Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

18/06/201312:48(Xem: 5697)
Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

 

Lược Sử
Chùa SẮC TỨ KIM-SƠN

Trụ trì: TT Thích Nguyên Minh
Ngọc Hội, Xã Vĩnh Ngọc
TP. Nha Trang, T. Khánh Hòa

ĐT: 84. 58. 891120
Email: [email protected]

chuakimson-5

Lược Sử
Chùa SẮC TỨ KIM-SƠN
Kim Sơn thiên cổ tự,
Bi Trí hiện tùy duyên,
Chân tâm vô sở trụ,
Điều Ngự Giác Hoàng viên.


Tại vị trí toạ lạc chùa Sắc Tứ Kim Sơn hiện nay thì trước đây-trước năm Tân Sửu , Niên hiệu Hưng Long , triều vua Trần Anh Tông (1301) - đã tồn tại một ngôi chùa . Nhưng ta chưa thể biết ngôi chùa có trước đấy do ai tạo lập và tạo lập vào lúc nào . Bởi vì cho đến nay chúng ta chưa có đủ những tài liệu đáng tin cậy ghi chép về việc này : hơn nữa ngôi chùa có trước đó đã bị hư hại đến mức hầu như không còn bao nhiêu dấu tích ngay từ trước năm 1301 . Do vậy , giới thiệu về lịch sử chùa Kim Sơn , xin bắt đầu từ cái mốc 1301 ấy .

Lần theo dấu chân Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông - Đức “ĐẠI THÁNH TRẦN TRIỀU TRÚC LÂM ĐẦU ĐÀ TĨNH TUỆ GIÁC HOÀNG ĐIỀU NGỰ TỔ PHẬT”-trong thời gian Ngài du hóa xứ Chiêm Thành (từ tháng 3 đến tháng 11 năm Tân Sửu-1301) , chúng ta sẽ thấy hiện rõ sự xác lập Kim Sơn Tư ï.

Như ta đã biết , sau khi lãnh đạo toàn dân Đại Việt đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông , bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và cuộc đấu tranh gìn giữ hòa bình , gây dựng cuộc sống ấm no cho dân chúng đang trên đà phát triển tốt đẹp , thì vua Trần Nhân Tông , theo truyền thống cực kì siêu việt của Vương Triều Nhà Trần là sớm trao quyền lại cho thế hệ tre û, Ngài đã nhường Ngôi lại cho Thái tử Trần Anh Tông , lên làm Thái Thượng Hoàng . Sự kiện này diễn ra vào tháng 3 năm Quí Tị (1293) . Và trong sáu năm (1293 đến 1299) song song với việc trực tiếp cố vấn cho vua Trần Anh Tông còn non trẻ lãnh đạo quốc gia , Thượng Hoàng Trần Nhân Tông thực hiện ý nguyện từ lâu của mình (và cũng là truyền thống của Cha Oâng) là xuất gia tu hành . Thượng Hoàng đã thực tập cuộc sống của người xuất gia tại Vũ Lâm[1]. (Tại đây vốn đã có sẵn một hành cung của Nhân Tông . Chính vì Nhân Tông tập sự xuất gia ở đây nên hoàng cung trở thành chùa Vũ Lâm) . Năm 1299 , Thượng Hoàng chính thức xuất gia tại chùa Hoa Yên , núi Yên Tử, lấy hiệu là Hương Vân Đầu đàø(sau đổi thành Trúc Lâm Đầu Đà , hay còn gọi là Trúc Lâm Đại Sĩ , Hương Vân Đại Đầu Đà) trở thành một vị cao tăng , là người kế thừa chính thức của Thiền phái Yên Tử, thế hệ thứ 6 tiếp nối vị Tổ sư thứ 5 là thiền sư Huệ Tuệ . Hơn thế nữa , chính Trúc Lâm là người khai sáng và xây dựng Thiền phái Trúc Lâm - một Thiền phái đậm đà bản sắc Phật giáo Việt Nam . Đồng thời , Trúc Lâm cũng là người thiết lập một Giáo Hội Phật Giáo thống nhất và nhập thế tích cực với tinh thần từ bi , cởi mở, khai phóng , bao dung và hòa hợp vốn là cốt tủy của sinh hoạt Phật giáo . Rồi cũng chính tinh thần từ bi, dung hợp, khai phóng ấy , chính sự mở rộng cánh cửa tâm thức và tấm lòng thiết tha với dân tộc ấy làm trụ cột tạo nên sức mạnh

Đại Việt , và là yếu tố chính yếu thiết lập và duy trì nền thái bình thịnh trị của quốc gia , dân tộc thời Trần . Điều này cũng có nghĩa là truyền thống Vương triều Trần đều chủ động và tích cực dùng Chánh Pháp (Phật Pháp) trong sự nghiệp lãnh đạo quốc gia . Riêng trong lĩnh vực quan hệ giữa các dân tộc , các vị vua Trần , mà điển hình là Hoàng Đế Thiền sư Trần Nhân Tông , đã triệt để dùng chánh pháp để giáo hóa, xây dựng và củng cố tình đoàn kết dân tộc , hóa giải mọi mâu thuẫn trên tinh thần bình đẳng , tôn trọng , tương thân tương ái, nhầm đạt mục tiêu vì Nước (Nước mạnh) vì Dân (Dân giàu).

Với tâm nguyện củng cố và phát triển sự hòa hợp đoàn kết dân tộc một cách lâu dài, bền vững , và cũng để hoằng hóa Phật Pháp tại xứ Chiêm Thành , mà vào tháng 3 năm Tân Sửu (1301) Trúc Lâm đi thăm Chiêm Thành . Ngài đi với tư cách một vị du tăng , với một số tăng sĩ tùy tùng . Trên đường đi xuống phía Nam , Trúc Lâm có ở tại am Tri Kiến của trại Bố Chính[2].Rồi từ trại Bố Chính , Trúc Lâm đi sang Chiêm Thành .Thời gian Trúc Lâm vân du tại Chiêm Thành khá dài , từ tháng 3 đến tháng 11 Tân Sửu (1301) mới trở về Yên Tử . Và như vừa nêu , đây là một cuộc vân du của một vị cao tăng , đứng đầu Giáo Hội Phật Giáo thống nhất Đại Việt , và được Chúa Chiêm Thành nghênh tiếp với tư cách ấy.Trong thời gian lưu trú tại Chiêm Thành , Trúc Lâm đã đàm đạo với Chúa Chiêm Thành là Chế Mân . Cuộc tiếp xúc này chắc chắn là cuộc tiếp xúc thân mật . Chúa Chiêm Chế Mân tiếp một vị cao tăng Đại Việt, nhưng đồng thời cũng là tiếp một vị lãnh đạo tinh thần tối cao , có uy lực rất lớn trong triều đình và toàn thể quốc dân .Vả lại , căn cứ trên quan hệ đoàn kết dân tộc giữa Triều đình Đại Việt (với tư cách dân tộc Kinh) và xứ Chiêm Thànnh (với tư cách là dân tộc Chăm - Chàm) trong giai đoạn Thượng Hoàng Trần Nhân Tông lãnh đạo Quốc gia Đại Việt , thì ta có thể biết chắc Chúa Chiêm lúc ấy là Chế Mân đã hết sức khâm phục và có tình cảm đậm đà với Trúc Lâm . Như ta cũng đã biết , khi quân xâm lược nhà Nguyên , do Toa Đô chỉ huy binh thuyền gây chiến và chiếm đánh Chiêm Thành vào cuối năm 1282 , Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đã cử Tiến sĩ Nguyễn Khả Lạt (em ruột Trung Liệt Hầu Nguyễn Khoái) làm chánh tướng , thiền sư Phùng Đạo Phong làm tham tán quân vụ , chỉ huy 2 vạn quân và 500 chiến thuyền với đầy đủ quân trang , quân dụng vào sát cánh cùng quân dân Chiêm đánh tan quân Nguyên , tiêu diệt toàn bộ 300 chiến thuyền với trên 1 vạn rưỡi quân lính , quét sạnh doanh trại và quan quân của Toa Đô ở cửa biển Quy Nhơn , khiến tên bại tướng này phải thu nhặt tàn quân bỏ chạy ra hồ Đại Lãng , Ô Lý Việt Lý (Bình-Trị-Thiên ngày nay) vừa cướp bóc , vừa vỡ hoang trồng tỉa hoa màu mà sống [3]. Nước mắt , máu xương của quân dân Việt (Kinh) đã đỗ xuống để bảo ệ dân tộc Chiêm, chiến thắng cuộc xâm lược của quân Nguyên vào xứ Chiêm Thành.Chính ơn nghĩa sâu dày này và những hành động xây đắp tình thân hữu bền chặt Việt (Kinh) - Chiêm khác nữa của Vương triều Trần đã khiến chúa Chiêm càng thêm kính mộ đối với Trúc Lâm . Nhân đây , cũng cần nhắc thêm lại một điều . Sau chiến thắng cuộc chiến tranh Nguyên – Chiêm (1283-1284) , lo ngại giặc Nguyên sẽ quay lại đông hơn , mạnh hơn , quyết liệt hơn , chúa Chiêm Chế Mân đã xin vua Trần cho toàn bộ quân Việt (Kinh) tiếp tục ở lại đất Chiêm để chuẩn bị kháng chiến lâu dài và di chuyển vào phía Nam có vị thế thuận lợi hơn xây đắp thành trì , như xây thành Quan Đông (tức là cửa ải phía Đông , nay là xã Ninh Đông , huyện Ninh Hòa) và xây tháp Pô-klong – Grai (sau ta quen gọi là tháp Chàm) tại địa điểm nay thuộc thị xã Phan Rang tỉnh Ninh Thuận , để tăng cường thực lực và thu phục nhân tâm.

