Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài Suy Nghĩ về việc khai Phật tử trong thủ tục làm Căn Cước Công Dân mới

16/04/202117:57(Xem: 5928)
Vài Suy Nghĩ về việc khai Phật tử trong thủ tục làm Căn Cước Công Dân mới

VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC KHAI PHẬT TỬ
TRONG THỦ TỤC LÀM CĂN CƯỚC CÔNG DÂN MỚI


 

Từ chuyện bộ phận có trách nhiệm, một vài địa phương đưa ra yêu cầu những ai muốn khai tôn giáo là Phật giáo trong thủ tục Căn Cước Công Dân (CCCD), phải có giấy chứng nhận là tín đồ mới được chấp nhận. Đây là một chuyện lạ gây ra nhiều thắc mắc trong giới Phật tử, vì từ trước đến nay chưa thấy xảy ra. Ngay cả trong thời gian còn nhiều lo toan, từng bước ổn định và hoàn thiện bộ máy hành chính và quản lý nội chính sau năm 1975, điều này vẫn chưa xảy ra. Nếu ai đến khai vào mục tôn giáo là không tôn giáo hay có tôn giáo là Phật giáo, thì bộ phận chuyên trách vẫn ghi vào theo lời khai ấy. Thí dụ người viết bài này làm thủ tục xin cấp Chứng Minh Nhân Dân (CMND) tại Sở Công An TP.HCM (ảnh 1-xem biên nhận), ngày 16/05/1978, tôi vẫn ghi rõ ràng tôn giáo là Phật giáo mà không ai làm khó dễ gì. Thời gian sau đó sau một vài lần cấp mới, gần nhất là ngày 26/03/2011 làm lại, tôi vẫn ghi Tôn giáo Phật đàng hoàng (ảnh) mà vẫn không thấy có một cản ngại nào. Đó mới là chuyện bình thường (ảnh 2- Căn cước hiện hành).

Ảnh 1- Biên nhận
Ảnh 1, Biên nhận khi làm CMND

                                 

Ảnh 2-CMND cũ mặt trước&sau
Ảnh 2, giấy Chứng Minh Nhân Dân của tác giả


Đó là nguyên nhân ra đời công văn số 52/HĐTS-VPI ngày 16/3/2021, do Thượng tọa Phó Chủ Tịch - Tổng Thư Ký GHPGVN Thích Đức Thiện ký V/v đăng ký mục 7, Tờ khai CCCD là Phật giáo đối với Phật tử khi làm Căn cước công dân ( ảnh 3 Công văn ). Trên nguyên tắc và dựa trên tình hình thực tế thì sự ra đời của công văn nói trên rất kịp thời, đáp ứng được niềm mong mỏi của những Phật tử có Quy Y Tam Bảo, có pháp danh. Tuy nhiên trên khía cạnh thực tế cũng như giá trị đích thực trong lâu dài, thiết nghĩ GHPGVN nên có phương án thiết thực, cụ thể hơn và đúng với thực trạng Phật giáo Việt Nam (PGVN). Sẽ không có bất kỳ tín đồ một tôn giáo nào đi khai mình là Phật giáo cả, mà ngược lại chính những người hằng ngày ăn chay niệm Phật, thắp nhang sớm tối, sống trong nền văn hóa truyền thống lâu đời ảnh hưởng sâu đậm đến tinh hoa Phật giáo, lại đi khai mình không tôn giáo hay Đạo thờ Ông Bà; mà Đạo Thờ Ông Bà lại là điều không hề có trong các tiểu mục làm thủ tục giấy tờ hành chánh hay tùy thân.

