Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tri thức & Trí tuệ. (Có phải ta nên gọi AI là Tri thức uyên bác thay vì trí tuệ nhân tạo trong Đạo Phật ? )

12/06/202408:52(Xem: 1249)
Tri thức & Trí tuệ. (Có phải ta nên gọi AI là Tri thức uyên bác thay vì trí tuệ nhân tạo trong Đạo Phật ? )


tri-tue-nhan-tao-ai-2-3436
Tri thức &T rí tuệ.

(Có phải ta nên gọi AI
là Tri thức uyên bác thay vì trí tuệ nhân tạo trong Đạo Phật ? ) 




Gần đây trong việc học tập mới, người viết đã sử dụng Excel để làm một tờ lịch cho năm 2025 với những danh ngôn của các học giả uyên bác nhờ vậy mới chiêm nghiệm ra sự khác nhau quá xa giữa Tri Thức và Trí Tuệ trong đạo Phật.

Quả thật vậy,  AI chỉ giúp ta lượm lặt những hiểu biết của người khác rồi từ đó nghiên cứu nghiền ngẫm suy tư một cách rộng rãi hơn qua nhiều lĩnh vực khác nhau ( triết học, nhân văn, khoa học) để phát minh nhiều sáng tạo mới rồi trở lại sử dụng với kiến thức mới, mà chưa thể giúp con người có khả năng phát khởi những thành tựu tiến bộ tâm linh trên con đường giải thoát thông qua tinh tấn nỗ lực.  

Vì lẽ đó AI vẫn chưa đạt đến mức độ Tuệ Tri theo như 3 cấp bậc mà cách đây 2600 năm Đức Phật đã đề ra (Tưởng tri, thức tri và tuệ tri ) nhằm mục đích phân biệt rõ các cấp độ nhận thức về sự vật hiện tượng. Thông qua sự nhận thức này, hành giả dễ dàng phân biệt, để tâm không bị vướng mắc chấp thủ về cái nhìn chủ quan, loại bỏ những ảo tưởng, cố chấp theo quan kiến thường tình đưa đến những hệ lụy, khổ đau.

 

Và  do vậy ta có thể  tạm tư duy rằng… cách thức của việc AI biết được chỉ đại diện bởi thức tri (vijanati) và tưởng tri (sanjanati) mà không được xem là đủ để đạt được mục tiêu của Phật giáo về Tuệ tri ( có nghĩa là phải đạt  giá trị cao hơn so với thức tri và tưởng tri vì nó nhìn thấy bản chất như thật của vạn pháp và có khả năng đưa đến đoạn diệt, Niết Bàn). 

Vì rõ ràng dù cho là tri thức uyên bác đến mấy nó cũng chỉ là phương tiện SINH DIỆT , được rồi sẽ mất trong khi trí tuệ có khả năng thắng tri, sự thấy biết như thật, không chấp thủ. Lại có khả năng liễu tri với sự hiểu biết rốt ráo trọn vẹn; và cuối cùng có khả năng đoạn trừ lậu hoặc (āsavas), dục lậu (kāmāsava), hữu lậu (bhavāsava), và vô minh lậu (avijjāsava), đoạn diệt được tham sân si, chấm dứt khổ đau.

 

Phải chăng với cái nhìn của người học Phật khi  nhìn nhận về sự vật hiện tượng, các sự kiện xảy ra trong đời sống hằng ngày, chúng ta cần loại bỏ bớt cái quan kiến theo tưởng tri và thức tri, mà phải nhìn nhận bằng trí tuệ dù rằng khoa học càng ngày càng hiện đại hơn nhưng chỉ có con  mắt trí tuệ mới có thể nhìn nhận đúng sự thật, không suy đoán mù mờ dẫn đến hậu quả sai lầm và chỉ có với con mắt tuệ này,  chúng ta mới có sự thấu hiểu và thương yêu, cảm thông và chia sẽ, không tri giác sai lầm về nhau dẫn đến nghi ngờ xung đột mâu thuẫn.( Cái nhìn như thật bao giờ cũng đưa đến sự tin tưởng và bình an; cái thấy như thật luôn đưa đến sự hài hòa và cởi mở. đúng như từ ngữ trong nhà Phật  “từ nhãn thị chúng sinh” (mắt thương nhìn cuộc đời).

