Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Thư Gởi Bạn Đọc Gần Xa

20/11/201919:36(Xem: 4727)
Tâm Thư Gởi Bạn Đọc Gần Xa



viet thu



Tâm Thư Gởi Bạn Đọc Gần Xa,

 
Cố tâm chống phá Phật giáo là phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân, tạo cơ hội cho kẻ xấu thừa nước đục thả câu, ảnh hưởng đến niềm tin của Quốc dân và cộng đồng Phật giáo trong và ngoài nước. Hiện nay, dư luận vô cùng  hoang mang cho tiến sĩ Dương Ngọc Dũng: Không biết có phải Ông nhận sự chỉ đạo của ai đó cố tâm muốn đánh phá Phật giáo chăng? Hay là có ý đồ chia rẻ tình đoàn kết Dân tộc, hạ bệ niềm tin Phật tử Việt Nam?. Hay là đất nước chúng ta hiện sống trong thời loạn văn hoá?. .Chẳng có gì đau xót hơn, khi phần đông người dân cả nước đều tôn kính Đạo Phật, kính quý các vị cao Tăng thạc đức đã và đang hy hiến cuộc đời cho việc xây dựng và phát huy Đạo đức dân tộc. Nay lại chỉ nghe sự thổi phồng của truyền thông bằng tin giựt gân nhà sư Thích Thanh Toàn gạ tình bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam tẩn xuất, rồi làm dấy lên cơn lốc dư luận đau lòng. Đáng tiếc cho một học giả uyên bác về Tôn giáo học như  tiến sĩ Dương Ngọc Dũng đấu tố nhà sư Thích Thanh Toàn thậm tệ...Rồi tiếp tục xoay qua bôi nhoạ, thoá mạ các vị cao Tăng Việt Nam cũng như cao Tăng các nước Phật giáo đến tham dự đại lễ Vesak LHQ 2019 được tổ chức tại chùa Tam Chúc vừa qua. Chưa dừng lại đó tiến sĩ Dương Ngọc Dũng còn bày xích chân lý Phật giáo, đường lối tu học của Tăng Ni là những lý tưởng cao quý xuất gia tu Phật dấn thân vào sự nghiệp tu hành mang hoà bình hạnh phúc đến cho nhân loại, chúng sanh.

Nếu thật sự ngài Tiến sĩ có lòng tốt thương đạo, thương đời, thương Dân tộc Việt Nam nên phát huy lịch sử đạo đức, xây dưng nếp sống lành mạnh cho Dân tộc. Nên quan tâm học hỏi, nghiên cứu thêm về Phật giáo. Đạo Phật đã có mặt Việt Nam hơn hai ngàn năm qua, đã và đang không ngừng cống hiến và phát huy Đạo đức, luôn đồng hành vơi Dân tộc. Chúng tôi thiết nghĩ, cái mà quốc Dân đang cần và rầt cần những bậc học giả có tài như ngài Tiến sĩ hãy mạnh dạn ngăn chặn những ý đồ độc hại, bóp méo lịch sử.  Chúng tôi được biết chánh quyền Đà Nẵng vừa ra thông báo chỉ đạo đặt tên đường mang tên giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre De Rhodes) là gián điệp của Pháp, là tội đồ của Dân tộc đã bị triều đình nhà Nguyễn mấy lần đuổi cổ ra khỏi nước. Hiện có rất nhiều tài liệu khách quan chứng minh điều đó. Cho thấy ông Đắc Lộ không phải là người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Ngài Tiến sĩ nghĩ thế nào, chẳng lẽ Ngài không biết? Sao  không can thiệp việc làm sai trái lịch sử, bôi bác tiền nhân? Chỉ ra sự sai lầm của các nhà lãnh đạo chánh quyền Đà Nẵng?



Đây mới thật, chính là nỗi bức xúc lớn lao cho cộng đồng Phật tử và Dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước. Ngài tiến sĩ Dương Ngọc Dũng ở đâu, sao không thấy lên tiếng can ngăn? Ngày xưa cha ông ta chống giặc, đuổi giặc, còn bây giờ chánh quyền lại khen giặc, nhớ ơn giặc là sao? Hay là  ngài Tiến sĩ cùng kẻ xấu muốn đánh tráo lịch sử nhằm để đầu độc thế hệ con cháu chúng ta? Chẳng lẽ các Ngài không biết phân biệt nặng nhẹ, đúng sai?


Trong khi nhà sư Thanh Toàn chỉ vì sơ ý bị vấp phải ký giả, một phụ nữ có chồng con lẳng lơ cám dỗ đẩy nhà sư đến chỗ phạm giới. Mà dẫu nhà sư Thanh Toàn phạm giới đó cũng chỉ là giới tăng-tàn trong luật Phật chứ có phải Ba-la-di đâu mà lớn chuyện thế? Mà dẫu sư Thanh Toàn có sai chăng nữa cũng chỉ là phần tử ngoại lệ. Đâu chỉ vì một cá nhân sư Thanh Toàn làm sai, lại cho tất cả tu sĩ Phật giáo đều sai? Chẳng lẽ một  ngài Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng làm sai lại cho tất cả giáo sư trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đều là người xấu?  Ấy vậy mà ngài Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng làm dậy sóng dư luận.