Cùng thời gian trên , ngoài 2 vạn quân Việt (Kinh) trụ lại , và thường dân Việt ra vào xứ Chiêm Thành để buôn bán ngày càng đông , còn có không ít quan , dân Nam Tống bại trận trước quân Nguyên vào năm Kỹ Mão (1279) và vô số người Hoa (gốc Bách Việt) vùng Giang Đông cùng chạy sang tá túc tại đất này . Trong số những người Hoa này có những môn đồ của thiền phái Lâm Tế - Thiếu Lâm Tự . Ngoài việc tạo lập nơi ăn chốn ơ û, để có nơi học hành , thi văn , luyện võ , học nghề , trị bệnh cứu người như đã có từ thời nhà Lý , cả người Việt (Kinh) , người Hoa cùng lập khá nhiều chùa chiền ở khắp vùng Nam Hà , nhất là khu vực Trung Châu (từ nam đèo Hải Vân đến Đồng Nai) , mà tập trung nhiều ở xứ Trầm Hương (Khánh Hòa ngày nay).Việc xây dựng và phát triển ngày một nhiều chùa chiền như vậy chắc chắn là được chúa Chiêm tán thành và hỗ trợ . Mà sự tán thành hỗ trợ này của chúa Chiêm Chế Mân rõ ràng là một hệ quả tất yếu của tấm lòng kính mộ của Chế Mân đối vớ triều đình Đại Việt , mà đặc biệt là đối với thượng hoàng Trần Nhân Tông . Điều này cũng còn có nghĩa , Chế Mân có lòng kính mộ đối với phật giáo do mộ vị phật tổ Đại Việt (Đức Điều Ngự Giác Hoàng Nhân Tông) hóa độ . Sự trạng này được Trần Chí Chính , trong lời đề từ bức tranh Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn Đồ , viết :”Có lúc Ngài (Trúc Lâm) viễn du hóa độ cho các lân ban , phía Nam đến tận Chiêm Thành , đã từng khất thực trong thành . Chúa nước Chiêm Thành biết được điều đó hết sức kính trọng thỉnh mời , dâng cúng trai lễ , sắp sẵn thuyền bè nghi trượng , thân hành tiễn ngài về nước và đem đất đai hai châu làm lễ cúng dàng cho Ngài . Ấy à Thuận Châu , Hóa Châu vậy.[4]

Trong thời gian lưu trú tại Chiêm Thành , ngoài việc đàm đạo với vua quan , các vị tu hành , lãnh tụ tôn giáo…tại phủ Đồ Bàn (Quảng Nam ngày nay),Trúc Lâm còn đi thăm viếng , quan sát tình hình Phật giáo ở nhiều nơi trên đất chiêm . Rất tiếc , cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết được một cánh đầy đủ chi tiết hành trạng của Trúc Lâm trong suốt 7,8 tháng lưu hóa tại Chiêm Thành . Gần đây , do phát hiện và sưu tầm được một số tư liệu quí (sách vơ õ, các bản chép tay của Cử nhân Nguyễn Tạo…) và sau khi khảo sát lại các bộ sử sách hiện có (nhất là các bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , Đại Nam Nhất Thống Chí…) kể cả các bộ sách sử Phật giáo Việt Nam , cũng như sau khi trực tiếp khảo sát một số di tích Lịch sử - Văn hóa ở Khánh Hòa , đã phần nào giúp cho việc khôi phục lại ành trạng của Trúc Lâm tại xứ Trầm Hương (Khánh Hòa). Tất nhiên , ở đây chỉ trình bầy những việc nào của Trúc Lâm có liên quan trực tiếp đến chùa Kim Sơn.

Thời còn là xứ Chiêm Thành , vùng đất mà sau này có tên (theo tiếng Việt) là NhaTrang , được gọi theo tiếng dân tộc chàm , phiên âm từ chữ Ya-Tran . Từ sau khi Thượng Hoàng Trần Nhân Tông vào thăm thì tên gọi chính thức vùng này theo chữ Việt - Nho là “NhaTrang”. Đây là một cửa biển phía đông xứ Trầm Hương (vì vậy mà sau này , Lê Quí Đôn gọi là Đông Hương , còn Tiến sĩ Lam Trà Nguyễn Văn Chương , trong sách Trung Châu Nhân Vật Kí gọi là Cù Huân Hải Khẩu [5].Việc Thượng Hoàng Trần Nhân Tông gọi (đặt tên) cho khu vực cửa biển này là NhaTrang không đơn thuần vì âm của hai chữ Việt Nho này rất gần với hai âm tiếng Châm Ya-Tran , mà có lẽ quan trọng hơn cả, 2 chữ NhaTrang này có ý nghĩa xác định sự hình thành và phát triễn một cuộc sống sung túc , giao thương buôn bán hết sức nhộn nhịp của khu cửa biển này . Sau này , trong sách Trung Châu Nhân Vật Ký , Lam Trà Tiến sĩ Nguyễn Văn Chương đã mô tả cửa biển NhaTrang đúng như sự tiên đoán , xác định của Thượng Hoàng Trần Nhân Tông ngay từ năm 1301. Lam Trà Tiến sĩ cho biết : Xứ này , từ thời Hoàng đế Trần Nhân Tông vào thăm Chiêm Thành , gọi là cửa biển NhaTrang. Đến thời Lê Trung Hưng lại gọi là Đông Hương , cũng gọi là cửa biển Cù Huân ấy vậy. Tại cửa biển có đầm cù lao,cầu Bến Cá , tức là chợ NhaTrang . Thuyền buôn các nơi mỗi ngày ước khoảng hơn trăm chiếc , ra vào buôn bán sản vật . Chính vì sớm nhận ra cảnh sống sung túc nhộn nhịp như vậy mà Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đã ngự đề 4 chữ Việt – Nho :”NHATRANG TÂN THỊ” để gọi vùng đất giàu đẹp này. (NHA là mầm non , TRANG là một tụ điểm dân cư phong phú tươi đẹp , Tân là bến , THỊ chính là thị tứ , tức là chợ ) . Như vậy , chúng ta có thể xác định rằng tên gọi NHATRANG (một danh từ Việt - Nho) để chỉ vùng cửa biển này là Thành phố NhaTrang , chính thức có từ ngày đó (1301).

Địa điểm được Trúc Lâm đến thăm trước nhất có thể là nơi có tên gọi là Đại Điền (gồm 4 thôn : Đại Điền Trung , Đại Điền Đông , Đại Điền Nam , Đại Điền Tây - nay là các xã Diên Điền , Diên Sơn huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hoà) . Địa điểm này chính là nơi lưu xuất và truyền tụng một câu chuyện (sự tích) có từ thời Hùng Vương. Chuyện kể rằng : Vào thời các Vua Hùng có bà Tinh Vệ Mễ Nương - con gái đầu của Hùng Càng Vương - cùng chồng là Chấn Long Thần Phi “du hạ nam phương” có đem hạt dưa từ Trường Sa vào trồng tại vùng đất dưới chân Hòn Dữ (về sau , Thượng Hoàng Trần Nhân Tông mới đặt tên cho núi là Đại An , và tên này tồn tại cho đến tận ngày nay) . Do vùng đất này trồng rất nhiều dưa nên thường được gọi là xứ đồng dưa (qua điền xứ).

