Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

 

chualinhson-vn00


Tổ đình Linh Sơn

Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hòa

---o0o---


Tổ Đình Linh Sơn Vạn Giã nằm tại Thôn Hiền Lương, Xã Vạn Lương, Huyện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hòa. Thủy Tổ khai cơ Hòa Thượng Đại Bửu (1740-1765), Pháp hiệu là Kim Cang Đại Lão Tổ Sư. Ngài quán Quảng Nam băng ngàn vào Hiền Lương hoằng pháp. Năm Cảnh Hưng thứ 22, tức năm 1761 Dương Lịch mới lập Chùa đúc chuông, gây cơ sở vững chắc.


chualinhson-vn-chanhdien

Ban sơ chùa gọi là Sa Long Tự. Triều Tự Đức, năm thứ 21 (1867) Chùa bị thất hỏa. Sau khi xây cất lại, cải tên là Linh Sơn Tự. Từ ấy đến nay, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Kiểu thức cổ pháp, và hoàn toàn Việt Nam. Mái ngói tường gạch. Chánh điện ba gian, phía đông phía tây có tăng phòng, tịnh thất. Cách thờ phụng đơn giản nhưng trang nghiêm, đại khái cũng như các Chùa cổ ở Trung Việt. Vườn Chùa rộng rãi và có nhiều cây cối tươi mát. Phía trước có tường vôi và cửa Tam quan cổ kính. Trước mặt Chùa là đồng lúa bát ngát, có hồ sen sâu rộng, có sông Hiền Lương quanh co. Và xa xa núi cao chập chờn. Phong cảnh đăng quang nhưng thanh tịnh.


Trong vườn Chùa có hai cây cổ thụ: Một cây xoài. Một cây kén. Cây xoài ở trước Chùa, cạnh ngỏ bước vô. Thuộc giống xoài mủ, sống trên trăm năm. Thân cây cao vút và nhánh mọc tua tủa như những cánh tay gân guốc giơ lên trời. Sắc lá xanh láng, màu da cây lại trăng trắng mong mốc. Đứng xa trông như một cây long trượng nửa chừng. Vừa kỳ vừa cổ!


Cây kén đứng phía sau chùa. Thân cây cao vút và tuồi chắc là 300 trở lên. Chính Ngài Đại Bửu ngồi tu nơi gốc cây kén này, trước khi Chùa thành lập. Vùng Hiền Lương trước kia là một cánh rừng rậm, có nhiều dã thú. Lúc Ngài Đại Bửu đến tu thì cây kén đã là một đại thọ. Khi phá rừng dựng Chùa các đệ tử giữ cây kén lại làm kỹ niệm. Truyền rằng khi Hòa Thượng ngồi tu dướI gốc cây, thì có một con hổ đến sanh nở bên cạnh tu một cách tự nhiên. Hòa Thượng ngồi tu một cách tự nhiên. Không có gì là lạ.


Bác sĩ Yersin, khi đì tìm Đà Lạt, gặp một con rắn hổ mang cất cổ toan làm dữ, Bác sĩ đứng yên. Hồi lâu rắn bỏ chạy. Người ta ngỡ rằng Bác Sĩ có thuật thôi miên. Nhưng Bác sĩ cho biết: Thú dữ cắn người, trước hết là để tự vệ. Nhưng chúng đều có tánh linh và rất nhạy cảm. Một khi chúng đã thông cảm rằng mình không có ác tâm, không cố ý làm hại chúng, thì chúng có cần làm hại mình làm chi.


Trong trường hợp của Ngài Đại Bửu cũng thế. Từ thiện căn lực của Ngài tỏa ra khi thiền định, khiến con hổ yên tâm lo nhiệm vụ của mình. Các vị chân tu sống bình yên trên núi cao đếu nhờ sức mạnh của đức từ bi, chớ không phải nhờ phép thần thông chế ngự thú dữ. Nhưng người đời không rõ, tưởng Ngài Đại Bửu có phép lạ, nên đến xin quy y mỗi ngày một đông.


