Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử: Anh Chị Là Ai? | I Youth Leaders: Who Are You?

02/11/202409:05(Xem: 451)
Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử: Anh Chị Là Ai? | I Youth Leaders: Who Are You?

gia dinh phat tu-2 (8)

gia dinh phat tu-2 (2)

Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử:
Anh Chị Là Ai? I Youth Leaders: Who Are You?
Nguyên Vinh-Nguyễn Ngọc Mùi



Gia Đình Phật Tử là một tổ chức bất vụ lợi được xây dựng dựa trên tinh thần tự nguyện và tự giác của các thành viên. Mục tiêu chính của tổ chức là “Đào tạo thanh thiếu đồng niên trở thành những Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.” Sứ mệnh này không chỉ giúp các thế hệ trẻ hình thành nhân cách tốt đẹp mà còn lan tỏa giá trị của Phật pháp vào cộng đồng và xã hội rộng lớn hơn.

Vai Trò và Trách Nhiệm của Huynh Trưởng

Anh chị huynh trưởng là những nhà giáo dục chân chính, được đào tạo không chỉ hiểu sâu về giáo lý nhà Phật mà còn biết cách truyền đạt những kiến thức này một cách gần gũi và dễ hiểu cho các thế hệ trẻ. Anh Chị Huynh trưởng không chỉ dạy về lý thuyết Phật học mà còn hướng dẫn cách sống đạo, cách áp dụng những giá trị nhân văn cao cả của Phật giáo vào đời sống hàng ngày.

Qua các khóa học Phật pháp và các trại huấn luyện, các anh chị Huynh trưởng không ngừng rèn luyện bản thân để hoàn thiện trí tuệ, từ bi và dũng cảm (Bi-Trí-Dũng). Các anh chị Huynh Trưởng giúp các em nhỏ, thanh thiếu niên, và những thành viên khác trong tổ chức Gia Đình Phật Tử hiểu rằng, Phật pháp không chỉ nằm trong sách vở mà là một con đường sống có thể thực hành mỗi ngày. Đây chính là điều giúp anh chị trở thành những nhà giáo dục chân chính, với mục tiêu không chỉ xây dựng nhân cách cá nhân mà còn góp phần cải thiện xã hội thông qua giáo dục Phật giáo.

Huynh trưởng phải trải qua một quá trình đào tạo nghiêm túc, bao gồm cả các khóa học Phật pháp và tham dự các trại huấn luyện cấp độ: Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang, và Vạn Hạnh. Tương ứng với các cấp độ đó, c ác anh chị được chia thành các hạng Tập, Tín, Tấn, Dũng. Mỗi giai đoạn không chỉ là sự thử thách về kiến thức mà còn là quá trình tu dưỡng về phẩm hạnh và kỹ năng lãnh đạo, hướng dẫn đàn em.

Các Nguyên Tắc Cơ Bản của Huynh Trưởng và Thành Viên

Các thành viên nhỏ tuổi hơn (Oanh Vũ) được giáo dục theo ba điều luật:
1. Em tưởng nhớ Phật.
2. Em Kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.
3. Em thương Người và Vật.

Ngoài ra, các em còn được dẫn dắt bởi ba châm ngôn: Hòa, Tin, Vui. Đây là những yếu tố cơ bản giúp các em hình thành tình thương, sự kính trọng và lòng vị tha.

Đối với thanh thiếu niên và huynh trưởng tuân theo năm điều luật:
Phật tử quy y Phật Pháp Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
Phật tử mở rộng lòng thương tôn trọng sự sống.
Phật tử trau dồi trí tuệ và tôn trọng sự thật.
Phật tử sống trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
Phật tử sống hỹ xã để dũng tiến trên đường Đạo.

Châm ngôn là Bi, Trí, Dũng, thể hiện sự tổng hợp giữa từ bi, trí tuệ và lòng dũng cảm trong cuộc sống và công việc.

Sứ Mệnh Cao Cả: Đưa Phật Pháp Vào Đời Sống

Một huynh trưởng Gia Đình Phật Tử không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các em trong môi trường sinh hoạt tôn giáo mà còn có sứ mệnh cao cả hơn đưa Phật pháp vào đời sống, học đường, gia đình, cộng đồng, xã hội. Điều này đòi hỏi huynh trưởng phải thấm nhuần tinh thần Phật giáo, vận dụng bốn chân lý Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Phật giáo không chỉ là tôn giáo mà còn là một triết lý sống, giúp con người giảm thiểu khổ đau, xung đột, bất hòa, và hướng đến sự an vui, hòa hợp. Chính vì vậy, vai trò của huynh trưởng là giúp các thành viên thấu hiểu và áp dụng những giá trị này để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ hiện đại, huynh trưởng Gia Đình Phật Tử phải đối diện với nhiều thách thức. Các giá trị truyền thống và tinh thần Phật giáo đôi khi có thể bị lu mờ trước nhịp sống vội vã của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, chính từ những thử thách này, các huynh trưởng cần tìm ra những phương pháp mới, sáng tạo hơn để giúp thế hệ trẻ hiểu và thực hành Phật pháp trong cuộc sống hằng ngày.

