Lò hỏa táng Ấn Độ vỡ trận, thi thể nạn nhân Covid-19 nằm la liệt trên đường
Dịch Covid-19 "càn quét" Ấn Độ khiến quốc gia Nam Á rơi vào tình trạng nghiêm trọng, với cảnh các bệnh viện không còn giường trống và thi thể xếp hàng dài trước các cơ sở hỏa táng.
Một cơ sở hỏa táng tập thể ở New Delhi, Ấn Độ (Ảnh: Reuters).
Nitish Kumar, một người dân New Delhi, buộc phải để thi thể người mẹ đã qua đời vì Covid-19 tại nhà trong suốt 2 ngày trong khi anh tuyệt vọng tìm kiếm một nơi nhận hỏa táng.
Giống Kumar, nhiều người dân ở thủ đô của Ấn Độ đang phải đối mặt với tình trạng tương tự khi các cơ sở hỏa táng đã quá tải dù hoạt động hết công suất 24/7 trong nhiều ngày. Những hàng dài thi thể xếp lần lượt chờ đợi được hỏa táng trong bối cảnh Ấn Độ đang trải qua đợt bùng dịch nghiêm trọng.
Ngày 22/4, Ấn Độ đã ghi nhận kỷ lục thế giới đáng buồn, với gần 315.000 ca Covid-19 mới chỉ trong 24 giờ. Quốc gia Nam Á đã ghi nhận trên 16 triệu ca bệnh và 186.000 người chết. Các bệnh viện quá tải dừng nhận bệnh nhân, các cơ sở hỏa táng "vỡ trận" và nhiều người dân đang hứng chịu nỗi đau xé lòng khi chứng kiến nhiều người thân qua đời.
Thân nhân mặc đồ bảo hộ tiễn đưa nạn nhân Covid-19 lần cuối ở New Delhi, Ấn Độ (Ảnh: Reuters).
Ngày 22/4, khi nỗ lực tìm kiếm cơ sở hỏa táng không có kết quả, Kumar buộc phải hỏa thiêu mẹ mình tại một cơ sở hỏa táng tập thể, tạm thời, được dựng lên tại một bãi đậu xe liền kề với một lò hỏa táng ở Seemapuri, phía đông bắc Delhi.
"Tôi đi khắp mọi nơi để tìm nơi hỏa táng mẹ nhưng mọi cơ sở đều từ chối vì một lý do nào đó, ví dụ như họ nói rằng họ hết gỗ", Kumar nói, nheo đôi mắt cay xè vì khói bốc lên từ khu vực hỏa thiêu.
Jitender Singh Shunty, người điều hành tổ chức y tế phi lợi nhuận Shaheed Bhagat Singh Sewa Dal, cho biết trong chiều 22/4, đã có 60 thi thể được hỏa thiêu tại cơ sở tạm và 15 thi thể khác vẫn phải tiếp tục chờ đợi.
"Không một ai ở Delhi từng chứng kiến cảnh tượng này. Trẻ con mới 5 tuổi, thiếu niên 15 tuổi hay thanh niên 25 tuổi bị hỏa táng. Cặp đôi mới cưới cũng bị hỏa táng. Thật khủng khiếp khi chứng kiến cảnh này", Shunty, với đôi mắt ướt nhòe vì xúc động, chia sẻ.
Nhiều cơ sở hỏa táng hoạt động 24/7 do số ca tử vong do Covid-19 tăng vọt (Ảnh: Reuters).
Shunty cho biết, trong đợt bùng phát dịch hồi năm ngoái, số lượng thi thể anh hỗ trợ hỏa táng mỗi ngày nhiều nhất là 18, trong khi ngày trung bình là khoảng 8-10 thi thể. Tuy nhiên, khi đợt dịch thứ 2 bùng nổ, chỉ riêng trong ngày 20/3 đã có tới 78 thi thể được mang đến hỏa thiêu ở cơ sở này.
Tại nhiều nơi ở Delhi, xe cứu thương xếp hàng dài trước các cơ sở hỏa táng, trong khi các thi thể phải buộc nằm trên đường chờ tới lượt.
Ấn Độ hiện đang là vùng dịch lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ (Ảnh: Reuters).
