, … Xưởng Phúc Minh là một trong số ít Xưởng tại Việt Nam chỉ tạo tác dòng tượng Phật gỗ và tượng Người tinh xảo, có hồn, có thẩm mỹ cao. Hiện Xưởng Phúc Minh đang xuất tượng Phật tới Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Canada, Úc.
21/03/2018(Xem: 6109)
Khánh Hòa: Tổ đình Nghĩa Phương khai đàn Pháp hội Dược Sư thất châu, Vào lúc 18g 30 ngày 01/02/Mậu Tuất (17/03/2018), tại Tổ đình Nghĩa Phương (số 2 Lý Thánh Tôn, Tp.Nha Trang) đã diễn ra lễ khai đàn Pháp hội Dược Sư thất châu. Lễ khai đàn Pháp hội Dược Sư tại Tổ đình Nghĩa Phương thực hiện theo nghi lễ truyền thống, TT.Thích Thiện Tấn, Phó Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Chứng minh niêm hương, bạch Phât; sái tịnh, và khai đàn Dược Sư mở đầu Pháp hội Dược sư tiêu tai diên thọ trong một tuần lễ từ ngày mùng 01-07/02/Mậu Tuất (17/-23/03/2018).
12/03/2018(Xem: 6925)
Tắt máy. Xuống xe, Mỉm cười. Bình yên. Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến. Lạy Phật. Lạy Pháp. Lạy Tăng. Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
27/01/2018(Xem: 4809)
Khánh Hòa: Chùa Sắc tứ Minh Thiện Tổng kết Khóa tu niệm Phật Một Ngày An Lạc năm 2017 Ngày 25/01/2017 (09/12/Đinh Dậu) tại chùa Sắc tứ Minh Thiện (thôn Thanh Minh, xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) HT.Thích Thiện Thông, trụ trì đã tổ chức Tổng Kết Khóa tu Một Ngày An Lạc năm 2017, nhân Kỷ niệm Khóa tu lần thứ 91. Lễ Tổng kết Khóa tu có sự quang lâm chứng minh của HT. Thích Như Minh, trụ trì chùa Sắc tứ Liên Hoa; Thượng tọa Thích Như Lưu- UV Ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, trụ trì Chùa Nghĩa Hòa, ĐĐ.Thích Giác Trí, ĐĐ.Thích Như Tuệ, ĐĐ. Thích Như Chuẩn, ĐĐ. Thích Nhật Nghiêm. Giảng sư ĐĐ.Thích Tâm Đức, Uv. Ban Hoằng pháp Trung Ương GHPGVN, trú xứ chùa Huệ Nghiêm Tp. Hồ Chí Minh thuyết giảng đề tài “Quy hường Tịnh độ” khuyên moi người nhất tâm niệm Phật cầu giãi thoát đã có hơn 200 Phật tử tham dự.
25/01/2018(Xem: 5345)
Khánh Hòa: Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo Tối 24-1-2018 (8-12-Đinh Dậu) tại chùa Sắc tứ Long Sơn (Nha Trang), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa thành kính trang nghiêm tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Chứng minh và tham dự có HT.Thích Quảng Thiện, Thành v iên HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa; HT.Thích Ngộ Tánh, Uv. HĐTS. Trưởng BTS GHPGVN tỉnh; HT.Thích Minh Thông, Uv.HĐTS. Phó Trưởng Ban Thường trực BTS. GHPGVN tỉnh; HT.Thích Nguyên Quang. Uv.HĐTS, Phó Trưởng BTS ; chư Tôn đức Tăng Ni BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa; chư Tôn đức Tăng Ni các tự viện; Ban giám hiệu, Tăng Ni sinh trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa cùng hàng ngàn sinh viên, thanh niên Phật tử, Gia đình Phật tử tham dự. Sau phút niệm Phật cầu gia bị, ĐĐ. Thích Nguyên Đăng, Phó Thư ký BTS GHPGVNB tỉnh Khánh Hòa điều phối chương trình, tuyên bố lý do, cung kính giới thiệu thành phần tham dự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]