Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Vết Thương...

04/02/202006:32(Xem: 3529)
Những Vết Thương...

NHỮNG VẾT THƯƠNG

Đất nước đang cố gắng vượt qua nhiều khó khăn do sự ỳ ạch gỡ rối với phong cách sai đâu sửa đó, chính vì vừa làm vừa học để rút kinh nghiệm mà làm chậm bước tiến, thay vì dẹp tính tự ái chủ nghĩa, học kinh nghiệm của đất nước tiên tiến không cùng ý thức hệ để thu ngắn thời gian.

 Mãi đến khi Liên Sô sụp đỗ, bắt đầu xét lại phương thức điều hành kinh tế xã hội dưới danh nghĩa “kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa”, trong khi Trung Quốc mạnh dạng bắt tay vào kinh tế thị trường với thế giới tư bản, Trung Quốc trở thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới, thì VN từ đó, phương cách điều hành có phần thông thoáng; các ban ngành đưa cán bộ xuất ngoại tiếp thu cái hay xứ người về bổ sung cho hệ thống điều hành chuyên môn, trong đó, việc giao lưu tôn giáo cũng được phát triển nhanh nhạy. Ki tô giáo thắt chặt quan hệ với tòa thánh Vatican để hợp thức hóa nhân sự theo hệ thống dọc.Riêng Phật giáo, thập niên 60 đã là thành viên của “Hội Phật giáo Liên hữu Thế giới” do cố HT T. Tố Liên đại diện PGVN tham dự, mang về lá cờ ngũ sắc và bản điều lệ. 1950 Đại hội Phật Giáo thế giới đầu tiên đã được triệu tập  tại Tích -lan, gồm gần 500 đại biểu của 26 quốc gia và tổ chức Phật Giáo trên thế giới.

Khi thống nhất hai miền, GHPGVN thành lập, ly khai “Hội PG Liên Hữu Thế giới”, do vậy suốt thời gian dài, lá cờ chưa được công nhận, ngay cả nhạc phẩm Đạo ca của nhạc sĩ Lê Cao Phan, cũng chờ mãi nhiều lần Đại hội mới được cho phép sử dụng.Thế đấy, sự ỳ ạch của xã hội tác động không nhỏ đến sự ỳ ạch của Phật giáo.

Do đâu?

Như đã biết, trong một đất nước theo XHCN, không một cá nhân nào, một đoàn thể nào đứng ngoài độc lập, PG là một tổ chức Tôn giáo, lại cần sự quản lý chặt chẻ hơn, và cũng từ đó, thông qua PG để huy động và điều hành quần chúng, PG đã nằm trong Mặt Trận Tổ quốc VN; Tuy thuộc Mặt trận, nhưng việc điều hành và giám sát vẫn trực thuộc Ban Tôn giáo trong Bộ Nội vụ.

Tổ chức

Bât cứ cơ chế nào, càng chặt chẻ, càng cồng kềnh thì càng chậm phát triển. GHPGVN có một số quyền hạn tối thiểu, vẫn có một không gian thông thoáng hơn Hội PG Trung Quốc. Tuy được quyền quyết định một số vấn đề tổ chức nội bộ, nhưng thực lực của GHPGVN hầu như thừa hành chứ không chủ động sáng tạo. Thời gian gần đây, một vài ban ngành như Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Hoằng pháp, Ban Thông tin Truyền thông, Ban Văn hóa và Ban Giáo dục Tăng ni…có phần năng động. Tuy nhiên việc hoạt động vẫn chưa đồng bộ trong 13 ban ngành, chúng ta có cảm tưởng như méo mó, khập khểnh, vì riêng một ban ngành đôi khi hoạt động nổi trội hơn một tập thể GH.. Nơi đây không đi sâu vào chuyên môn từng bộ phận, nhìn tổng quát để đánh giá năng lực cá nhân điều hành. Năng lực cá nhân bất tài chăng? Thật ra nhân sự PG không thiếu nhân tài, không thiếu năng lực, vậy Do đâu? Phải chăng do sự kềm chế quá đáng sợ vượt ngoài tầm kiểm soát? Tinh thần “tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách” đưa đến tắc trách trong công việc, vì chịu trách nhiệm là tập thể chứ không phải một cá nhân nào.