Núi rừng bao quanh xứ Đại Điền có rất nhiều lâm đặc sản quí , đặc biệt là cây trầm (trầm hương) . Gặp lúc bão lụt nhiều cây trầm gãy đổ trôi xuống lại bị sóng biển đánh tấp lên đầy cả xứ Đồng dưa.Cư dân kéo lên chát thành từng đống đốt.Khói hương thơm tỏa ngào ngạt tẩy trừ mọi sơn lam, chướng khí, dịch bệnh .Cây trầm trở thành một loài cây hết sức quí giá.Từ đó xứ Đồng dưa còn có một biệt danh là xứ Trầm hương . (sau này “Xứ Trầm Hương”trở thành biệt danh của tỉnh Khánh Hòa).

Vợ chồng bà Tinh Vệ Mễ Nương - Chấn Long Thần Phi hô hào dân chúng trong vùng đem đất cát lấp thành lũy dài gọi là trường sa lũy để ngăn sóng biển . Lũy này nối từ đèo Ninh Mã tới Cần Lương , tạo thành vịnh Vân Phong ở phía Bắc . Còn lũy Thủy Triều chạy dài từ mũi Cầu Hin , Bãi Dài đến mỏm Chà Đà, tạo thành vịnh Cam Ranh ở phía Nam.Trước mặt Bạch Hổ Sơn (còn gọi là đồi Trại Thủy ở giữa NhaTrang) là quần đảo có tên là Hòn Tre , do Chấn Long Thần Phi dời núi từ phía Tây ra làm tấm bình phong chắn gió cho NhaTrang . (Ngày đó đảo này được trồng toàn là tre nên có tên Hòn Tre) . Được bao bọc bằng các lũy và các núi (đảo ) chắn gió đó, cù lao NhaTrang [6]rất an toàn , bình yên trên mặt biền hiền hòa . Do vậy mà NhaTrang cũng được gọi là Cù Huân [7]. Sự tích xứ Đồng dưa - Trầm hương , dời núi, đắp lũy của vợ chồng bà Tinh Vệ được phản ánh bằng một bài thơ rất hay ghi trong sách Trung Châu Nhân Vật Ký:

Đại Điền cổ xứ thị trầm hương,
Đông chí phong ba nịch thủy luân,
Tinh Vệ,Chấn Long di thực hải,
Hoằng khai gia lý phú diên khang.

Tạm dịch

Đại Điền xưa ấy xứ Trầm Hương,
Đông tới phong ba nước ngập tràn.
Tinh Vệ,Chấn Long dời chắn biển,
Mở ra thôn xóm mãi yên lành.

Sau khi hoàn thành công nghiệp dời núi,đắp lũy tạo cuộc sống yên bình cho xứ Trầm Hương , ông bà Tinh Vệ-Chấn Long theo sóng biển về nơi không dấu tích . Để ghi nhớ công ơn sự nghiệp của vợ chồng bà, dân chúng lập đền thờ Bà tại núi Đại An . Nhưng đến cuối triều Hùng Duệ Vương (258 trước Tây lịch) . Thục Phán trị nước , bị ngoại tặc thôn tính , ngôi đền này bị triệt phá.

Khi lên xứ Trầm Hương - Đại Điền , nhớ lại tích xưa , tưởng niệm công đức của vợ chồng Bà Tinh Vệ-Chấn Long Thượng Hoàng Trần Nhân Tông tôn phong Bà Tinh Vệ là THIÊN Y THÁNH MẪU , và bàn với Chúa Chiêm Chế Mân cho trùng tu lại ngôi đền thờ ông bà Tinh Vệ . Chúa Chiêm Chế Mân đã cho trùng tu ngôi đền . Trên mái trước đền tạc 4 chữ Nho THIÊN Y THÁNH MẪU [8]và 2 bên trụ đèn tạc đôi câu đối do chính Thượng Hoàng Trần Nhân Tông ngự đề :

Tinh Vệ hận chí năng điền hải
Chấn Long cừu lực khả di sơn

Nghĩa là:

Chí Bà Tinh Vệ (giận) có thể lấp biển,
Sức ông Chấn Long (thù) khả dĩ dời núi.

Cùng lúc với việc trùng tu đền thờ Thiên Y Thánh Mẫu là việc xây dựng một ngôi chùa dưới chân núi Đại An .Với tên chùa cũng do chính Đức Điều Ngự (Trần Nhân Tông) đặt là ĐẠI AN TỰ .Chắc chắn việc đặt tên chùa là ĐẠI AN không phải là ngẫu nhiên .Hai chữ ĐẠI AN thể hiện rất rõ quyết sách của Hoàng Đế Thiền sư Trần Nhân Tông là phục hưng quốc gia Đại Việt và tạo dựng cuộc sống yên bình tươi đẹp mãi mãi cho dân tộc Chiêm . Điều này được khẳng định rất cụ thể rõ ràng trong đôi câu đối mà Đức Điều Ngự Trần Nhân Tông ngự đề cho chùa:

Đại Việt cơ đồ tu hưng phục
An Chiêm sự nghiệp lại diên khang.

Và như vậy Hoàng Đế Thiền Sư Trần Nhân Tông , cũng tức là Đức Điều Ngự Giác Hoàng Tổ Đại Việt , là người đã khai sáng , lập chùa Đại An [9].

Đến ngày 12 tháng 7 năn Tân Sửu (1301) , Trúc Lâm rời chùa Đại An trở lại thăm một di tích-thắng cảnh ở núi Gành - nằm sát cửa Đông Hương . (Theo Đại Nam Nhất Thống Chí , núi Gành thuộc thôn Ngọc Toản , huyện Vĩnh Xương , phủ Diên Khánh) cách Nha Trang Tân Thị (tức thành phố Nha Trang ngày nay) chừng 2 dặm (khoảng 3 km) về hướng Tây Bắc . Thấy phong cảnh nơi đây thật đẹp đẽ , thanh tịnh , núi Gành trông như chiếc bình bát bằng vàng (kim âu) của Phật To å, in bóng trên mặt biển xanh như ngọc [10], trên núi lại còn lưu dấu tích một ngôi chùa không rõ do ai khai sơn , lập chùa từ bao giờ. Đây đúng là một chốn A-Lan-Nhã lí tưởng cho tu hành , Trúc Lâm liền quyết định cho xây dựng lại thành một Thiền Tự và đặt tên là KIM SƠN TỰ và ngự đề đôi câu đối cho chùa:

Kim âu lãng thủy ngọc hoàn qui
Sơn tự thiền tông hội phước trì

Nghĩa là :

Bát vàng soi bóng trên mặt nước ngọc qui tụ về
Ngôi chùa thiền (Phật) trên núi tụ hội phước đức mãi
mãi

Sự kiện vừa nêu được ghi chép khá rõ ràng , cụ thể trong sách Trung Châu Nhân Vật Ký như sau :”Tân Sửu niên , thất nguyệt , nhị thập nhật , Thượng Hoàng Trần Nhân Tông tự Đại An Tự đáo hải biên , quan kỳ cảnh vật hữu tình gian sơn hùng vĩ , mạng Thiền sư Thích Đạo Phong tái lập Phật tự vi KIM SƠN TỰ . Hựu ngự đề :

Kim âu lãng thủy ngọc hoàn qui

Sơn tự Thiền tông hội phước trì.”