Quả hồng chung trong chùa cũng là một vật duy trì đức tin của bổn đạo. Nguyên thời nhà Nguyễn gia Miêu cùng nhà Tây Sơn tranh hùng, các chuông Chùa đều bị tịch thu để đúc súng đạn. Đem chuông ra đúc súng đạn thật chẳng khác bắt các vị tu hành tòng chinh. Để cho chuông khỏi 'phạm giới sát sanh', nhiều Chùa ở Khánh Hòa đem giấu nơi vực sâu hố thẳm. Nhưng đến khi yên giặc giã, thì phần nhiều không tìm lại được, bởi lớp bị kẻ gian lấy trộm, lớp bị nước lụt trôi. Quả hồng chung chùa Linh Sơn tìm lại được cho do một sự tình cờ đượm vẽ huyền bí:


-Một bà lão đi mò ốc phát kiến tại cửa sông Hiền Lương. Sợ quá tri hô lên.


Cửa sông Hiền Lương vốn nằm giữa sông Hiền Lương và Tân Đức. Biết hồng chung là vật xưa quý giá, làng Hiền Lương và làng Tân Đức tranh nhau chiếm hữu, việc phải đưa cửa quan. Quan xử:


-Làng nào có chùa, chuông về làng ấy.


Hiền Lương có Chùa Linh Sơn, Tân Đức không có Chùa, nên Hiền Lương được kiện. Làng khiên chuông về đem đến cúng chùa Linh Sơn. Việc giấu chuông của Chùa Linh Sơn, nhiều vị phụ lão thường nghe nói đến. Lại thêm nơi thành hồng chung có ghi rõ năm tháng chú tạo: 'Cảnh Hưng Nhị Thập Nhị Niên, Tân Tỵ, Bát Nguyệt' đúng vào năm Tổ Đại Bửu khai sơn. Nên ai nấy đều mừng 'Châu về hợp phố'. Quả chuông tìm lại được đó là quả chuông thuộc hạng 'Tiểu hồng chung'. Chùa còn một đại hồng chung không biết còn vùi lấp nơi đâu hay đã hóa kiếp. Những đêm trời trong gió lặng người quanh vùng thỉnh thoảng nghe tiếng chuông ngân nơi hồ sen trước Chùa. Nhiều người tin chắc rằng quả đại hồng chung còn ẩn náu trong hồ, và sẽ trở về Chùa một ngày nào đó.


Chùa Linh Sơn có tiếng linh thiêng. Việc quả hồng chung trở về Chùa làm cho các tín đồ thêm vững lòng tin mộ đạo. Lại một sự kiện nữa xảy ra thời Tiền Chiến, khiến người kém đức tin cũng phải tin rằng Chùa linh thiêng thật sự. Lúc bấy giờ Nhật đóng quân khắp lãnh thổ Việt Nam. Tàu bay Mỹ ngày nào cũng đến oanh tạc. Khánh Hòa cũng không thoát khỏi nạn bom rơi. Năm 1944, một quả bom hạng nặng rơi ngay trên nóc Chùa. Nhưng không nổ và cũng không lăn xuống đất. Ai cũng thấy làm lạ. Vì quả bom này nếu nổ thì Chùa bị tan tành, không nổ thì sức nặng cũng đủ chọc thủng nóc Chùa hoặc lăn theo mái Chùa để xuống đất bằng cho hợp lý. Cớ chi lại nằm chình ình trên nóc, mà tứ bề không có vật gì cản ngăn? Người Nhật nghe tin bom nằm trên nóc Chùa thì đến mang đi, chớ không một lời giải thích. Các ông già bà cả bảo rằng: Các vị thần giữ Chùa làm cho quả bom tắt ngòi. Rồi để cho người đời tin sự linh thiêng, các Ngài đem bom đặt trên nóc Chùa và giữ không cho rơi xuống đất. Người đã tin thêm tin, người không tin không biết sao mà cải.


