Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vụ Alexandre de Rhodes: Vô ơn đã xấu, nhận ba vơ công ơn còn xấu mặt hơn

05/12/201917:32(Xem: 2808)
Vụ Alexandre de Rhodes: Vô ơn đã xấu, nhận ba vơ công ơn còn xấu mặt hơn

Alexandre de Rhodes

Vụ Alexandre de Rhodes:
Vô ơn đã xấu, nhận ba vơ công ơn còn xấu mặt hơn




1. Ghi nhận sự kiện, căn cứ tra cứu

Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng, trong bài viết “Chẳng ai sổ toẹt công lao của Alexandre de Rhodes” đăng trên Báo Tuổi Trẻ số ngày 30/11/2019, trang 3, có đặt vấn đề: “có lẽ nào chúng ta không cần biết ơn một người do họ có hạn chế về tư tưởng?”


2. Bình luận

Hạn chế về tư tưởng là Alexandre de Rhodes đã có công kích Nho, Lão, Phật trong tác phẩm của mình.

Trong đó, dĩ nhiên, đối với người theo đạo Phật là điều xúc phạm.

Nhưng nếu Alexandre de Rhodes có xúc phạm đạo Phật, nhưng ông thật sự có công, thì người Phật giáo cũng sẽ vẫn biết ơn.

Luận điểm ông Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng cũng là luận điệu những trang web người Việt lưu vong hải ngoại theo chủ nghĩa Diệm, những trang mạng xã hội trong nước thường đối kháng với chính quyền, rằng nếu không đặt tên đường Alexandre de Rhodes là “vô ơn”.

Vì vậy, bài viết này phản biện ý kiến của Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng, đại diện cho ý kiến hậu thuẫn việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes ở Đà Nẵng.


Dân tộc Việt Nam, cũng như Phật giáo Việt Nam đều rất biết ơn những người có những đóng góp cho dân tộc, dù rằng đó là xây dựng bảo vệ đất nước, hay những cống hiến cho văn hóa, nghệ thuật, không phân biệt tôn giáo.

Không hiếm những người Công giáo có những đóng góp như vậy, chẳng hạn Nguyễn Trường Tộ là một trường hợp tiêu biểu.

Ở những trường hợp như vậy người đóng góp là vì lợi ích của dân tộc, xuất phát từ động cơ phục vụ đất nước, họ làm vì trách nhiệm trước Tổ quốc.

Dĩ nhiên, như thế thì dân tộc, đất nước ghi công, công từ cái tâm, cái lòng của họ. Cái tâm, cái lòng, thành ý, nguyện vọng phục vụ Tổ quốc là căn cứ quyết định để xác định công lao, ghi nhận sự biết ơn, mà việc chúng ta đang bàn cụ thể ở đây là đặt tên đường.

Xét trường hợp Alexandre de Rhodes, thì câu hỏi đặt ra, là cho dù đích thực đúng ông ta chế tác ra chữ quốc ngữ, thì ông ta không xuất phát từ động cơ phục vụ Tổ quốc chúng ta, mà ông phục vụ cho việc truyền đạo, nói đúng hơn là “CẢI ĐẠO” người dân Việt Nam.

Người Việt Nam, người tăng ni Phật tử Việt Nam không thể coi việc làm phục vụ cho mục tiêu CẢI ĐẠO lả một công ơn được.

Việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes, dường như, đã có từ thời chính quyền Công giáo trị Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm (sau này chỉ là phục hồi tên đường). Mưu toan của chính quyền Công giáo trị Ngô Đình Diệm, dưới sự lãnh đạo tinh thần của Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, là đánh đồng việc phục vụ cho Giáo hội Ca tô lích La Mã với việc phục vụ cho dân tộc Việt Nam, cũng như cách mà Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng, cũng như các trang mạng người Việt lưu vong hải ngoại và Diemist trong nước đang làm.

Việc đánh tráo đối tượng phục vụ như về kể trên, dù diễn ra trong hoạt động văn hóa, nó vẫn mang ý nghĩa chính trị và tôn giáo. Tôn vinh công ơn của việc làm có mục tiêu tôn giáo: CẢI ĐẠO của Alexandre de Rhodes vừa tác động tôn giáo, vừa có tác động chính trị.

Người theo Phật giáo có mà ngu muội đến nỗi đi biết ơn người đã chế tác CÔNG CỤ CẢI ĐẠO?