Qua đoạn ghi chép trên cho chúng ta thấy : trước khi Đức Điều Ngự Trần Nhân Tông đến , nơi đây (núi Gành) đã có chùa nhưng rõ ràng ngôi chùa này đã đỗ nát, không người trông coi . Cho nên Đức Trần Nhân Tông đã cho xây dựng lại (tái lập Phật Tự) , ban tên chùa là KIM SƠN TƯ Ï, xác định chùa theo Thiền phái (mà đương nhiên là Thiền phái Trúc Lâm) và người được giao trọng trách”tái lập phật tự”là Thiền sư Thích Đạo Phong . như vậy ta có thể xác định được rằng chính Đức Việt Phật Trần Nhân Tông là người khai sinh , lập chùa Kim Sơn tại núi Gành (nay thuộc thôn Ngọc Hội , Xã Vĩnh Ngọc thành phố Nha Trang , tỉnh Khánh Hòa) . Chấp nhận sự kiện này thì ngày 12 tháng 7 Aâm lịch hàng năm sẽ là ngày kỉ niệm lập Chùa , còn ngày Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông thị hiện Niết Bàn sẽ là ngày giỗ Tổ Sư khai sáng chùa.( ? )

Trải qua một khoảng thời gian khá dài , do các vị chúa Chiêm đời sau chúa Chế Mân liên tục chống phá triều đình Đại Việt , luôn gây ra tình trạng căng thẳng trong mối quan hệ với các vương triều tiếp sau Nhà Trần ; mặc khác , đất nước ta luôn phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo từ phía Bắc tràn xuống , hồng biến nước ta thành quận huyện của chúng và hủy diệt văn hóa Đại Việt… cho nên hầu như chúng ta không còn có được những tài liệu nào đầy đu û, đáng tin cậy ghi chép sự thăng trầm của các ngôi chùa Việt trên đất Chiêm từ sau ngày Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông du hóa Chiêm thành trở về Thăng Long vào tháng 11 năm 1301.

Phải chờ cho tới khi vương triều Nguyễn thu phục toàn cõi đất phương Nam , thống nhất quốc gia, thì lịch sử vùng đất phía Nam này mới được ghi chép có hệ thống và lưu lại cho tới ngày nay . Đặc biệt , các chúa Nguyễn và sau này là các vua triều Nguyễn rất tôn sùng đạo phật cho nên nhiều chùa chiền được xây dựng mới , còn những ngôi chùa nào bị hư hỏng thì được trùng tu hoặc xây dựng lại . Trong số những chùa được xây mới hoặc được trùng tu xây dựng lại trên đất Khánh Hòa thời bấy giờ có chùa Kim Sơn . Tương truyền , việc xây dựng lại chùa Kim Sơn được thiền sư Thiệt Địa - Pháp Ấn , thực hiện vào khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18.

Năm Canh Thân , niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 6 (năm 1740) chúa Võ vương – Nguyễn Phúc Khoát ban biển ngạch và cho đổi tên chùa là “Qui Tông” , bản tên chùa trên có đề 5 chữ Nho lớn “Sắc Tứ Qui Tông Tự” sơn son thếp vàng , bên trái khắc năm chúa ban cho là “Canh Thân niên nguyệt tạo” , chạm hình rồng nhỏ , và khắc hình quả ấn tròn , trong có khắc 4 chữ “Hiệp nhất chủ nhân” bên trái bản có khắc ấn hình vuông , trên có khắc 4 chữ triện “Nghiệp Quảng Duy Cần” (Muốn mở mang cơ nghiệp cần phải siêng năng) . Bên phải bảng có hàng chữ “Quốc Chúa Từ Tế Đạo Nhân Ngự Đề”, lại có khắc ấn hình vuông đề 7 chữ: “Đại Khối Giả Ngã Dĩ Văn Chương” (Trời mượn ta để làm văn chương) . Qua tấm bảng tên chùa này , ta biết được chúa Võ vương – Ngiuyễn Phúc Khoác cai trị đằng trong từ năm 1738 đến năm 1765 , đã ban bảng tên chùa vào năm Canh Thân (1740) niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 6 , tức vào đời vua Lê Ý Tông ở Đàng Ngoài và vào thời chúa Trịnh Doanh . Trong thời kì 1771 – 1802 , chùa Kim Sơn cũng bị suy sụp như các chùa khác trong nước . Sau đó chùa được sửa chữa nhiều lần.

Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) , vua lại sắc tứ cho đổi tên Qui Tông lại thành chùa Kim Sơn như cũ, nên chùa được gọi là SẮC TỨ KIM SƠN . Vì vậy ở trước cửa chùa có bảng tên chùa Kim Sơn Tự , trong chánh điện cũng treo bảng Qui Tông Tự do chúa Võ vương ban cho vào năm 1740 .

Đến thời vua Khải Định (1916 – 1924) có bà Trương Thị Đức vợ của tiến sĩ Nguyễn Văn Chương (Thái sư nhà Tây Sơn), quen gọi là Bà Nghè (vợ ông tiến sĩ) , đến chùa Kim Sơn , lập một am nhỏ phía dưới, bên phải chùa để tu hành và phát tâm trùng tu chùa Kim Sơn , nên dân thời đó còn gọi chùa Kim Sơn là chùa Bà Nghè.

Đến năm Bính Tuất (1946) , thực dân Pháp chiếm lại tỉnh Khánh Hòa, lấy chùa Kim Sơn làm nơi đóng quân cho đội pháo binh , chặt hạ các cây cổ thụ quanh chùa , lập đồn bót , đặt đại bác ở đây bắn phá vùng xung quanh thành phố Nha Trang . Chùa bị lính Pháp phá hủy tan hoang.

Sau Hiệp định Genève (1954) , quân Pháp rút khỏi Việt Nam , chùa Kim Sơn mới được tu sữa , xây dựng lại và sau nhiều lần tu bổ , chùa có hiện trạng như ngày nay .

Ở chân Hòn Gành cạnh đường xe lửa Sài Gòn – Hà Nội là cổng tam quan dẫn lên Đài Quán Thế Âm Bồ Tát của Chùa (theo đường bộ) . Tam quan được xây dựng vào năm 1968 cùng lúc với việc xây dựng tiểu đình thờ Bồ Tát Quán Thế Âm .

Cấu trúc của tam quan này gồm 4 trụ ( hai trụ chính , hai trụ phụ ) . Một bảng hoành bắt qua hai trụ chính . Toàn bộ cổng được xây dựng trên nền xi măng dài 8 mét rộng 3,5 mét .


Trên cùng chính giữa cổng là hình khắc Bánh Xe Chuyển Pháp Luân . Dưới hình bánh xe là biển hoành dài 1,2 mét , rộng 0,4 mét ; trên biển hoành có ghi một dòng chữ tiếng Việt ( kiểu chữ in ) GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT màu đen trên nền sơn vàng . Dưới dòng chữ đó là 5 chữ nho SẮC TỨ KIM SƠN TỰ , chữ được đắp nỗi màu đen trên nền vàng . Dưới biển hoành , là một bảng xi măng nối hai trụ chính với nhau , có ghi bằng chữ Việt (kiểu chữ in : ĐÀI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT dược dược đắp nổi màu đen trên nền vàng . Phía dưới dòng chữ này có ghi Phật Lịch 2512 (1968) .

Hai trụ chính cao 5 mét , chiều rộng trụ là 0,3 mét , dài 0,5 mét . Trên đỉnh hai trụ đều đắp hai búp sen màu trắng . Mặt tiền hai trụ có đôi câu đối chữ nổi màu đen trên nền vàng bằng chữ nho .

- Câu đối bên phải : Kim Bích Giao Huy Điện Thượng Đài Tiền Quang Phổ Chiếu

- Câu đối bên trái : Sơn Hà Thắng Cảnh Liên Hoa Liễu Nhứ Sắc Thường Tân .

Dưới chân hai trụ chính là hai bệ theo kiểu chân quì .

Hai trụ nhỏ hai bên cao 2,5 mét, rộng 0,3 mét, dài 0,4 mét . Mặt tiền hai trụ có đôi câu đối bằng chữ Việt (kiểu chữ in hình tròn , đắp nổi màu đen trên nền vàng)

- Câu đối bên phải : Một Niềm Quyết Lánh Trần Gian Khổ

- Câu đối bên trái : Cắt Aùi Ly Gia Học Đạo Thiền .

Trên và dưới các câu đối có trang trí hình hoa sen màu xanh ngọc . Trên đỉnh hai trụ tôn trí hai quả cầu có đường kính mỗi quả khoảng 40 cm màu trắng .

Hai trụ chính được nối với hai trụ phụ bằng hai thanh dầm bề ngang 30 cm, phần cuối phía ngoài cong lên .