Giáo dục Phật pháp không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà phải trở thành hành động cụ thể, như tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển lòng từ bi và nhân ái trong mọi tình huống. Từ đó, huynh trưởng không chỉ là người truyền dạy, mà còn là người dẫn dắt, đồng hành với các thế hệ trẻ trên con đường đạo đức và trí tuệ.

Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử là những người lãnh đạo tinh thần, không chỉ trong tổ chức mà còn trong xã hội. Các anh chị Huynh Trưởng mang sứ mệnh lan tỏa những giá trị cốt lõi của Phật giáo vào mọi khía cạnh của cuộc sống, từ gia đình, học đường đến cộng đồng, quốc gia và thế giới. Với tinh thần Bi, Trí, Dũng, các anh chị là những người gắn kết yêu thương, xây dựng hòa bình, và dẫn dắt các thế hệ trẻ trở thành những Phật tử chân chính, góp phần xây dựng một xã hội an lành và hạnh phúc hơn.




Gia dinh Phat tu (1)

Youth Leaders: Who Are You?
Nguyên Vinh- Nguyễn Ngọc Mùi



The Vietnamese Youth Buddhist Association (VBYA) is a non-profit organization founded on the voluntary spirit and self-discipline of its members. Its primary objective is to “train young people to become true Buddhists and contribute to building society according to Buddhist principles.” This mission not only helps shape good character in the younger generation but also spreads the values of Buddhism into the broader community and society.

Role and Responsibilities of a Huynh Trưởng (Youth Leader)

The leaders are genuine educators, trained to not only deeply understand Buddhist teachings but also to effectively communication this wisdom in a relatable and accessible way to the younger generations. They don’t just teach Buddhist theories; they also guide others in living a spiritual life, applying the noble humanistic values ​​of Buddhism to everyday experiences.

Through Buddhist courses and training camps, they constantly work on perfecting their wisdom, compassion, and courage (Bi-Tri-Dung). They help children, teenagers, and other members of the Buddhist Youth Association (YBA) understand that Buddhism is not just a doctrine but a way of life that can be practiced daily. This dedication makes them exceptional educators with the goal of not only sharping individual character but also contributing to the betterment of society through Buddhist education.

A huynh trưởng undergoes rigorous training, including Buddhist studies and leadership camps, progressing through four levels of leadership training: Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang, and Vạn Hạnh. These camps correspond to the levels Tập, Tín, Tấn, and Dũng. Each stage tests not only their knowledge but also the cultivation of virtues and leadership skills to guide younger members.

Fundamental Principles for Members and Youth Leaders

Younger members (Oanh Vũ) are taught three core rules:
1. Reflect and think of Buddha
2. Listen and love One’s Parents and get along with One’s siblings.
3. Love Human Beings and Living Creatures


They are also guided by the three slogans: Harmony, Faith, and Joy, which instill kindness, respect, and compassion.

For youth and huynh trưởng, there are five guiding rules:
1. A Buddhist takes refuge in the three Jewels and practices the precepts one has vowed.
2. A Buddhist widely expresses his/ her compassion and respects the lives of all beings.
3. A Buddhist must cultivate his/ her wisdom and respect the truth.
4. A Buddhist must live in purity in materials, spirit, speech and behavior.
5. A Buddhist must be understanding, forgiving and diligent in practicing Buddhism.

Their guiding principle is Bi-Trí-Dũng (Compassion, Wisdom, Courage), which embodies the combination of compassion, wisdom, and bravery in everyday life and work.

A Higher Mission: Bringing Buddhism into Daily Life

A huynh trưởng in VYBA does not stop at mentoring younger members in a religious setting. They carry a higher mission: to bring Buddhism into daily life, education, family, community, society, and even the world. This requires them to deeply internalize Buddhist teachings and apply the Four Noble Truths and the Noble Eightfold Path in every aspect of life.

Buddhism is not only a religion but also a philosophy of life, helping people reduce suffering, conflict, and discord while promoting joy and harmony. The role of a huynh trưởng is to help members understand and practice these values, contributing to a more compassionate and just society.

