Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Nghĩa Minh

18/06/201317:19(Xem: 1430)
Chùa Nghĩa Minh


chuanghiaminh-tamquan

Nghĩa Minh Ni Tự


Nghĩa Minh Ni Tự toạ lạc tại số 37 đường Hoàng Diệu, phường Vĩnh Nguyên thành phố Nha Trang, Khánh Hoà.


Chùa do Cố Hoà Thượng Thích Bích Lâm khai sơn từ năm 1955 (Ất Mùi), lúc bấy giờ Ngài là Tăng giám Trung phần, Viện chủ Tổ đình Nghĩa Phương Nha Trang, với mục đích làm nơi để Phật tử địa phương tu học.


Lúc đó, nơi đây là một vùng hoang địa, với bãi cát trắng mênh mông, cỏ dại um tùm. Chỉ có một số gia đình binh sĩ ở trại Gia binh Tây Kết cư ngụ.


Lời xưa có nói: “Nơi nào có dân là trong lòng họ có tín ngưởng”, nên một số gia đình kính tín Tam bảo đã lần lượt về Tổ đình Nghĩa Phương Nha Trang quy y Tam bảo. Phật tử ngày một đông, nên họ đã thỉnh cầu cố Hoà Thượng Thích Bích Lâm ban ân pháp nhũ, Chứng minh đặt đá xây dựng ngôi chánh điện để thờ Phật với những vật liệu nhẹ, dùng làm nơi cho Phật tử ngày đêm lui tới tụng kinh, niệm Phật.


Ban Hộ tự đầu tiên của chùa Nghĩa Minh là những Phật tử có nhiều công đức trong việc xây dựng, hình thành chùa như: Phật tử Trương Đối, Cam Viết Sần, Từ Văn Đạo, Dương Vọng, Mai Trung Thuẩn và một số nam, nữ Phật tử hộ đạo.


Từ khi chùa Nghĩa Minh hình thành, hằng đêm quý Thầy tại Tổ đình Nghĩa Phương đến giảng giải giáo lý, hướng dẫn Phật tử tu niệm, tụng kinh, lễ bái.


Năm 1957 (Đinh Dậu) Phât tử ngày càng đông, Ban Hộ tử cùng Phật tử phát nguyện kẻ công, người của, xin cố Hoà Thượng Thích Bích Lâm nới rộng chánh điện xây tường gạch, mái lớp ngói khang trang.


Nhân lễ Khánh tạ lạc thành, Hoà Thượng Thích Bích Lâm đã cử đệ tử trưởng tử là Thượng toạ Thích Trí Hảo, Trú trì chùa Nghĩa Lương kiêm nhiệm Đệ nhất Trú trì chùa Nghĩa Minh, để có Thầy hướng dẫn Phật tử tu học.


Trong thời gian từ năm 1958 đến năm 1960, Thượng Toạ Thích Trí Hảo đã xây thêm nhà khách, tăng phòng, nhà linh, cơ sở chùa Nghĩa Minh ngày một ổn định.


Năm 1960 (Canh Tý), vì nhu cầu phát triển Phật sự và xây dựng chùa Nghĩa Phước (Lương Sơn), Thượng Toạ Thích Trí Hảo phải trở về Vĩnh Lương. Cố Hoà Thượng Thích Bích Lâm đã cử Thượng Toạ Thích Trí Đức về Đệ nhị Trú trì chùa Nghĩa Minh.


Vì muốn phát triển sự nghiệp hoằng dương đạo pháp, Thượng Toạ Thích Trí Đức xin Hoà Thượng Bổn sư Thích Bích Lâm vào Sài Gòn học thêm nội điển và ngoại điển để có điều kiện du học tại Nhật Bản, kế thừa Hoà Thượng Thích Trí Tâm.


Mùa an cư năm 1961 (Tân Sửu) Phật tử nơi đây thỉnh cầu cố Hoà Thượng Bổn sư Thích Bích Lâm cử Ni sư Thích Nữ Diệu Nguyện về kế vị Đệ tam Trú trì chùa Nghĩa Minh (lúc đó Ni sư đang là Trú trì chùa Nghĩa Lợi, Cát Lợi).


Từ khi nhận trọng trách Trú trì chùa Nghĩa Minh, Ni sư Thích Nữ Diệu Nguyện đã nhất y, nhất thuận, luôn tuân theo lời chỉ dạy của Bổn sư đã đem hết tâm trí lo lắng Phât sự tại chùa Nghĩa Minh ngày một phát triển.