 

Phải chăng AI chưa thể giúp ta nhìn thấu rõ tâm can, thấu rõ những nỗi khổ niềm đau để cảm thông chia sẽ. Con mắt tuệ mới nhìn thấy các khía cạnh tiềm năng trong con người để kích thích các hạt giống tiềm năng ấy phát triển. Đồng thời làm cho các hạt giống xấu, tiêu cực không có cơ hội trổi dậy, cũng chưa thể giúp chúng ta biết cách biến ngôn ngữ thành kỹ thuật siêu việt trong thơ văn ? 

 

Có thể nào AI có thể nhìn thấy được,  miêu tả xã hội đương thời, một xã hội  trong nhiều biến động, chiến tranh, bịnh dịch mà cuối cùng chỉ đi đến Hoại , Không dù có trải dài ngàn ngàn thế kỷ vẫn phải tuân quy luật SINH TRỤ HOẠI DIỆT .

Kính mượn một ví dụ điển hình để nói lên chừng nào AI   có thể giúp chúng ta lột tả một cách tài tình những hình tướng của các bậc A Là Hán qua bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” do Huy Cận sáng tác theo thể thơ mới khi chứng kiến tận mắt, AI có những cảm xúc như nhà thơ chăng khi mượn đề tài trong cảnh giới Phật chăng ? (một trong  4 điều bất khả tư nghị)!

Để chứng minh kính xin trích nguyên văn bài thơ ấy : 



(Được biết Chùa Tây Phương  (Sơn Tây) nằm tại huyện Thạch Thất, trước năm 1965 thuộc tỉnh Sơn Tây cũ, qua thời gian được nhập vào các tỉnh Hà Tây, Hà Sơn Bình, và thuộc Hà Nội từ năm 2008.có những pho tượng La Hán rất đẹp, rất sinh động, tạc vào thế kỷ 18.) 

Các vị La Hán chùa Tây Phương

Tôi đến thăm về lòng vấn vương.

Há chẳng phải đây là xứ Phật,

Mà sao ai nấy mặt đau thương?



Đây vị xương trần chân với tay

Có chi thiêu đốt tấm thân gầy

Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt

Tự bấy ngồi y cho đến nay.

Có vị mắt giương, mày nhíu xệch

Trán như nổi sóng biển luân hồi

Môi cong chua chát, tâm hồn héo

Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Có vị chân tay co xếp lại

Tròn xoe tựa thể chiếc thai non

Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối

Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn...

Các vị ngồi đây trong lặng yên

Mà nghe giông bão nổ trăm miền

Như từ vực thẳm đời nhân loại

Bóng tối đùn ra trận gió đen.

Mỗi người một vẻ, mặt con người

Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời

Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã

Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.



Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau

Quay theo tám hướng hỏi trời sâu

Một câu hỏi lớn. Không lời đáp

Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

Có thực trên đường tu đến Phật

Trần gian tìm cởi áo trầm luân

Bấy nhiêu quằn quại run lần chót

Các vị đau theo lòng chúng nhân?

Nào đâu, bác thợ cả xưa đâu?

Sống lại cho tôi hỏi một câu:

Bác tạc bấy nhiêu hình khổ hạnh

Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau?

Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão

Bấy nhiêu tâm sự, bấy nhiêu đời

Là cha ông đó bằng xương máu

Đã khổ, không yên cả đứng ngồi.

Cha ông năm tháng đè lưng nặng

Những bạn đương thời của Nguyễn Du

Nung nấu tâm can, vò võ trán

Đau đời có cứu được đời đâu.