In the context of globalization and modern technological advancements, huynh trưởng face many challenges. Traditional values and Buddhist teachings may sometimes be overshadowed by the fast pace of modern society. However, it is through these challenges that huynh trưởng need to find new, creative ways to help the younger generation understand and practice Buddhism in their daily lives.

Buddhist education should not remain theoretical but become concrete actions, such as participating in social activities, environmental protection, and cultivating compassion in all situations. In this way, huynh trưởng are not just instructors but also guides, accompanying the younger generation on the path of moral and intellectual development.

A huynh trưởng in VYBA is not only a spiritual leader within the organization but also in society. They carry the mission of spreading the core values of Buddhism into every aspect of life—from family, education, and community to the nation and the world. With the guiding principle of Bi-Trí-Dũng, they are the bonds of love, the builders of peace, and the leaders who guide the younger generation to become true Buddhists, contributing to a society that is more peaceful and happy.


🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

Kính mời xem bài cùng tác giả
 







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2010(Xem: 3947)
Khi thấy những không gian ngập tràn sách trong ngày hội sách đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn, lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả. Tôi bỗng nhớ về những ngày chật vật gom từng cuốn sách từ nước ngoài về Việt Nam, thời chúng ta còn hiếm sách.
27/12/2010(Xem: 4135)
Người dịch: Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đống góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó. Nội dung cuốn sách tập trung thảo luận về đạo đức học Phật giáo và liên hệ nó với những vấn đề đạo đức hiện đại như phá thai, hạn chế sinh sản, nghiên cứu phôi thai, trợ tử, việc kéo dài trạng thái sống thực vật.v.v… Cuốn sách cũng bàn đến vấn đề khi nào thì đời sống một con người được xem chính thức bắt đầu, và khi nào cái chết được coi chính thức xảy ra.
24/12/2010(Xem: 5297)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
19/12/2010(Xem: 4972)
Gần đây có người nói rằng Phật Giáo Đại Thừa là Bà La Môn Giáo, là tà ma ngoại đạo. Thật ra lời nói này không có gì mới lạ, nó đã có từ thời xưa, khi Phật Giáo đang ở trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, nhằm tránh sự hoang mang cho những người mới bước chân vào đạo Phật và cho những Phật tử không có nhiều thì giờ nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai tôn giáo nên chúng tôi viết bài dưới đây. Chúng tôi không có ý so sánh hai tôn giáo lớn của nhân loại, vì việc làm này là của các nhà học gỉa, mà chúng tôi chỉ đưa ra vài điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa đạo Phật nói chung, Phật Giáo Đại Thừa nói riêng so với Bà La Môn Giáo.
18/12/2010(Xem: 16047)
Nhận Xét Của Thượng Tọa Thích Đức Thắng Về Quyển Sách: Đường Về Xứ Phật Thích Thông Lạc
08/12/2010(Xem: 5365)
“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề? “Tăng ly chúng” là một vấn đề đã được bàn luận nhiều.
24/11/2010(Xem: 10692)
Mấy ngày qua, cả nước oằn mình trước sự tàn phá đầy tang thương của cơn bão Ketsana. Cũng thời điểm đó “cơn bão” bất khoan dung của chính quyền tỉnh Lâm Đồng kéo đến tu viện Bát Nhã, gây nên tình cảnh bất an cho khoảng 400 Tăng Ni tu theo pháp môn Làng Mai. Hai cơn bão đến cùng một lúc khiến cho lòng người Phật tử Việt Nam thêm quặn thắt.
23/10/2010(Xem: 4027)
"Chẳng có gì hổ thẹn cho một người có ông nội là khỉ. Nếu có gì đáng hổ thẹn về tổ tiên của tôi, thì đó là vì tổ tiên của tôi là người: một người có trí thức nông cạn và bất nhất, một người không biết tự bằng lòng với thành công trong lĩnh vực riêng của mình, lại hăm hở can thiệp vào những vấn đề khoa học hoàn toàn xa lạ, làm tối tăm vấn đề bằng thứ từ chương rỗng tuếch, đánh lạc hướng chú ý của cử tọa để khỏi đi vào những vấn đề thực sự đặt ra bằng lối nói lạc đề đầy hùng biện và những hô hào đầy thành kiến tôn giáo".
16/10/2010(Xem: 4445)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.
16/10/2010(Xem: 4690)
"Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, vì hình thức hành đạo rất đa dạng của đạo Phật qua thời gian và không gian, vì sự hội nhập của đạo Phật vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, mà có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau giữa những người Phật tử. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất ít khi được nghe họ nói quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]