Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hân Hoan Khánh Đản (Thơ)

10/05/201922:23(Xem: 3754)
Hân Hoan Khánh Đản (Thơ)
phatdansanh_2019
Hân Hoan Khánh Đản
Sen thơm mọc giữa bùn lầy,
Tinh khôi hạ tuệ, bậc Thầy Như Lai.
Lâm Tỳ Ni một sớm mai,
Vận tinh khôi chuyển, thức vài điển duyên.
Ma Da bật Thánh chu viên,
Ngàn năm Từ Mẫu, Mẹ Hiền Thế Tôn.
Ba ngàn thế giới xưng ngôn,
Mưa hoa đàn Ngọc, hiển chơn cuộc đời.
Trăng tròn xứ Ấn tinh khôi,
Đón Ngài Thái Tử, nhạc lời reo ca.
Bật từ đại trí Thiên Hà,
Đức Vua Tịnh Phạm, hằng xa reo mừng.
A Tư Đà, giọt cuối cùng,
Khóc cho kiếp số, tương Phùng kiếp sau.
Tất Đạt Đa chuyển Tinh cầu,
Bánh xe vận chuyển, ân sâu tôn sùng.
Sáu năm khổ luyện uy dung,
Héo khô kiếp xác, chẳng bừng tỉnh tâm.
Tỉnh ra lối Đạo uyên thâm,
Không hai ép xác, khổ thân trọn đời.
Nhờ Bát sữa tỉnh nên lời,
Một manh kiết tịnh, cung trời tịnh duyên.
Kiết toà tịnh nguyện tham thiền,
Bốn chín ngày hội, tam phiền tham sân.
Lối từ ngộ chứng vô sanh,
Ngộ tang cảnh mộng, duyên lành thuyết kinh.
Lục giả Uyển bước duyên linh,
Năm Người bạn củ, đăng trình lắng nghe.
Bốn sự thật lối quay về,
Tu nhân hạnh tuệ, chẳng hề vọng tâm.
Từ đây dấu ấn chuyển tầm.
Bốn chín năm hoá, nhã âm kinh từ.
Ba tạng giới luật kinh thư,
Từ Bi Bác Chánh, chân tu nghĩa huyền.
Sa La Song Thọ nằm yên,
Từ dung di huấn, tọa thiền hành trang.
Bây chừ con nguyện bình an,
Y vàng giải thoát, nhân gian trải lòng.
Hân hoan Khánh Đản sắc Hồng,
Vesak, Tam hợp, thanh trong ngàn tình.

Tk: Thích Minh Thế
Hỷ Tâm Hải Triều
Ngày lễ Khánh Đản, Phật Lịch 2563- Dương Lịch 2019.
Nhân đại lễ Vesak- 2019 chùa Tam Chúc Hà Nam.
Lần thứ 16 trên cộng đồng Tôn Giáo Thế Giới.
*****

1: Vesak Là Gì?

    Vesak là tiếng Sinhalese của người dân đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), tiếng Pali là Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, là tháng theo lịch Ấn Độ. Đó cũng là tháng đầu trong năm của lịch nước Nepal. Trong lịch quốc gia Ấn Độ, Vaisakha là tháng thứ 2 của năm, bắt đầu từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 20 tháng 5. Theo lịch Ấn Độ, Vaisakha bắt đầu vào giữa tháng 4 được dùng tại Vịnh Bangal, nước Nepal, và lãnh thổ Punjab. Tại Vùng Tamil Nadu, Vaisakha được biết dưới tên Vaikasi và chỉ cho tháng thứ 2 của lịch Tamil. Theo lịch Ấn Độ, Vaisakha bắt đầu với mùa trăng non vào tháng 4 và là tháng thứ 2 của năm âm lịch. Lễ ăn mừng mùa màn được tổ chức trong tháng này.

          Vaisakha Purnima (Purnima là ngày trăng tròn) hay còn gọi là Buddha Purnima, là ngày lễ kỷ niệm đức Phật đản sinh theo Phật Giáo Nam Truyền. Theo lịch của Phật Giáo Nam Truyền Vesak là ngày trăng tròn của tháng 5.

         Đại lễ Vesak, mà truyền thống Phật Giáo Việt Nam thường gọi là Đại Lễ Phật Đản, được gọi theo nhiều tên khác nhau tùy theo ngôn ngữ của mỗi quốc gia, như ta hiểu để biết thêm các tiếng trên thế giới.