Tuy PGVN ba lần đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak, ai cũng hiểu rằng, nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước thì PG khó mà thành công. Ông Thần dựa cây đa, cây đa dựa ông Thần là điều tất yếu; nhưng làm thế nào để khách quan đừng nghĩ rằng PG chỉ là tấm bình phong trang trí chế độ? Và đừng để mọi người nghĩ rằng PG dựa hơi chính quyền để phô trương thanh thế. Điều này đòi hỏi thực lực của PG và sự thông thoáng từ nhà nước..

Hiện nay, bề mặt nổi, thực sự PG phát triển về cơ sở vật chất lẫn lượng số tu sĩ, nhưng đó không phải là điều đáng mừng khi mà nội lực PG, những tu sĩ nặng về học hàm, học vị, kiến thức và quyền lực, quyền lợi hơn là chuyên tu.Thậm chí đưa đến nhiều tai tiếng không cần thiết như thời gian qua. Một vài cơ sở tự viện có tầm vóc là điều cần thiết, nhưng không cần thiết có quá nhiều chùa mọc lên không mang vẻ nghệ thuật, không toát lên sinh khí Thiền vị đang chen chúc chìm sâu giữa các cao ốc. PG cần các Thiền đường, các lớp huấn nghiệp và giáo lý giúp cho con em Phật tử hiểu đạo để hòa nhập vào đời. Không thể phủ nhận hiện nay số giảng sư đóng góp không nhỏ trong việc rao giảng, nhưng đa phần nghiêng về tâm lý xã hội hơn là chuyên sâu giáo lý, đôi lúc làm trò hề quá đáng hoặc thể hiện cái tôi một cách không cần thiết. Tuy vậy, vẫn có vài vị đã tỏ ra có nhân cách đáng kính khi đi sâu vào nội điển và sự tu tập của bản thân.

Cơ chế giáo hội những nhiệm kỳ đầu chỉ có chư Tăng, (đây là chiếc ghế một chân); khi nhà nước khuyến khich, chủ động tổ chức hội nghị “những người con gái của Đức Phật” cấp tốc chỉ đạo chư ni điều hành trong khi Hiến chương lúc bấy giờ chưa có “phân ban ni giới”. Đại hội kế tiếp “phân ban ni giới “ ra đời. Vậy là nhị bộ sinh hoạt điều hành Phật sự, (chiếc ghế chỉ có 2 chân), nghĩa là hình thức một GH trên danh nghĩa, trong khi, theo tinh thần nhà Phật phải đủ tứ chúng đồng hành.Sự khiếm khuyết tưởng chừng vô hại, nhưng để lại một ách tắt vô hình làm giảm năng lực hoạt động hữu hiệu mà GHPG trước 1975 đã ý thức khá rõ nét cho một cơ cấu hoạt động hữu hiệu.

Cận sự nam, cận sự nữ chỉ là người thừa hành khi chư Tăng cần, mà không có một trách nhiệm, chức vụ gì trong tổ chức theo hệ thống dọc.

Cơ sở

Cơ sở vật chất  bị lạm phát, trở thành nơi kinh tài cho những người có đầu óc kinh tế dưới danh nghĩa “du lịch tâm linh”. Ngôn ngữ bị lạm dụng quá mức đưa PGVN đi lệch hướng.PG nói chung, ngày nay là chiếc bóng của xã hội, xã hội đang mưu tìm kinh tế, nhà nhà làm tiền, người người moi óc sáng tạo kế hoạch để có nhiều nguồn lợi được thu nhập, một số chùa cũng thế, bằng mọi cách huy động vốn trong tín đồ, đua nhau xây cất, phá bỏ cái cũ, mặc dù còn tốt, để thể hiện kiến trúc tranh đua với chùa bạn. Như thế còn thời gian đâu dành cho sư tu tập để tăng trưởng nội lực, mà nội lực là điều cơ bản của một tu sĩ, giải thoát là cốt lỏi của Phật giáo. Cốt lỏi và cơ bản  bị xem nhẹ thì ngôi nhà đồ sộ của Phật giáo trở thành”Hồn Trương Ba – da hàng thịt”. Nội chất rỗng tuếch là chỗ cho ma dựa, chuyện tai tiếng xằng bậy làm sao tránh khỏi, thảo nào mọi tai tiếng cứ đổ dồn cho PG một cách oan uổng

Ngày xưa, các cơ sở chùa chiền do cư sĩ quản lý, nhờ vậy chư Tăng có thì giờ tu tập. Ngày nay, tín đồ chỉ có bổn phận hộ tự, mọi quyết định đều do thầy trụ trì cai quản; chính vì vậy, nhiều nơi vị trụ trì lạm quyền quá đáng làm mất niềm tin của quần chúng.