Rajiv Agrawal, công nhân tại một cơ sở hỏa thiêu, nói với Independent rằng nhiều thi thể phải chờ ít nhất nửa ngày để được hỏa táng. Số lượng thi thể được đưa đến cơ sở gia tăng chóng mặt mỗi ngày.
Tại một cơ sở hỏa thiêu ở bang Gujarat, tây Ấn Độ, gỗ cháy liên tục trong nhiều ngày đến mức phần khung kim loại dùng để đựng gỗ và thi thể đã bị nóng chảy vì không có thời gian để nguội lại. Nhiều lò hỏa thiêu ở Surat, Rajkot, Jamnagar và Ahmedabad đã nhận số lượng thi thể nhiều gấp 3-4 lần ngày thường.
Tại một số cơ sở hỏa táng, phần khung kim loại ở khu vực hỏa thiêu thậm chí bị nóng chảy vì bị đốt nóng trong thời gian dài liên tục (Ảnh: Reuters).
Prashant Kabrawala, một người có nhiệm vụ quản lý một lò hỏa táng có tên là Ashwinikumar, thừa nhận rằng: "Tôi đã thường xuyên đến lò hỏa táng kể từ năm 1987 và quản lý hoạt động hàng ngày kể từ năm 2005, nhưng tôi chưa bao giờ thấy nhiều thi thể được mang tới hỏa táng như vậy chỉ trong 1 ngày. Nó vượt qua cả thời điểm dịch hạch bùng phát năm 1994 hay lũ lụt năm 2006".
"Cho tới cuối tháng trước, chúng tôi hỏa thiêu 20 thi thể mỗi ngày. Nhưng kể từ đầu tháng 4, chúng tôi phải nhận tới 80 thi thể", một quan chức cấp cao tại cơ sở hỏa táng Ramnath Ghela, cho biết.
Bức ảnh đầy ám ảnh chụp từ trên cao một cơ sở hỏa thiêu ngoài trời ở Ấn Độ (Ảnh: Reuters).
(Ảnh: Reuters).
Thủ tướng Ấn Độ: 'Bão Covid-19 rung chuyển đất nước'
Thủ tướng Modi thừa nhận "bão Covid-19" làm rung chuyển đất nước, khi Ấn Độ ngày thứ tư liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục thế giới.
"Chúng ta đã tự tin, tinh thần phấn chấn sau khi ngăn chặn thành công làn sóng đại dịch đầu tiên, nhưng cơn bão lần này đã làm rung chuyển đất nước", Thủ tướng Narendra Modi cho biết trong bài phát biểu qua sóng phát thanh hôm nay, đồng thời kêu gọi tất cả người dân tiêm vaccine Covid-19 và giữ cảnh giác.
Số ca nhiễm nCoV tại Ấn Độ tăng 349.691 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 16,96 triệu. Đây là ngày thứ tư liên tiếp nước này ghi nhận số ca nhiễm nCoV trong 24 giờ cao kỷ lục thế giới. Bộ Y tế Ấn Độ cũng báo cáo thêm 2.767 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 192.311. Giới chuyên gia nhận định số người chết thực tế có lẽ cao hơn nhiều.
Chính phủ Modi hứng chỉ trích vì mất cảnh giác, cho phép tổ chức các cuộc tụ tập tôn giáo và chính trị đông đúc sau khi số ca nhiễm nCoV tại Ấn Độ giảm mạnh xuống dưới 10.000 ca mỗi ngày. Hệ thống y tế cũng không được chuẩn bị để ứng phó tình huống xấu, khiến các bệnh viện giờ đây phải ngừng nhận bệnh nhân vì thiếu oxy y tế và giường bệnh.
Thủ hiến New Delhi Arvind Kejriwal đã gia hạn lệnh phong tỏa tại thủ đô thêm một tuần, trước đó dự kiến kết thúc vào ngày 26/4, nhằm cố gắng ngăn virus lây lan trong bối cảnh cứ mỗi 4 phút New Delhi lại ghi nhận một người chết vì Covid-19. "Phong tỏa là phương án ứng phó đại dịch cuối cùng, nhưng với số ca nhiễm tăng quá nhanh, chúng tôi phải làm vậy", ông nói.