Chùa Linh Sơn là Tổ đình của hầu hết các chùa quận Vạn Ninh.

Trích tác phẩm 'Xứ Trầm Hương' của Quách Tấn, nhà xuất bản Lá Bối in lần thứ nhất năm 1970, Sài Gòn - Việt Nam



BI KÝ
TỔ ĐÌNH LINH SƠN



Namo Sakya Muni Buddha


Đương buổi Đàng Trong chính sự nhiễu nhương, năm Tân Tỵ PL 2305 – DL 1761, niên hiệu Cảnh Hưng thứ XXII, đời vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, có Tổ ĐẠI BẢO, Pháp hiệu KIM CƯƠNG, đắc đạo dưới gốc cây đại thụ (cây kén), nối truyền mối đạo của đức Thế Tôn, đại phá ma quân; Tổ là bậc Thánh Tăng đã dựng lên ngôi đạo tràng này để phụng sự Tam Bảo, làm chốn hoằng Pháp độ sinh, và cũng để trấn áp yêu khí từ biển Đông... Nên nơi đây thực là một Thắng Địa hội tụ được khí thiêng sông núi để Phật tử bốn phương quy ngưỡng.


Tiếp sau Tổ Đại Bảo, kế thừa truyền đăng tục diệm là các Ngài:


  • Thích NGỘ THUẬN, Pháp hiệu PHƯỚC MINH
  • Thích ẤN CHÁNH, Pháp hiệu HUỆ MINH
  • Thích CHƠN HƯƠNG, Pháp hiệu THIÊN QUANG
  • Thích CHƠN CÔNG, Pháp hiệu VIÊN GIÁC
  • Thích THỊ THỦY, Pháp hiệu QUẢNG ĐỨC
  • Thích TÂM THANH, Pháp hiệu TỊCH TRÀNG


Hai trăm năm sau, cảnh chùa Linh Sơn này lại là nơi dừng chân trên bước đường du hóa của Bồ tát Thích Quảng Đức, trước khi Ngài vị Pháp thiêu thân để thức tỉnh lương tri nhân loại; giữa lúc miền Nam sôi sục khí thế Phục hưng Chánh giáo, nhờ sự hy sinh cao cả ấy mà lịch sử Đạo Pháp có bước chuyển biến đi lên, thoát khỏi cảnh trăm năm bị tà giáo áp bức. Trước đó, Ngài đã phó chúc cho Pháp đệ là Hoà thượng Thích TÂM THANH Pháp hiệu TỊCH TRÀNG, lo việc tái thiết ngôi đạo tràng và chấn hưng Phật giáo tại vùng này. Tới nay, Pháp tử là Thượng tọa Thích THIỆN DƯƠNG phát tâm trùng tu, xây dựng lại toàn cảnh chánh điện và hậu Tổ, một công trình to lớn, xứng đáng là tùng lâm ớ chốn Nha thành.


Tổ Tổ truyền thừa, và chánh Pháp được phát huy là do công đức của chư liệt vị Tổ sư và nguyện lực của các Phật tử gần xa, cùng sự gia trì của già lam chân tể.


Từ núi rừng xưa, (nơi đây) nay trở thành thắng tích, Sa Long hay Linh Sơn vẫn ghi dấu «địa linh nhân kiệt» vậy.


«Hơn hai thế kỷ sen thơm ngát
Trải mấy mươi đời Tố đạo… Thiêng
Pháp tứ nối dòng hương khói toả
Ngàn năm thanh sử đất Nha Trang! »



Bia lập tháng mạnh thu, Vu Lan, PL 2541 - DL 1997


Sa môn THÍCH TRÍ TẠNG hiệu ĐỨC NHUẬN
Kính soạn


Bài Minh được khắc vào Đại Hồng Chung Tổ Đình Linh Sơn,

do Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ sáng tác.


chualinhson-vn-baiminhtrenchuong01


Minh Viết:

Thao thao Đông hải
Nộ khởi kinh đào
Ai thanh trường dạ
Phách ngạn hung triều
Thiên trùng Bi nguyện
Phiếm phiếm Từ châu
Trường sơn trác tích
Huệ nhật luân cao.