Cái PGVN đang cần là chất lượngcủa một tu sĩ về phẩm cách đạo đức. Vì thiếu nội hàm tu dưỡng, nên ngoại hình càng phô trương, càng trở thành một bệnh nhân béo phì, chắc chắn đưa đến bệ rạc, bênh hoạn như hiện nay.

Một đất nước phát triển không thể có những thành phần cấu thành xã hội bệ rạc, nhất là một tôn giáo từng được xem là mạch sống của một dân tộc.

Chính quyền không cần nâng đỡ quá mức một cách phi lý biến các chức sắc PG thành  con nợ ỷ lại,chỉ biết thừa hành, là con cưng hư hỏng;  hãy để tự thân PG đứng lên bằng đôi chân chính mình. Bây giờ là lúc không cần sử dụng nhân sự dựa trên lý lịch, trên thành tích cách mạng mà phải chọn tiêu điểm năng lực và nhân cách đạo đức.Đừng sợ PG bị ngoại lực sách động khi nới lỏng kiểm soát, chỉ sợ GHPGVN không đủ tầm tương ứng với một xã hội năng động, một đất nước hội nhập với thế giới bên ngoài.

Bao năm qua, PG dựa dẫm vào thế lực quá nhiều, ngay cả phương tiện đi lại cũng lạm dụng bản số xanh, để làm gì nếu không là ra oai với đồng đạo và quần chúng, thật lố bịch! Thảo nào quần chúng xem các sư là “thầy chùa quốc doanh” chả oan!Ngày nào nhà nước còn cưu mang GHPGVN, ngày đó Pg vẫn còn là gánh nặng không chỉ về kinh tế mà còn là uy tín với trong và ngoài nước. luôn vướng tay chân. Mặc dù nhà nước đã tạo cho PGVN có uy tín trên trường quốc tế qua các tổ chức giao lưu, thực chất khả năng hầu hết các sư còn hạn chế. Trong một Giáo hội mà chưa quá 5 vị có năng lực đối ngoại, kể cũng thiệt. Đối nội, điều hành Phật sự tương đối tạm ổn và đã quen việc.

Một khi GHPGVN tự quản lý, tự chịu trách nhiệm sự tồn vong của mình trước bao tôn giáo bạn, tự khắc như một cơ thể tự điều chỉnh khi có bệnh, không còn là đứa trẻ nũng nịu với sự bảo bọc yêu thương của cha mẹ, chúng sẽ tự đứng lên để trưởng thành. Bất cứ hội họp, thậm chí Bố tát có nơi cũng có mặt chính quyền tham dự, điều đó nói lên vấn đề gì? (chả lẽ bảo đó là PG đồng hành cùng dân tộc ư?). Cán bộ nhà nước không nên xuất hiện quá nhiều trong các sự kiện bình thường mỗi khi GHPG tổ chức. Hãy để cho  các chức sắc PG có trách nhiệm việc làm của mình trước pháp luật.

Sự bạc nhược của GHPGVN lâu nay, trách nhiệm phần lớn do sự bảo bọc, quản lý quá đáng của nhà nước.

Thử hỏi tại sao các tôn giáo bạn như Kito giáo, Cao Đài, PG Hòa Hảo…họ vẫn điều hành tốt Giáo hội mà không bị báo chí hay bên ngoài chỉ trích phê phán?

Nhân sự.

Trước nhất ta nói đến cơ chế tổ chức, một cơ chế, do sự sắp đặt ban đầu nặng về lý lịch, nặng về tông môn, địa phương…cơ cấu vào ủy viên, ủy viên thường trực. Một vị trưởng khiếm khuyết vì lý do nào đó hoặc viên tịch, vị phó trực kế nhiệm, cho dù vị đó không đủ khả năng. Hoặc một chủ tịch, đệ tử được ưu ái, đề bạt vào chức vụ mà ban ngành đó đòi hỏi uy tín đạo đức, vị đó không đủ tiêu chuẩn, làm sao đủ uy tín đối với Tăng ni Phật tử.nhất là Ban Tăng sự.