Đứt ruột cha ông trong cái thuở

Cuộc sống giậm chân hoài một chỗ

Bao nhiêu hi vọng thúc bên sườn

Héo tựa mầm non thiếu ánh dương.

Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la

Sờ soạng cha ông tìm lối ra

Có phải thế mà trên mặt tượng

Nửa như khói ám, nửa sương tà.

Các vị La Hán chùa Tây Phương!

Hôm nay xã hội đã lên đường

Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại

Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương.

Cha ông yêu mến thời xưa cũ

Trần trụi đau thương bỗng hoá gần!

Những bước mất đi trong thớ gỗ

Về đây, tươi vạn dặm đường xuân.

27-12-1960

Huy Cận 

 

Nói tóm lại, người viết kính xin mượn lời dạy của HT Thích Thiện Hoa để xác nhận lại hai chữ  Trí Tuệ như sau 

“ Giá trị và công năng của trí huệ lớn lao không thể nói hết. Nó là cứu cánh của người Phật tử. Cứu cánh ấy, chúng ta phải cố đạt cho được. 

Trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật cũng đã thiết tha khuyên các Đệ tử phải trao dồi trí huệ như sau: 

" Trí huệ là chiếc thuyền kiên cố chở khỏi biển già, đau, chết; là ngọn đèn lớn chói sáng vô minh hắc ám, là liều thuốc hay chữa hết thảy bệnh tật, là chiếc búa sắt chặt gãy cây phiền não. Vậy các người phải lấy sự nghe, sự suy nghĩ, sự tu tập mà tự tăng ích cho trí huệ mình". (Kinh Di Giáo). 

Những lời nhắn nhủ thống thiết của đức Bổn sư, chúng ta không thể không ghi nhớ và thực hành được. 

Vì muốn  có được trí huệ, đức Phật chế ra nhiều pháp tu. Trong số nhiều pháp tu ấy thì "Văn, Tư, Tu" và "Giới, Định, Huệ" là những pháp thường được nhắc nhở và thực hành nhiều nhất. 

Theo đó Văn huệ, tư huệ, tu huệ, ba môn khuyết một không được. Nếu ai nghe mà không suy nghĩ, thì như làm ruộng mà không gieo mạ; nếu suy nghĩ mà không tu, thì như làm ruộng mà không tát nước, bừa cỏ, rốt cuộc không có kết quả. Ba huệ được đầy đủ thì chứng quả Tam thừa?" (Sa Di thập giới). 

Trong khi Giới: là lời răn dạy của Phật )xem lại bài Trì giới Ba la mật). 

Định: là thiền định, giữ cho tâm ý không loạn động, để suy nghiệm đến những vấn đề căn bản của Đạo (xem lại bài Thiền Định Ba la mật). 

Huệ: là sự phát chiếu của Trí, sau khi đã tẩy sạch phiền não và vô minh. 

Giới, Định, Huệ tương quan mật thiết với nhau: Do trì giới mà thân tâm không loạn động. Do thân tâm không loạn động mà tâm trí được Định. Tâm trí khi đã định thì Trí huệ phát chiếu. 

Ngược lại, Trí  huệ phát chiếu thì tâm dễ Định, Tâm đã Định thì Trì giới không khó khăn. Và như vậy Giới, định, huệ, đều tương duyên tương quan mật thiết với nhau, một cái tăng thì hai cái kia cũng tăng.” Trích Phật học Phổ thông.

 

Lời kết : 

 

Đây chỉ là những tư duy rất thô thiển, kính mong được chỉ dạy thêm trong cấp độ nhận thức khác biệt.

Các bạn có đồng ý với người viết rằng: KHÔNG PHẢI AI CÓ TRI THỨC THÌ ĐƯỢC GỌI LÀ CÓ TRÍ TUỆ ? 