Năm 1962 (Nhâm Dần), nhận thấy trước sân chùa quá hẹp, nên thỉnh cầu cố Hoà Thượng Bích Lâm cho dời cổng Tam quan ra sát đường Hoàng Diệu và xây cổng chùa. Cùng tại thời điểm này, cố Hoà Thượng Thích Bích Lâm đã an danh là Nghĩa Minh Ni Tự, tạo điều kiện để Ni chúng thuận duyên tu học và hành đạo.


Năm 1964, (Giáp Thìn), để góp phần vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, nhất là con em Phật tử nghèo, không có điều kiện vào học trường công, chùa Nghĩa Minh đã mở các lớp học sơ cấp từ Mẫu giáo đến lớp Ba vừa dạy chữ cho con em, vừa dạy cho các em trở thành người Phật tử.


Năm 1967, (Đinh Mùi) Ni sư Thích Nữ Diệu Nguyện đã xây thêm Nhà Tây lang làm nhà khách, dãy nhà khách cũ làm phòng Ni trú.


Theo đà phát triển của xã hội, học sinh ngày một đông, năm 1969 (Kỳ Dậu) chùa Nghĩa Minh mở phân hiệu 2 của trường Tư thục Bát Nhã, dạy học sinh từ Mẫu giáo đến lớp 5, do Thầy Trí Bửu làm Hiệu trưởng.


Xét thấy con em Phât tử ở đây đa số là dân lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh không có điều kiện chăm sóc, nuôi dạy con cái, chùa đã xây thêm Nhà Ký nhi và Cô nhi, nhận trẻ em mồ côi, con em nghèo không có điều kiện đi học, góp một phần nhỏ vào công tác giáo dục thế hệ trẻ.


Thời gian trôi qua, ngôi chánh điện cũ cũng bị vết thời gian bào mòn mà hư hoại. Để có nơi thờ phụng trang nghiêm, năm 1970 ( Canh Tuất) với sự phát tâm của Ni chúng và Phật tử, Ni sư Diệu Nguyện đã thỉnh cầu Hoà Thượng Bổn sư Thích Bích Lâm, lúc này Ngài là Phó Viện Trưởng, Viện Hoằng Đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam, Chứng minh lễ đặt đá Đại trùng tu ngôi chánh điện Nghĩa Minh Ni Tự.


Năm 1975, (Ất Mão), miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thanh bình, lòng người thân thiện. Nghĩa Minh Ni Tự cũng phát triển đi lên theo đà phát triển của xã hội.


Trải qua thời gian, mọi vật cứ âm thầm theo định luật vô thường “thành, trụ, hoại, không” mà thay đổi, ngôi chánh điện Nghĩa Minh cũng nằm trong quy luật vận hành ấy, ngót nửa thế kỷ đã nhiều lần tu sửa. Để bảo toàn cơ sở hoằng pháp lợi sanh, được sự nhất trí của chư Tôn đức trong môn phong và giáo hội, ngày 19/2 năm Giáp Thân (2004) khởi công tái thiết Đại trùng tu ngôi Đại hùng bửu điện. Sau hơn 2 năm xây cất hoàn thành, lễ Khánh tạ Lạc thành được tổ chức trong 3 ngày 03,04,05 tháng 3 năm 2006, nhằm ngày 04,05,06 tháng 2 năm Bính Tuất.


3 năm sau, 2009 (Ký Sửu), Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Nguyện, tiếp tục xây dựng ngôi Đông Lang 2 tầng, gồm 6 phòng khang trang, rộng rãi dùng làm nhà khách và phòng Ni.


Hơn 50 năm đối với một ngôi chùa thật quá trẻ, nhất là Ni tự, nhưng với tấm lòng tất cả vì sự nghiệp tấn dẫn hậu lai, báo Phật ân đức. Mới ngày nào chùa Nghĩa Minh nhất Ni, nhất tự mà giờ đây Ni chúng tại Nghiã Minh có gần 20 vị, có những vị đã Tốt nghiệp Cử nhân Phật giáo, có những vị đã làm Trú trì một chùa riêng. Với một lòng theo Thầy tổ, chẳng nệ tài hèn, trí mọn, đức mỏng, nghịêp dày, như con ong cần mẫn góp mật ngọt cho đời. Như hoa ưu đàm nở, niềm vinh hạnh đã đến với Nghĩa Minh Ni Tự, Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Nguyện được tấn phong Ni Trưởng tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, năm 2007.


