Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Tử Có Nên Truy Bức Và Nhục Mạ Người Phạm Lỗi?

25/06/202413:48(Xem: 675)
Phật Tử Có Nên Truy Bức Và Nhục Mạ Người Phạm Lỗi?

truy buc

Phật Tử
Có Nên Truy Bức Và Nhục Mạ Người Phạm Lỗi?


            Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Qua các triều đại Đinh, Lê, Lý Trần, Lê, Nguyễn và cận đại chúng ta có biết bao thánh tăng, danh tăng, thiền sư chứng đắc. tu hành cả đời, đã đóng góp vào sự hưng thịnh của đất nước đồng thời giữ gìn  giềng mối đạo đức cho dân tộc. Thế nhưng chưa bao giờ có một khối người, có khi lên tới cả ngàn, tràn xuống đường, tung hô, bái lậy như bái lậy hành giả Thích Minh Tuệ. Họ coi đây như một vị thánh, một A La Hán, thậm chí một vị Phật Sống trong khi ông khẳng định mình chỉ là một công dân bình thường đang tụ tập theo lời dạy của Đức Phật.

            Trong đám đông ồn ào, kích động và vô tổ chức này chúng ta thấy đa số là phụ nữ, trong đó có những người thật sự có tín tâm, chân thật, song cũng có rất nhiều người hiếu kỳ. Nhiều người đã lợi dụng sự tụ họp đông đảo và được các you tuber thu hỉnh rồi đưa lên mạng lưới toàn cầu với cả trăm ngàn người xem, cũng xuất hiện để đánh bóng tên tuổi của mình. Sự khích động lên tới đỉnh cao khi đoàn người cứ đeo bám theo hành giả Thích Minh Tuệ giữa cái nóng như thiêu như đốt của Tháng Sáu khiến một ông tự nhận là “sư” từ Mỹ về hối hả theo thầy, say nẳng, gục ngã và chết tại Bệnh Viện Quảng Trị. Rồi hai bà nữa ngất xiu xuống đường cũng vì say nắng. Rồi có cả mấy bà được các you tuber “bơm” lên là đại gia ở trong nước và từ Mỹ, Úc, bốc đồng nói sẵn sàng xuống tóc, quy y thực hiện hạnh đầu đà và đi theo thầy. Rồi có cả mấy “sư cô” không biết thuộc giáo phái nào cũng xuất hiện và nhập đoàn, không biết buổi tối ăn ngủ thế nào, đi vệ sinh ra làm sao? Rồi có cả mười mấy ông trẻ mặc áo nhà tu nhưng không biết có phải sư hay không cũng ôm bình bát và nhập cuộc với hành giả Minh Tuệ trong khi ông Minh Tuệ nói rằng xin đừng đi theo tôi. Hạnh đầu đà là hạnh cô độc, không tăng đoàn, không đệ tử, không trú xứ và không bạn đồng hành. Rồi có ông vì quá say mê đã nói với vợ rằng anh sẵn sàng bỏ cả gia đình, ôm nồi cơm điện để tu theo thầy. Không biết ông này đã thực hiện lời hứa như đinh đóng cột chưa hay gia đình tan vỡ vì tính bốc đồng của ông? Rồi có ông mặt mũi dữ dằn, không biết tu hành bao giờ và ở chủa nào, bỗng dưng may áo bá nạp giống hệt như chiếc áo của hành giả Thích Minh Tuệ rồi nhận mình là Kim Cương Hộ Pháp xua đuổi những người áp sát ông Minh Tuệ vì làm mất trật tự và phiền thầy. Không biết ông này có hiểu Kim Cương Hộ Pháp là gì không? Trong các pháp hội đại thừa như Lăng Già và Đại Nhật, chỉ có các hàng bồ tát, và các vị kim cang và Trời Đế Thích Tham dự. Các vị Kim Cang hay Chấp Kim Cang này là các vị thần ở Cõi Trời không phải là vệ sĩ bảo vệ Phật mà bảo vệ chánh pháp. Nhưng ông này làm công việc của an ninh bảo vệ ông Thích Minh Tuệ chứ ông có hiểu chánh pháp là gì đâu mà bảo vệ? Vả lại người tu hành từ hơn 2000 năm nay có cần vệ sĩ đâu? Tại sao ông Thích Minh Tuệ phải cần có vệ sĩ? Có điều tức cười là sau khi ông Thích Minh Tuệ âm thầm trở về gia đình để có nơi an tĩnh tu hành thì mấy ông Kim Cang này kéo nhau vào một quán phở ăn uống, nói là gọi đồ chay. Nhưng tôi không biết quán phở này có bán đồ chay không?