Ashish Jha, hiệu trưởng Trường Y tế Cộng đồng thuộc Đại học Brown của Mỹ, cảnh báo đất nước 1,3 tỷ dân đang đứng bên bờ vực thảm họa nhân đạo. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng cho biết họ đang hướng về người dân Ấn Độ giữa đợt bùng phát Covid-19 khủng khiếp này. "Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong chính phủ Ấn Độ và sẽ nhanh chóng hỗ trợ thêm cho người dân Ấn Độ, cũng như hệ thống y tế", Blinken viết trên Twitter.
Tờ Indian Express tiết lộ một đánh giá nội bộ của chính phủ Ấn Độ dự đoán làn sóng đại dịch hiện nay sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 5, với số ca nhiễm hàng ngày lên đến nửa triệu. Trong một cuộc họp với Modi và thủ hiến các bang, V.K. Paul, lãnh đạo nhóm chuyên trách Covid-19, được cho là đã nói rằng cơ sở hạ tầng y tế tại những bang đông dân không đủ khả năng đối phó viễn cảnh này.
Nam Mô A Di Đà Phật,
Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni cùng quý Phật tử gần xa,
Đây là hình ảnh Tượng Phật Nhập Niết Bàn đặt nằm chung lẫn lộn với các bức tượng lỏa thể đang được triển lãm tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia Úc tại tiểu bang Victoria ( National Gallery of Victoria, NGV), đây là hành động xúc phạm đối với tượng Phật và cộng đồng Phật Giáo tại Úc Châu.
Mục đích của cuộc triển lãm này là họ muốn « mang các truyền thống văn hóa lại gần với nhau hơn », ý tưởng rất hay nhưng khi tạo dựng tác phẩm lại thiếu tính hiểu biết, phản cảm, phi nghệ thuật, nhất là không tôn trọng và xúc phạm đến Phật Giáo.
Chúng con được biết, tại tiểu bang Victoria, một Giáo Hội Phật Giáo Úc (Buddhist Council of Victoria) đã gởi thư phản đối nhưng họ chỉ ghi nhận và không có bất cứ hành động nào, quả thật là rất buồn. Qua sư việc này, chúng ta thấy rằng tiếng nói của PG quá yếu, không đánh động được lương tâm của họ, nếu không muốn nói là họ quá xem thường cộng độ
Năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro, Brazil, Liên Hợp Quốc đã quyết định lấy ngày 22/3 hằng năm là ngày Nước thế giới. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chỉ định ngày 22/3/1993 là ngày Nước thế giới đầu tiên và từ đó đến nay ngày này được tổ chức thường niên.
Logo của Ngày Nước Thế Giới
Phần thứ ba này, quan điểm vị A la hán còn hoài nghi không? Đã được Thượng tọa bộ chất vấn, để bảo vệ quan điểm A la hán còn xuất tinh do “thiên ma tác động” tạo sự hoài ngi cho vị A la hán nên Đại Thiên xác nhận “vị A-la-hán còn hoài nghi”.
Mặt khác, “vị A-la-hán còn hoài nghi” là một quan điểm khác của Đông Sơn Trú bộ và Tây Sơn trú bộ (hay của Đại Chúng Bộ).
8 vấn đề hoài nghi về chân pháp như: Hoài nghi Phật, hoài nghi Pháp, hoài nghi Tăng, hoài nghi đời quá khứ, hoài nghi đời vị lai, hoài nghi cả quá khứ lẫn vị lai và hoài nghi về lý duyên sinh.
Thượng Tọa bộ chỉ buộc Đông Sơn trú bộ xác định “Vị A-la-hán có còn hoài nghi về Sơ quả, Nhị quả, Tam quả, Tứ quả không?” Và Đông Sơn trú bộ đã trả lời “không còn”
Thượng Tọa bộ chỉ kết luận “mọi hoài nghi về chân pháp như: Hoài nghi - hoài nghi triền,hoài nghi cái, hoài nghi tùy miên, hoài nghi phiền não, hoài nghi về Y tương sinh… Tất cả hoài nghi này, vị A-la-hán không còn
Theo Phật Quang đại từ điển giải thích:
Ấn tống kinh sách (cúng dường kinh sách) đem lại phước lạc, công đức lớn tuy nhiên nếu làm không đúng cách sẽ là một sự lãng phí. Bạn đã từng đem kinh sách đến chùa để cúng dường mà chùa không nhận hay chưa ? Vâng, đã có nhiều trường hợp như thế.
