Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Đông Phước

17/06/201319:59(Xem: 1579)
Chùa Đông Phước


chuadongphuoc

ĐÔNG PHƯỚC CỔ TỰ

Chùa xưa còn đó nhưng Thày đã quy Tây


Thầy kể rằng, ngày trước, có một vị Tỳ kheo Ni, tên đời là Bùi Thị Lê, pháp danh Xương* Thắng, tự Thiện Hành. *(Chữ Xương thuộc dòng Tào Động, Bắc Sơn lập phái kệ: “Nguyên Đạo Hoằng Truyền Nhất. Tấn Quang Phổ Chiếu Thông. Tổ Sư Long Pháp Ấn. Vĩnh Lạc Thọ Xương Tôn.”)


Quê quán ở xã Gò Bon, Gia Định (miền Nam), vì chiến tranh nên Bà lánh cư ở làng Trường Đông, huyện Vĩnh Xương, Khánh Hoà. Bà đã phát tâm bồ đề xã bỏ sự nghiệp, xuất gia vào tu tại am tranh nơi gò Quéo, Đồng Bò (nay là Xã Phước Đồng). Thọ ký với Bổn sư danh gọi bấy giờ là Thầy Bưởi. Được hơn 3 năm, Thầy về quê rồi viên tịch. Bà còn lại một mình không thể ở nơi thâm sơn cùng cốc, nhất ni, nhất tự, nên phải trở về làng Trường Đông.


Bà đã phát nguyện tạo dựng ngôi chùa, vào năm Thành Thái thứ hai (1889), do Đại lão Hoà Thượng huý Trừng Đạt, hiệu Minh Quang, Chứng minh Khai sơn.


Chùa lập hoàn thành, được đặt hiệu là Đông Sơn tự, toạ lạc tại đầu núi Trường Đông, gần tỉnh lộ nơi đầu xóm (đó là tiền thân của chùa Đông Phước). Nhưng lúc bây giờ người của ít oi, nên chỉ làm được ngôi chánh điện để có nơi thờ Phật và Hoà Thượng Trụ trì tu hành.


Đến năm Thành Thái thứ 18 (1906), chùa được trùng tu lần thứ nhất, khang trang hơn, từ đó cho đến lúc Hoà Thượng, Tổ Khai sơn thị tịch. Về sau, tiếp đến vị Lão Tỳ kheo ni cũng viên tịch. Chùa chiền hiu quạnh, tường vách rĩ nức, cảnh núi non vắng vẻ, u tịch, ít người lui tới, cùng đất đai khô cằn, sỏi đá, thiếu nước sinh hoạt, cho nên chùa không thể trụ trên núi Trường Đông, phải di chuyển đến địa phận xã Phước Hải.


Lần thứ nhất: Do Đại Đức huý Như* Trị hiệu Từ Thân đảm nhận trách nhiệm đem về phần đất tục danh Giếng Bà Giá của Ông, bà Nguyễn Hý cúng dường. Làm nền chùa xong, sắp dựng cột, thì bị con, cháu Ông, bà Hý tranh cản, nên xây dựng không thành. *(Chữ Như thuộc dòng Lâm tế Gia phổ: “Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên. Minh Như Hồng Nhựt Lệ Trung Thiên, Linh Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Phổ, Chiếu Thế Chơn Đăng Vạn Cổ Huyền”)


Lần thứ hai: là nơi chùa hiện tại, toạ lạc tại số 20/7 đường chùa Đông Phước, trước đây thuộc khóm Phước Thái, xã Phước Hải, sau khi tách phường, hiện nay chùa thuộc Phường Phước Long, thành phố Nha Trang, Khánh Hoà.


Lần này, Đại Đức Từ Thân cung thỉnh Hoà Thượng huý Như Đạt hiệu Hoằng Thâm (huyện Vạn Ninh, Khánh Hoà) Chứng minh khai sơn. Lập chùa xong đặt hiệu chùa là Đông Phước tự ( Đông Phước lấy tên hai xã làm hiệu chùa, Đông là Trường Đông, Phước là Phước Hải.) vào năm Quý Sửu (1913).


Sau đó Đại Đức Như Trị - Từ Thân, quê ở miền Nam, dòng Lâm tế Gia Phổ, về Đệ nhất Trú trì và hành đạo. Tuy nhiên, cảnh trí nơi đây toàn là rừng và cát, Đại Đức đã ra công khai khẩn đất hoang quanh chùa thành thổ, được 3 sào (hiện nay chùa có cựu khế) để làm đất vườn chùa, cho đến năm Kỷ Mão (1939) Đại Đức Từ Thân viên tịch.