            Đó là sự ồn ào, náo nhiệt, vô tổ chức và nhiều khi đến hỗn loạn trên các đoạn đường mà hành giả Thích Minh đi qua. Thế nhưng trên mạng lưới toàn cầu đã xuất hiện một đợt sóng thần,  lan truyển và bình luận tin tức. Cả một đội ngũ you tuber từ khắp mọi nơi kéo về giống như các trinh sát bám sát theo thầy để làm phóng sự, kể cả lúc thầy ăn cơm, ngủ nghỉ và đi vệ sinh. Ngoài việc ca ngợi hạnh đầu đà, họ tô vẽ ra rất nhiều huyền thoại về Thích Minh Tuệ như sư có mùi thơm rất lạ. Tại một ngọn đồi nào đó có hai hòn đá chồng lên nhau, tuổi đã trăm năm mang hình dáng của Thích Minh Tuệ. Rồi ở một ngôi chùa nào đó có nhiều bức tượng thờ sư Thích Minh Tuệ. Rồi sấm sét vang trời ở Hà Nội để trừng phạt những người không tin tưởng sư Minh Tuệ và chống phá ông. Rồi xuất hiện vài ba “ông đạo” ở Núi Sam, Châu Đốc nói rằng sấm giảng của Phật thầy nói rằng năm nay đúng 100 năm là năm Phật tức sư Minh Tuệ ra đời. Rồi có một cậu còn rất trẻ không biết trích dẫn kinh điển nào mà nói rằng hễ tu hạnh đầu đà sáu năm là thành Phật. Nếu tu hạnh đầu đà mà thành Phật thì từ khi Đức Phật thành đạo tới nay đã có cả ngàn vị Phật rồi. Cuối cùng chỉ có Thái Tử Tất Đạt Đa tu theo Trung Đạo thành Phật thôi.

            Ngoài việc tạo ra những huyền thoại để tô vẽ cho hành giả Thích Minh Tuệ, xuất hiện như một đợt sóng thần những video lên án, chửi bởi, hát nhạc nhái kết tội nặng nề không thương tiếc những tu sĩ đã lên tiếng chỉ trích ông Thích Minh Tuệ. Tất cả những chủ video này đểu trích dẫn kinh sách Phật và thuyết giảng giáo lý còn hay hơn cả những giảng sư uyên bác. Câu hỏi đặt ra là- một khi am hiểu giáo lý Trí Tuệ và Từ Bi Hỷ Xả của Phật  như thế, người Phật tử có nên truy bức và nhục mạ người phạm lỗi cho dù người đó đã xúc phạm tới giáo chủ, hay thần tượng của mình? Xin hãy coi lại con đường hoằng hóa của Đức Phật để tìm câu trả lời.

            Trên bước đường du hóa, Đức Phật đã gặp rất nhiều người chửi bới, thóa mạ Phật như : Ông là kẻ ăn bám, kẻ lường gạt, tà đạo…Thế nhưng chúng ta không thấy trong 1250 đệ tử Phật có người đứng ra sắn tay áo chửi bới lại. Và cũng không thấy vị nào tâu lên vua vốn là đệ tử của Phật để trả thù, truy sát, đuổi những người này ra khỏi làng. Họ đứng yên lặng để Đức Phật trả lời. Bằng tâm lượng từ bi, bằng trí tuệ và linh mẫn, Đức Phật đã thuyết phục được những người này. Rồi lại có một bà sắc đẹp tuyệt trần khiến bao vương tôn công tử mê mẩn nhưng người đẹp vẫn chưa ưng một ai. Khi gặp Đức Phật, bà bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của Phật và đề nghị Phật cưới bà làm chồng. Đức Phật trả lời rằng Như Lai đã lìa bỏ ái dục cho nên không còn rớt vào con đường bất tịnh đó. Lời từ chối của Phật khiến tự ái của bà nổi lên. Bà sai tỳ nữ ngày ngày đón đường khất thực của Phật chửi bới thậm tệ. Thấy vậy ngài A Nan nói rằng,”Bạch Thế Tôn mình nên đi nơi khác chứ con không chịu đựng nổi những lời chửi rủa này.” Đức Phật nói rằng, “Này A Nan, bệnh ở đâu thì chữa ở đó. Giả dụ tới nơi đó lại có người chửi ta như thế này thì chúng ta đi đâu?” Nghe Phật nói vậy, ngài A Nan đại ngộ và nhẫn nại chịu đựng trước những lời chửi rủa, không vì bênh thầy mà đứng ra xỉ vả kẻ có lỗi.