Người Việt Nam chân chính cũng đủ sáng suốt để nhận ra (và đó là một sự thật hiển nhiên) rằng Alexandre de Rhodes chế tác chữ quốc ngữ không phải để phục vụ cho đất nước Việt Nam.


Việc chế tác ra chữ Quốc ngữ không quan trọng, không phải là điều khó làm, không phải điều phi thường. Ngày nay, nhiều quốc gia có chữ viết không phải bằng mẫu tự La tinh đã làm được việc đó, nhưng họ không La tinh hóa chữ viết của họ, mà vẫn giữ chữ viết truyền thống.

Cho nên, khẳng định việc chế tác việc chữ quốc ngữ là không quan trọng, thì cũng lại là đồng thời xác định tầm quan trọng của quyết định đưa chữ quốc ngữ vào sử dụng chính thức.


Người ta nhắc đến công lao vua Khải Định trong quyết định này, cho nên, nếu biết ơn về việc đưa chữ quốc ngữ vào sử dụng chính thức để có kết quả như hôm nay, thì phải “biết ơn” Khải Định vua .


Liên quan đến “biết ơn” về chữ quốc ngữ, thì để đặt tên đường, phải đặt tên đường vua Khải Định mới đúng.

Nhưng Khải Định là một ông vua bù nhìn, văn bản của Khải Định ban hành chỉ có giá trị ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Cho nên “biết ơn” đặt tên đường phải dành cho toàn quyền Đông Dương, vì chủ trương phải là từ viên quan người Pháp này và có tác động trên cả ba kỳ. Còn Khải Định chỉ là người thừa hành, một thứ công bộc đội vương miện mà thôi.


Chính quyền Công giáo trị Ngô Đình Diệm, lãnh đạo tư tưởng Ngô Đình Thục chỉ muốn tri ân Alexandre de Rhodes vì lý do chính trị, chứ họ không hẳn vì lý do tri ơn người chế tác chữ quốc ngữ.

Nếu không có cuộc mất nước về tay người Pháp thì có thể chữ quốc ngữ chỉ dùng để các cha đạo nhà thờ đọc với nhau như trong buổi đầu nó mới được tạo ra.


Chữ quốc ngữ, nếu xét từ khía cạnh phản biện, nó là giải pháp mà chính quyền thực dân sử dụng để đoạn tuyệt với truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.


Chính quyền Mao Trạch Đông, Trung Quốc, đã có những bước để đoạn tuyệt văn hóa truyền thống Trung Quốc. Bước một là tạo ra chữ giản thể và thành công. Đồng thời, bước hai là La tinh hóa và chỉ thành công một phần nhỏ, Trung Quốc vẫn giữ chữ tượng hình khối vuông. Bước ba là Đại Cách mạng Văn hóa.

Cho nên, chữ quốc ngữ không phải là một thành quả tự sự sáng tạo và lựa chọn của người Việt, mà nó là một thứ Đại Cách mạng Văn hóa của chính quyền thực dân Pháp. Trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa này, đạo Ca tô lích La Mã đóng vai trò chủ yếu.

Cái công ơn đưa chữ quốc ngữ thành một thứ chữ viết chính thức là một HÀNH VI CƯỠNG BỨC, trong hoàn cảnh quốc gia mất độc lập chủ quyền.

Nhận ơn ở đây thì đặt tên cho vị toàn quyền người Pháp có công chỉ đạo phổ biến chữ quốc ngữ trước, rồi hẳn mới đến ơn của các giáo sĩ chế tác ra chữ quốc ngữ.


Vì vậy, nguyên tắc “biết ơn” mà Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng nêu ra là một nguyên tắc vô ơn với những người đã chiến đấu hy sinh cho độc lập chủ quyền của đất nước, cho quyền tự quyết, tự định đoạt lựa chọn chữ viết của một dân tộc, mà không bị kẻ xâm lược áp đặt, kẻ bù nhìn quyết định.

Vô ơn là xấu, đi nhận công ơn một cách bá vơ xấu hơn, nhưng vô ơn với những người đã hy sinh bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc thì xấu xa ở mức cực điểm.


Như đã trình bày, vấn đề tên đường Alexandre de Rhodes có liên quan đến tôn giáo, cụ thể Alexandre de Rhodes là người đã xúc phạm Phật giáo.

Kêu gọi sự biết ơn nói chung, trong đó gồm có tăng ni và người theo đạo Phật là điều xuyên tạc, không phù hợp.