Bổn tự cung thỉnh Đại Đức huý Chơn Du hiệu Nhơn Thiện quê ở Ninh Hoà, Khánh Hoà về kế thừa Đệ nhị Trú trì, cho đến năm Ất Dậu (1945), là năm Cách mạng khởi nghĩa, vùng quanh chùa là rừng buội, Bộ đội lập mặt trận tại đây, đến một chiều mùa thu năm 1945, giao tranh ác liệt xảy ra, chùa bị thiêu huỷ (lúc này nhằm tháng 8 âm lịch, vào một buổi xẩm tối). Bấy giờ chùa bị cháy, nhân dân quanh chùa bỏ chạy, cho nên chùa bị nắng chang, sương dọi, Phật tượng thấm ướt, đèn tắt, hương tàn.


Cho đến năm Mậu Tý (1948) tại làng Trường Đông có tín nữ là Bà Lê Thị Tỵ (Bà Thông) pháp danh Tâm Lộc, cám cảnh tiêu điều của chùa, nên đã phát tâm cúng dường vật liệu, đạo hữu Nguyễn Trung Can cúng dường công quả thi công tu bổ. Cảm động công đức của hai vị thí chủ này, chùa tu bổ hoàn thành ngôi chánh điện (thờ Phật), Tây đường (thờ Tổ và thờ Linh).


Năm Kỷ Sửu (1949) bổn tự cung thỉnh Đại Đức huý Chơn Gia hiệu Minh Huệ về Đệ tam Trú trì. Ngài Minh Huệ xây cất thêm ngôi Đông Lang để làm chỗ tiếp độ tăng chúng tu học. Đến năm Đinh Dậu (1957), Ngài Chơn Gia - Minh Huệ viên tịch.


Năm Canh Tý (1960) Bổn tự, bổn đạo cung thỉnh Đại Đức Thích Huệ Quang về Đệ tứ Trú Trì chùa Đông Phước cho đến ngày nay.


Nhờ ơn lớn Tam bảo hộ trì, cùng chư sơn và bổn đạo trợ giúp, qua hai lần trùng tu chùa. Đặc biệt là lần đại trùng tu vào năm 2007 (Đinh Hợi) đến năm 2009 (Kỷ Sửu) chùa Đông Phước hoàn chỉnh như hiện nay, gồm: Ngôi Đại hùng Bửu điện 3 tầng, cổ lầu, hai bên là lầu chuông, lầu trống. Góc mái cong có tứ giao long uốn lượng. Trên nóc có lưởng long chầu nguyệt, đỉnh nóc chùa là bánh xe pháp luân. Tổ đường, Nhà Khách, Đông lan, Tây trúc, Phương trượng Hoà Thượng Viện chủ được sắp xếp ngăn nắp, thứ tự.


Phía trước sân chùa, một bên là Tháp Quan Thế Âm với bức tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá nguyên khối, cao trên 4 m, Bồ Tát đang cầm bình tịnh thuỷ và nhành dương liễu, với gương mặt hiền hoà, bao dung phóng tầm mắt xa xăm dõi theo mọi nổi khổ của ngư dân Phước Long, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên như nguyện đem lại sự an bình cho mọi người, cho ngư dân mỗi lần ra biển.


Đối diện là Tháp Chuông, quy mô đồ sộ, với Đại hồng chung, mỗi lần tiếng chuông chùa vọng lên như giải thoát mọi phiền não của người dân, khuyến hoá mọi người bỏ dữ, làm lành.


Ở giữa sân chùa là Tượng Phật Di Lặc đang nở nụ cười hoan hỹ, vị tha như luôn nhắc với Phật tử hãy diệt trừ lục tặc, vui vẻ, rộng lượng với mọi người.


Đằng trước chùa là Cổng Tam quan sừng sửng, uy nghi, đỉnh đạt, như khẳng định nhắc nhở với mọi người:


“Đi đến cửa chùa đem lòng hỹ xã,


Bước vào cảnh Phật giữ dạ Từ bi”


chuadongphuoc-4
chuadongphuoc-3
chuadongphuoc-5
chuadongphuoc-6
chuadongphuoc-7
chuadongphuoc-quanam2
chuadongphuoc-quanam3
chuadongphuoc-thapchuong
chuadongphuoc2

Cấu trúc, quang cảnh Già lam Đông Phước thật cân đối, hài hoà, màu sắc trang nhã, xen kẻ là những cây dừa cao thẳng tắp, rợp lá đung đưa như vẩy gọi mọi người hãy về chùa, tu nhân tích đức.