 

Một số vị dựa vào quen biết, thân cận với cán bộ chuyên ngành, tỏ ra ỷ lại, cậy thế, chia phe nhóm, chả ai phục ai. Cũng do một vài cán bộ ủng hộ những tu sĩ có chức quyền trong PG, đã tạo sự suy thoái đạo đức mà bản thân tu sĩ cán bộ đó thiếu sự kiểm soát chính mình,đưa đến tự cao, hống hách đối với các tu sĩ thuộc cấp.Một số vị trong BTS các Tỉnh cố tình gây khó tu sĩ chỉ vì quyền lợi. Một số nơi vùng sâu vùng xa, tu sĩ các nơi về cũng bị BTS cấm đoán gây khó dễ, đành để cho ngoại giáo sinh hoạt bành trướng

Việc ỷ lại chức quyền rất thường xảy ra trong giới chức sắc PG.Ví dụ, một vùng sâu, tu sĩ ít xuất hiện, vì nhu cầu tín ngưỡng, quần chúng tự động thành lập nhóm cầu an cầu siêu để hỗ trợ nhau thì BTS dùng quyền cấm đoán, thay vì khuyến khích hỗ trợ, một số bất mãn, họ đã ngã theo ngoại giáo. Một nơi khác, chùa dựng bảng và thiết tượng lộ thiên, vị có chức quyền mượn tay công an đến triệt hạ, thay vì mời đến giải thích theo nguyên tắc của luật định.BTS các cấp thường lạm quyền gây khó dễ cho Tăng ni không thiếu, dĩ nhiên Tăng ni không thể bẻ nạn chống trời khi mà tu sĩ có chức quyền được sự hỗ trợ chính quyền.

Một vài tu sĩ lệch lạc nhân cách, Ban Tăng sự có trách nhiệm chỉnh huấn, lại giao cho nhân sự trong BTS sở tại khiển trách; thực tình mà nói, kể cả BTS đôi khi chưa đủ uy tín để sửa sai thuộc cấp. Thân giáo là điều tiên quyết của Ban Tăng sự, luật sư là người chuyên hành trì luật giới lại không được bổ cử vào Ban Tăng sự. Chính sự sắp xếp nhân sự không đúng chức năng đưa đến nhiều vấn đề sinh hoạt trong tổ chức thiếu nghiêm minh và khó đạt hiệu quả. Ban giáo dục Tăng ni hiện nay, phía Nam tương đối ổn định; một học viện PG đòi hỏi người đứng đầu ngành không những có trình độ, có học vị mà còn phải đủ nhân cách, phát ngôn nghiêm túc mới đủ uy tín đối với học Tăng học ni.

Nếu cần canh cải chỉnh đốn thì vấn đề nhân sự là điều tiên quyết, không xét trên lý lịch, không dựa vào ô dù, không thừa nhiệm vào uy tín thầy tổ hay địa phương, phe nhóm; Thực lực, nhân cách và lý tưởng phục vụ cho một PG vững mạnh là điều cần quan tâm.

Việc thừa kế theo tiêu chuẩn thường trực, phó trực là rào cản sử dụng nhân tài.

Hơn  bốn thập kỷ đủ thời gian xác định nhân sự, nhân cách, nhân tài trong một tổ chức như GHPGVN hiện nay, muốn PG có chất lượng, cần mạnh dạn vượt thoát lề thói quản lý xưa nay. Không cần phải sử dụng nhân sự kém đạo đức để dễ sai bảo. Một nhân sự phạm trai phá giới mất uy tín thì nhà nước muốn GHPG mạnh để xứng tầm vóc với quốc tế thì không thể có.. PGVN ngày nay, bị quần chúng nhìn với cặp mắt đáng ngờ bởi những tai tiếng do một vài thành phần thiếu việc tu tập gây ra.

Tóm lại

Thiết nghĩ nếu quản lý chăng, nhà nước nên giao khoán hẵn cho PG một trách nhiệm,một sự kiện nào đó hơn là cầm tay chỉ việc từng phần như hiện nay. Cơ cấu nhân sự phải được xét lại, can đảm thoát khỏi lề thói cũ. Hãy để PG tự tuyển chọn nhân sự theo tiêu chuẩn đạo đức giới luật nhà Phật. Nhà nước chỉ quan tâm tư tưởng chính trị nếu có, và điều chỉnh sự lệch lạc làm mất uy tín của đất nước nếu cần.