                               
Tận dụng việc đổi Chứng Minh Nhân Dân sang CCCD, tiện thể thu nhập thêm vài sự việc cụ thể, đầu tháng 4 /2021 vừa qua, đích thân người viết đến trụ sở Công An Quận  tiến hành làm thủ tục chuyển đổi theo quy định. Khi đến lượt, cô cán bộ hỏi “Chú khai Phật giáo mà chú có pháp danh không?” Tôi trả lời “”. Thế là trong tờ khai tôi vẫn được ghi là Phật giáo rõ ràng, sự việc được diễn ra rất nhẹ nhàng, trôi chảy, không thấy có một trắc trở nào. Trong lúc ngồi chờ đợi sang khâu chụp lăn tay, nhận thấy cô cán bộ vừa hỏi mình khi nãy có phần thư giãn, nên tôi tiến đến hỏi “Cô ơi, Cô cho tôi hỏi thăm: Nếu người ta khai họ là Phật giáo mà chưa hoặc không có pháp danh có được không Cô?” Cô cán bộ trả lời nhanh, gọn “Thì không” (có nghĩa là không có tôn giáo ). Người viết có phần buồn lo, lo cho không ít người rồi cũng sẽ trở thành “không có tôn giáo” một cách nhẹ nhàng! Và sự thật là như vậy, trong chưa gần 2 giờ với cũng chừng ấy người khai “không tôn giáo” mà tôi nghe được, trong số những người ấy vừa rồi trong lúc ngồi chờ đợi, tôi còn nghe họ bảo nhau hẹn chuyền làm từ thiện hay nhắc nhau ngày giờ đến tu khóa tu học ở chùa Z , chùa Y!

ảnh 3-Công văn HĐTR
Ảnh 3 - Công văn

                              
Trên nền tảng thực tại, có những người Phật tử, có tu học, lễ chùa thường xuyên, giữ gìn trai giới miên mật v…v… nhưng vì một lý do nào khác, chưa Quy Quy Y Tam Bảo, chưa có pháp danh thì chưa phải là Phật tử chăng? Thậm chí có người không muốn tiết lộ mình là Phật tử, mình có pháp danh vì sợ mang tội khoe khoang (?) Đó mới chính là vấn đề chúng ta đang muốn nói đến.

                               

Trước tiên, chúng ta nên trở lại khái niệm tôn giáo dành cho Phật giáo. Về mặt xã hội thực tại, đặc biệt trong nếp sống, đạo đức, văn hóa dân tộc Việt Nam, Phật giáo hiện hữu, tiềm ẩn sâu xa trong từng suy nghĩ, cách ăn, nếp ở của từng người dân Việt, ít nhất từ hơn hai ngàn năm qua. Thứ hai, Phật giáo không có chủ đích thu nạp người dân để làm tín đồ, từ đó kiểm soát hay khống chế, từng cá nhân một. Vì vậy việc thống kê số lượng tín đồ để từ đó cho rằng PGVN đông hay ít tín đồ hoàn toàn chưa hẳn hợp lý và có tính thuyết phục cao. Việc cấp bằng phái Quy Y và có hay không có pháp danh, không phải là một loại giấy tờ để chứng minh là Phật tử duy nhất, mà đó chỉ là một dạng xác lập, nhắc nhớ cho chính cá nhân đó từng ngày, từng giờ giữ gìn ngũ giới, tiến tu trong phạm vi và hoàn cảnh cho phép. Đó cũng là lý do bằng phái thường được in rất to, có hoa văn rất đẹp để người đó treo trang trọng trong nhà, nơi dễ nhìn thấy nhất.

                         
Từ lâu nay, không chỉ riêng PGVN chúng ta, mà còn ở Phật giáo các nước khác, tất cả đều không có truyền thống, mục đích thu nạp, kiểm soát, quản lý tín đồ dù có nhiều luật lệ riêng. Hình ảnh thực tế và nếp sống văn hóa, tập tục trong lịch sử nơi quốc độ mới là câu trả lời: Phật giáo nơi đó đa số hay thiểu số trong tổng thể số lượng công dân.

                          
Viết đến đây, tôi lại nhớ đến nhà nghiên cứu lịch sử và là nhà báo nổi tiếng Lâm Phú Châu, đã trả lời cho một em gái đang bế tắc trong hôn nhân vì lý do tôn giáo, có một đoạn như sau: “Tôn giáo khác với đạo đức. Đạo đức có sẵn trong nếp sống văn hóa của mình. Tôn giáo thể hiện qua các giáo lý, hệ thống tư tưởng, triết lý sống, thờ cúng, tượng hình, kinh cầu…Phật giáo cho ta văn hóa truyền thống, gần gũi với luân lý và đạo đức người Á Đông, gọi nó là gì cũng được, nhưng không phải theo tôn giáo theo nghĩa Âu Châu. Em không cần theo Phật giáo vì Phật giáo không ràng buộc tự do em…”(Trích facebook Lâm Phú Châu ngày 15/03/2021).

