Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bản Lên Tiếng V/v kêu gọi tự do dân chủ nhân quyền cho Hồng Kông và Việt Nam

28/11/201913:19(Xem: 9934)
Bản Lên Tiếng V/v kêu gọi tự do dân chủ nhân quyền cho Hồng Kông và Việt Nam


Hong kong crisis-12

letter head_Van Phong Dieu Hop Lien Chau-2018-2020

Bản Lên Tiếng

V/v kêu gọi tự do dân chủ nhân quyền cho Hồng Kông và Việt Nam

 

 

Tự do dân chủ nhân quyền song hành cùng với mậu dịch đầu tư kinh tế của xứ sở để duy trì trật tự và ổn định xã hội, như ánh sáng và không khí, không thể thiếu đối với mọi người sống trong không gian rộng mở của thế giới đang phát triển mọi mặt.

 

Hồng Kông là cựu thuộc địa của Anh được trao trả cho Trung quốc năm 1997 mà người dân được bảo đảm các quyền tự do như:“một quốc gia, hai hệ thống” điều hành hầu duy trì và phát triển xứ sở.

 

Nhưng trong thời gian gần đây chính phủ Hồng Kông do Bắc Kinh lèo lái đã bất chấp mọi cam kết, ra tay đàn áp các cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ của quần chúng, nhất là những cuộc bạo loạn vào những ngày 11,12 và 13 tháng 11 năm 2019 tại Hồng Kông có sự xô xát giữa cảnh sát và quần chúng đã dấy thành cao trào mà thế giới đang chú ý theo dõi, thật đáng quan ngại cho tình hình chung trong khu vực.

 

Bạo loạn xảy ra, không những chỉ thiệt hại về kinh tế, tài chánh, giáo dục, trị an, nhân mạng...của Hồng Kông, khiến dân chúng phải khó khăn trong các sinh hoạt thường nhật mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến toàn thế giới rất quan tâm sự an nguy, cho cục diện Hồng Kông trong những ngày sắp tới.

Đây là dấu hiệu báo động mọi guồng máy cai trị: “phải lấy an dân làm chuẩn mực”, để bảo toàn đất nước.

 

Đồng thanh trước các vấn đề nghiêm trọng qua các cuộc đàn áp tự do dân chủ và nhân quyền của quần chúng và đất nước Hồng Kông, Văn phòng Điều Hợp Liên Châu thuộc các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada đồng thanh

 

LÊN TIẾNG:

 

1.- Kêu gọi chính quyền Bắc Kinh phải thực thi: quyền tự trị quốc gia Hồng Kông theo hệ thống điều hành cá biệt, hầu mở ngõ khích lệ dân chúng Hồng Kông hưởng không khí trong lành của nền Dân chủ Pháp Trị thế giới.

 

2.- Kêu gọi chính phủ Hồng Kông vì sự sống còn của quốc gia HK, lắng nghe tiếng nói trung thực của nhân dân và đứng về phía quần chúng thấp bé mà bênh vực cho lẽ phải công bằng, không thể trái với đạo đức lương tâm.

 

3.- Kêu gọi chính phủ HK nhìn nhận sự bất lực trước sức mạnh tự phát đột khởi của quần chúng, nên không tự kiềm chế được đã ra tay đàn áp bắt bớ, giam giữ, đả thương . . . những người biểu tình vừa qua, phải nhanh chóng trả tự do cho họ càng sớm càng tốt; và đền bù xứng đáng cho những nạn nhân bị bắt giam.

 

4.- Kêu gọi chính quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nên học bài học của Hồng Kông mà “ngưng việc đàn áp” các phong trào đòi tự do nhân quyền cho nhân dân Việt Nam

 

5.- Thành tâm thỉnh nguyện toàn dân Việt Nam thể hiện đúng theo tinh thần: vì dân vì nước và tiền đồ của Tổ quốc mà can đảm nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ dân tộc và chủ quyền đất nước.

 

6.- Khuyến thỉnh nhân dân HK, đồng nhất tâm cần cầu Tăng Ni, cũng như Phật tử Việt Nam quốc nội và hải ngoại thể hiện tinh thần tranh đấu bất bạo động, nên mạnh dạn cất cao tiếng nói: Bi – Trí - Dũng của mình mà không sợ hãi trước bạo lực để cứu nguy dân tộc và nền tự chủ của Tổ quốc.

 

 
Phật lịch 2563, ngày 26 tháng 11 năm 2019
 
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Văn Phòng Điều Hợp Liên Châu
        Chánh Văn Phòng
   (đã ấn ký) 
Hòa Thượng Thích Bảo Lạc
Hội Chủ HĐ Điều Hành GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL/TTL

 (đã ấn ký)  
       Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa
Chủ tịch HĐ Điều Hành GHPGVNTN Hoa Kỳ

 (đã ấn ký)   
        Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt & Hòa Thượng Thích Như Điển
         Đệ I và Đệ II Chủ Tịch HĐĐH GHPGVNTN Âu Châu

 (đã ấn ký)  
         Hòa Thượng Thích Bổn Đạt
         Chủ Tịch HĐ Điều Hành GHPGVNTNHN tại Canada
pdfBản Lên Tiếng vv kêu gọi tự do dân chủ nhân quyền cho Hồng Kông và Việt Nam


