Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quảng Đức Hành Ca (thơ của Cư Sĩ Đồng Thanh)

11/09/202004:11(Xem: 5456)
Quảng Đức Hành Ca (thơ của Cư Sĩ Đồng Thanh)

logo chu nien 31 nam tv quangduc

QUẢNG ĐỨC HÀNH CA

 

- Kính mừng lễ kỷ niệm 31 năm (1990-2021) hình thành và phát triển Tu Viện Quảng Đức
- Xưng tán hạnh nguyện nhị vị Thượng Tọa Thích Tâm Phương- Thích Nguyên Tạng.


 

Thuở trời đất hỗn mang trong chiến loạn

Từng cánh chim như tan tác phân kỳ

Người ra đi trong trong lặng lẽ hùng bi

Kẻ ở lại lắm đoạn trường tủi nhục.


Đã đến lúc:

“Thuyền nan” mấy bận nghìn trùng, bao lớp sóng dồn thân rã rượi

Nhắm mắt bao lần khấn nguyện, cho con đến được bến hằng mong.

Tâm Thầy hòa quyện biển Đông

Gió giông sóng tạt nhưng không ngại gì

Kuala Lumpur con đảo nhỏ nhưng tâm bi vô lượng.

Làm nhịp cầu bắt nhịp khúc hoàn ca.

Đảo chiều con nước mù xa

Nhìn về cố quận sương pha muôn trùng.

Thầy ngồi đó như tự tình với biển

Viết tâm thư nhưng lòng nghẹn với lòng.

Con ra đi xin mẹ chớ chờ mong!

Rồi đến lúc con sẽ về bên mẹ


Con nhớ mãi:

Làng Vĩnh Thái xóm nghèo un khói bạc

Bữa cơm chiều bên vách lá liêu xiêu

Chốn Linh Sơn Sư Phụ dạy bao điều

Là tu sĩ phải hiến thân cho tất cả.


Hôm nay đây:

Con xin nguyện trước muôn trùng biển cả

Sẽ dấn thân trong vạn nẻo hồng trần.

Dù cho cực khổ trăm phần

Quê người con vẫn vô tâm đón chào.

Malaysia con sóng cứ rạt rào, dòng thủy triều qua bao lần lên xuống theo trăng.

Gành đá đảo rêu xanh mấy độ, bóng tà dương vẫn khuất mãi bên đồi.

Thầy vẫn ngồi đó mắt nhìn xa xăm...nghe biển hát khúc giao mùa trong tĩnh lặng.

Một năm trôi qua, cánh hải âu vẫn biệt tăm nơi phương trời viễn vọng.


Để lòng thầy thấp thỏm đợi mong...

Sáng hôm ấy cõi lòng như mở cửa,

Cánh chim trời đã về đến bên hiên.

Giáo Hội Úc đã viết thư bảo lãnh

Thầy về đây, về viết tiếp cuộc đăng trình.

Ra đi để lại nơi này

Một thời kỷ niệm đong đầy mến thương.

 

Melbourne Úc châu, miền hải đảo Nam bán cầu xa lạ.

Ngày bốn mùa thay đổi, đổi thay.

Xuân tháng chín, Hạ về khi năm hết

Thu vàng khi xác lá ngập bên đường

Đông tháng sáu lạnh thấm vào xương thịt

Vẫn thân gầy thầy gắn chặt yêu thương.

Được trạch cử Trụ trì Quang Minh Tự

 Footscray vùng đông đúc quý đồng hương.

Trong thời ấy Thầy cất công tìm kiếm  

Chuyển Quang Minh về vị trí hiện giờ

Để khiến cho ngôi Bảo Tự lúc ban sơ

Đứng sừng sững trên sườn đồi Braybrook.


Cứ ngỡ :

Chuyện phật sự sẽ từ đây hưng giáo

Ai đâu ngờ duyên hết phải ra đi!

Về bên sông nghe tiếng nước thầm thì 

Hãy vang dậy lời kinh vùng Tây Bắc!

“Kiến pháp tràng ư xứ xứ“ lời Thầy cứ mãi vang lên trong không gian trầm lắng.

“Phá nghi võng ư trùng trùng ...”

Như tiếng lòng réo gọi âm ba sóng dậy lúc ban sơ.

Nơi này vọng tiếng Nam Mô

Broadmeadows tạo mãi căn nhà ba gian.

Đường đạo mênh mang, học theo hạnh quên mình của Bồ Tát.


Thầy đặt tên Tu Viện Quảng Đức để tưởng nhớ anh linh bậc xuất trần thượng sĩ vị pháp vong thân, đốt cháy thân mình soi sáng lương tri chế độ.

Nam Mô Bồ Tát Thích Quảng Đức chứng minh.

Tìm ai trong cõi vô thinh

Niệm câu Bát Nhã biết mình ở đâu

Năm năm chỉ một nhịp cầu.

Xâu đầy chuỗi hạt vó Câu vô thường.