Qua khỏi cổng tam quan , theo đường dốc lên đỉnh đồi đến một khoảng đất bằng cách chánh điện chùa khoảng 100 mét có mấy ngôi tháp cổ:

-Phía bên trái có hai tháp :

+ Tháp thứ nhất của Tổ sư Thiệt Địa – Pháp Ấn hình lục giác , năm tầng , cao khoảng 5 mét , trên đỉnh tháp có búp sen . Bia tháp ghi : “Khai Sơn Sắc Tứ Kim Sơn Tự. Từ Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Ngũ Thế.Húy Thượng Thiệt Hạ Địa , Hiệu Pháp Aán Đại Lão Hoà Thượng Chi Bảo Tháp”

+ Tháp thứ hai của ngài Ngộ Trí – Phổ Lợi , hình vuông , ba tầng , cao khoảng 5 mét , trên đỉnh có búp sen . Bia tháp ghi : “Từ Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Cửu Thế,Húy Thượng Ngộ Hạ Trí Hiệu Phổ Lợi Đại Lão Hòa Thượng Chi Bảo Tháp.”

Tiếp theo có tiểu đình thờ Bồ tát Quán Thế Aâm, hình vuông cạnh rộng 8 mét, mới được xây dựng năm 1968 trên nền cũ lô-cốt thời Pháp thuộc . Chung quanh có tường thành và nhiều loại hoa cảnh xanh tươi . Đài đặt Tượng Quán Thế Aâm hình lục giác .

Trước tiểu đình có hai cây bồ đề như hai tàng lộng che tiểu đình . Đi tiếp theo đường đất có rải đá dài gần 100 mét , khách hành hương mới đến sân trước và vào chánh điện chùa.

Chùa Kim Sơn xây theo kiểu chữ “Quốc”hay chữ “Khẩu”gồm 4 dãy nhà hình vuông , bao quanh một sân lộ thiên ở giữa có đặt non bộ và cây cảnh .

Chánh điện là một tòa nhà có kích thước 11m x 14,5m . Truớc chánh điện có bảng tên chùa đắp bằng xi măng , kích thước 60 cm x 20,5 cm đắp nổi 5 chữ Nho màu vàng : “SẮC TỨ KIM SƠN TỰ” trên nền đỏ (đắp năm 1960) . Trước chánh điện trên 4 trụ có hai cặp câu đối mang tên chùa và địa danh Ngọc Hội như sau :

-Cặp câu đối ở hai trụ giữa :

+ KIM điện nguy nga vạn cổ hồng đồ tăng tráng lệ.

+ SƠN môn thanh tịnh thiên thu phong cảnh thắng quang minh .

-Cặp câu đối ở hai trụ ngoài :

+ NGỌC triển lang hàm chánh pháp hoằng tuyên hoa trụy hạ

+ HỘI khai bảo tạng đàm kinh nhập diệu thạch đê đầu .

Chánh điện thờ Chư Phật,Bồ tát như các chùa khác .

1/ Chánh điện : xây theo kiểu cổ lầu , một bên chuông , một bên trống .Trên đầu nóc của lầu chuông và lầu trống có hình mặt nguyệt và có hai chữ ÁN – LAM . Chánh điện có chiều dài 14,5 mét , rộng 11 mét , có hàng hiên xung quanh .

Từ sân sau (giữa nhà thờ tổ sư và mặt sau chánh điện) nhìn lên , chúng ta sẽ thấy mái hậu chánh điện gồm 2 tầng , mỗi tầng 4 mái . Trên bờ nóng , ở chính giữa là biểu tượng mặt trời , chầu 2 bên là 2 con giao gắn trên đỉnh 2 bờ dải . Hai bờ dải được đắp nổi theo biểu tượng hình con rồng . Trên 4 đầu đao của mái tầng trên được trang trí bằng 4 biểu tượng con giao . Giữa 2 tầng mái là phần cổ lầu được xâybằng gạch trát phẳng . Trên 4 đầu đao của mái tầng dưới cũng được trang trí 4 biểu tượng con giao . Toàn bộ 2 tầng mái được lợp bằng ngói tây.

Phía trước là bái đường gồm 2 mái . Chính giữa có gắn biểu tượng mặt trời có vòng lửa bao quanh , chầu 2 bên là hình tượng 2 con giao . Trên 4 đầu đao của mái cũng có gắn 4 biểu tượng hình con giao .

Phía ngoài mặt tiền chánh điện bên trên có một bức tường thư uyển (biển hoành) rộng 60cm dài 2,5 mét . Mặt tiền biển hoành có đắp nổi 4 chữ Nho “SẮC TỨ KIM SƠN TỰ” . Góc trái bức hoành ghi 1960, góc phải ghi Phật lịch 2504 (tức là năm đại trùng tu chùa) . Chạy dài hai bên bức thư uyển được lắp các hình hoa sen cách điệu trang trí . Chính giữa cạnh trên biển hoành gắn chữ Vạn , chầu hai bên chữ Vạn là hình hai con giao .

Đỡ toàn bộ biển hoành – bức thư uyển là hàng cột hiên gồm 6 chiếc , cao 2,5 mét . Mặt tiền 4 cột có 2 cặp câu đối bằng chữ Nho đắp nổi . Chữ viết màu đen trên nền vàng , khung viền màu đỏ.

-Đôi câu đối ở hai cột giữa :

Kim Điện Nguy Nga Vạn Cổ Hồng Đồ Tăng Trán Lệ.

Sơn Môn Thanh Tịnh Thiên Thu Phong Cảnh Thắng Quang Minh

-Đôi câu đối ở 2 cột bên :

Ngọc Triển Lãng Hàm Chánh Pháp Hoằng Tuyên Hoa Trụy Hạ.

Hội Khai Bảo Tạng Đàm Kinh Nhập Diệu Thạnh Đê Đầu

Bên cạnh hai cột giữa có hai con hạc đắp bằng xi măng , cao 1 mét , lông màu trắng , chân nhỏ màu vàng , lông mao xanh , đứng trên lưng con rùa dài 60 cm , rộng 40 cm, cao 15 cm .

Vào bái đường , các cánh cửa làm bằng gỗ sơn màu gụ 5 cửa chính rộng 2,4 mét , cao 2,5 mét , gồm 4 cánh . Hai cửa bên mỗi cửa cao 2,3 mét rộng 1,8 mét .

Nội thất chánh điện được bài trí như sau :

-Chạy dọc hai bên từ bái đường vào hậu cung là hai hàng cột , mỗi hàng 4 chiếc

-Phía bên phải bái đường , đặt gần sát cửa ra vào mặt tiền là 1 quả chông bằng đồng treo trên giá đỡ cao 2m , rộng 1m bằng go ã, chân giá làm theo kiểu cách điệu hình trụ . Chuông có đường kính 50cm , cao 1m , trang trí hoa văn nổi hình rồng và sóng nước . Ở góc chuông có khắc dòng chữ quốc ngữ :

“NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT TÁC ĐẠI CHỨNG MINH .

Quả hồng chung này do thầy tọa chủ và Phật tử chùa Kim Sơn (tạo lập) dưới sự chứng minh Chư Tôn Hoà thượng , Thượng tọa , Đại đức , Tăng ni thuộc giáo hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất Khánh Hòa . Trọng lượng 180kg .

Khởi công ngày 15 – 1 Tân Hợi .

Rót đồng nhày 19 – 2 Tân Hợi .

Khai trương ngày 16 – 3 Tân Hợi .

Kính ghi . Thích Aán Đạo .”

Chuông được đúc với chất lượng rất cao tiếng đánh lên nghe trong trẻo , ngân nga vang rất xa .

Góc bên trái cửa bái đường sát cửa ra vào đặt một cái trống lớn có đường kính 0,8m , dài 1m , được đặt trên một cái giá đỡ bằng gỗ giống như giá đỡ chuông , cao 1,2m , rộng 0,8 m . Trống được làm vào năm Tân Hợi , chất lượng vẫn còn rất tốt .

Phía trên dầm cửa chính , mặt trong bái đường có bức hoành phi làm bằng gỗ giả đá trên nền đen , xung quanh có trang trí giải hoa cách điệu . Trong có khắc 3 chữ Nho KIM SƠN TỰ . Đây là tấm biển được phục chế tấm biển bằng gỗ do vua thiệu trị sắc hạ và ban tặng vào năm 1845 . (Tấm biển “gốc” này bị đốt phá vào năm 1948 , chùa còn lưu giữ được phần xót lại của tấm bảng này) . Tuy nhiên , tấm bảng phục chế hiện nay chỉ bằng khoảng 1/3 kích thước thật cho vừa chỗ treo . Hi vọng khi đủ duyên , chùa sẽ có một bảng phục chế đúng với nguyên bản .