Nghĩa:

Biển Đông cuồn cuộn
Gầm thét ba đào
Đêm dài thâm thẳm
Sóng vỗ lấp bờ
Muôn trùng Bi nguyện
Thấp thoáng thuyền Từ
Trường sơn cấm gậy
Ánh Tuệ trời cao.



Câu đối


chualinhson-vn-caudoi

仰 之 高 奚 生 歟 滅 歟 彷 彿 空 堂 瘦 鶴
-«Ngưỡng chi cao hề sanh dư diệt dư phưởng phất không đường sấu hạc»;
垂 之 切 矣 戒 也 訓 也 俳 佪 暮 影 遺 音
-«Thùy chi thiết hỷ giới dã huấn dã bồi hồi mộ ảnh di âm».
*Thượng tọa Thích Quảng Hạnh dịch thơ:
- Hạc gầy nơi nhà vắng
phảng phất bóng hình xưa,
trông lên càng tôn kính.
- Dư âm trong bóng chiều
bồi hồi lời dạy dỗ,
ban xuống cả công lao.



---o0o---

Các Ngôi Chùa ở Khánh Hòa

---o0o---

Sưu tầm: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2023(Xem: 1778)
Theo đó, Ni sư thế danh là Lê Thị Nhạn, sinh năm Nhâm Ngọ 1942 trong gia đình kính tín Tam bảo tại Phú Yên, năm 18 tuổi xuất gia tại Tổ đình Vạn Thạnh (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) với cố Ni trưởng Thích nữ Như Hoa. Trên bước đường hành đạo, trong thời điểm đất nước còn khó khăn, cố Ni sư cùng với một số Tăng, Ni làm nước tương hiệu Lá Bồ Đề để có thêm tịnh tài nuôi học tăng đang tu học ở Viện Hải Đức Nha Trang, cố Ni sư đã hướng dẫn các cháu trong gia tộc bước vào lộ trình giải thoát, trong số này, hiện nay có Thượng toạ Thích Tâm Hòa trú xứ chùa Pháp Vân (Canada). Do bệnh duyên, cố Ni sư xả bỏ báo thân ngày 3-2-Kỷ Mùi (1999). Với 59 năm trụ thế, 28 năm hành đạo, cố Ni sư là bậc mô phạm của Ni chúng tỉnh Khánh Hoà.
11/12/2022(Xem: 1713)
Sáng ngày 9-12 (16-11-Nhâm Dần), chư tôn giáo phẩm Tăng Ni đã trang nghiêm tổ chức lễ đặt đá trùng tu chùa Bảo Long (thôn Thuận Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa). Chứng minh và tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trừng Giác, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Thượng tọa Thích Nhuận Đức, Trưởng BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa, chư tôn đức thường trực BTS GHPG thị xã, Tăng Ni các tự viện và đông đảo Phật tử. Theo tư liệu còn lưu lại ở chùa thì Bảo Long dược xây dựng khoảng năm 1696, tổ khai sơn là là ngài Thiệt Quang, đời 35 Lâm Tế Chánh Tông thuộc dòng kệ Vạn Phong: “…Hành Siêu Minh Thiệt Tế Liễu Đạt Ngộ Chơn Không…” thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725).
10/12/2022(Xem: 11319)
Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi.
08/11/2022(Xem: 1937)
Sáng ngày 7-11-2022 (14-10-Nhâm Dần), Đại đức Thích Đạo Thiền và Phật tử chùa Bảo Phước (phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã thiết lễ cúng rằm Hạ nguyên tùng duyên tưởng niệm Đại tường cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Ngộ Tánh – Nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ủy viên Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Trưởng ban Tăng sự tỉnh Khánh Hòa . Hòa thượng Thích Ngộ Tánh đã thuận thế vô thường, thu thần viên tịch vào lúc 09h10 ngày 04-12-2020 (nhằm ngày 20-10 năm Canh Tý), tại chùa Đức Hòa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế 80 năm – Hạ Lạp: 50 năm.
08/11/2022(Xem: 1938)