Một tổ chức có thông thoáng thì sự điều hành sẽ nhẹ nhàng linh hoạt hơn. Nhân sự vẫn là cốt lỏi của mọi tổ chức, PG không ngoại lệ.

Nhận định tổng quan là vậy, dĩ nhiên vẫn còn nhiều phát sanh cần được dọn sạch khi bắt tay vào việc.

 

MINH MẪN

20/ 5/2019

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2024(Xem: 705)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Qua các triều đại Đinh, Lê, Lý Trần, Lê, Nguyễn và cận đại chúng ta có biết bao thánh tăng, danh tăng, thiền sư chứng đắc. tu hành cả đời, đã đóng góp vào sự hưng thịnh của đất nước đồng thời giữ gìn giềng mối đạo đức cho dân tộc. Thế nhưng chưa bao giờ có một khối người, có khi lên tới cả ngàn, tràn xuống đường, tung hô, bái lậy như bái lậy hành giả Thích Minh Tuệ. Họ coi đây như một vị thánh, một A La Hán, thậm chí một vị Phật Sống trong khi ông khẳng định mình chỉ là một công dân bình thường đang tụ tập theo lời dạy của Đức Phật.
22/06/2024(Xem: 1159)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả. Khi một thế lực chính trị hay một nhóm nào đó muốn thay đổi cán cân quyền lực thì việc đầu tiên là tạo ra những dư luận xấu cho đối phương và có lợi cho mình để lèo lái tư tưởng quần chúng. Tạo ra dư luận giả chính là thuyết âm mưu vậy. Thuyết âm mưu tác động nhân tâm, điều này sử sách gọi là “tâm công” nghĩa là đánh vào lòng người!
12/06/2024(Xem: 1259)
Gần đây trong việc học tập mới, người viết đã sử dụng Excel để làm một tờ lịch cho năm 2025 với những danh ngôn của các học giả uyên bác nhờ vậy mới chiêm nghiệm ra sự khác nhau quá xa giữa Tri Thức và Trí Tuệ trong đạo Phật. Quả thật vậy, AI chỉ giúp ta lượm lặt những hiểu biết của người khác rồi từ đó nghiên cứu nghiền ngẫm suy tư một cách rộng rãi hơn qua nhiều lĩnh vực khác nhau ( triết học, nhân văn, khoa học) để phát minh nhiều sáng tạo mới rồi trở lại sử dụng với kiến thức mới, mà chưa thể giúp con người có khả năng phát khởi những thành tựu tiến bộ tâm linh trên con đường giải thoát thông qua tinh tấn nỗ lực.
12/06/2024(Xem: 981)
Một buổi sáng thức dậy, bạn mở điện thoại lên, sẽ có nhiều những thông tin hiện ra trên một màn hình phẳng, đập vào mắt chúng ta sẽ là những dòng tin tức nóng hổi ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác nhau, thông tin như một sa bàn, chằng chịt, đa dạng và dường như tiếp nối bất tận, có những thông tin thuộc về chính thống, có những thông tin trái chiều như cách người ta thường gọi và chia ra. Dường như chúng ta đang bị trôi trong dòng thông tin đa chiều phức tạp ấy, đôi lúc hỗn loạn và mù mịt, mù mịt không phải vì thiếu thông tin mà mù mịt vì quá nhiều thông tin đổ dồn về một lúc, khiến người ta khó có thể phân biệt được cái gì là thật, cái gì là giả. Con người cũng chia ra làm nhiều thái cực để tranh luận, phản biện, nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, mỗi nhóm tư duy sẽ bảo vệ lý lẽ, luận điểm cho mình và dường như khó tìm được một điểm chung đồng thuận. Như một quy luật tự nhiên, khi mặt đất bên dưới lớp nước bị dịch chuyển lên xuống đột ngột sẽ gây ra những đợt sóng
02/06/2024(Xem: 1006)