Tìm đâu đó đất Trường đang rao bán 

Bảy Thầy trò đã đến được nơi đây

Long Quân, Thiện Lý, Văn Bình

Cùng anh Đại Bột, Đại Sinh, Tú Hoài 

Đặt nền móng cho đạo tràng hưng thịnh

Dẫn mọi người ra khỏi chốn lầm mê

Để cho Quảng Đức bây giờ

Trang nghiêm phạm vũ sáng vùng Fawkner 

Rồi cứ thế dòng đời trôi êm ả

Đạo và đời cùng sánh bước chung vai

Sờn manh áo trong tháng ngày cơ cực

 Nhoẻn môi cười vì sân trước điểm mai.

Quảng Đức Tu Viện “Mộ cổ thần chung”, tiếng đại hùng ngân vang trong sương sớm.

Ai ơi! ai ơi! “Cảnh tỉnh ái hà” thấu vào trong tâm niệm lúc chiều qua.

 

Đồng hương khắp nơi quy tụ, Phật sự sớm tối đa đoan, 

Một mình Thầy vẫn tân toan theo ngày tháng, có khi bưng chén cơm lên mà nuốt nghẹn mấy lần.

Chuyện trong nhà ngoài sân hay trên chùa dưới bếp, Thầy cũng không từ nan.

Đến lúc Thầy Nguyên Tạng được bảo lãnh qua cùng chia sẻ với Thầy làm Phật sự.

 

Thầy Nguyên Tạng xuất gia từ thuở thiếu thời 

Kinh luân mấy bận, ba lần Cử nhân

Làu thông sử lựợc, liễu thấu chơn kinh, mộng bình sinh một thuở kết thành hương Giới Định

Mở trang nhà Quảng Đức, xiển giáo khắp mọi nơi, đêm ngày trì kinh luật, Tăng tướng mãi rạng ngời.

Với Từ Bi Và Nhân Cách Thầy hơn nửa đời nghiền ngẫm chốn không môn.

Dùng Sức Mạnh Của Lòng Từ để thương người trước sự đọa đày trong chốn phiêu bồng hỗn loạn.

Bát Cơm Hương Tích thể nhập bản thể Duy Ma

Chén Trà Tào Khê hiện tướng tánh Không Lục Tổ.

Biển ái sông mê, sóng nghiệp muôn trùng, muốn vượt thoát tử sanh phải 

Ngồi Thuyền Bát Nhã.

Đêm dài mù mịt, mây phiền bủa giăng, cần vén màn vô minh nên 

Ngắm Trăng Lăng Già 

Bao năm trong cõi Ta Bà

Mấy ai biết được Chết và Tái Sinh

Lời kinh tụng khi chiều chưa tắt nắng

An Dưỡng Chùa Làng Tôi nhớ mãi không phai

Lời Ôn dạy thuở nào sao quên được  

Phật sự quê người bao điều sao kể xiết

Cũng ví như ta Trồng Sen Trên Tuyết

Đến bao giờ ai biết được tâm ai?

Pháp luân sơ chuyển Vườn Nai

Phật Giáo Khắp Thế Giới chung vai truyền thừa

 

Quảng bá đạo màu đèn trí tuệ bao năm soi lối mộng.

Đức trải muôn phương giống từ bi suốt tháng độ nhân sinh

 

Melbourne bao lượt tuyết sương

Trắng vương màu áo quý thương dáng Thầy

Quảng Đức Lan Nhã là đây

Thầy trò chung sức dựng xây đạo tràng

Nguyên Dũng chăm sóc vườn Lam

Nguyên Lượng, Thiện Bảo đồng cam hộ trì

Tâm Từ, Quảng Tịnh MC

Trai đường tươm tất Thanh Phi chu toàn

Từ Thiện Xã Hội lo toan

Nguyên Như, Kim Ngọc cùng ban bếp nhà

Ba mươi mốt năm đá tuy mòn

Chúng con mãi nguyện sắt son bên Thầy

 

Trăm năm nữa Tâm vẫn thường tĩnh lặng

Ngàn năm sau Phương thảo vẫn thơm hương

Quảng Đức ấy uyên Nguyên trong bất diệt

Khúc HÀNH CA phát tiết Tạng chơn thường.


Nam Mô A Di Đà Phật

Melbourne đầu Xuân 2020

Đệ tử Đồng Thanh

 

 