                         
Ngày nay chúng ta vẫn còn thường nghe không ít người tự nhận mình là Không theo đạo nào cả. Chỉ theo đạo Thờ Ông Bà. Có nhiều lý do để họ nói như thế, nhưng phần nhiều trong đó có lý do không dám tự nhận mình là Đạo Phật chỉ vì một quyền lợi hay sự ép buộc nào đó. Bên cạnh đó còn có một lý do nữa đó là sự thiếu hiểu biết giá trị lịch sử. Việc Thờ Cúng tổ Tiên, (Đạo thờ Ông Bà) thực chất đó chỉ là nếp sống, truyền thống của dân tộc chứ không phải là một Đạo theo định nghĩa tôn giáo. Nếu nói Đạo Thờ Ông Bà vậy có nên hỏi lại cái đạo ấy xuất phát từ đâu, hệ thống giáo lý, và mục đích phát triển, hành đạo ấy ra làm sao? Chắc chắn rằng sẽ không có ai trả lời nghe cho được. Một thực tế buồn cười nhất là cũng từ chính những người không dám tự nhận mình là Phật giáo, một khi gia đình gặp hữu sự, nhất là tang ma, sao không nghe thấy đem kinh của cái đạo đó ra mà đọc, để cầu siêu thoát cho người mất mà chỉ nghe toàn là kinh kệ của Phật giáo và nhất thiết phải có một vị Tăng đưa linh? (cho dù là một ông Thầy tu hình thức- dân gian gọi là “thợ tụngthuộc quyền quản lý và chia lương của  dịch vụ mai táng địa phương, nếu gia đình đó  không có  biết đi chùa, Quy y ), đây cũng là một vùng trắng, vấn nạn nhức nhối của các Ban Trị Sự PGVN địa phương, lâu nay chưa có cách nào khắc phục. Đó là chưa nói đến từ ĐạoCó Đạo, nếu xét theo nghĩa tôn giáo đơn thuần. Đạo không thuộc quyền sở hữu riêng của một tôn giáo nào. Vì anh có Đạo tôi cũng có Đạo. Có lẽ ảnh hưởng nếp nghĩ tự ti, nhược tiểu thời đất nước bị đô hộ, Phật giáo luôn bị xem thường, còn sót lại đó chăng?

                       
Vậy Đạo Thờ Ông Bà có phải là một phiên bản của PGVN?

                        
Cách nói Không có đạo- theo đạo Thờ Ông Bà còn là một khe hở to lớn để ngoại giáo tấn công cải đạo, vì họ cho rằng họ không có chiêu dụ tín đồ của ai cả mà chỉ có chiêu dụ những người Không Có Đạo hay chỉ là Thờ  Cúng Tổ Tiên! Chưa biết đến bao giờ những ai từng thốt ra những lời này biết tự thẹn với chính truyền thống gia đình và xã hội mình đang sống và lớn lên từ đó?

                          
Xin được phép nhắc lại đôi chút chuyện ngày trước, ngoài bằng phái Quy Y treo trong nhà, những năm đầu thập niên 70, Viện Hóa Đạo có chủ trương phát hành Chứng Minh Thư (ảnh 4-Chứng Minh Thư ), một loại giấy tờ tùy thân nhỏ gọn (khoảng 14 cm và gập đôi lại) dành cho  tín đồ Phật giáo mang theo bên mình. Có thể  chủ trương này đi kèm theo nó có nhiều lý do chính trị, tình thình thời chiến hoặc tranh chấp giáo phái khi đó v.v… nhưng về cục bộ, sự công nhận đó là loại giấy tùy thân của người Phật tử thuộc Giáo Hội đó. Dù rằng chủ trương đó chỉ được phát triển lúc ban đầu, dần về sau thì nguôi dần, một phần do thời chiến và tình hình tranh chấp khi đó, hoặc không có những đợt thống kê tín đồ, nên chưa cần đến loại Chứng Minh Thư này? Nói một cách khác, những cố gắng như thế đều đã hoàn toàn thất bại.