Vì để xứng đáng là một người có trí tuệ, người ấy phải biết dùng tri thức đó để phục vụ bản thân và cộng đồng xã hội , bằng không theo cái nhìn của người học Phật họ vẫn mãi vô minh 

Trí tuệ chính là cái làm nên con người hiện tại, thông qua hoạt động tôn giáo , chính trị , tâm lý đạo đức, những tri thức được tiếp thu phải hoà tan vào trong từng tế bào từng mạch máu và đi đến bộ não con tim 

Và phải chăng mỗi chúng ta khi tham vấn ChatGPT nên gọi thân mật rằng: ”Hởi bạn thiện hữu nhân tạo của nhân gian  với tri thức uyên bác  xin giúp giải đáp một vấn đề này …” 

Kính trân trọng, 

Úc Châu 9/6/2024 

Huệ Hương 

***


hoa dep 17

Chút Gì Xao Xuyến!

Đến một lúc nhận ra :

Trong trời đất quả nhiên quy tụ luồng linh khí mầu nhiệm

Dù dòng đời cuốn ta vào dòng xoáy không lường

Mà lòng người khó nhìn thấu, dù đôi mắt am tường

Học những danh ngôn về con người,

một chút gì bâng khuâng xao xuyến ! (1)

Trên thế giới vẫn bàng bạc, phức tạp…

không thể nhìn trực diện !

Lúc khen, lúc chê ý tưởng khác biệt nhau(2)

Đại ý sàng lọc quan hệ cần tập luyện kỹ thuật cao

Cần “ĐỌC ĐƯỢC TÂM “

và phán đoán qua từng biểu hiện !

Lại phải tương xứng về thực lực, nhân phẩm tốt, thiện !

Người càng thành công chẳng thiết tha so đo với đời.

Người càng trưởng thành ít khi

do dự, bứt rứt, chơi vơi

Người thông minh kiên trì trong thầm lặng,

âm thầm nỗ lực!

Và luôn đối xử nhau qua bộc lộ trung thực! (3)

Đừng như con sâu co ro trong vỏ bọc để tìm sự bình an

Vẫn còn nhiệm mầu linh ứng trong hư ảo trần gian

Hãy sống sao cho

mỗi ngày là một ngày mới!

Và trái tim luôn có sự hiếu kỳ với thế giới!

Học từ Bill Gates “Phải hoàn thiện bản thân “ (4)

Hơn thế nữa cần :

“có lòng nhân ái đối với người già,

lòng khoan dung đối với người lầm lỗi,

lòng trắc ẩn đối với người khó khăn”

Thì bạn ơi , mọi xao xuyến

Chợt biến mất giữa muôn ngàn biến động !


Huệ Hương


 

——————%%%%%%—————-%%%%%%%%%———%%%%%%%%———-

(1) với Jonathan Smith “ con người là loại  sâu bọ tác  hại nhất  chưa từng có  trước nay mà thiên nhiên để cho sinh sản và tràn lan khắp địa cầu”

(2) Trong khi Shakespeare thì lại tán dương “ Con người đích thực là một tuyệt tác, với lý trí trội vượt và các khả năng vô tận, với dáng điệu duyên dáng như một thiên thần và một trí tuệ minh mẫn như một thần minh. Con người là một tinh hoa của vũ trụ, trội vượt muôn loài muôn vật về mọi phương diện “

(3) Tính cách của con người được bộc lộ trung thực nhất qua những sự đối xử tình cờ nhất.- I. Rađep

(4) Đừng bao giờ để bản thân rơi vào trạng thái trống rỗng, nghĩa là không biết bản thân muốn gì, nên làm gì? Phải luôn luôn đẩy bản thân vào guồng hoàn thiện bản thân.- Bill Gates



hoa dep


Phụ thuộc vào nhau.


Ngày xưa, thành công khi may mắn có được bí quyết !

Rồi giấu kín, cứ thế tự mình khởi nghiệp làm giàu

Ngày nay, người tài giỏi phải biết

hợp tác nương nhờ nhau

Hạ thấp cái tôi, mở rộng vòng tay kết nối!


Thời đại đã thay đổi,

cuộc sống bên ngoài là trùng trùng duyên khởi,!

