Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành lập Ban Quản Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp III

03/11/202407:39(Xem: 402)
Thành lập Ban Quản Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp III


gia dinh phat tu


Thành lập Ban Quản Trại
Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp III
Vạn Hạnh I Discussion on the Management Committee
of the Vạn Hạnh Level III Huynh Trưởng Training Camp

Nguyên Vinh - Nguyễn Ngọc Mùi





Kính thưa quý Anh Chị Huynh Trưởng,

Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp III – Vạn Hạnh là cấp trại huấn luyện cao nhất trong tổ chức Gia Đình Phật Tử (GĐPT), với mục đích đào tạo những Huynh Trưởng đầy đủ tài và đức để tiếp nối truyền thống di sản và lãnh đạo tổ chức trong tương lai. Các Huynh Trưởng tham dự trại này không chỉ là những người đã gắn bó với GĐPT từ thuở nhỏ, từ Oanh Vũ đến ngành Thiếu, ngành Thanh, và đã trải qua các trại huấn luyện cấp I và cấp II, mà còn là những cá nhân đã khẳng định phẩm chất, năng lực và sự hy hiến của mình cho tổ chức qua nhiều năm tháng sinh hoạt. Do đó, thành phần Ban Quản Trại cho trại Vạn Hạnh cần được chọn lựa kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng truyền thừa tốt nhất có thể, đúng với tinh thần và tôn chỉ của tổ chức.

I. Tiêu Chí Thành Lập Ban Quản Trại

Việc thành lập một Ban Quản Trại hiệu quả không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà còn phải xét đến phẩm chất đạo đức và tài năng đa dạng, phù hợp với yêu cầu cao cấp của trại Vạn Hạnh. Các tiêu chí cơ bản cần có bao gồm:
1. Khả năng điều hành: Thành viên Ban Quản Trại cần có khả năng quản lý, lãnh đạo, tổ chức, và phối hợp hiệu quả. Đây là yếu tố then chốt để bảo đảm sự vận hành nhịp nhàng và suông sẻ của trại huấn luyện, từ khâu tổ chức hành chính đến việc xây dựng các chương trình huấn luyện.
2. Khả năng nghiên cứu và huấn luyện: Những cá nhân trong Ban Quản Trại phải có kinh nghiệm dày dặn trong việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai chương trình giáo dục cập nhật, phù hợp với tinh thần Phật giáo và tôn chỉ của GĐPT.
3. Khả năng hành chính và kỹ thuật: Quản lý hành chính, tài chính, và các khía cạnh kỹ thuật hiện đại như điện toán, truyền thông là không thể thiếu trong một Ban Quản Trại thời đại mới.
4. Phẩm chất đạo đức: Quan trọng hơn hết, mỗi thành viên của Ban Quản Trại phải là những người mẫu mực, sống và thực hành đạo đức Phật giáo trong cuộc sống hàng ngày, trở thành tấm gương sáng cho khóa sinh noi theo.

II. Quy Trình Tuyển Chọn Ban Quản Trại
Việc thành lập Ban Quản Trại nên được thực hiện thông qua cuộc họp của Ban Hướng Dẫn, hội đồng cấp Dũng, Hội đồng cấp Tấn để tìm ra nguồn nhân lực phù hợp nhất. Quy trình này đòi hỏi sự công tâm và minh bạch, áp dụng nghệ thuật “chiêu hiền đãi sĩ “ nhằm bảo đảm sự tôn trọng đối với truyền thống và đúng ý nghĩa của tổ chức GĐPT. Việc chọn Trại Trưởng, Trại Phó, và các thành viên khác không nhất thiết phải dựa trên vị trí hay chức vụ hiện tại của họ trong Ban Hướng Dẫn mà cần xét đến khả năng và kinh nghiệm thực tiễn.
Các Anh Chị Huynh Trưởng cấp cao, đặc biệt là cấp Dũng, với sự uy nghiêm, chuẩn mực về đạo đức, dày dạn về kinh nghiệm, cao về tuổi đời, lớn về tuổi đạo cần được kính cẩn mời vào vai trò cố vấn, bảo đảm sự trang nghiêm và uy tín của trại huấn luyện. Nhờ sự hướng dẫn và cố vấn của quý Anh Chị, trại sẽ bảo đảm được tinh thần "trên kính, dưới nhường" đó là văn hóa gia đình tâm linh và đạo đức , tạo ra một không khí đoàn kết và tôn trọng giữa các thế hệ.