Hiện nay hiện tượng hành giả Minh Tuệ đã đi vào thời điểm bùng nổ quá độ không sao kiểm soát được nữa. Đã có một người đàn ông 47 tuổi, từ Mỹ về hối hả tham gia cuộc đi bộ với hành giả Minh Tuệ, say nắng, mệt lả và chết tại bệnh viện Quảng Trị. Rồi lại có những người quá ái mộ nói rằng hành giả Minh Tuệ đã thành Phật hay là một vị Phật sống. Có thật hành giả Minh Tuệ đã thành Phật rồi chăng?
02/06/2024(Xem: 2011)
Trong một thời gian, cộng đồng Khoa học đã đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng, về tình trạng khẩn cấp bởi môi trường toàn cầu, dự đoán một cuộc khủng hoảng với bằng chứng không thể chối cãi, đã chồng chất trong nhiều thập kỷ. Đại dịch là một trường hợp bệnh lây truyền từ động vật sang người, hệ sinh thái toàn cầu sẽ sớm rối loạn và sụp đổ và hậu quả là nguy cơ an ninh lương thực toàn cầu, sự cạn kiệt tài nguyên vật chất và biến đổi khí hậu đã đặt chúng ta vào một kỷ nguyên chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Mô hình kinh tế xã hội mà chúng ta đã đạt được, cá nhân và tập thể, buộc chúng ta phải lựa chọn giữa việc duy trì đặc quyền của mình hoặc tạo ra một hành tinh xanh, vì một không gian sinh tồn bền vững và hạnh phúc cho tất cả các thế hệ mai sau.
02/06/2024(Xem: 1016)
Năm 2023 có đến 22.000.000 bài văn của sinh viên do AI viết, tỷ lệ giáo viên, giáo sư dùng AI để chấm bài cũng tăng thêm 23%. Hiện nay AI đã và đang xâm nhập vào mọi mặt của đời sống con người, làm thay con người, trợ giúp và cả làm hại con người. AI có thể viết sách, vẽ tranh, chụp hình soạn nhạc, lái máy bay, tàu chiến để bỏ bom một cách chính xác và theo như số liệu tin tức vừa nói ở trên thì tương lai sắp đến học sinh – sinh viên sẽ không làm bài, không viết bài, không làm luận văn nữa, giáo sư cũng không cần phải đọc bài, chấm bài… tất cả dùng AI khỏi tốn công tốn sức. Nếu cứ cái đà này thì con người không cần suy nghĩ, tư duy, động não. Con người chẳng cần cảm xúc, rung động từ tâm hồn hay trái tim nữa. AI làm thay tất cả cho người.
20/05/2024(Xem: 2681)
Những ngày gần đây, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất, đắp một tấm y chắp vá từ nhiều mảnh vải được nhặt nhạnh từ đâu đó, và ôm bình bát tự chế bằng ruột nồi cơm điện, đi khất thực dọc theo chiều dài con đường quốc lộ mà không xác định điểm đến. Nhiều người nói rằng vị sư này đã đi như thế suốt chiều dài đất nước Việt Nam từ nhiều năm qua, cứ từ Nam ra Bắc rồi từ Bắc vào Nam… Nghe nói đã được 4 vòng ra vào như thế. Sư đi chỉ để mà đi, không cần điểm đến. Vị sư này là thầy Thích Minh Tuệ.
18/05/2024(Xem: 2135)
Thời gian qua, mạng xã hội tạo sự kiện quá hot về hiện tượng sư Minh Tuệ, từ đó, dư luận trái chiều liên tục phát sóng đa phần có khuynh hướng tôn kính hình ảnh khổ hạnh của một nhà sư bộ hành 6 năm qua một số tỉnh thành; tuy nhiên cũng có một vài phản ứng trái chiều bình phẩm không tốt về công hạnh của một công dân mang tên Lê Anh Tú với tên gọi Minh Tuệ.
13/05/2024(Xem: 1148)
Từ trước đến nay, câu chuyện về hiệu ứng đám đông vẫn luôn là một đề tài thu hút sự luận bàn trong xã hội, đám đông có thể mang thông điệp tích cực và cũng có thể mang đến sự tiêu cực, tùy vào mức độ hành vi và ngưỡng hoạt động của đám đông. Hiệu ứng đám đông xuất hiện trong nhiều hình thái, lĩnh vực khác nhau, trong đó thường xuyên xảy ra ở trong môi trường giải trí, lĩnh vực chính trị xã hội, tôn giáo…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]