ĐỀ NGHỊ NGƯỜI PHÁT NGÔN PHẬT GIÁO LÊN TIẾNG NÓI RÕ Ở ĐIỂM NÀY. ĐỀ NGHỊ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM CÓ NHỮNG HOẠT ĐỘNG THÍCH HỢP ỦNG HỘ NHÓM PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ LÊ CUNG TRONG KIẾN NGHỊ CỦA QUÝ VỊ TRÍ THỨC NÀY.

Sự việc Dương Ngọc Dũng vừa rồi cho thấy quan chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn còn khả năng nhận thức về những vấn đề ảnh hưởng tiêu cực, lệch lạc đối với Phật giáo.


Dương Ngọc Dũng xúc phạm Phật giáo hôm nay chỉ là người tiếp nối luận điệu Alexandre de Rhodes khi xưa. Nhiều triệu tăng ni Phật tử (Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng đến nhiều chục triệu) không thể là người biết ơn Alexandre de Rhodes.

Nếu thế thì người phát ngôn Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên có phản ứng một cách tương xứng, đừng để Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Cung đơn độc, cũng như đừng để những người như Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng chiếm lấy diễn đàn truyền thông, như đối với Báo Tuổi Trẻ.


Cụ thể trong trường hợp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần có văn bản gửi đến Báo Tuổi Trẻ cơ quan đăng bài của Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng, thể hiện rõ quan điểm không đồng tình, khẳng định tăng ni Phật tử Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam không biết ơn Alexandre de Rhodes về việc chế tác chữ quốc ngữ, căn cứ khách quan lịch sử của quá trình chế tác, phổ biến chữ quốc ngữ.

Nếu Giáo hội Phật giáo Việt Nam im lặng, thì phải chăng đó là việc thiếu trách nhiệm trước một vấn đề liên quan đến “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”?


Việc bỏ mặc Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Cung, không có những hậu thuẫn cần thiết, trong bối cảnh truyền thông dầu sôi lửa bỏng, là một hình ảnh rất xấu cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khiến những trí thức gắn bó với Phật giáo Việt Nam, với Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ mất đi tình cảm với đạo Phật và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tránh xa những vấn đề liên hệ đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Nếu Giáo hội Phật giáo Việt Nam im lặng trước việc một cơ quan truyền thông như do nhà nước quản lý như báo Tuổi Trẻ ủng hộ mạnh mẽ đến mức chưa từng có việc đặt tên đường cho một người đã xúc phạm đạo Phật là Alexandre de Rhodes thì đó là một tiền lệ nguy hiểm đối với những trường hợp tương tự.