* Chú thích: Những chữ bôi đậm là tên quý Phật tử và tác phẩm của T.T Thích Nguyên Tạng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2018(Xem: 6890)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình. Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử. Các quốc gia có đông dân số Phật tử -- như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… -- vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.
20/07/2018(Xem: 13647)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
19/07/2018(Xem: 7146)
“Thử Đề Nghị Một Phương Thức Kết Hợp Những Người Con Phật Trong Nhiều Chi Nhánh Phật Giáo Việt Nam Cùng Sinh Hoạt Với Nhau” là một đề tài tế nhị, khó nói, và nói ra cũng rất khó tìm được sự đồng thuận của hầu hết chư Tôn Đức và đồng bào Phật tử hiện đang sinh hoạt trong nhiều chi nhánh Phật Giáo Việt Nam. Đề tài này hàm ngụ hai lãnh vực nội dung và hình thức sinh hoạt, và bao gồm ba hình thái tổ chức là các Giáo Hội Phật Giáo, các Hội Cư Sĩ, và các hệ thống Gia Đình Phật Tử.
04/07/2018(Xem: 6452)
Kể từ năm 1975, sau khi Cộng sản Bắc Việt toàn chiếm Miền Nam Việt Nam, hàng triệu người đã vượt biển, vượt biên, rời khỏi đất nước để mưu tìm tự do; và hàng chục triệu người khác đã phải ở lại để gánh chịu bao bất công, tủi nhục, nghèo đói, mất tất cả các quyền căn bản của con người trên chính quê hương của mình.
29/06/2018(Xem: 4497)
Tường thuật cuộc biểu tình chống dự luật về ba đặc khu và an ninh mạng của chính quyền CSVN do Giáo Hội PGVNTN Âu Châu tổ chức tại công trường Trocadéro, Paris, Pháp Quốc ngày 29.6.2018. Sau bản lên tiếng của 4 GHPGVNTN Liên Châu được ký vào ngày 8 tháng 6 năm 2018 là Thông Tư của GHPGVNTN Âu Châu ngày 10 tháng 6 năm 2018 kêu gọi chư Tăng Ni và Phật Tử hãy hành động thiết thực và nguyện cầu cho quê hương Việt Nam. Kế đến là bản kháng nghị gửi nước CHXHCNVN ký vào ngày 19.6.2018 và đặc biệt là Thông Báo Khẩn do nhị vị Chủ Tịch Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt và Hòa Thượng Thích Như Điển ký tên, gửi đến chư Tôn Đức và quý đồng hương PTVN tại Âu Châu vào ngày 20 tháng 6 năm 2018 kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình tại công trường Tự Do Trocadéro trước tháp Effel tại Paris vào lúc 14 đến 16 giờ chiều ngày 29 tháng 6 năm 2018 vừa qua.
26/06/2018(Xem: 4842)
Chùa Vắng Trong Đặc Khu Nguyên Giác Chùa vắng, là nói chùa không có tăng sĩ. Đặc khu là nói về Xishuangbanna Dai Autonomous Prefecture ở vùng cực nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Có thể phiên âm Xishuangbanna là Tây Song Bản Nạp, và Dai là chỉ về sắc tộc Thái. Prefecture là đơn vị hành chánh được cai trị theo quy chế đặc biệt, nằm dưới cấp tỉnh, nhưng bao gồm nhiều huyện. Chữ Autonomous có nghĩa là tự trị, nhưng không có nghĩa tự trị theo nghĩa quốc tế, mà chỉ có nghĩa là cán bộ lãnh đạo đặc khu tự trị có toàn quyền hành động rồi báo cáo về thiên triều Bắc Kinh sau - kiểu tiền trảm hậu tấu. Bởi vì, đặc khu luôn luôn là nơi phức tạp.
25/06/2018(Xem: 5510)
Thế giới nói chung và người Việt nói riêng theo dõi tình hình thời sự nóng bỏng nhất của Việt Nam xung quanh khóa họp XIV của Quốc Hội năm 2018 về hai dự luật Ba Đặc Khu và An Ninh Mạng: Kết quả là dự luật Ba Đặc Khu sẽ được tiếp tục thảo luận và dời lại ngày biểu quyết tới cuối năm. Luật An Ninh Mạng (Cybersecurity) của Việt Nam đã được Quốc Hội biểu quyết thông qua sáng 12-6-2018 với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành (tỷ lệ 86,86%); 15 đại biểu không tán thành; 28 đại biểu không biểu quyết.
21/06/2018(Xem: 6853)
Chương trình Người Bí Ẩn (Odd one in) của đài truyền hình ITVAnh quốc, sản xuất bởi Đông Tây Promotion Official, đuợc phát sóng định kỳ hàng tuần trên kênh HTV 7 của đài truyền hình Tp. Hồ Chí Minh vào lúa 20 giờ 30 mỗi tối chủ nhật hàng tuần, và các kênh VTV Cab1, Giải Trí TV, Kênh 1HD đài phát thanh truyền hình Hà Nội.
21/06/2018(Xem: 5527)
Thượng võ, có nhiều nghĩa. Trong danh từ, nghĩa đơn giản là đề cao, ưa thích võ thuật. Nhưng tĩnh từ, có nghĩa là tâm hồn cao thượng của người đã sống được võ đạo, nghĩa là tử tế, công bằng, không gian lận. Đối với Phật tử, tinh thần thượng võ đã nằm sẵn trong năm giới, vì nếu không thượng võ, có nghĩa là đi trộm hào quang của đấu thủ khác, của đội tuyển khác, của quốc gia khác. Tuy nhiên, nếu giữ được thượng võ mà thiếu vắng từ bi, cũng không đúng Chánh pháp. Bởi vì từ bi do vì muôn dân mà làm, chứ không vì kiêu mạn.
09/06/2018(Xem: 8690)
Có tình cờ không, khi tin tức trên mạng gần đây, cả trong và ngoài nước đều đưa tin và hình ảnh những địa danh như Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bãi Cháy, Hạ Long …. đều đang biến dạng thành đất Tầu!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]