Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trung Đạo Là Con Đường Đúng Đắn Nhất

02/06/202406:53(Xem: 988)
Trung Đạo Là Con Đường Đúng Đắn Nhất


phat thuyet phap

Trung Đạo
Là Con Đường Đúng Đắn Nhất


            Hiện nay hiện tượng hành giả Minh Tuệ đã đi vào thời điểm bùng nổ quá độ không sao kiểm soát được nữa. Đã có một người đàn ông 47 tuổi, từ Mỹ về hối hả tham gia cuộc đi bộ với hành giả Minh  Tuệ, say nắng, mệt lả và chết tại bệnh viện Quảng Trị. Rồi lại có những người quá ái mộ nói rằng hành giả Minh Tuệ đã thành Phật hay là một vị Phật sống. Có thật hành giả Minh Tuệ đã thành Phật rồi chăng?

             Phật là vị đại giác ngộ thầy dạy của cõi Trời và cõi Người trí tuệ tuyệt vời mà hàng Bồ Tát thượng thủ phải tới vấn hỏi để tu học. Kinh điển Phật để lại không một đại trí thức nào có thể hiểu hết và diễn đạt được cho dù có nghiên cứu cả đời. Ngoài 10 danh hiệu chỉ dành cho các vị Phật như Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc,Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu, Phật, Thế Tôn… Phật còn chứng đắc Lục Thông trong đó bao gồm: Thần Túc Thông, Thiên Nhĩ Thông, Tha Tâm Thông ,Túc Mạng Thông, Thiên Nhãn Thông và Lậu Tận Thông và Tam Minh bao gồm: 1)Túc Mạng Minh: Tuệ giác sáng suốt biết rõ các kiếp sống đã qua của mình và của tất cả chúng sinh. 2)Thiên Nhãn Minh: Tuệ giác sáng suốt biết rõ các kiếp sống tương lai của mình và của tất cả chúng sinh diễn biến sinh diệt như thế nào. 3)Lậu Tận Minh: Tuệ giác sáng suốt nhận biết các pháp đoạn trừ phiền não mê lầm của mình và của tất cả chúng sinh để được an lạc. Ngoài ra theo các nhà nghiên cứu Phật giáo của Tây Phương, Đức Phật còn là người kể chuyện rất tài tình và đi trước kiến thức của nhân loại hơn 2500 năm.

            Chính vì thế mà chư Tổ tu hành cả đời, chứng đắc cũng chỉ là đệ tử của Phật mà thôi. Nếu có đắc quả phải được Phật công khai thọ ký. Ngay Đức Đạt Lai Lạt Ma tu hành từ lức năm tuổi được cả thế giới Tây Phương kính nể , đã gọi ngài là Phật Sống (Living Buddha) nhưng ngài nói rằng đừng có bậy bạ gọi tôi như vậy, tôi chỉ là đệ tử của Đức Phật. Do đó chúng ta phải hết sức thận trọng khi cho rằng một vị nào đó ôm bình bát, mặc áo bá nạp, tu theo khổ hạnh, đi dọc đường, khất thực và ngủ ở bờ bụi, gốc cây, gò mả….đã là Phật hoặc Phật Sống kẻo mang tội.  Cứ để yên cho họ tu đừng làm phiền họ, vài ba chục năm nữa sẽ biết có thành Phật với trí tuệ tuyệt vời chinh phục cả cõi Trời và Cõi Người hay không? Và có chuyển hóa dung mạo tầm thường thành  dung mạo với 32 vẻ đẹp hay không? Và vị Phật xuất thế này sẽ nói toàn giáo lý mới khác hẳn với giáo lý của Đức Phật Thích Ca làm cho cả thế giới kinh ngạc? Nếu nói toàn giáo lý cũ thì chỉ là học trò của một vị sa môn nào đó hay Phật tử có học kinh điển mà thôi.

            Cũng phải nói thêm, nếu tu khổ hạnh mà thành Phật thì năm anh em Kiều Trần Như đã thành Phật rồi. Cuối cùng họ phải từ bỏ và đi theo con đường Trung Đạo của Phật qua lời thuyết giảng, trong pháp thoại  “Chuyển pháp luân” tại khu Tiên Nhân Luận Xứ, trong rừng Thí Lộc, thuộc Ba-la-nại, “Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-Bàn. “          Theo một nghĩa của Trung Đạo thì trong đời sống tu hành khi theo một đường lối khổ hạnh cực đoan là sai lầm, đồng thời, buông mình vào chủ nghĩa khoái lạc, chạy theo các dục cũng là vô tri.   Người ta phải luôn đứng ở khoảng giữa, hay chính xác hơn là vượt thoát hai thái cực ấy mới phù hợp với nghĩa Trung Đạo.” (Thư  Viện Hoa Sen)

             Tu khổ hạnh phải chống lại những phản ứng tự nhiên của cơ thể như đói, lạnh, ngủ nghỉ, cơ thể cần vệ sinh, đánh răng xúc miệng thường xuyên, nếu không cơ thể và miệng sẽ ghẻ lở, hôi thối, răng sớm rụng, khiến đầu óc cứ bị quấy nhiễu bởi những định luật vật lý của cơ thể, khó có thể đại định để phát triển trí tuệ. Hành giả tu khổ hạnh ở tuổi 40, 50 còn có thể chịu đựng được. Qua tuổi 60 chắc chắn sức khỏe suy yếu, không thể đi bộ đường xa, ngủ ngồi… và phải bỏ cuộc xin tá túc ở chùa như chuyện của một vị sư tu hạnh Đầu Đà trước năm 1975 do thầy Thích Chân Tính (Chùa Hoằng Pháp) kể lại.