Giờ đây nhìn ngôi Nghĩa Minh Ni Tự với ngôi Đại hùng Bửu điện 2 tầng, Phạm vũ huy hoàng, trang nghiêm, đỉnh đạt. Tổ đường cũng là giảng đường rộng rãi để Phật tử sớm hôm nghe Ni trưởng khuyến hoá tu trì. Ngôi Đông lang, Tây lang, Nhà khách, khang trang, đẹp đẽ, thoáng mát.


Phía trước sân chùa cây Bồ đề cổ thụ gần 100 tuổi, cành lá xum xuê, như chứng tích quá trình hình thành và phát triển Nghĩa Minh Ni Tự, rợp bóng che mát cả sân chùa, là Tượng Đài Quan Thế Âm Bồ Tát cao trên 4 mét, với gương mặt hiền hoà, bao dung, phóng tầm mắt xa xăm như đem thệ nguyện của Ngài nhìn thấy mọi thống khổ của chúng sanh, nguyện mang lại bình an, cứu khổ, cứu nạn cho mọi con người miền thuỳ dương cát trắng, đang mê mụi “ Cứ tưởng Ta bà là cõi thật. Thế cho nên tất bật suốt bao ngày” hướng về cõi Phật, bỏ dữ làm lành.


Xa xa, nơi góc sân chùa là Nhà Vãng sanh, nơi đã in dấu biết bao Phật tử công đức tiên linh, tiền bối, sau khi quá vãng đã được an vị gần chùa thể hiện tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn”, để sớm tối chư Tiên linh nghe tiếng chuông chùa, cùng tiếng kệ lời kinh, để rồi âm siêu, dương thái, nguyện cùng pháp giới chúng sanh, tình dũ vô tình, đều trọn thành Phật đạo. 


Trí Bửu.