Ảnh 4- Chứng Minh Thư
Ảnh 4

                         
Ngày nay, ngoài bằng phái Quy Y được phát cho Phật tử, không thấy có thêm một loại giấy tờ nào khác, nhưng trong công văn của GHPGVN nói trên có nhắc đến Giấy Chứng Nhận Phật Tử đã làm nhiều người thắc mắc không ít. Cần nên mạnh dạn nhận thấy rằng ngay cả việc khuyến khích Phật tử Quy Y và cấp chứng bằng phái các chùa, các đạo tràng cũng làm chưa đồng bộ nhất quán. Tương tự như việc vận động Phật tử tại gia về nhà treo mỗi lá cờ Phật giáo trước nhà nhân mỗi mùa Phật Đản hằng năm mà chúng ta cũng chưa làm được, nói chi đến chuyện mơ tưởng làm một cuộc thống kê tín đồ bằng cách này hay bằng cách khác.

                        
Tóm lại, bằng phái Quy Y, hay có pháp danh chưa phải là căn cứ để xác lập tín đồ PG để thống kê số lượng;  có chăng chỉ là một xác nhận quá trình tu học mang tính chất thiêng liêng nhiều hơn là một ấn chứng trong giấy tờ tùy thân, trong khi giá trị thật của PGVN đã san sẻ cho một hình sắc Đạo Thờ Ông Bà trong suốt chiều dài lịch sử hơn hai ngàn năm qua và đồng hành cùng bao nỗi thăng trầm của đất nước Việt Nam thân yêu này.

  
                                                    
 Dương Như Tâm                              

( Trung Tâm Nghiên Cứu PGVN - Viện Nghiên Cứu PHVN)                                                                

 

                                                                                       