            Dù là Phật tử tại gia, dù là cư sĩ, dù là tu sĩ, một khi đã tự nhận là đệ tử của Phật thì phải đặt đức Từ Bi lên hàng đầu. Không những không căm ghét, thù hận kẻ thù, mà cũng không nên phỉ báng, nhục mạ người đã phạm lỗi vì đã công kích tôn giáo, thần tượng của mình. Không từ bi thì đạo Phật chết ngay trên tự thân của nó dù biện minh thế nào đi nữa. Đạo Phật là đạo từ bi cứu khổ, đem an vui tới cho mọi người chứ không phải tạo thêm khổ đau. Chửi bới, nhục mạ, lên án một cách cay nghiệt là tạo thêm nghiệp dữ, dù là bênh vực chính nghĩa. Tôi qúy trọng việc tu hành của Thích Minh Tuệ nhưng tôi rất buồn về những gì xảy ra chung quanh hiện tượng Thích Minh Tuệ. Việc tu hành còn dài. Cứ bình tĩnh thử xem vài ba chục năm nữa hành giả Thích Minh Tuệ có thành Phật với trí tuệ tuyệt vời làm kinh ngạc thế giới và chuyển hóa dung mạo tầm thường của mình thành 32 tướng tốt đẹp hay không? Và có khả năng Điều Ngự Trượng Phu tức chinh phục vua quan, các bậc trí tuệ, đạo sư của thế gian này và Cõi Trời hay không?

            Một thánh nhân ra đời thường tạo ra một tư tưởng mới, một làn gió mát, một cơ hội thái bình, yêu thương cho muôn loài. Nhưng hiện tượng Thích Minh Tuệ không tạo ra sự an vui, lành mạnh, từ bi-hỷ xả trong lòng mọi người mà nó tạo ra một làn sóng ồn ào náo nhiệt, vô kỷ luật, phẫn nộ, căm ghét, cuồng tín, phô trương, khoe khoang, làm dáng và là cơ hội ngàn vàng để các you tuber, các nhà sản xuất quần áo kiếm tiền và nguyền rủa người khác. Một xã hội tự nhận là Phật tử như thế thật đáng buồn và đáng sợ. Còn các you tuber đang kiếm tiền bằng hiện tượng Thích Minh Tuệ giống như những người đang ném đá vào phạm nhân thời Trung Cổ hay các tín đồ của Nhà Nước Hồi Giáo ISIS ở Trung Đông vậy.

            Theo giáo lý của Đức Phật, tất cả những gì đang diễn ra trước mắt chúng ta đây chỉ là huyễn hóa do cái tâm vọng chấp của chúng sinh (Kinh Viên Giác). Nó là pháp hữu vi. Pháp hữu vi là tất cả những gì không tạo ra sự an vui ổn định trong tâm mà nó tạo ra rất nhiều khổ đau phiền não. Tất cả các pháp hữu vi này hoại diệt trong từng sát-na như lời Phật dạy trong Kinh Kim Cang:

Tất cả các pháp hữu vi

Như mộng huyễn, như điện ảnh

Như sương mai, như chớp

Nên quán xét đúng như vậy.

            Rồi đây hiện tượng tôn thờ Thích Minh Tuệ của một số quần chúng cũng sẽ hoại diệt do cái tâm quay đảo và vọng chấp của chính chúng sinh và theo luật Thành-Trụ-Hoại-Diệt. Khi bạn tôn thờ một thần tượng bằng trí tuệ giác ngộ, bằng tâm từ bi, bằng sự chứng nghiệm bản thân thì thần tượng ấy sống còn. Còn khi quý bạn tôn thờ một thần tượng bằng sự cuồng nhiệt, náo động, mê tín và theo kiểu thời trang, a dua thì thần tượng ấy sớm xụp đổ. Người tu hành chân chính, bậc đại định không vọng chấp vào cảnh, chẳng có gì phải lo ngại như lời đọc tụng hằng ngày, “Tâm Bồ Đề kiên cố. Xa bể khổ nguồn mê. Chóng qua về bờ giác.”          

            Trong Tam Bảo thì Tăng Bảo không phải chỉ là mấy ni sư sai lầm và phá giới mà thời nào cũng có. Ngay thời Phật tại thế Ngài đã trục xuất vài trăm vị tỳ khưu ra khỏi tăng đoàn vì phạm giới. Và mọi tôn giáo khác trên thế giới cũng đều có tu sĩ hư hỏng. Tăng Bảo là khối tăng ni gọi là Tăng Già (Shanga) có thể lên tới cả trăm ngàn vị khắp thế giới đang miệt mài tu hành để cứu khổ, độ sanh và hoằng dương giáo lý của Đức Phật. Chúng ta có thể công kích cá nhân nhưng chớ nhục mạ Tăng Bảo.

            Ước mong sự bình an sớm trở về với cộng đồng Phật Tử Việt Nam. Chúng ta còn cả trăm chuyện trong cuộc sống phải lo toan.

Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 23/6/2024

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 8207)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4485)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 5433)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6747)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 4398)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 4062)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 5619)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 5390)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
27/08/2010(Xem: 4792)
An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên nghiên cứu bệnh học tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và Michigan, thiết kế năm 1989 dưới tên gọi “mercitron”. Máy này nhằm giúp những người mắc bệnh nan y không còn cơ hội chạy chữa, chỉ còn sống lại những ngày tháng “chờ chết” trong đau đớn tột cùng được chết theo ý nguyện của họ, một cái chết “nhanh chóng, nhẹ nhàng” hơn là phải sống trong nỗi khổ đau giày vò triền miên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]