III. Vai Trò Của Ban Quản Trại Đối Với Tương Lai Tổ Chức

Sự thành công hay thất bại của trại huấn luyện Vạn Hạnh có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của tổ chức Gia Đình Phật Tử. Ban Quản Trại đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho những trại sinh Huynh Trưởng tương lai, giúp họ hiểu rõ và hành xử đúng theo tôn chỉ và quy chế của GĐPT.

Tổ chức GĐPT luôn hướng đến sự khai phóng, dân chủ, và phát triển trên nền tảng đạo đức Phật giáo. Trong quá trình này, việc áp dụng các nguyên lý Lục Hòa và Bát Chánh Đạo sẽ giúp giải quyết mọi khó khăn một cách hòa hợp, tránh sự ích kỷ, độc đoán, phe nhóm và các mâu thuẫn nội bộ. Ban Quản Trại phải luôn duy trì tinh thần này, tránh để bất kỳ tư lợi hay sự chia rẽ, phân hóa nào làm sai lệch mục tiêu cao cả của trại huấn luyện.

IV. Kết Luận
Ban Quản Trại của trại huấn luyện Huynh Trưởng Cấp III – Vạn Hạnh không chỉ là những huynh trưởng điều hành, mà còn là những huynh trưởng truyền thừa tinh hoa của GĐPT qua nhiều thế hệ. Với những tiêu chí rõ ràng về tài năng, đạo đức, và kinh nghiệm, Ban Quản Trại sẽ bảo đảm rằng trại Vạn Hạnh không chỉ là nơi đào tạo mà còn là môi trường lý tưởng để các Huynh Trưởng kế thừa tiếp nhận và phát huy tinh thần đạo Phật trong cuộc sống. Từ đó, tổ chức Gia Đình Phật Tử sẽ ngày càng phát triển vững mạnh và lan tỏa tinh thần đạo Phật đến khắp mọi nơi.



Tam Kiem Bach Hoa Mai


Discussion on the Management Committee of the Vạn Hạnh Level III Huynh Trưởng Training Camp

Dear Respected Huynh Trưởng,

The Vạn Hạnh Level III Huynh Trưởng Training Camp is the highest-level training camp within the Gia Đình Phật Tử (GĐPT) organization. Its purpose is to train Huynh Trưởng who are fully equipped with both talent and virtue, to continue the tradition and leadership of the organization in the future. Participants in this camp are not only those who have been dedicated to GĐPT from a young age, from Oanh Vũ to Thiếu and Thanh, and have gone through Level I and Level II training camps, but they are also individuals who have demonstrated their qualities and abilities over many years. Thus, the composition of the Camp Management Committee for the Vạn Hạnh camp must be carefully selected to ensure the quality of transmission, in line with the spirit and purpose of the organization.

I. Criteria for Establishing the Camp Management Committee

The formation of an effective Camp Management Committee should not only be based on experience but also on high moral standards and a diverse range of talents that meet the advanced requirements of the Vạn Hạnh camp. The basic criteria include:
1. Leadership skills: Members of the Camp Management Committee must possess the ability to manage, lead, organize, and coordinate effectively. This is crucial for ensuring the smooth operation of the training camp, from administrative tasks to building training programs.
2. Research and training capabilities: Individuals in the Management Committee should have extensive experience in researching, developing, and implementing educational programs aligned with Buddhist principles and the objectives of GĐPT.
3. Administrative and technical skills: Managing administration, finances, and modern technical aspects such as computing and communication are indispensable for a modern Camp Management Committee.
4. Moral standards: Above all, each member of the Camp Management Committee must be an exemplary individual, living and practicing Buddhist ethics in daily life, serving as a bright example for trainees to follow.
II. The Process of Selecting the Camp Management Committee

The formation of the Camp Management Committee should be done through a meeting of the Ban Hướng Dẫn to find the most suitable personnel. This process requires fairness and transparency to ensure respect for tradition and the true meaning of the GĐPT organization. The selection of Camp Director, Deputy Director, and other members should not necessarily be based on their current positions in the Ban Hướng Dẫn but should consider practical abilities and experience.