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2015(Xem: 6287)
Trước vấn đề nầy, liên tưởng đến Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, thiết nghĩ, hai tổ chức khác nhau từ giáo lý đến tổ chức hành chánh, Phật giáo không có một cơ cấu thống nhất mang tính quốc tế, Phật giáo mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng tập quán, thổ nhưỡng khác nhau, vấn đề nội kết cũng khác nhau, sự sai phạm cũng khác nhau; do mang tính cá thể mà phạm luật cũng có tính cách tự phát của cá nhân. Vấn đề ở đây, dù cá nhân sai phạm, nhưng ít nhiều ảnh hưởng thanh danh tập thể và làm mất ít nhiều niềm tin của tín đồ, Giáo hội Phật giáo cũng phải có trách nhiệm, ngoài việc xử lý thông tin đối ngoại, Giáo hội cũng cần có tiếng nói trung thực “Con dại cái mang”; đó là cách xì hơi để quần chúng nhẹ nhõm, cảm thấy dẫu sao giới lãnh đạo Phật giáo biết nhìn nhận sự thật khi truyền thông xã hội loan tải. Hẳn nhiên không hoàn toàn đúng khi truyền thông loan tải, nhưng ít ra 50% cũng phải có vấn đề; sau khi xác minh sự thật, sự xin lỗi quần chúng hay nhận lỗi với các bậc chân tu,
03/01/2015(Xem: 4786)
Bản báo cáo có độ dầy 8 trang A 4, không quá dài nhưng vừa đủ nêu lên những thành tựu lẫn khiếm khuyết trong năm vừa qua. Đặc biệt, bàn báo cáo đã nhận định rất sát những vấn đề nổi cộm dư luận trong và ngoải Phật giáo rất quan tâm. Từ trong một góc khuất của khán phòng ở đầu cầu phía Nam, người viết rất chăm chú vào từng chi tiêt bản báo cáo đặt ra mà trong đó, từng khía cạnh đã được bóc trần, nhất là mảng đấu tranh với tiêu cực trong nội bộ Phật giáo được trình bày cụ thể trong phần 2 mục “Xử lý Thông Tin”. Qua đó cho thấy lãnh vực này rất còn thiếu những ngòi bút thiện chí, mạnh dạng đứng ra đóng gòp phần sở kiến của mình trước công luận nhằm tư vấn cho Giáo Hội các cấp có phương hướng xử lý vụ việc. Ban TTTT Trung Ương GHPGVN, trong đó có trang nhà Phatgiao.org, đã làm đúng chức năng lãnh đạo và hướng dẫn của mình trong vấn đề nhạy cảm này, còn là thề hiện một chổ dựa vững chắc cho các Ủy viên của mình đang dấn thân vào cuộc từng ngày, từng giờ.
02/01/2015(Xem: 6136)
Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về 7 bước phải trải qua trước khi thông tin của website được hiển thị trên trình duyệt của người dùng. Chúng ta cũng biết rằng, khi bị gián đoạn ở bước 1 đến bước 3, giải pháp khắc phục thuộc về người xem website (visitor). Khi bị gián đoạn từ bước 4 đến bước 6, giải pháp khắc phục thuộc về người quản trị website (webmaster). Trong bài này, chúng ta tìm hiểu các giải pháp khắc phục cho 3 bước đầu tiên, tức là dành cho người xem website (visitor). Các hướng dẫn dành cho người quản trị website (webmaster) sẽ được trình bày trong một bài sau.
22/12/2014(Xem: 7024)
Bên Czech, tại một cửa hiệu trưng bày hàng nội thất, trong đó bồn cầu in hình đức Phật Bổn sư trên nắp, dĩ nhiên đó không phải là một sản phẩm duy nhất, những bồn cầu khác trang trí hoa lá, ngôi sao, cá cảnh...nghĩa là nhà sản xuất xem đây chỉ là một trong những kiểu trang trí cho sản phẩm?
22/11/2014(Xem: 28223)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
19/11/2014(Xem: 8521)
Nền tảng của đạo Phật là những lời Phật dạy được ghi chép trong Kinh điển. Người Phật tử tự nguyện đặt niềm tin vào Kinh điển với sự suy xét sáng suốt và trải nghiệm của chính bản thân mình, hoàn toàn không do bất kỳ áp lực nào từ người khác. Thế nhưng, tiến trình xác lập niềm tin vào Kinh điển thật không đơn giản và dễ dàng. Thứ nhất, làm sao để chúng ta có thể tự mình xác định được những bản văn thực sự là Kinh điển mà không sợ mắc phải sai lầm? Thứ hai, khi học hỏi và nghiên cứu Kinh điển để áp dụng vào sự tu tập, chắc chắn sẽ có những điểm mà chúng ta không đủ sức nhận hiểu tức thời hoặc thậm chí qua nhiều năm tu tập. Những điều không hiểu được đó tất yếu sẽ là nguyên nhân làm khởi sinh những mối nghi trong lòng ta. Vậy phải giải quyết những mối nghi này theo cách như thế nào?
14/11/2014(Xem: 6094)
Gần đây, người viết nhận được rất nhiều thư từ, email và đặc biệt được tiếp rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng trực tiếp đến trao đổi về cách phối nhạc (trong đó có cổ nhạc) các bài kinh chú trong kinh Phật. Tuy được trả lời là không thuộc thẩm quyền cũng như không phải là một cán bộ hoạt động văn hóa Phật giáo có chứng nhận hợp pháp, nhưng các bạn vẫn tin tưởng và chỉ xin một vài ý kiến nhỏ để làm tinh thần ban đầu thực hiện các tâm nguyện nghệ thuật tiếp theo. Nghĩ đó là chuỵện lợi ích cho Phật pháp và trước tấm lòng ấy của các bạn chúng tôi đã chia sẻ một số vấn đề liên nhưng có giới hạn, bởi lẽ những gì chưa nói là phần tôn trọng một đấng “vô sư trí” trong các bạn. Vả lại, trong nghệ thuật không có biên giới cảm tác và cách thể hiện cũng chính là cách để công chúng biết đến giá trị thật của nhân tố thực hiện.
11/11/2014(Xem: 11804)
Có nên dịch lại Tâm kinh hay không Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
08/11/2014(Xem: 4983)
Mẹ dắt con trai 10 tuổi về chùa xin Sư quy y. Buổi lễ quy y Sư để ý cậu con trai có gương mặt phúc hậu yên lặng tham dự buổi lễ từ đầu đến cuối. Người mẹ 35 tuổi tín tâm hướng về Phật dâng trọn tấm lòng thành. Mẹ Vũ thị H Sư cho Pháp danh: Thường Giới
04/11/2014(Xem: 7360)
Tuần trước, Tòa Thượng Thẩm New South Wales ban hành phán quyết ra lệnh phạt bị đơn bồi thường $80,000 cùng với phí tôn pháp lý vì đã viết và phổ biến bài trên trang mạng và qua email có tính mạ lỵ và phỉ báng.hông còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]