Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo, Tôn giáo, Chính trị và Dân chủ

26/11/202019:05(Xem: 9420)
Phật giáo, Tôn giáo, Chính trị và Dân chủ

Phật giáo, Tôn giáo, Chính trị và Dân chủ

(Agama Buddha dan Politik Demokrasi)

 PhatGiao-ChinhTri-DanChu

“Tinh thần Dân chủ Nhân dân đã trở thành một phần, không thể tách rời trong phạm vi cuộc sống của nhân loại trên hành tinh này. Điều đó có thể nói là đã ngấm vào tận xương tủy của con người. Nhìn từ sự phát triển của một quốc gia, hay một đất nước phát triển, trên nền tảng chính trị do đa số người dân sống ở một vùng, miền nào đó thực hiện”.

 

Sự phát triển chính trị năng động, cho phép một quốc gia phát triển với tốc độ nhanh. Nói đến Dân chủ, chúng ta cần phải hiểu rằng, Dân chủ thực sự mang lại cho con người quyền tự do biểu đạt, bày tỏ ý kiến, quan điểm, ý tưởng, chính quyền do nhân dân lựa chọn, phản ánh sự lựa chọn của nhân dân, nhà nước do nhân dân làm chủ. Mục đích của Dân chủ là đạt được công lý bình đẳng cho tất cả công dân thông qua sự trung thực, bình đẳng và bình đẳng chính trị.

 

Thuyết minh

    (Demos)

 

Từ “Dân chủ” có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên tại Athena, Hy Lạp trong thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch với cụm từ δημοκρατία (‘dimokratia’ (trợ giúp·thông tin), “quyền lực của nhân dân” được ghép từ δήμος (dēmos), “nhân dân” và κράτος (kratos), “quyền lực” vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch để chỉ hệ thống chính trị tồn tại ở một số thành bang Hy Lạp, nổi bật nhất là Anthena sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 trước Tây lịch.

 

Dân chủ được định nghĩa thêm như "Chính quyền của nhân dân, đặc biệt là: sự thống trị của số đông" hoặc "một chính phủ trong đó quyền lực tối cao được trao cho người dân và thực hiện bởi họ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một hệ thống đại diện thường liên quan đến việc tổ chức định kỳ các cuộc bầu cử tự do".

 

Theo Mục sư Herry Emerson Fodisck: “Dân chủ dựa trên niềm tin rằng, những người bình thường có những khả năng phi thường”.

 

Nền Dân chủ bắt đầu phát triển ở Hy Lạp vào khoảng năm 450 trước Tây lịch, gần với sự ra đời của Đông cung Thái tử Sĩ Đạt Ta, khoảng hơn 25 thế kỷ trước. Sự khởi đầu của nền dân chủ mà chúng ta thường hiểu hầu hết mọi người đến từ Hy Lạp, điều này đã trở thành một sự hiểu lầm trong cộng đồng rộng lớn hơn.

 

Trong lịch sử, Hy Lạp chỉ thiết kế ý tưởng dưới dạng luật pháp. Các nhà tư tưởng phương Tây như Scorates, Plato và Aristotle đã thảo luận về dân chủ nhưng bác bỏ nó bởi nó được coi là một hình thức chính phủ không phù hợp.

 

Ý tưởng về một nền dân chủ hiện đại dưới hình thức đại diện, đã lan rộng ở Tây Âu trong thế kỷ 19 và 20, và điều này có thể thấy trong nền dân chủ đang phát triển ở châu Âu ngày nay. Bằng chứng như thế chắc chắn là không đầy đủ, nếu những người nghĩ rằng nền dân chủ đến từ phương Tây, theo lịch sử thì mắc phải sai lầm.

 

Nền dân chủ chính trị phi phương Tây đầu tiên được hình thành tại Ấn Độ, tại các Hội đồng Làng (Panchayat) xã, một nơi xa xôi cách đây khoảng 2.300, 2.400 hoặc hơn 2.500 năm trước. Một số người trong số họ phát triển dưới ảnh hưởng của Phật giáo. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, hầu hết các quốc gia ở châu Á đều có chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền và thực dân cho đến thế kỷ 20.

 

Có những điểm gì chung giữa Phật giáo Tôn giáo, Chính trị và Dân chủ?

(Apakah kesamaan buddhis dengan politik demokrasi?)

 

Sự tương đồng giữa Phật giáo và Dân chủ được cảm nhận trong Phật giáo. Giới luật Phật giáo liên quan đến lòng khoan dung, sự tự do tư tưởng, tự do biểu đạt, tự do lựa chọn, bình đẳng, bất bạo động. Mọi tư duy như thế này đều đi  ngược lại với phong tục thời đó của Đức Phật.