chuanghiaminh

chuanghiaminh-tamquantrong
chuanghiaminh-quanamcac
chuanghiaminh-trong


---o0o---

Các Ngôi Chùa ở Khánh Hòa

---o0o---

Ảnh và trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2022(Xem: 2619)
Chùa Kim Quang tọa lạc tại thôn Thủy Tú, xã Vĩnh Thái (xưa là làng Vĩnh Xương), thành phố Nha Trang. Sở dĩ tăng ni, Phật tử phải gọi thêm 2 từ “Thủy Tú” liền theo là để phân biệt với ngôi chùa ni trùng tên trên đường Mê Linh ở trung tâm thành phố. Hòa thượng Thích Ngộ Thể (1862-1927), húy Thanh Lâm, dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 39, khai sơn lập tự vào năm 1910. Sau khi Tổ viên tịch, chùa được làng quản lý, cắt cử người thủ tự luân phiên trông nom cho đến khi thỉnh được Hòa thượng Thích Trừng Tâm, phái Lâm Tế chánh tông đời thứ 42 về trụ trì.
07/02/2022(Xem: 3860)
Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự, thường được gọi là chùa Liên Hoa, tọa lạc tại thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, là một ngôi chùa có xuất xứ lâu đời, khoảng 300 năm. Ngày nay, tên chùa được đặt cho tên con đường liên thôn xã, nên địa chỉ của chùa là: số 74 đường Liên Hoa. Xưa, chùa có tên là “Linh Phong Tự”, do Thiên sư Chân Hòa, thuộc dòng Lâm Tế khai sơn tạo dựng vào cuối thế kỷ XVII, nằm trên địa phận làng Xuân Phong, huyện Vĩnh Xương,
02/10/2020(Xem: 5234)
Chùa An Dưỡng, Xã Vĩnh Thái, Nha Trang
09/09/2020(Xem: 5077)
Vào sáng ngày 06/9/2020 (nhằm 19 tháng 7 âm lịch), tại ngôi chùa còn mới lạ mang tên Kỳ Viên Khánh Phú, tại xã Khánh Phú, huyện miền núi Khánh Vĩnh, đã diễn ra buổi lễ Vu Lan Báo Hiếu - Cúng Dường Trai Tăng, với đầy đủ nghi thức trang nghiêm, cùng các tiết mục “Bông Hồng Cài Áo”, “Dâng Hoa Cúng Dường” mang đậm niềm tôn kính tri ân, và tình yêu thương rộng lớn của những người con Phật luôn hướng về một ngày mai tươi sáng an vui dưới Ánh Đạo Vàng…
31/07/2020(Xem: 3812)
42 năm! Con số của thời gian vụt trôi... Năm 1977, tôi tình nguyện đăng ký đi Thanh Niên Xung Phong lúc tuổi 17 "bẽ gãy sừng... bò tót", gia nhập đội ngũ áo xanh, nón tai bèo, thuộc A1, B1, Tiểu Đoàn TNXP Đất Sét. Đóng quân tại Đất Sét 1. Đất Sét! Vùng KInh Tế Mới "quyện theo nước dòng Sông Chò" và "dưới chân Hòn Dữ đêm đêm tỏa sương mờ"... Cuối năm 1978, tôi rời Đất Sét, chuyển vùng ra KTM Nhiễu Giang ngoài Phú Yên, nhủ lòng "một về không trở lại"... Quay lại làm chi nữa?Có gì đâu để mình phải quay lại? Tưởng là vậy sau hơn 40 năm, hơn nửa đời người, nhưng không ngờ, sáng nay, tôi lại chuẩn bị lên đường quay trở lại vùng đất hoang vu ma thiêng nước độc năm xưa…
19/11/2019(Xem: 3539)
Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, đất Thị Cầu - Phú Đông (thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) còn là một vùng rừng đồi hoang vắng thâm u thưa thớt dấu chân người qua lại, chỉ có một vài con lộ nhỏ đã thành đường mòn e dè mở lối liên thông giữa các thôn ấp đi ngang qua những ngọn đồi thoai thoải rậm rạp cỏ cây và gai góc… Năm 1956, Sư Thích Đạt Thông, pháp hiệu Tánh Tang, xuất gia tu hành theo Thiên Thai Giáo Quán Tông (là dòng thiền Việt Nam xuất phát từ Thiên Thai Giáo Tông của Trung Quốc, vị Tổ khai sáng là Thiền sư Hiển Kỳ, pháp danh Nhiên Công, quê ở Cần Giuộc - Long An), vốn là dân ở xã Phú Hữu lân cận đã lặn lội về vùng rừng đồi hoang sơ này, lặng lẽ khai hoang mở lối, tạo dựng tịnh cốc mái tranh vách đất sơ sài để làm nơi an trú và tịnh tu trên lưng chừng một ngọn đồi…
10/09/2019(Xem: 5586)
Đất trời đã vào Mạnh Thu... Những cây phượng vĩ tán xòe vẫn còn vấn vương với mùa hè mà khoe sắc hoa đỏ lòe chung quanh triền đồi sân bãi của chốn già lam thánh chúng Kim Sơn Sắc Tứ. "Khóa Tu Mùa Thu" đã diễn ra được đến ngày thứ ba, ngày cuối cùng, giữa không gian yên bình với ngập tràn cỏ hoa cây lá và nắng đẹp trời trong. Ai về tu cứ về, cứ tu. Công trình thi công xây dựng ngôi đại hùng bảo điện vẫn tiếp tục với nhịp điệu khoan thai, lặng lẽ, không ồ ạt om sòm như những lần trộn đổ bê-tông móng sàn. Vài chị phụ hồ đang lặng thầm trộn vữa, đẩy xe kutkit nhịp nhàng cung cấp vật liệu kịp thời cho những người thợ lành nghề dang mình dưới nắng đang lên những bức vách gạch đỏ của tầng lầu chánh điện,
07/09/2019(Xem: 20980)
ây là hành trình 15 năm của bộ đôi tác giả, trải dài từ năm 2004-2019, ghi nhận trên 250 kỷ lục Phật giáo Việt Nam được xác lập bởi 160 Tự viện Phật giáo. Nhóm tác giả dựa trên hai tiêu chí cho quyển sách: Chùa được công nhận di tích văn hóa- lịch sử và chùa có kỷ lục được xác lập.
20/06/2019(Xem: 4649)
Như thông lệ hàng năm với 4 khóa tu Xuân - Hạ - Thu - Đông, Khóa Tu Mùa Hạ năm nay được chùa Sắc Tứ Kim Sơn tổ chức vào các ngày 18,19,20,21/7/2019. Thương mời Đại chúng cùng về chùa thực tập ăn cơm chánh niệm, thiền hành, thiền tọa, tụng kinh, nghe pháp thoại, chia sẻ pháp đàm và hát thiền ca cùng Quý Thầy - Quý Sư Cô giữa không gian xanh mát của núi đồi Kim Sơn. Khóa tu còn là cơ hội để quý vị trở về và tiếp xúc với một nếp sống giản dị - bình an, tập nhìn lại chính mình giữa cuộc sống bận rộn, hối hả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567