            Giả dụ như hành giả lâm trọng bệnh, phải vào bệnh viện để chữa trị. Liệu hành giả có thể nại cớ tôi tu theo hạnh Đầu Đà, thà chết chứ không thể nằm ở bệnh viện? Theo một tài liệu mà Cư Sĩ Nguyên Giác thu thập được, khi Đức Phật lâm bệnh,  Jīvaka (Pali: Jīvaka Komārabhacca; tiếng Phạn: Jīvaka Kaumārabhṛtya)[3] là bác sĩ riêng của Đức Phật và Vua Ấn Độ Bimbisāra, được gọi là Y Vương. Ông sống ở Rājagṛha, Rajgir ngày nay, vào thế kỷ Thứ V trước Tây Lịch. Một ngày ông đến thăm sức khỏe của Phật ba lần và ông rất lo lắng cho sức khỏe của Đức Phật. Ngay Đức Phật khi lâm bệnh cũng phải nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và có bác sĩ chăm sóc, huống gì đời thường, xác phàm như chúng ta. Một ngày đi bộ ba bốn chục cây số, tối về mệt mỏi, lăn ra ngủ như một xác chết, thời giờ đâu để ngồi Thiền để an trụ tâm và phát triển trí tuệ? Chọn con đường cực đoan thì nổi tiếng nhưng không đi tới đâu hết. Nếu nói về khổ hạnh thì không ai qua nổi đất nước Ân Độ với cả trăm loại khổ hạnh, thấy mà nổi da gà…nhưng có ai thành Phật đâu ngoại trừ Đức Thích Ca Mâu Ni đi theo Trung Đạo.

             Trong Bát Chánh Đạo thì Phật tử và tu sĩ phải biết thế nào là Chánh Mệnh, tức yêu mến thân mệnh này, tránh xa hai cực đoan mê đắm nhục dục và hành xác. Không thể nào có được đầu óc minh mẫn trong một cơ thể bệnh tật, yếu đuối. Khi sắp chết, vì thân xác vô cùng yếu đuối cho nên con người lúc đó thường mê sảng và lú lẫn, nhiểu khi chỉ thều thào, nói không ra lời. Vậy thì Trung Đạo là con đường đúng đắn nhất. Hãy tin vào lời Đức Phật là bậc Toàn Thiện, Toàn Trí và Toàn Giác.

            Bài viết này còn hết sức thô thiển, chỉ nói lên phần nào những điểu kiện vật chất lẫn tinh thần và tu như thế nào trong nhiều đời, nhiều kiếp để thành Phật. Kính cẩn.