Phía sau chùa là Tháp Tổ, Tháp Đại lão Hoà Thượng Viện chủ …nơi ghi dấu vết của các bậc Tổ sư tiền bối, như nhắc nhở kẻ hậu lai “Uống nước nhớ nguồn” tất cả là một bức tranh cảnh Thiền môn thanh tịnh.


Đông Phước cổ tự, sau 120 năm tạo lập và phát triển, toàn cảnh ngôi chùa Phạm vũ huy hoàng như hiện nay, đã in đậm dấu ấn của Đại lão Hoà Thượng Thích Huệ Quang, Thành viên Hội đồng Chứng Minh Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Huynh trưởng tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, Viện chủ, Đệ tứ Trú trì, 50 năm với cương vị Trú trì, ở tuổi ngoài 80 mà vẫn còn chống gậy xây chùa, thật là bậc Thiền môn Thạch trụ, Phước huệ song tu, mãi mãi sẽ ghi lại trong lòng Phật tử mỗi lần đến chùa.


Thế rồi, một ngày cuối Hạ Kỷ Sửu, 2009 lại đến, chùa xưa còn đó, pháp lũ còn đây, nhưng do tuổi cao sức yếu Ngài đã an nhiên thâu thần viên tịch. Ngài trụ thế 83 năm, trải qua 57 mùa An cư kiết hạ.


Theo di chúc của Cố Đại lão Hòa Thượng Thích Huệ Quang, thừa kế đệ ngũ Trú trì là:


Thượng tọa THÍCH HÀNH TRI, Pháp danh NHƯ NGỘ, hiệu TÂM THÔNG.


Phó Trú trì Đại Đức THÍCH NHƯ TỪ, tự THIỆN NGỘ, hiệu TÂM BÌNH.





Đệ tửTrí Bửu biên tập theo minh lục bản viết tay Năm Mậu Thân (1988) mùa Thu, ngày lành
củaCố Đại lão Hoà Thượng Thích Huệ Quang