 

Đây là những khái niệm mang tính cách mạng được Đức Phật đưa ra cách đây hơn 25 thế kỷ, và tiếp tục được đổi mới theo thời gian. Đây là một phần của cuộc đổi mới trí thức lớn, được một phần lớn xã hội đã trải qua. Tư tưởng Phật giáo vừa có tính chất dân chủ và cụ thể hóa vấn đề.  (Trích từ bài giảng của Giáo sư Ralp Buultjens với chủ đề “Phật giáo, Tôn giáo và Dân chủ” ‘Agama Buddha dan Demokrasi’, đăng trên The Sunday Observer, ngày 15 tháng 7 năm 1990).

 

Cuộc đối đáp giữa Đức Phật và vị thị giả đệ nhất Đa văn A Nan. Điều này được ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahàparinibbàna Sutta) (D, ii, 74).

 

Đây chính là bối cảnh có sắc thái chính trị vào những năm cuối cùng của đời sống Đức Phật.

 

Vị Hoàng đế hiếu chiến A Xà Thế đã ban lệnh cho một vị quan đại thần tên Vassakara đến bái yết Đức Phật và báo tin rằng, Đại vương A Xà Thế có ý định xuất quân đi chinh phục lĩnh địa Vajjians.

 

Khi quan đại thần Vassakara nêu lên ý định của Quốc vương và xin Đức Phật từ bi ban kim ngôn khẩu ngọc, Đức Phật quay sang Tôn giả A Nan (đang đứng hầu sau lưng Đức Phật). Đức Phật hỏi An Nan:

 

- Này A Nan! Dân tộc Vajjians có bảy phẩm hạnh trong đời sống thường nhật như thế nào?

 

A Nan liền trả lời:

 

- Bạch Đức Thế Tôn:

 

- Thứ nhất dân chúng bộ tộc Vajjians rất thường hội họp và thảo luận một cách nhất trí mọi vấn đề.

 

- Thứ hai dân chúng Vajjians không bao giờ hủy bỏ những luật lệ cũ.

 

- Thứ ba dân chúng Vajjians thường xuyên nghe lời khuyên nhủ của các bậc lão thành.

 

- Thứ tư dân chúng Vajjians không bao giờ xâm phạm tiết hạnh của phụ nữ.

 

- Thứ năm dân chúng Vajjians luôn luôn tôn trọng những nơi thờ phượng.

 

- Thứ sáu dân chúng Vajjians tiếp tục hiến dâng của cải đến những cơ sở tín ngưỡng.

 

- Thứ bảy dân chúng Vajjians lúc nào cũng sẵn sàng che chở và hộ trì những bậc tu hành chân chính.

 

Chờ A Nan Đa trả lời xong, đức Phật liền phán rằng:

 

- Với bảy đức tính như thế không ai có thể phủ nhận được sự thịnh vượng, hùng mạnh của dân chúng Vajjians.Và bảy đức tính đó trước đây họ đã không có nên họ mới bị suy đồi, nghèo đói. Chính Như Lai đã dạy dỗ cho họ thấm nhuần được bảy phẩm hạnh ấy! một dân như thế là một dân tộc có thể bảo vệ được gia sản, vật chất cũng như tinh thần của họ một cách dễ dàng.

 

Nghe Phật dạy dứt lời, quan đại thần Vasskara cũng khen ngợi rằng:

 

- Không cần phải có đến bảy đức tính như thế! chỉ cần một đức tính thứ nhất mà thôi, cũng đủ làm cho bộ tộc này phát triển mạnh mẽ. Ngày nào dân chúng Vajjians còn tiếp tục có bảy đức tính đó thì ngày ấy họ không thể bị xâm lăng. Ai muốn chinh phục họ phải chờ cho đến khi nào họ chia rẽ và có nội phản.

 

Đoạn quan đại thần ấy kiếu từ đức Phật Với ý định sẽ về tâu lên nhà vua rằng: cử binh đi chinh phục lãnh thổ Vajjians trong lúc này là một điều thất sách.

 

Trong xã hội Ấn Độ thuở bấy giờ, sự tin tưởng vào sức mạnh tinh thần của một sân tộc rất quan trọng. Chỉ cần làm cho một thế lực xâm lăng hiểu rõ điều đó, cũng đủ giúp cho đức Phật ngăn ngừa một cuộc chiến tranh.