                                                                             Thiện Quả Đào Văn Bình 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2024(Xem: 403)
Trong tổ chức Gia Đình Phật Tử (GĐPT), Huynh trưởng phải trải qua bốn trại huấn luyện để có được bốn cấp: Tập, Tín, Tấn, và Dũng. Các cấp bậc này không chỉ phản ánh sự trưởng thành cá nhân của huynh trưởng mà còn thể hiện sự cống hiến và trách nhiệm đối với tổ chức. Trong đó, Cấp Tấn và Cấp Dũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển tổ chức, đặc biệt trong việc đối phó với sự thịnh-suy của tổ chức từ cấp đơn vị đến trung ương.
26/10/2024(Xem: 374)
Trong bối cảnh của Gia Đình Phật Tử, khái niệm lãnh đạo và hướng dẫn có thể có sự giao thoa, hay tương tác với nhau nhưng cũng có những khác biệt quan trọng. Câu hỏi đặt ra là liệu tập thể lãnh đạo trong Gia Đình Phật Tử có đi xa khỏi tinh thần hướng dẫn hay không.
26/10/2024(Xem: 454)
Bạn mong muốn xây dựng một kết nối vững chắc hơn với con tuổi teen và giao tiếp với sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc hơn? Hãy đến với Hội thảo Giao Tiếp Chánh Niệm, nơi bạn sẽ học cách giao tiếp một cách bình tĩnh, rõ ràng và trọn vẹn, ngay cả trong những tình huống khó khăn. Hội Thảo sẽ được tổ chức vào ngày Thứ Bảy, October 26, 2024 from 2PM-4PM tại 12072 Knott Street. Unit A. Garden Grove, CA 92841
26/10/2024(Xem: 773)
Trong bất kỳ tổ chức nào, và Gia Đình Phật Tử không ngoại lệ, tính minh bạch và cởi mở là rất quan trọng trong việc duy trì niềm tin vào tổ chức và sự tin cậy giữa tất cả các thành viên. Để bồi dưỡng tinh thần minh bạch, khách quan, việc phổ biến biên bản họp một cách rộng rãi và kịp thời là điều cần thiết. Cách làm này không chỉ đảm bảo rằng tất cả các thành viên đều nhận được thông tin kịp thời mà còn tạo ra một môi trường cởi mở và có trách nhiệm giải trình.
26/10/2024(Xem: 707)
Trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam, vai trò của Liên Đoàn Trưởng (LĐT) là vô cùng quan trọng đối với sự thành công và sức sống của toàn bộ tổ chức. Tương tự như nền móng của một tòa nhà nguy nga vậy, sức mạnh của một đơn vị tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tiến bộ của các cấp Miền và Trung ương. Một đơn vị vững mạnh sẽ củng cố Ban Hướng Dẫn Miền, từ đó giúp Ban Hướng Dẫn Trung Ương phát triển và lớn mạnh. Vì vậy, sứ mệnh mà Liên Đoàn Trưởng đảm nhận không chỉ có ý nghĩa đối với đơn vị mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả tổ chức.
24/10/2024(Xem: 835)
Bài viết xin kính dành cho những người cùng tần số và đồng cảm được những thao thức về niềm tin, bổn phận và trách nhiệm của một người Phật Tử trước một xã hội đầy thách thức của một thời đại AI đang thống lĩnh khi mà có những người vẫn tự xem mình là một Phật tử, không đọc kinh điển, giáo lý, nhưng có thể ngay lập tức nhận được câu trả lời cho tất cả các câu hỏi về tín ngưỡng của mình bằng lời bình luận đại diện tôn giáo hữu ích này của AI trên điện thoại của họ.
15/10/2024(Xem: 778)
“Cuồng ngôn” là một trong những cụm từ ngày nay xuất hiện khá nhiều ở một số thành phần có thói quen sử dụng ngôn ngữ vượt quá sự thật, mang tính đề cao giá trị bản thân hoặc công kích người khác quá đà với sự trợ giúp từ mạng xã hội. Cuồng ngôn xuất phát từ tâm lý tự tin vào bản thân một cách thái quá hoặc bản chất tham – sân – si còn quá nặng, điều đó sẽ hình thành trong suy nghĩ và bộc phát thành lời nói. Ngày nay, nhiều người lợi dụng mạng xã hội để thể hiện bản chất cuồng ngôn như một thói quen, sở thích mà nhìn chung chỉ mang lại hiệu ứng tiêu cực nhiều hơn tích cực.
19/07/2024(Xem: 847)
Có lẽ một lúc nào đó khi tầng nhận thức của chúng ta được nâng cao theo quá trình tiến hoá của sự tu tập, khiến cho lời khai thị đã chấn động, và tự nhiên khiến chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề đang được đề cập một cách sâu sắc hơn nhiều trong khi tâm linh là một lĩnh vực sâu và cần thời gian rất dài để khai sáng. Và người viết cũng từng được dạy rằng: “Trong vấn đề tu tập hãy dùng trí tuệ mình để tìm Phật chứ đừng được dạy gì thì nghe nấy, vì thực tế tuy chúng ta cần nghe những lời giảng về Ngài từ những người khác, nhưng chúng ta sẽ tìm Ngài trong sự chiêm nghiệm cuộc sống, trong sự biến đổi không ngừng của tự nhiên, trong mọi thứ với vị trí trí của mình ở tầng nhận thức nào.”
03/07/2024(Xem: 1420)
Như vậy là các bạn học sinh sinh viên đã chính thức nghỉ hè. Với các em, đây là quãng thời gian quý giá để nghỉ ngơi, thư giãn, phát triển bản thân, tìm hiểu và học hỏi những gì hợp nhất, cần nhất, tốt nhất cho chính mình. Nắm bắt được nguyện vọng và nhu cầu này, năm nay một chương trình rất thú vị được tổ chức ngay trong những ngày tới. Với chủ đề “Ươm Mầm Thiện Nhân”, trại hè Phật Giáo tổ chức tại chùa Đại Tùng Lâm Hoa Sen mong muốn tạo môi trường sinh hoạt hè bổ ích giúp các bạn trẻ, đặc biệt là gieo thiện duyên để các em biết đến Đạo Phật và được trải nghiệm tu học Phật Pháp, tiếp thu những giá trị tốt đời đẹp đạo mà Đức Phật đã tìm ra và để lại cho chúng ta để ứng dụng vào đời sống học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày.
30/06/2024(Xem: 893)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp. Nhưng mấy lúc gần đây nhân lỗi lầm của một hai vị sư khi thuyết pháp đã dấy lên một làn sóng nói rằng Phật Giáo tiêu ma rồi, thời mạt là đây chứ còn đâu nữa khiến hàng Phật tử hết sức dao động và lo lắng. Thế nhưng tại sao giữa thời mạt pháp mà: -Chùa Hoằng Pháp, Chùa Giác Ngộ liên tục tổ chức các khóa tu hoặc thuyết pháp hoặc giao lưu, xuất gia gieo duyên cho vài ngàn người, có khi lên tới cả chục ngàn bao gồm quý vị cao niên, thanh viên sinh viên và trẻ em?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]