“Nhân vô thập toàn” đừng ỷ lại thiên khiếu bẩm sinh

Chấp nhận lời phê bình, khéo cân nhắc tầm nhìn

Trong xã hội, cộng đồng, biết bao nhiêu là quan kiến !


Tài sản cha mẹ để lại chính là phúc đức, trải nghiệm

“Tự phát triển khả năng, trí tuệ mình” thiện hữu khuyên

Lại học được vận hành của vũ trụ vạn vật, một chữ duyên

Các pháp phụ thuộc vào nhau tạo thế giới sống động!


Chính sự tử tế, chân thật đối xử

không làm cuộc đời trống rỗng! (1)

Và chính sự đa dạng phi thường

mới kiến tạo hoạch định tương lai

Đừng bảo thủ vì thực tế

không có việc gì hoàn toàn đúng, hoàn toàn sai

Mời bạn chiêm ngưỡng danh ngôn học giả thật uyên bác (2)

Phụ thuộc vào nhau chính là nói theo cách khác:

“THA LỰC KHÔNG NGOÀI TỰ LỰC

THA LỰC CHÍNH LÀ TỰ LỰC “


Huệ Hương


———————————-%%%%%%————.

(1) Albert Einstein đã nói “Điều đã luôn thắp sáng con đường tôi đi và hết lần này đến lần khác truyền cho tôi sự can đảm để đối diện với cuộc sống một cách vui tươi, đó chính là Sự tử tế, Cái đẹp, và Sự thật”

(2) “Động lực khiến một con người làm việc say mê, giống như một tín đồ sùng đạo hay một người đang yêu say đắm, đó là nỗ lực mỗi ngày hoàn toàn không hề có chủ định trước mà xuất phát từ trái tim.——Albert Einstein

-Có hai cách để sống cuộc đời của bạn. Một là như không có gì là phép lạ. Và một là như tất cả mọi thứ là một phép lạ”- Albert Einstein


Để Đi Vào Lòng Người

Đừng dùng tháng ngày còn lại,

mơ màng vấn vương vào ký ức !

Tỉnh thức cuộc đời, chỉ có nhuần trải yêu thương

Trái tim rộng mở, thấu hiểu tinh tế, nhún nhường

Vì khuynh hướng con người ít khi muốn nghe, nói thẳng !

Để đi vào lòng người,

nên giao tiếp chân thành, thật sâu lắng !

Dẫu biết thế sự trần gian hai chữ “ Vô thường “

Vẫn đối đãi dịu dàng, chan hòa bạn bốn phương

Mang tâm huyết nghĩa tình,

dù chỉ vài giờ tri ngộ rồi tạm biệt !

Pháp vận hành, chợt đến, chợt đi, khi ẩn, khi hiện

Chợt nhớ lời kinh tỏa mát ngàn nơi

Thánh thoát trong không gian như nói ngàn lời

Tự chuyển hóa chính mình,

nương theo Chánh pháp để đạt giải thoát: !

Đôi khi hệ thống ngôn ngữ khác nhau về truyền đạt

Nhưng luôn nhắn nhủ đừng đi tìm Phật ở đâu xa

Khi tâm chúng sinh tĩnh lặng, Phật khắp mọi nhà

Bạn ơi trở về nguồn cội Sự Thật,

chỉ nên nhìn vào thực tại!

Bài ca cuộc lữ, hành trình dài nên đối xử thân ái !

Khi đã trải nghiệm, hành thiện chớ mong đạt điều gì

Để đi vào lòng người, điều duy nhất …

điều chỉnh nhận thức, hành vi

Bao lâu còn phân biệt chân lý của anh, của tôi…


thì không còn là chân lý nữa!