---o0o---

Các Ngôi Chùa ở Khánh Hòa



---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2022(Xem: 3838)
Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự, thường được gọi là chùa Liên Hoa, tọa lạc tại thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, là một ngôi chùa có xuất xứ lâu đời, khoảng 300 năm. Ngày nay, tên chùa được đặt cho tên con đường liên thôn xã, nên địa chỉ của chùa là: số 74 đường Liên Hoa. Xưa, chùa có tên là “Linh Phong Tự”, do Thiên sư Chân Hòa, thuộc dòng Lâm Tế khai sơn tạo dựng vào cuối thế kỷ XVII, nằm trên địa phận làng Xuân Phong, huyện Vĩnh Xương,
02/10/2020(Xem: 5221)
Chùa An Dưỡng, Xã Vĩnh Thái, Nha Trang
09/09/2020(Xem: 5065)
Vào sáng ngày 06/9/2020 (nhằm 19 tháng 7 âm lịch), tại ngôi chùa còn mới lạ mang tên Kỳ Viên Khánh Phú, tại xã Khánh Phú, huyện miền núi Khánh Vĩnh, đã diễn ra buổi lễ Vu Lan Báo Hiếu - Cúng Dường Trai Tăng, với đầy đủ nghi thức trang nghiêm, cùng các tiết mục “Bông Hồng Cài Áo”, “Dâng Hoa Cúng Dường” mang đậm niềm tôn kính tri ân, và tình yêu thương rộng lớn của những người con Phật luôn hướng về một ngày mai tươi sáng an vui dưới Ánh Đạo Vàng…
31/07/2020(Xem: 3803)
42 năm! Con số của thời gian vụt trôi... Năm 1977, tôi tình nguyện đăng ký đi Thanh Niên Xung Phong lúc tuổi 17 "bẽ gãy sừng... bò tót", gia nhập đội ngũ áo xanh, nón tai bèo, thuộc A1, B1, Tiểu Đoàn TNXP Đất Sét. Đóng quân tại Đất Sét 1. Đất Sét! Vùng KInh Tế Mới "quyện theo nước dòng Sông Chò" và "dưới chân Hòn Dữ đêm đêm tỏa sương mờ"... Cuối năm 1978, tôi rời Đất Sét, chuyển vùng ra KTM Nhiễu Giang ngoài Phú Yên, nhủ lòng "một về không trở lại"... Quay lại làm chi nữa?Có gì đâu để mình phải quay lại? Tưởng là vậy sau hơn 40 năm, hơn nửa đời người, nhưng không ngờ, sáng nay, tôi lại chuẩn bị lên đường quay trở lại vùng đất hoang vu ma thiêng nước độc năm xưa…
19/11/2019(Xem: 3534)
Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, đất Thị Cầu - Phú Đông (thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) còn là một vùng rừng đồi hoang vắng thâm u thưa thớt dấu chân người qua lại, chỉ có một vài con lộ nhỏ đã thành đường mòn e dè mở lối liên thông giữa các thôn ấp đi ngang qua những ngọn đồi thoai thoải rậm rạp cỏ cây và gai góc… Năm 1956, Sư Thích Đạt Thông, pháp hiệu Tánh Tang, xuất gia tu hành theo Thiên Thai Giáo Quán Tông (là dòng thiền Việt Nam xuất phát từ Thiên Thai Giáo Tông của Trung Quốc, vị Tổ khai sáng là Thiền sư Hiển Kỳ, pháp danh Nhiên Công, quê ở Cần Giuộc - Long An), vốn là dân ở xã Phú Hữu lân cận đã lặn lội về vùng rừng đồi hoang sơ này, lặng lẽ khai hoang mở lối, tạo dựng tịnh cốc mái tranh vách đất sơ sài để làm nơi an trú và tịnh tu trên lưng chừng một ngọn đồi…
10/09/2019(Xem: 5562)
Đất trời đã vào Mạnh Thu... Những cây phượng vĩ tán xòe vẫn còn vấn vương với mùa hè mà khoe sắc hoa đỏ lòe chung quanh triền đồi sân bãi của chốn già lam thánh chúng Kim Sơn Sắc Tứ. "Khóa Tu Mùa Thu" đã diễn ra được đến ngày thứ ba, ngày cuối cùng, giữa không gian yên bình với ngập tràn cỏ hoa cây lá và nắng đẹp trời trong. Ai về tu cứ về, cứ tu. Công trình thi công xây dựng ngôi đại hùng bảo điện vẫn tiếp tục với nhịp điệu khoan thai, lặng lẽ, không ồ ạt om sòm như những lần trộn đổ bê-tông móng sàn. Vài chị phụ hồ đang lặng thầm trộn vữa, đẩy xe kutkit nhịp nhàng cung cấp vật liệu kịp thời cho những người thợ lành nghề dang mình dưới nắng đang lên những bức vách gạch đỏ của tầng lầu chánh điện,
07/09/2019(Xem: 20852)
ây là hành trình 15 năm của bộ đôi tác giả, trải dài từ năm 2004-2019, ghi nhận trên 250 kỷ lục Phật giáo Việt Nam được xác lập bởi 160 Tự viện Phật giáo. Nhóm tác giả dựa trên hai tiêu chí cho quyển sách: Chùa được công nhận di tích văn hóa- lịch sử và chùa có kỷ lục được xác lập.
20/06/2019(Xem: 4640)
Như thông lệ hàng năm với 4 khóa tu Xuân - Hạ - Thu - Đông, Khóa Tu Mùa Hạ năm nay được chùa Sắc Tứ Kim Sơn tổ chức vào các ngày 18,19,20,21/7/2019. Thương mời Đại chúng cùng về chùa thực tập ăn cơm chánh niệm, thiền hành, thiền tọa, tụng kinh, nghe pháp thoại, chia sẻ pháp đàm và hát thiền ca cùng Quý Thầy - Quý Sư Cô giữa không gian xanh mát của núi đồi Kim Sơn. Khóa tu còn là cơ hội để quý vị trở về và tiếp xúc với một nếp sống giản dị - bình an, tập nhìn lại chính mình giữa cuộc sống bận rộn, hối hả.
25/03/2019(Xem: 5777)
Chùa Long Sơn Vạn Ninh, một Di Tích của Phật Giáo Khánh Hòa, Nơi Bồ Tát Thích Quảng Đức xuất gia, Chùa Long Sơn tọa lạc ở thôn Phú Cang 1, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (vào đầu triều Nguyễn là một phần đất của thôn Tiền Cang, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)[1].
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567