Qua hết tòa bái đường là tới trung âtm điện phật có phần nền cao hơn nền bái đường 10cm phần trung tâm điện phật được xây theo kiểu tứ trụ cổ lầu gồm hai từng mái, mỗi từng 4 mái . Đỡ lấy bộ mái là 4 trụ bằng gỗ hình vuông thuôn dần lên trên . Liên kết các cột trụ là hai thanh xiên và hai thanh chính , Từ mỗi cột trụ đều có 3 thanh kèo phụ và đầm phụ chạy ra 4 góc tường và dấu đầu vào 4 bức tường .

Trên thanh chính ở giữa trung tân chánh điện có một bức hoành phi làm bằng gỗ sơn son thết vàng rộng 0,8m , dài 3m , có khắc nổi 5 chữ Nho lớn: SẮC TỨ QUI TÔNG TỰ. Tấm biển này do chính chúa Nguyễn Phúc Khoác ban cho chùa vào năm Canh Thân , niện hiệu Vĩnh Hựu thứ 6 (1740) .

Trên thanh chính nối hai cột hai bên bàn thờ đức Phật có một bức hoành phi làm bằng gỗ rộng 0.8m , dài 2.5m viền trang trí khá cầu kì theo kiểu cuốn thư . Biển hoành này khắc 4 chữ Nho lớn ĐIỀU NGỰ GIÁC HOÀNG (cũng là tôn hiệu của đức Việt Phật Trần Nhân Tông) .

Ở 2 cột phía trước của trung tâm chánh điện có treo đôi câu đối (dài2,2m , rộng 0,25m) chữ màu vàng được khắc nổi trên bảng gỗ sơn đen phía trên câu đối khắc hình chữ Vạn , phía dưới khắc hình hoa sen .

Câu 1 : Bảo Điện Trùng Quang Khai Quốc Gia Trị Bình Xương Vận .

Câu 2 : Kim Sơn Vĩnh Trấn Kiến Dân Chúng Tín Ngưỡng Trung Tâm .

Ở hai phía cột sau cũng có treo đôi câu đối cùng kích thước , mẫu chữ và trang trí như đôi câu đối trên .

Câu 1 : Tuyết Lãnh Chứng Chân Thừa Phúc Huệ Hoàn Toàn Tam Giới Thiên Nhân

Đồng Kính Ngưỡng .

Câu 2 : Kỳ Viên Tuyên Diệu Pháp Từ Bi Quảng Đại Thập Phương Đàn Tín Vĩnh Qui Y

Về bố cục và cách sắp xếp các pháp khí trong tòa chánh điện như sau :

Ở giữa là bệ xi măng có kích thước dài 2,5m rộng 1m là tòa sen màu trắng an tọa Đức Phật Bổn Sư ở tư thế ngồi thiền .Tượng cao 1,2m rất đẹp .

Phía trước thượng Đức Bổn sư là án thờ bằng gỗ màu gụ , có trạm trổ các hoa văn trang trí như rồng , hoa dây …

Trước án thờ là bàn kinh bằng gỗ màu gụ và cũng được trạm trỗ các hoa văn trang trí như trên .

Hai bên bàn kinh là 2 cái đôn bằng gỗ màu gu ï, cũng được chạm khắc các hoa văn cách điệu . Cái đôn phía bên trái đỡ một cái mõ lớn được điêu khắc nhiều hoa văn trang trí . Cái đôn phía bên phải đỡ một cái chuông gia trì lớn . Chuông này có ghi : Sắc Tứ Kim Sơn Tự

Bên phải án thờ Phật là một án thờ Bồ Tát Quán Thế Aâm bằng gỗ màu gụ được điêu khắc nhiều hoa văn trang trí rất đẹp . Tượng Bồ Tát cao 1m, đứng trên tòa sen cao 30cm, rộng 50cm .

Bên trái án thờ phật là án thờ Đức Bồ Tát Địa Tạng Vương bằng gỗ màu gụ được điêu khắc nhiều hoa văn trang trí rất đẹp . Tượng cao 1,2m, đứng trên tòa sen cao 30cm, rộng 50cm .

Nhà Thờ Tổ, Nhà Đông và Tây

Từ chánh điện đi dọc theo hai hàng biên ở hai bên , phía bên phải là nhà đông , phía bên trái là nhà tây , tiếp nối nhà tây là tăng phòng . Ở giữa là nhà thờ Tổ . Ở đây cách bố trí của 3 tòa nha ø: Đông , Tây và Thờ Tổ đều quay chung mặt tiền về khu sân sau (nối liền mặt sau chánh điện) của chùa .

-Ở hàng hiên sau của chánh điện có treo một tiểu hồng chung có đường kính miệng 35cm, thân dài 57cm . Quai chuông cấu tạo đơn giản . Ở phần giữa chuông có khắc chìm một bài bằng chữ Nho :

Tuế thứ Mậu Tuất niên , tứ nguyệt , nhị thập nhật , Kim Sơn Tự , Ngọc Hội Xã.

Nhất tứ thiên hạ Nam Thiệm Bộ Châu Kim Cứ Đại Việt Quốc , Quảng Nam xứ, Diên Ninh phủ ,Hoa Châu huyện , Phú Lộc Trung xã ,Long Tự trụ phụ .

Phật Kim hội , Thủ Nguyễn Văn Mẫn , Pháp danh Tâm Năng ; Phạm Đình Trung , tự Tánh Trường ; Nguyễn Công Phụng , Pháp danh Tâm Hương .

Nữ tánh Nguyễn Thị Nhĩ , Trần Thị Đào hiệu Diệu Phổ , Nguyễn Thị Điển hiệu Diệu Hảo , Cao Thị Tuyên , Nguyễn Thị Hội … Thập phương tín cúng .”

Có thể xem quả tiểu hồng chung này là một cổ vật .

-Nhà Đông : có chiều dài 7,3m, rộng 5,3m, gồm 3 gian . Nhà xây dựng đơn giản không có cửa , 3gian để trống . Liền với căn nhà này là nhà bếp.

-Nhà Tây : dài 7,3m, rộng 5,1m dùng làm nhà khách . Nhà xây dựng đơn giản như nhà Đông . Gồm 3 gian trống không cửa . Tiếp nối căn nhà này là tăng phòng .

-Nhà thở Tổ .

Nhà có chiều dài 9,2m, rộng 10m,3 gian 2 chái . Phía trước có 4 cột hiên , chạy dọc tàu mái là một bức tường che mái thượng , ở giữa đắp nổi 3 chữ Nho PHƯƠNG TRƯỢNG ĐƯỜNG , với dòng chữ ghi bên phải : DL 1964 , bên trái ghi PL : 2507 .

Sau hàng cột hiên ta bước vào nội điện thờ Tổ với 3 cửa chính , mỗi cửa rộng 1,2m , bằng gỗ màu nâu .

Nội điện thờ tổ bày trí như sau :

- Gian giữa có 1 bàn thờ, cao 1,2m, rộng 1m, dài 1,4m . Bàn thờ được xây 3 cấp . Trong cùng , trên tường là chân dung Tổ Bồ Đề Đạt Ma ở tư thế đứng . Bậc trên cùng đặt long vị các Tổ Sư : HT Thiệt Địa – Pháp Ấn (có kèm theo chân dung ngài, đặt chính giữa) . HT Liễu Đức – Huệ Giáo (còn gọi là HT Đò) . HT Đạt Huy – Từ Chiếu . HT Đạt Tiết – Từ Lễ . HT Phổ Quang (hay thiền sư Ngộ Không – Tánh Tú) . HT Ngộ Trí – Phổ Lợi . HT Chơn Dương – Chánh Giác . HT Đạo Phước – Bồ Đề (Ngài cũng là người khai sơn chùa Thiên Phước , xã Diên Phú , huyện Diên Khánh ) . Thượng tọa Hải Chấn – Chánh Ký . Thượng Tọa Thanh Hương

– Như Thành . Thượng tọa Trừng Minh . Thượng tọa Tâm Huệ – Ấn Đạo (viên tịch 1984) . Bậc thứ 2 có 1 mâm bồng bằng đồng cao 30cm , hai bên là hai lọ lộc bình bằng sứ cao 40cm , 2 đèn cầy chân đồng cao 60cm .