Huệ Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2013(Xem: 12206)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 9293)
Trong mọi thế giới mà mọi dân tộc ngày càng dễ gần gũi với nhau nhờ những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, thì văn hoá Tây phương có thế mạnh để thâm nhập vào đời sống của người dân trên khắp mọi châu lục, đặc biệt về tôn giáo và lối sống. Ngày nay Kitô giáo đã phát triển lan rộng ra toàn thế giới, từ đó các lễ nghi và s
24/12/2013(Xem: 6618)
Nguyễn Gia Kiểng, tác giả cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn” trước đây, không phải là loại tác giả mà tôi phải mất công đọc những gì ông ta viết. Trước đây, trong bài “Về Một Chuyện Thời Sự: Người Việt – Nguyễn Gia Kiểng – Sơn Hào” [http://giaodiemonline.com/2012/08/thoisu.htm], tôi đã chứng minh rằng Nguyễn Gia Kiểng, một là ngu sử, hai là xuyên tạc lịch sử để chạy tội cho Ca-tô giáo, vì đến ngày nay mà hắn vẫn còn dùng những luận điệu của Ca-tô giáo và thực dân như: 1. Các thừa sai Công giáo tới Việt Nam để rao giảng "tin mừng Phúc Âm" và "khai sáng dân tộc Việt Nam", điều mà ngày nay NGK nói trẹo đi là một nhân sinh quan và vũ trụ quan mới. 2. Các triều đình nhà Nguyễn ngu dốt cùng với bọn quan lại Tống Nho thủ cựu cấm đạo và bách hại giáo dân chỉ vì họ theo một đạo mới.
14/12/2013(Xem: 6232)
Ông già Nô-en là nhân vật đóng vai trò gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh, giống như cây thông trong ngày lễ này. Hình ảnh tiêu biểu của ông là một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội chiếc nón đỏ với chòm râu dài trắng, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười "hô hô hô", tồn tại trong nhiều nền văn hoá khác nhau, đặc biệt ở các nước phương Tây.
12/12/2013(Xem: 9359)
Đức Phật trả lời: “Tất cả chúng sinh đều mang theo nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa các chúng sinh” (Kinh Trung A Hàm)
29/11/2013(Xem: 15657)
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bằng chứng về một ngôi chùa Phật giáo cổ nhất chưa từng được khám phá, có niên đại khoảng năm 550 trước Công nguyên. Tọa lạc tại trung tâm hành hương Lâm Tì Ni của Nepal, địa điểm huyền thoại nơi Đức Phật đản sinh, phát hiện chỉ ra rằng Ngài đã từng sống hơn một thế kỷ trước đó so với thời gian được chấp nhận bởi nhiều học giả trước đây.
29/11/2013(Xem: 13551)
Gần đây, sau ngày Giáo Hội ra mắt cơ quan TTTT Trung ương, hàng loạt vấn đề nhạy cảm phơi bày mang tính méo mó của một số báo chí nói về những tu sĩ Phật giáo.
24/11/2013(Xem: 7285)
Trường hợp các nhà sư Tây Tạng tự thiêu để đòi hỏi quyền tự do tôn giáo và giữ gìn bản sắc dân tộc có phải đã phạm giới sát sinh hay không? Hay đây là hành vi cúng dường thân xác để hộ trì chánh pháp? Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm Thứ Tư 20-11-2013 đã nói chuyện về vấn đề này. Đức Đạt Lai Lạt Ma -- người được Giảỉ Nobel Hòa Bình năm 1989 – nói rằng các sự kiện tự thiêu đó là rất buồn và rằng đó là để đối kháng với những gian nan quá lớn mà họ đối diện: “Những vị này đã sẵn sàng hy sinh thân mạn
17/10/2013(Xem: 7352)
Có người cho rằng “đạo nào cũng là đạo”. Câu nói này thoạt nghe qua có vẻ hợp lý và là một ý tưởng hấp dẫn. Nếu hiểu theo một cách đơn giản, trong phạm trù luân lý đạo đức là đạo nào cũng dạy con người làm lành tránh dữ, thì câu này rất hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta cần phải suy xét và nhận định lại quan niệm đó qua lăng kính tôn giáo.
09/10/2013(Xem: 12318)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]