***
Mời xem bản dịch tiếng Anh
English Version
***

Ban len tieng ve Hong Kong
***

Vài hình dân chúng Hồng Kông
biểu tình đòi tự do dân chủ trong thời gian gần đây:
Hong kong crisis-1Hong kong crisis-10Hong kong crisis-11Hong kong crisis-2Hong kong crisis-3Hong kong crisis-4Hong kong crisis-5Hong kong crisis-6Hong kong crisis-7
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2010(Xem: 4855)
Phải chờ thêm 12 năm nữa, cho đến 1871, khi không thể giấu mãi niềm tin chắc của mình, ông mới xuất bản tác phẩm "Thủy tổ của con người". Darwin viết thầm trong Nhật Ký: "Để tránh khỏi phải nói rằng tôi đã trở thành duy vật đến thế, tôi phải nhẹ nhàng trong cách nói, chỉ nói rằng những cảm xúc, những bản năng, những mức độ tài năng, tất cả đều di truyền, bởi vì bộ não của đứa bé giống như bộ não của cha mẹ nó" (18). Ông viết trong thư gửi Karl Marx: Đừng tấn công trực tiếp Thiên chúa giáo làm gì, vô ích đối với quần chúng; "hãy làm giàu trí óc con người bằng tiến bộ của khoa học, chỉ nhờ thế tự do tư tưởng mới phát triển thêm. Và bởi vậy, tôi tránh nói đến tôn giáo, chỉ hạn chế vào khoa học" (19).
16/07/2010(Xem: 8661)
Nhà nước xác nhận ý muốn thực hiện sự tách rời giáo quyền ra khỏi chính quyền. Giáo quyền và chính quyền là hai lãnh vực riêng biệt không có quyền can thiệp vào nhau. Nhưng cả giáo quyền và chính quyền đều phải có đạo đức, nếu cả hai đều không muốn phá sản. Vì vậy tôn giáo có thể giúp cho chính trị và chính trị có thể giúp cho tôn giáo, nhưng cả hai bên đều phải theo luật pháp quốc gia. Bên tôn giáo có thể đóng góp tuệ giác và nhắc chừng về chiều hướng tâm linh đạo đức trong cả hai ngành lập pháp và hành pháp, bên chính trị có thể đóng góp ý kiến về sự suy thoái đạo đức trong tôn giáo và sự lạm dụng giáo quyền trong việc tìm cầu danh lợi và quyền bính, và yểm trợ cho tôn giáo trong những công tác giáo dục đạo đức và thực tập đưa tới lành mạnh hóa xã hội.
04/07/2010(Xem: 5883)
1. Người Cộng Sản Việt Nam cảm thấy thoải mái trong nếp sống văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam và nguyện sống như thế nào để có thể mỗi ngày làm đẹp thêm nếp sống ấy.
03/07/2010(Xem: 5821)
“Kính thưa các bạn, tôi đã từng có dịp đọc Phúc Âm với con mắt của một thiền sư. Chúng tôi đã từng có giao lưu với các linh mục và các vị mục sư. Chúng tôi đã từng sinh hoạt chung, những sinh hoạt này không phải chỉ là trao đổi ý kiến và kinh nghiệm mà còn là sống chung và tu tập chung. Chúng tôi xin phát biểu trên cơ bản đó. Chúng tôi cũng đã tham dự nhiều buổi họp, nhiều hội nghị đối thoại giữa đạo Phật, đạo Ki Tô và những đạo khác. Tôi nhớ ngày xưa có một thiền sư Việt Nam đã đọc kinh Dịch và đã trình bày kinh Dịch theo cái nhìn của một thiền sư.
03/06/2010(Xem: 4812)
"Phải có gì của riêng ta thì mới dung thông được với cái của người. Khi ta không biết ta là ai mà mở cửa đón nhận thì mất luôn cả mình. Điều đáng sợ nhất trong văn hóa VN là đánh mất bản sắc của mình, vậy nhưng, hình như ta còn chưa nhất trí được bản sắc của mình là gì nữa"
21/05/2010(Xem: 5098)
Tôi mới đây được xem bộ phim 'Kẻ trộm sách' của đạo diễn Brian Percival và trong đầu luôn ghi nhớ hình ảnh cô bé xinh xắn, đáng yêu Liesel Meminger nghiêng mình bên trang sách.
20/05/2010(Xem: 5523)
30 tháng 7, 2009 Vấn đề Alexandre de Rhodes chưa thể quên đối với người dân Việt nhất là với giới nghiên cứu vì vài lý do: a- Sau năm 1993 “bia 1941” của A. de Rhodes, được dựng lại tại khuôn viên thư viện Hà Nội và tên đường A. de Rhodes cũng được tái lập tại TP. Hồ Chí Minh/
10/03/2010(Xem: 4590)
Ông Đỗ Trung Hiếu là người Khánh Hòa, nguyên là giáo sư của trường Trung học Bồ Đề Nha Trang. Khoảng năm 1962-1963, Ông xuất hiện trong phong trào tranh đấu Phật Giáo Nha Trang và Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc . Sau đó không ai biết tông tích ông. Sau năm 1975 ông xuất hiện và giữ vai trò trọng yếu trong Ban Tôn Giáo chính phủ. Năm 1990 ông đã được ra khỏi đảng do bất đồng chính kiến. ‘Niềm Riêng’ ở cuối bài Thống nhất Phật giáo nói lên rất nhiều điều.
26/09/2009(Xem: 7148)
Thi hành Giáo chỉ số 9 của Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ra Thông bạch thành lập cơ cấu mới của Giáo hội tại Hoa Kỳ, Canada, Âu châu, Úc châu và Tân Tây Lan gồm những thành viên trung kiên theo đường lối dân tộc và Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
15/09/2009(Xem: 7203)
Để đối phó với tình hình khó khăn, bị vu cáo trắng trợn và đe dọa thường trực, Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành Giáo chỉ thành lập Văn phòng II Viện Hóa Đạo mới
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]