Bậc thứ 3 đặt một mỏ có đường kính 40 cm và 1 chuông gia trì có đường kính 30m.

Trên ngưỡng bàn thờ Tổ có 1 bảng hoành bằng gỗ sơn màu cánh gián , ở giữa chạm nổi 4 chữ Nho : TRUYỀN ĐĂNG TỤC DIỆM . Bên phải có khắc chìm dòng chữ : Phật Lịch nhị thiên ngũ bá tứ thập nhị niên (2542) . Bên trái khắc dòng chữ : Tuế thứ Mậu Dần niên (1998) . Quí đông tạo .

Ở 2 cột trước bàn thờ Tổ có đôi câu đối được khắc chìm, phủ nhũ vàng , trên bàn gỗ :

“Thiền Tông Tảo Sáng Vu Nam Thiên Bát Nhã Tâm Hoa Kim Cổ Mậu .

Tuệ Nghiệp Tương Thừa Ư Việt Địa Bồ Đề Đạo Thụ Diệp Chi Trường ”

2 gian hai bên có hai bàn thờ để an vị và thờ chư hương linh người quá cố .

Ở phía trước , bên trái chánh điện là 1 cốc 2 tầng xây theo hình lục giác , mỗi cạnh 3,4m . Cấu trúc của cốc trang nghiêm và rất đẹp , xung quanh có cây cổ thụ, cây cảnh xanh tốt .

Tuy chùa ở trên đồi đá, cao, khô hạn nhưng vẫn có nhiều cây cổ thụ, cây cảnh xanh tốt và được chăn sóc chu đáo tạo nên một không gian tâm linh thanh tịnh .

Các thế hệ truyền thừa và trụ trì chùa :

I / Theo tài liệu “ Chùa KIM SƠN trong sự nghiệp phục hưng bảo vệ tổ quốc Việt Nam anh hùng” do cụ Nguyễn Hồng sinh hội trưởng hội văn hóa truyền thống dân tộc Nha Trang Khánh Hòa – khảo biên (năm Nhâm Ngọ - 2002) thì các thế hệ truyền thừa và trụ trì chùa Kim Sơn từ khi thượng hoàng Trần Nhân Tông cho “ tái lập Phật tự” (1301)đến nay (2006) là 23 vị:

1. Thích Đạo Lương (1290 - ?)
2. Thích Đạo Minh (1353 – 1399)
3. Thích Đạo Quang ( 1375 – 1437)
4. Thích Đạo Tâm ( 1397 – 1430)
5. Thích Đạo Vinh (1445 - ?)
6. Thích Minh Lương (1467 – 1523)
7. Thích Hỏa Long (1489 – 1585)
8. Thích Cao Vọng (1542 – 1615)
9. Thích Cao Phong (1563 – 1624)
10. Thích Quảng Sinh (1613 – 1675)
11. Thích Quảng Thiện (1649 – 1675)
12. Thích Pháp Cương (1692 – 1793)
13. Thích Pháp Cường
14. Thích Pháp Ấn
15. Thích Nữ Diệu Minh
16. Thích Quảng Vân
17. Thích Minh Hiển

18. Thích Ngộ Trí

19. Thích Thanh Long
20. Thích Như Thành
21. Thích Ấn Đạo
22. Thích Nguyên Minh

II/ Tại nhà thờ Tổ của chùa hiện có bài vị các vị sau :

1. Tự Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Tam Thập Ngũ Thế , Húy Thượng THIỆT Hạ ĐỊA, Hiệu PHÁP ẤN Tổ Sư Giác Linh . 2. Tự Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Thất Thế , Húy Thượng LIỄU Hạ ĐỨC , Hiệu Huệ Giáo , Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh .
3. Tự Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Bát Thế , Húy Thượng ĐẠT Hạ HUY , Hiệu Từ Chiếu , Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh .
4. Tự Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Bát Thế , Húy Thượng ĐẠO Hạ PHƯỚC, Hiệu Bồ Đề , Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh .
5. Tự Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Bát Thế , Húy Thượng ĐẠT Hạ TIẾT , Hiệu Từ Lễ , Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh .
6. Tự Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Cửu Thế , Húy Thượng NGỘ Hạ THÔNG , Hiệu Phổ Quang , Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh 7. Tự Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Cửu Thế , Húy Thượng NGỘ Hạ TRÍ , Hiệu Phổ Lợi , Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh.
8. Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Thế , Húy Thượng CHƠN hạ DƯƠNG , Hiệu Chánh Giác , Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh .
9. Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Thế , Húy Thượng HẢI Hạ CHẤN , Hiệu Chánh Ký , Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh .
10. Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhất Thế , Húy Thượng THANH Hạ HƯƠNG , Hiệu Như Thành Đại Sư Giác Linh .
11. Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhị Thế , Húy Thượng TRỪNG Hạ MINH , Dại Lão Hòa Thượng Giác Linh .
12. Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Tam Thế , Húy Thượng TÂM Hạ HUỆ , Tự Hưng Công , Hiệu Ấn Đạo Đại Sư Giác Linh .

III/ Trụ trì chùa hiện nay :

Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Tứ Thế , Húy Thượng NGUYÊN Hạ MINH , Tự Minh Hiền . – Thượng Tọa Trụ trì chùa từ năm 1984 .

Ghi Chú : Đây là sơ lược lịch sử chùa . Do việc thu thập và xác minh các tài liệu lịch sử chưa thật đầy đủ và độ chính xác còn bị giới hạn , cho nên rất mong quí vị Thiện tri thức , các nhà nghiên cứu quan tâm giúp đỡ chỉ dẫn để trong tương lai chùa Sắc Tứ Kim Sơn sẽ có được một bản lịch sử chùa hoàn chỉnh .


[1]Làng Vũ Lâm,Phủ Diên Khánh-Ninh Bình.Nay thuộc xã Ninh Hải ,huyện Hoa Lư,tỉnh Ninh Bình

[2]Thánh Tăng Ngữ Lục chép :”Sau ở chùa Phổ Minh của phủ Thiên Trường,Thượng Hoàng mời đến các danh tăng,mở lớn các trường giảng,trải mấy năm đèn vân du phương ngoài,đến trại Bố Chính,chọn am Tri Kiến để ở.””Tri Kiến”,theo Ô Châu Cận Lục,là nơi đóng cơ quan hành chính của trại bố chính (Tri Kiến cố chi huyện kiến.Có thể nói đây là ngôi chùa đầu tiên được biết của vùng đất Địa Lý,Ma Linh và Bố Chính,mà Lý Thánh Tông đã thu phục và định danh trên bản đồ Đại Việt , nay là Bố Trạch (Quảng Bình)và 2 huyện Vĩnh Linh,Gio Linh (Quảng Trị)

[3]Để rồi đến mùa hè năm Aát Dậu (1285),hắn ra Bắc làm Đại Nguyên soái đem 50 vạn quân của Vân Nam cùng 50 vạn quân do cái gọi là Trấn Nam Vương Thoát Hoan cầm đầu sang đánh nước ta.Cuộc xâm lăng qui mô cực lớn này như ta đã thấy,đã bị thất bại thảm hại.Gần 1 trệu quân Nguyên bị quân dân Đại Việt tiêu diệt,chỉ có Thoát Hoan thoát chết nhờ chui vào ống đồng để lính khiêng chạy trốn về Tư Minh (Quảng Tây).

[4]Châu Ô , Châu Lý được nhà Trần đặt tên là Thuận Châu , Hóa Châu vào năm 1307. Việc thu phục 2 châu này như vậy là diễn ra một cách hết sức hòa bình êm thắm.

sách lược ngoại giao bình đẳng và đoàn kết dân tộc của Thượng Hoàng Trần Nhân Tông (trong đó phải kể cả đến việc gả Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân) đã đem lại những thành quả chính trị và an ninh thật to lớn cho quốc gia Đại Việt lúc bấy giờ.

[5]Xin xem một bài thơ của Lam Trà Tiến sĩ trong sách Trung Châu Nhân Vật Ký:

CÙ HUÂN XU HẢI TẶC.

Cù Việt kình thiên hận bạch đầu,

Huân chưng hạo thủy khí lăng châu,

Bạch Hổ triều dương xu hải tặc,

Thanh Long bảo đị thổ hoàng thâu.

Tạm dịch:

CÙ HUÂN ĐUỔI GIẶC BIỂN.