 

Cốt lõi

(Inti)

 

Dân chủ là một bộ phận không thể tách rời của đời sống nhân dân. Một quốc gia có thể phát triển rất nhanh bởi hiện tại nó ảnh hưởng nền dân chủ. Sự phát triển của chính trị dân chủ ở mỗi khu vực có chất lượng và số lượng riêng. Bản chất của dân chủ chính trị là phúc lợi của các lợi ích chung, hoặc xã hội nói chung.

 

Thực sự dân chủ là quyền tự do ngôn luận, truyền đạt ý tưởng, tự do tư tưởng, chính quyền do nhân dân bầu, phản ánh sự lựa chọn của nhân dân, nhà nước do nhân dân làm chủ. Mục tiêu của dân chủ chính trị là đạt được công bằng bình đẳng cho mọi người, thông qua sự trung thực, bình đẳng về chính trị. Sự tự do bình đẳng, dân chủ và chính trị như lời giảng dạy của Đức Phật, là thông qua sự khoan dung lẫn nhau, sự tự do tư tưởng, tự do biểu đạt, tự do lựa chọn, bình đẳng, bất bạo động.

 

Tác giả: Cư sĩ Steffi Veronika

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: BuddhaZine)

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2010(Xem: 3938)
Khi thấy những không gian ngập tràn sách trong ngày hội sách đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn, lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả. Tôi bỗng nhớ về những ngày chật vật gom từng cuốn sách từ nước ngoài về Việt Nam, thời chúng ta còn hiếm sách.
27/12/2010(Xem: 4130)
Người dịch: Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đống góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó. Nội dung cuốn sách tập trung thảo luận về đạo đức học Phật giáo và liên hệ nó với những vấn đề đạo đức hiện đại như phá thai, hạn chế sinh sản, nghiên cứu phôi thai, trợ tử, việc kéo dài trạng thái sống thực vật.v.v… Cuốn sách cũng bàn đến vấn đề khi nào thì đời sống một con người được xem chính thức bắt đầu, và khi nào cái chết được coi chính thức xảy ra.
24/12/2010(Xem: 5282)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
19/12/2010(Xem: 4963)
Gần đây có người nói rằng Phật Giáo Đại Thừa là Bà La Môn Giáo, là tà ma ngoại đạo. Thật ra lời nói này không có gì mới lạ, nó đã có từ thời xưa, khi Phật Giáo đang ở trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, nhằm tránh sự hoang mang cho những người mới bước chân vào đạo Phật và cho những Phật tử không có nhiều thì giờ nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai tôn giáo nên chúng tôi viết bài dưới đây. Chúng tôi không có ý so sánh hai tôn giáo lớn của nhân loại, vì việc làm này là của các nhà học gỉa, mà chúng tôi chỉ đưa ra vài điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa đạo Phật nói chung, Phật Giáo Đại Thừa nói riêng so với Bà La Môn Giáo.
18/12/2010(Xem: 16038)
Nhận Xét Của Thượng Tọa Thích Đức Thắng Về Quyển Sách: Đường Về Xứ Phật Thích Thông Lạc
08/12/2010(Xem: 5358)
“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề? “Tăng ly chúng” là một vấn đề đã được bàn luận nhiều.
24/11/2010(Xem: 10673)
Mấy ngày qua, cả nước oằn mình trước sự tàn phá đầy tang thương của cơn bão Ketsana. Cũng thời điểm đó “cơn bão” bất khoan dung của chính quyền tỉnh Lâm Đồng kéo đến tu viện Bát Nhã, gây nên tình cảnh bất an cho khoảng 400 Tăng Ni tu theo pháp môn Làng Mai. Hai cơn bão đến cùng một lúc khiến cho lòng người Phật tử Việt Nam thêm quặn thắt.
23/10/2010(Xem: 4010)
"Chẳng có gì hổ thẹn cho một người có ông nội là khỉ. Nếu có gì đáng hổ thẹn về tổ tiên của tôi, thì đó là vì tổ tiên của tôi là người: một người có trí thức nông cạn và bất nhất, một người không biết tự bằng lòng với thành công trong lĩnh vực riêng của mình, lại hăm hở can thiệp vào những vấn đề khoa học hoàn toàn xa lạ, làm tối tăm vấn đề bằng thứ từ chương rỗng tuếch, đánh lạc hướng chú ý của cử tọa để khỏi đi vào những vấn đề thực sự đặt ra bằng lối nói lạc đề đầy hùng biện và những hô hào đầy thành kiến tôn giáo".
16/10/2010(Xem: 4436)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.
16/10/2010(Xem: 4678)
"Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, vì hình thức hành đạo rất đa dạng của đạo Phật qua thời gian và không gian, vì sự hội nhập của đạo Phật vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, mà có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau giữa những người Phật tử. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất ít khi được nghe họ nói quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]