Minh Thạnh
http://www.phattuvietnam.net/vu-alexandre-de-rhodes-vo-on-da-xau-nhan-ba-vo-cong-on-con-xau-mat-hon/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2018(Xem: 10217)
Trưa ngày 4 tháng 8 năm 2012, tôi nhận được quyển sách “Trí Tuệ Giài Thoát” của Vũ Thế Ngọc, do một người bạn gởi cho mượn. Đây là bản có chữ ký và con dấu của tác giả Vũ Thế Ngọc trên trang đầu. Sách này do nhà xuất bản Thời Đại in tại Hà Nội, quí II năm 2012, và thuộc bản quyền của Công ty Cổ phần Sách Thái Hà, Hà Nội.
06/01/2018(Xem: 7114)
Những Cực Đoan Trong Tôn Giáo - Thích Pháp Cẩn, Cứ vào học kì mùa xuân (Spring Semester) là giáo sư Todd French ở Rollins College (Winter Park, Florida) dạy lớp Những Cực Đoan Trong Tôn Giáo (Extremes in Religion). Trong lớp học này, sinh viên được học về những cực đoan, xằng bậy, sai lầm trong tôn giáo Tây Phương rồi trong tôn giáo Á Đông, trong đó có Phật Giáo.
04/01/2018(Xem: 6317)
Đơn khiếu nại của Tăng Ni tỉnh Bình Phước gửi Trung ương
19/12/2017(Xem: 7488)
Trước hết xin cảm ơn Bác sĩ Trình Đình Hỷ (Bs. TĐH) đã có những nhận xét góp ý về bài viết của tôi “Vài Nhận Xét Về Vài nhận xét về vấn đề dịch lại Tâm Kinh của Thầy Nhất Hạnh” [2]. Trong bài viết này tôi chỉ quan tâm tới phần nhận xét Bs TĐH về bài viết của tôi, còn phần nhận xét về hai tác giả Jayarava và Nguyễn Minh Tiến thì xin để dành hai tác giả ấy. Vì TĐH là một Bác sĩ cho nên xin quí độc giả hãy cho phép tôi xem bài viết của tôi như là một con người với tên là “Tôi” . Như vậy là Tôi đã được Bs TĐH khám sức khỏe với mở đầu của bệnh án:
08/12/2017(Xem: 4340)
Động Chúng Thiền Môn - Cư Sĩ Minh Mẫn
24/11/2017(Xem: 4337)
Như vậy, sau bao ngày chuẩn bị và trông đợi nét mới có thể có trong ngày Đại hội, cũng đã đến. Chả hiểu BTC Đại hội lần đầu tiên, cách đây trên 35 năm, chọn Đại hội vào mùa Thu-Đông là tình cờ hay có ý, để không khí tươi mát, không làm Đại biểu mệt mõi, làm việc tỉnh táo hơn và mọi sinh hoạt thoải mái hơn, tuy nhiên, các cụ trưởng lão từ vùng nhiệt đới không quen cái lạnh của miền Bắc, cũng cảm thấy “khổ đế” co mình trong chiếc áo ấm dày cộm cứ như dân miền Bắc cực.
21/11/2017(Xem: 4199)
Một đại biểu Trung "Tính", Cuộc sống luôn gặp những chuyện bất ngờ đối với “tiểu tử”.Từ bé cho đến 2/3 đời người, những chuyện ngỡ như đùa lại hóa thành ra thật. Sau khi nhận được giấy mời và vé bay, 4g sáng tình cờ được thầy G.C đưa xe đến đón ra sân bay, cứ tưởng mình là “Vip”, thật ra là kẻ đi nhờ xe khi thầy đưa 2 sư cô từ Mỹ, để ra sân bay về Đà Nẵng, lại trùng cùng ngày và giờ khởi hành, kẻ đi Hà Nội, người về quê xưa. Hí hững giữa đất trời bao la trên phi đạo mà cách đó vài ngày, Tổng thống Mỹ cũng đặt chân đến đây, nơi đây, bây giờ, “tiểu tử” và hàng trăm Tăng ni cũng tay xách nách mang lê chân ra xe trung chuyển.
14/11/2017(Xem: 14805)
Bản Ản đã có hiệu lực về tác phẩm "Việt Nam Thi Sử Hùng Ca"
14/11/2017(Xem: 4419)
Từ " Trí Tuệ - Kỷ Cương - Kỷ Cương - Hội Nhập - Phát Triển" đến " Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Trang Nghiêm Giáo Hội", Chúng tôi thực hiện bài viết này qua chỉ thị chuyển tiếp của T.T Thích Đồng Bổn, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu PGVN, từ Thông Báo 052/TB.HĐTS ngày 27/03/2017do TT Thích đức Thiện đã ký. Nhận thấy đây là một kỳ đại hội quan trọng với những vấn đề ưu tư tồn đọng cần phải giài quyết dứt điểm cho bước đường tương lai được hanh thông, rạng rở qua tiêu chí của đại hội. Một tương lai bước đi khi cần nhìn lại với những vấn nạn “sư giả”, “khất thực giả”, ‘mạo danh Phật giáo” thậm chí từ “ ma tăng” và “tà sư” đã bắt đầu xuất hiện , thách thức những lương tri chân chính đang từng bước ra sức xây dựng và bảo vệ mạng mạch Phật pháp trường tồn, trong đó GHPGVN là chủ thể đại diện duy nhất.
30/10/2017(Xem: 3671)
Trung Quốc đang biến đổi từng ngày. Trong dòng chảy mới đó, các tôn giáo đang hiện diện trong những vị trí khác hẳn so với thời của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Tạp chí Newsweek hôm 24/10/2017 ghi nhận rằng trong bài diễn văn tuần qua của Chủ Tịch Tập Cận Bình, có một hướng đi nói ra minh bạch, rằng phải “Hán hóa tôn giáo” – tức là tập trung hướng về những gì gọi là Trung Hoa (Chinese-oriented) một phần trong nỗ lực Hán hóa tôn giáo (Sinicize religion)… Có nghĩa là, các hệ thống Thiên chúa giáo sẽ tách rời với Tây Phương, rằng Công Giáo La Mã phải cắt đứt với Vatican, rằng Tin Lành sẽ phải độc lập với cội nguồn ở Hoa Kỳ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567