Thông thường khi bạn phát tâm cúng dường kinh sách, hoặc tự mình chọn hoặc hỏi các Phật tử khác, hiếm khi hỏi quý thầy cô có kinh nghiệm nên ấn tống kinh sách gì? Từ đó ai khuyên bạn ấn tống kinh sách gì thì đi photo, in ấn hoặc đặt mua về cúng dường.
Thiếu sót bắt nguồn từ đây dẫn đến tình trạng một số kinh quá dư thừa, một số kinh sách không phải là của Phật giáo chính thống, một số kinh sách băng đĩa khác cổ xúy cho những niềm tin không chân chính thậm chí là mê tín dị đoan chẳng đem lại lợi ích phước đức gì cả. Vậy làm thế nào để cúng dườngkinh sách Phật giáo đúng cách? Chúng ta có thể tự thẩm định thỏa mãn các điều kiện như sau:
Nội dung nói về điều gì ? Kinh dùng để tụng hàng ngày trong khi sách để học, đọc tham khảo và thư
Đâu rồi biểu tượng của TP.Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh hiện nay ?
Biểu tượng của một đất nước hay một thành phố hoặc tỉnh đều chọn một hình ảnh nào đấy gắn liền với lịch sử và truyền thống của địa phương đó, đặc biệt qua khía cạnh du lịch biểu tượng càng trở nên cần thiết để khi nhắc đến, người ta sẽ biết ngay đó là địa phương nào , với những đặc điểm gì . Nếu những địa phương mới thành lập, phần lịch sử hòa quyện lan tỏa thì người ta chọn đặc điểm văn hóa, hoặc những công trình mới xây dựng ,thậm chí ẩm thực để làm biểu tượng.
Tham vọng và luyến ái của con người vô biên. Nhân loại muốn làm chúa tễ của vũ trụ, và chúng ta đang cố tâm làm chủ tiến hóa hay nói theo thần quyền là cố tình cướp quyền tạo hóa để chế tạo ra thượng đế (God), ra Phật, và có thể tạo ra siêu quái với sức mạnh siêu nhân, thần thông quảng đại có khả năng, thăng thiên, độn thổ, biến hóa khôn lường, di sơn hải đảo, thay đổi lịch sử, định đoạt tương lai theo ý muốn, vì chúng ta “không chấp tử.”
“Còn không” chấp tử thì “hết có” chấp sinh, đó là giải thoát khỏi sinh-tử-sinh.
Những kỳ vọng trên cũng dễ dàng thôi chỉ cần giác ngộ rốt ráo là có ngay.
Báo Washington Post ngày 9/9/2017 đưa tin, Liên Hiệp Quốc nói rằng trong hai tuần qua, số người trốn chạy bạo động, vượt biên vào Bangladesh đã lên tới con số báo động là 270,000 người. (Ngày nay đã lên tới 700,000 người)
Theo hãng thông tấn AP ngày 11/9/2017, chính phủ Bangladesh đã bằng lòng cung cấp đất để làm trại tạm trú cho 313,000 người tỵ nạn Rohingya đã tới đây từ 25/8/2017. Bà San Suu Kyi- lãnh đạo Miến Điện trên thực tế - sẽ không tham dự Đại Hội Đồng LHQ kéo dài từ 13/9/2017 tới 25/9/2017 nại lý do an ninh của đất nước. Bà đang bị chỉ trích về cuộc trốn chạy của người Hồi Giáo Rohingya.
“Do dự tha linh nhập” - là một trong 5 việc của Đại Thiên
Cả năm điều của Đại Thiên được ghi chép trong Luận Bả-sa:
– Vị A-la-Hán còn xuất tinh.
– Vị A-la-hán còn vô tri.
– Vị A-la-hán còn hoài nghi.
– Vị A-la-hán còn được người khác chỉ điểm mới biết mình là A-la-hán.
– Đạo xuất hiện nhờ tiếng khổ.
Trưa ngày 4 tháng 8 năm 2012, tôi nhận được quyển sách “Trí Tuệ Giài Thoát” của Vũ Thế Ngọc, do một người bạn gởi cho mượn. Đây là bản có chữ ký và con dấu của tác giả Vũ Thế Ngọc trên trang đầu. Sách này do nhà xuất bản Thời Đại in tại Hà Nội, quí II năm 2012, và thuộc bản quyền của Công ty Cổ phần Sách Thái Hà, Hà Nội.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.