Trắng đầu Cù Việt đứng canh trời,

Giọt châu khói tỏa nước bốc hơi,

Bạch Hổ núi ngăn quân cướp biển

Rồng Xanh gò nổi giặc thân vùi .

[6]Nay gồm 14 phường xung quanh dòng sông Ngọc Hội,kéo dài từ cửa Hà La Sơn-Đồi La San,cho đến cửa bé.

[7]Cù : cù lao,Huân Chưng:chỉ sóng nổi lăn tăn như nước trong nồi mới bắt đầu sôi.

[8]Ngôi đền này đến thời Chế Bồng Nga dấy đông can qua chống phá triều đình Đại Việt , và cho triệt phá đình Đại An thờ bà Tinh Vệ tức là Thiên Y Thánh Mẫu. Đến thời nhà Nguyễn , Phan Thanh Giản nhân đi qua đây,vì không rõ gốc tích bà Tinh Vệ Mễ Nương , nên viết về sự tích bà Chúa Chàm với tên gọi nửa Nho (Việt) nửa Chiêm (Chàm) là Thiên Y A Na,khiến mọi người lầm tưởng bà Chúa Chàm với Bà Chúa xứ Trầm Hương-Thiên Y Thánh Mẫu-là một

[9]Rất tiếc , trải nhiều lần can qua dưới thời Chế Bồng Nga và sau đó,Đại An Tự đã bị phá hủy hoàn toàn.Chùa Đại An chỉ còn được ghi lại trong sách Trung Châu Nhân Vật Ký

[10]Thời bấy giờ bao quanh núi Gành toàn là biển

chuakimson-3

Chùa Kim Sơn

Quách Tấn

Chùa ở thôn Ngọc Hội (xưa gọi là Ngọc Toản), cách thành phố Nha Trang chừng 4,5 cây số về hướng Tây Bắc.


Tổ khai sơn là Pháp Ấn Hòa Thượng, húy Thiệt Địa


Dựng năm nào không được rõ.


Chùa đứng trên một ngọn đồi đá đột khởi giữa bình nguyên.


Đồi xưa kia đứng sát mé sông Nha Trang. Trên triền phía Bắc là một gành cao ngó xuống mặt nước. Cho nên tục gọi ngọn đồi là Núi Gành.


Truyền rằng khi Hòa Thượng dọn núi cất chùa có được một số vàng chôn. Nên gọi núi là Kim Sơn và đặt tên chùa là Kim Sơn Tự


Năm Canh Thân, niên hiệu Vĩnh HỰu thứ 6 (1740), Chúa Nguyễn Phúc Khoát cải tên Kim Sơn làm Quy Tôn và ban một tấm biển rộng lớn, sơn son thiếp vàng, khắc ba chữ đại tự "Quy Tôn Tự" và có chú rõ năm ân tứ "Canh Thân niên tạo" cùng tám chữ lạc khoản "Quốc Chủ Tế Từ Đạo Nhân ngự đề"


Tấm biển của chúa ban chứng tỏ rằng chùa đã có từ thời Lê Ý Tôn, niên hiệu Vĩnh Hựu (1735-1740), hoặc thời Lê Thuần Tôn, niên hiệu Long Đức (1732-1735). Lúc bấy giờ chúa Nguyễn chưa xưng vương hiệu.


Đến năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) nhà vua sắc hạ chùa nên theo danh hiệu cũ. Một tấm biển khắc tên Kim Sơn Tự treo ngoài của. Còn tấm biển chúa Nguyễn Phúc Khoát sắc tứ thì treo trong chùa để bảo tồn thắng tích.


Chùa đã nhiều lần bị hư và nhiều lần tu bổ.


Dưới triều Khải Định (1916-1924), vợ một hưu quan đã tự xuất gia sửa sang chùa lại. Từ ấy người ta gọi là Chùa Bà Nghè.


Năm Mậu Tuất (1946) sau khi tái chiếm Khánh Hòa, Pháp cho một đội binh lên đóng tại chùa Kim Sơn. Chúng phá chùa, đốn hầu hết cổ thọ, và dựng lô cốt, đặt súng đại bác bắn phá tứ tung.


Miếu Quá Quan và nhiều nơi cổ tích ở trong phạm vi tầm súng đều bị phá hủy!


Sau ngày đình chiến, chùa mới trùng tu. Kiểu chùa không được mỹ thuật. Nơi giặc xây lô cốt, nhà chùa dựng một tiểu đình với tượng đức Quan Thế Âm.


Chung quanh chùa có mấy gốc me cổ thọ dựng lại và một số cây mới trồng, không đủ "làm ấm cúng" cảnh chùa. Quang cảnh tiêu điều ảm đạm. Người vãng cảnh có cảm giác đứng trước một người bệnh đã ăn được cơm nhưng thiếu gạo nấu.


Nhưng vọng cảnh thì tuyệt!


Chùa hướng về Đông Nam, lấy hòn đảo Bồng Nguyên, tục gọi là Hòn Miễu, ở Cửa Bé làm tiền án.


Bốn mặt núi non trùng điệp. Biển Nha Trang ở phiá Đông trông như một vũng nước nhỏ ánh màu ngân.


Từ chân đồi đến chân núi, mênh mông bát ngát, nào làng xóm, nào ruộng nương vườn tược, khi ẩn khi hiện dưới nóng dừa xanh. Hòn Trại Thủy cách Kim Sơn chừng vài cây số. Xiên xiên về hướng Đông Nam, trông như một hòn cù lao nhỏ ngập trong thủy triều. Và thành phố Nha Trang "đồng hoá" cùng lá cây dính liền với làng quê đồng ruộng: Những cao ốc biệt thự phố xá chỉ còn là những vệt trắng, vệt xám, vệt đỏ, thấp thoáng trong sắc xanh của cây của núi của trời.


Trừ trời ra, tất cả, cả núi non, đều nằm dưới mắt. Nhìn đàn cò trắng bay cao, đám khói bay cao, cũng phải cúi mặt xuống. Du khách ngông cuồng, nhiều khi tưởng mình "đã cao hơn thiên hạ" rồi vậy!


Gần đây Định Phong lên viếng cảnh, nhớ đến bài Ngôn Hoài của Không Lộ Thiền sư:


Trạch đắc long xà địa khả cư

Dã tình chung nhật lạc vô dư

Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh

Trường khiếu nhất thinh hàn thái hư

Cao hứng diễn Nôm:

Thân yên đẹp chốn long xà

Thú vui ngày tháng đượm đà tình quê

Có khi hề thẳng bước

Thấu đỉnh hề non côi

Hú dài một tiếng thảnh thơi

Ùn ùn lạnh suốt ngoài trời khói mây.

(Trích Xứ Trầm Hương, tác giả Quách Tấn)

Xem hình ảnh:
Một số hình ảnh về Chùa Kim Sơn

chuakimson-4


thungo_kimson_1000

 

---o0o---

Các Ngôi Chùa ở Khánh Hòa

---o0o---

Ảnh và trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2013(Xem: 1689)
Đ4, thôn Sơn Thạnh, H. Diên Khánh, T. Khánh Hòa , ĐT: 784025
19/06/2013(Xem: 2946)
T8 Võ Cạnh, Vĩnh Trung, TP. Nha Trang, T. Khánh Hòa, ĐT: 892330
19/06/2013(Xem: 1606)
75 Nguyễn Thái Học, TP. Nha Trang, T. Khánh Hòa, ĐT: 825333
19/06/2013(Xem: 1477)
Võ Dõng, Vĩnh Trung, TP. Nha Trang, T. Khánh Hòa, ĐT: 891691
19/06/2013(Xem: 1442)
26 Hà Thanh, TP. Nha Trang, T. Khánh Hòa, ĐT: 829726
19/06/2013(Xem: 1431)
Đảo Hòn Tre, Phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang
19/06/2013(Xem: 1696)
Số 9 Tổ 1, Khu Tháp Bà, P.Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, T. Khánh Hòa, ÐT: (58) 833 081
19/06/2013(Xem: 1942)
Số 9 Đường Trần Nhật Duật, TP. Nha Trang, T. Khánh Hòa, ĐT: 512738
19/06/2013(Xem: 3305)
Hòn Đỏ, TP. Nha Trang, T. Khánh Hòa
19/06/2013(Xem: 1801)
Võ Cang, Vĩnh Trung, TP. Nha Trang, T. Khánh Hòa, ĐT: 891359
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]