          - Bangladesh gọi là: Bud-dho Purnyima hay Bud-dho Joyonti;

          - Cambodia gọi là: Vesak Bochea;

          - Trung Quốc gọi là: Fó Dàn (佛誕) hay Fāt Dàahn (Phật Đản);

          - Nepal gọi là: Buddha Purnima hay Buddha Jayanti;

          - Indonesia gọi là: Waisak;

          - Nhật Bản gọi là: Hanamatsuri (花祭) (Hoa Tế);

          - Đại Hàn gọi là: Seokka Tanshin-il (석가 탄신일, 釋迦誕身日) (Thích Ca Đản Thân Nhật);

          - Lào gọi là: Vixakha Bouxa;

          - Mã Lai Á gọi là: Hari Wesak;

          - Miến Điện gọi là: Kason Full Moon Day;

          - Tích Lan gọi là: Wesak;

          - Thái Lan gọi là: Wisakha Bucha hay Visakah Puja (วิสาขบูชา);

          - Tây Tạng gọi là: Saga Dawa (*ས་ག་ཟླ་བ།);

          - Việt Nam gọi là: Phật Đản.

Trích nguồn: Theo Hòa Thượng Thích Thiện Hoa trong Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ Nhất, bài thứ 2 về Lược Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thì ý nghĩa chữ đản sinh được giải thích như sau: “Thường trong danh từ nhà Phật, khi nói đến sự hiện diện của đức Phật Thích Ca trong cõi đời này, người ta thường dùng chữ đản sanh (nghĩa là một sự ra đời vui vẻ, làm hân hoan, xán lạn cho cõi đời); hay thị hiện (nghĩa là hiện ra bằng xương bằng thịt, cho con mắt trần của chúng ta thấy được); hay giáng sanh (nghĩa là từ một chỗ cao mà xuống một chỗ thấp để sanh ra).

Tháng 12 năm 1999, Đại hội đồng đã biểu quyết chính thức công nhận: Phật giáo là tôn giáo điển hình và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Giáo chủ của Phật giáo là nhân vật tiêu biểu, bởi phương châm “Hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển” của Liên hợp quốc (LHQ) ngày nay trùng với tư tưởng của Đức Phật từ xưa. Đại hội đồng LHQ đã quyết nghị: LHQ sẽ tổ chức Đại lễ Vesak vào thời gian tương đương với ngày trăng tròn tháng 5 dương lịch hàng năm.

Năm 2001, Đại lễ Vesak được kỷ niệm lần đầu tiên tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ). Kể từ đó đến nay Đại lễ Vesak đã được tổ chức nhiều năm liền ở trụ sở Liên hợp quốc và ở các nước có Phật giáo đăng cai.

2: Tam Hợp:

Lễ Vesak, còn gọi là lễ Tam hợp Đức Phật, tức là 3 sự kiện quan trọng gắn liền cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: 

  • Phật đản (ngày sinh của Đức Phật), 
  • Phật thành đạo (Đức Phật tu hành đắc đạo) 
  • Phật Niết- bàn (ngày Đức Phật qua đời).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/04/2011(Xem: 3428)
Giữa bao tiếng niệm Phật Tiễn người về cố hương Mẹ ra đi đi mãi Cho con cháu tiếc thương!
05/04/2011(Xem: 3828)
Trở về nương tựa cội tâm Phước duyên cuối nẻo phong trần thong dong...
05/04/2011(Xem: 3757)
Thênh thang rừng nắng sớm Róc rách suối trong veo Thiền sư chống gậy trúc Chim ngàn ríu rít theo...
05/04/2011(Xem: 4323)
Ban mai dạo quanh vườn Chồi biếc còn giăng sương Núi rừng tràn sức sống...
05/04/2011(Xem: 3646)
Chiều Hương Thiền Gió không là gió Sao nghe như Nâng nhẹ bước chân ai...
26/03/2011(Xem: 3882)
Trùng phùng - Tưởng niệm thi sĩ, triết gia Phạm Công Thiện - Tác giả: Triều Nguyên
20/03/2011(Xem: 3630)
Tiếng thét ấy đã im bặt gánh trần gian quẫy bước dặm ngàn âm thanh khốc liệt vẫn bàng hoàng ngân vang...
16/03/2011(Xem: 3985)
Người đi sông núi im lìm, Mà nghe xao xuyến tận miền tâm tư.
14/03/2011(Xem: 3690)
Ngài Pháp Tạng Bồ-tát Thề nguyện lúc tu nhơn Tâm từ bi đại lực Thương muôn loài chúng sanh.
12/03/2011(Xem: 4008)
Quanh tôi giọng cười con trẻ Vô tư rộn rã tiếng chim Nụ cười ngây thơ đến lạ Mắt tròn da mịn mùa xuân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]