Senior Huynh Trưởng, especially those at the Dũng level, with their dignified presence, moral standards, and rich experience, high and great spiritual age should be invited to serve as advisors, ensuring the solemnity and prestige of the training camp. With the guidance of these senior advisors, the camp will maintain the spirit of "respect for seniors, care for juniors," fostering unity and respect across generations.

III. The Role of the Camp Management Committee in the Future of the Organization

The success or failure of the Vạn Hạnh training camp directly affects the future of the Gia Đình Phật Tử organization. The Camp Management Committee plays a pivotal role in building a solid foundation for future Huynh Trưởng, helping them to understand and act in accordance with the objectives and regulations of GĐPT.

The GĐPT organization always strives for openness, democracy, and development based on Buddhist ethics. In this process, applying the principles of the Six Harmonies and the Noble Eightfold Path will help resolve all challenges harmoniously, avoiding selfishness, authoritarianism, and internal conflicts. The Camp Management Committee must always uphold this spirit, preventing any self-interest or division from distorting the noble purpose of high-level leadership training.

IV. Conclusion
The Camp Management Committee of the Vạn Hạnh Level III Huynh Trưởng Training Camp is not only responsible for managing but also for transmitting the essence of GĐPT across generations. With clear criteria regarding talent, ethics, and experience, the Camp Management Committee will ensure that the Vạn Hạnh camp is not only a place for training but also an ideal environment for young Huynh Trưởng to absorb and promote the Buddhist spirit in their lives. From there, the GĐPT organization will continue to grow stronger and spread the Buddhist spirit to all.



🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

Kính mời xem bài cùng tác giả
 








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2011(Xem: 7425)
Tôi đến Úc giữa năm 1998, không theo diện du học mà được bảo lãnh theo diện nhà truyền giáo (Minister of Religion). Mình hiện là phó trụ trì tu viện Quảng Đức tại Melbourne, nơi có khoảng 50.000 người Việt định cư. Ngoài công tác chuyên môn của một Tăng sĩ, hiện tại mình đang theo học năm thứ 2 cử nhân ngành social work tại Đại học Latrobe (http://www.latrobe.edu.au. Sau khi tốt nghiệp ngành này, có thể làm việc cho các bộ, sở Chính phủ (Government Departments), bệnh viện và trung tâm sức khỏe cộng đồng (Public Hospitals and Community Health Centres) cơ sở tôn giáo và trung tâm phúc lợi xã hội (Religious and Community Welfare Agencies); chính quyền địa phương (Local Government).....
26/05/2011(Xem: 4665)
Qua thời gian lâu dài, Thích Trí Quang vẫn là một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam. Học giả bên cánh hữu thì cho rằng Trí Quang chắc chắn là tay sai cộng sản hoạt động theo chỉ thị của Hà Nội. Học giả bên cánh tả thì lí luận rằng Trí Quang là một lãnh đạo tôn giáo ôn hoà dấn thân cho dân chủ và quyết tâm đòi chấm dứt chiến cuộc nhanh chóng. Bài viết này cho rằng cả hai lối lí giải ấy đều không có tính thuyết phục. Như nhiều giới chức Hoa Kì đã kết luận đúng đắn ngay trong thời gian cuộc chiến còn diễn ra, không ai có bằng chứng vững chắc để nói được rằng Trí Quang là một công cụ của cộng sản hay chí ít là có thiện cảm với những mục tiêu của Hà Nội hay Mặt trận Dân tộc Gỉải phóng Miền Nam (MTDTGPMN). Nếu căn cứ vào những bằng chứng được lưu trữ qua các cuộc đàm thoại của Trí Quang với giới chức Mĩ thì rõ ràng là, Trí Quang thực sự có thái độ chống cộng mạnh mẽ và hoàn toàn chấp nhận việc Mĩ dùng sức mạnh quân sự đối với Bắc Việt và Trung Q
16/05/2011(Xem: 6265)
Ngày 30-4-2011 vừa qua, Thời Đại Mới có mở một cuộc đàm thoại nội bộ về nhu cầu nghiên cứu các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam trước đây. Sau buổi đàm thoại, chúng tôi có yêu cầu anh Ngô Vĩnh Long viết lại những ý kiến của anh thành bài và yêu cầu anh Cao Huy Thuần tóm tắt quan điểm mà anh đã phát biểu. Dưới đây là tóm tắt đàm thoại của anh Cao Huy Thuần.
11/05/2011(Xem: 6339)
1. Người Nhật thà thích người da đen, chứ nhất định không chịu thích chúng ta, vì người Trung Quốc mất tinh thần lâu rồi. 2. Mọi người đều cười người Nga, nhưng tôi biết nước Nga sau này sẽ phát triển, vì ở đó người ta dù bị đói 2 ngày thì vẫn xếp hàng, còn chúng ta dù chỉ có 2 người thì cũng chen lấn đến mức không thể đóng cửa xe bus.
09/05/2011(Xem: 5599)
Duy Tuệ đẩy mức độ công kích Phật giáo lên rất cao so với Bà Thanh Hải, cực đoan hơn, quá khích hơn. Ông Duy Tuệ không chỉ muốn leo lên mức “minh sư thời đại” như bà Thanh Hải, mà muốn “thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, bôi đen quá khứ, phỉ nhổ truyền thống, phủ nhận Phật giáo cả trong hiện tại lẫn lịch sử.
12/04/2011(Xem: 4895)
‘ Tôi muốn biết Thượng đế đã tạo nên thế giới này như thế nào.’- Einstein ‘Tôi không cần đến giả thiết này’- Pierre Laplace trả lời Napoleon Bonaparte
25/03/2011(Xem: 5073)
Bất kỳ tôn giáo, giáo phái, hay học thuyết nào xuất hiện trên đời, cũng đều có lập trường, tư tưởng và mục đích riêng. Mỗi trường phái đều có nhận xét, đánh giá của mình về các trường phái khác. Ở đây, bằng cái nhìn của một người theo đạo Phật, chúng ta thử phân tích đường lối hành đạo của giáo phái Thanh Hải. Điều đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu là Pháp Môn Quán Âm của họ.
10/03/2011(Xem: 4672)
Tác phẩm "The Buddhist Conquest of China", xuất bản từ năm 1959, cũng đủ chứng tỏ tác giả, Erik Zurcher, là một trong vài sử gia sáng giá nhất của Tây phưông về Phật giáo, nhất là về Phật giáo Trung Quốc. Dưới đây là một bài tham luận của ông tại hội nghị chuyên đề được tổ chức bởi Pháp Quốc Học hội (Collège de France) (*2), ngày 23 và 25.2.1988 (*3). Bị chinh phục bởi kiến thức quảng bác và cách so sánh rất tinh tế của tác giả, giúp thấy được những khác biệt nền tảng trong quá trình phổ biến và phát triển của Phật giáo và của Catô giáo tại Trung Quốc, nên dịch ra đây với hy vọng người đọc sẽ rút ra được những điều bổ ích. Đây là bản hiệu chính của bản dịch tháng 5.1993 (đã đăng trên Bông Sen Âu châu, tháng 6.1993).
08/03/2011(Xem: 6232)
Thế giới đang chuyển mình để bước vào thế kỷ 21. Giáo hội Thiên Chúa La Mã cũng đang chuyển mình để Bước qua ngưỡng cửa hy vọng. Sự chuyển mình của Giáo Hội La Mã đã khởi sự từ đầu thập niên 60 dưới triều đại Giáo Hoàng John 23 bằng Đại hội Công Đồng Vatican 2 vào ngày 11 tháng 10 năm 1962. Giáo Hoàng này là một người có tinh thần canh tân và là người nhìn xa trông rộng. Ngài được bầu lên thay Giáo Hoàng Pius 12 vào ngày 28 tháng 10 năm 1958 khi đó đã 76 tuổi. Đúng ba tháng sau ngày nhậm chức, vào ngày 25-1-1959 Ngài công bố ba quyết định lớn: 1- Mở một hội nghị của giáo khu La Mã thuộc Tòa thánh. 2- Mở một cuộc hội nghị Công Giáo toàn thế giới (Công Đồng Vatican 2). 3- Tổng xét lại các nghi thức phụng vụ.
24/02/2011(Xem: 7922)
Sự ra đời đạo Tin lành Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Kitô vào đầu thế kỷ XVI dẫn đến sự ra đời của đạo Tin lành. Cuộc cải cách này gắn liền với tên tuổi hai đại biểu la Máctin Luthơ (1483 – 1546) và Giăng Canvanh (1509 – 1546). Thế kỷ XVI là thế kỷ mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Máctin Luthơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản, phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của Công giáo. Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ... Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vaticăng và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới : đạo Tin Lành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]