Ngày rằm tháng Mười, rằm Hạ nguyên đã trở thành ngày lễ hội mang nhiều giá trị tâm linh đối với người dân Việt. Nhất là đối với Phật tử, rằm tháng Mười là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ hồng ân chư Phật mười phương gia hộ, kế đến là tổ tiên ông bà che chở. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người phải biết kết nối truyền thống gia đình trong ý nghĩa tri ân và báo ân. Theo chân những người bạn đạo, chiều ngày 7-11-2022 (14-10-Nhâm Dần), chúng tôi đến chùa Linh Quang, tổ dân phố Phước Sơn, phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa dự lễ rằm tháng Mười.
30/08/2022(Xem: 2140)
Vào lúc 08h sáng nay nhân ngày khánh đản đức Bồ tát Địa Tạng, 27/8/2022 (nhằm ngày mồng 1 tháng 8 Nhâm Dần), Chùa Bửu Long ở xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, Khánh Hoà đã trang nghiêm tổ chức lễ cung nghinh tôn tượng kim thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về an vị trên chánh điện mới được xây cất dang dở.
26/08/2022(Xem: 1508)
Sáng thuận duyên, tôi chạy xe máy thẳng một lèo 70km không nghỉ từ Nha Trang vô đến Chùa Núi Thanh Sơn (ở Cam Thịnh Đông- Cam Ranh), với thời gian 1 tiếng 45 phút, để thăm lại ngôi chùa cổ từng trở thành phế tích hoang tàn, những năm qua đã được Thầy Thích Quảng Tâm đảm nhiệm trọng trách trùng hưng di sản của tiền nhân tiền bối để báo đền trọng ân Thầy Tổ...
17/08/2022(Xem: 1545)
Cố Thượng tọa Thích Tâm Huệ, tự Thiện Trí, hiệu Minh Đạt, trụ trì chùa Long Phước, Phường Cam Thuận, TP. Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hoà, đã thuận thế vô thường xả bỏ báo thân tại bổn tự lúc 14h ngày 03/8/2022 (06/7 Nhâm Dần), trụ thế 74 năm, hạ lạp 30 năm.
20/05/2022(Xem: 2053)
Sáng ngày 19-5, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Khánh Hòa, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam Khánh Hòa và UBND phường Ninh Hà đã tổ chức lễ trao bằng cho cây di sản Việt Nam tại chùa Thiên Tứ (phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa).
14/03/2022(Xem: 5880)
Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thường ở gọi là chùa Thiên Quang, tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây yên tĩnh ven theo bờ sông Cái, thuộc Thị trấn Thành - Diên Khánh. Thôn Phú Lộc Tây từ hơn trăm năm trước nổi tiếng là làng nghề đúc đồng với những sản phẩm như lư hương, lục bình, chân đèn, đài đựng nước, cổ bồng và đồ dung kim khí sinh hoạt đời thường, nông cụ… Các vị bô lão cho hay là làng đã được vua Tự Đức triều Nguyễn ban sắc phong công nhận làng nghề truyền thống. Được xem là làng nghề lâu đời và có tiếng ở vùng Nam Trung bộ, sản phẩm đồng của Phú Lộc Tây không chỉ tiêu thụ ngay tại tỉnh nhà mà còn xuất bán đến nhiều tỉnh, thành miền Trung… Hiện còn khoảng trên 50 hộ còn gìn giữ và tiếp nối sự nghiệp của tiên tổ cha ông. Hằng năm, đến ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ Tổ nghề đúc đồng của làng. Ngày nay, một con đường rộng lớn được mở rộng và tráng nhựa đi ngang qua bên dòng sông Cái trước làng nghề và chùa, nên chùa có địa chỉ mới nhất là 208 đườ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567