Trong khi Phật giáo, Tăng Ni không ngừng xiển dương giáo lý từ bi và trí tuệ của đạo Phật làm khuôn vàng thước ngọc cho nền Đạo đức Dân tộc. Phát huy tình yêu thương giữa mọi người, mọi loài. Nâng cao lý tưởng cao đẹp giúp đời, thương người. Cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, thanh bình, an vui hạnh phúc. Cùng nhau chống lại mọi hành vi xấu, sai trái, kém đạo đức, thiếu văn minh hại Dân hại nước. Chống lại mọi hành vi có ảnh hưởng đến cuộc sống thanh bình của Dân tộc và thế hệ tương lai con em chúng ta.


Theo nguồn sử liệu Việt nam, ngày 1 tháng 9 năm 1858 giặc Pháp đến đánh cướp Đà Nẵng gây cảnh chết chóc, tan thương cho Dân tộc, đưa đất nước chìm trong tủi nhục cả 100 năm đô hộ, mọi người đã quên hết rồi sao? Nay lại đưa tên giặc Pháp Đắc Lộ Alexandre De Rhodes mà ghi ơn, tạc nghĩa.

Các vị học sĩ hãy bình tâm phân rõ nặng nhẹ, thiệt hơn đưa ra một lựa chon sáng suốt. Cái không thuộc chúng ta, không thuộc về của Dân tộc, phản lại lịch sử oai  hùng của tiền nhân, chúng ta phải mạnh dạng loại bỏ nó đi, không thể để chúng làm ảnh hưởng thế hệ trẻ, đầu độc tương lai. Đất nước chúng ta có vinh quang hay không, văn hoá Việt Nam có được vẻ vang hay không, Đạo đức có được phát huy hay không, Dân tộc thật sự có được sống hoà bình tự do hạnh phúc hay không chúng tôi rất trông vào sự quyết định sáng suốt của các học sĩ, trí thức có tâm thương Đạo giúp đời. Đây là tâm thư thế hệ trẻ chúng tôi muốn gởi đến các vị. 
Thân ái kính chào. 
California, Hoa Kỳ (20/11/2019)
Thích Nhật Tồn



Gửi về Đà Nẵng nhân chuyện vinh danh Alexandre de Rhodes- ĐỪNG NHÂN DANH VĂN HÓA LỪA THIÊN HẠ

Linh mục Alexandre de Rhodes- Đắc Lộ
Lời dẫn. Nhân chuyện Sở Văn hóa- Thể thao và Du Lịch TP Đà Nẵng cũng Hội khoa học lịch sử thành phố này đang dự định vinh danh tên tội đồ dân tộc Alexandre de Rhodes- Đắc Lộ, Google.tienlang xin gửi đến các vị Đại biểu HĐND tp Đà Nẵng và bạn đọc cả nước bài ĐỪNG NHÂN DANH VĂN HÓA LỪA THIÊN HẠ. Bài này mới được đăng trên báo chính thống là Văn nghệ tp Hồ Chí Minh.
**********


Gần một thế kỷ chiếm đóng, người Pháp luôn tuyên truyền giáo sỹ Đắc Lộ, tác giả của cuốn Tự vị Việt – Bồ – La là người đầu tiên sáng chế ra chữ Quốc ngữ – như chiếc hài thần cho người Việt bước tiến dài những 300 năm. Mưu toan vinh danh ông bằng đủ mọi cách là điều chẳng mới mẻ gì.
Năm 1932, nhân kỷ niệm 300 năm ngày Rhodes đến Việt Nam, người ta kêu gọi đúc tượng đồng tri ân Rhodes vì có công sáng chế ra chữ Quốc ngữ. Tại Sài Gòn, báo Phụ nữ tân văn số 118 (4/2/1932), học giả nổi tiếng đương thời Đào Trinh Nhất khẳng định: “Alexandre de Rhodes không phải là người đặt ra chữ Quốc ngữ”. Rồi chẳng thấy ai hưởng ứng, ngay cả chính quyền bảo hộ Pháp lúc đó cũng lờ đi!
(Mời xem bài Tư liệu quý: BÀI BÁO TIẾNG VIỆT HƠN 80 NĂM TRƯỚC ĐÃ BÁC BỎ CHUYỆN ALEXANDRE DE RHODES LÀ "ÔNG TỔ" CHỮ QUỐC NGỮ.). Trong thời còn thuộc Pháp, nhiều học giả có uy tín như Đào Duy Anh, Vũ Ngọc Phan… đã nêu ra sự thực ấy.
Theo hồi ký của nhà hoạt động văn hóa xã hội NguyễnHữu Đang (1913-2013): Năm 1941, trong tình cảnh khởi đầu thế chiến II, với dụng ý gây uy tín cho chủ nghĩa đế quốc Pháp, để nhắc nhở dân tộc Việt Nam chớ quên “công ơn khai hóa” của họ, ở sau đền Bà Kiệu, xế cửa đền Ngọc Sơn, nhà nước bảo hộ cho dựng tấm bia đá ghi công tích Alexandre de Rhodes, một giáo sỹ Pháp sang truyền đạo ở nước ta vào những n chỉăm 1624-1645, được dư luận mơ hồ coi là người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ (Xin lưu ý bạn đọc chỉ là tấm bia đá chớ không phải tượng). Dĩ nhiên trong lễ khánh thành phải có kẻ tung người hứng. Kẻ tung đã được chọn là giám mục địa phận Hà Nội. Kẻ hứng được hy vọng tất nhiên phải là ông Nguyễn Văn Tố, nhà cổ học nổi tiếng, Hội trưởng “Hội truyền bá Quốc ngữ”, đang được cả nước hoan nghênh. Bởi vậy Ban tổ chức mời vị đại diện Hội dự lễ khánh thành với hai yêu cầu cụ thể:
1- Ông Nguyễn Văn Tố đọc một bài phát biểu công nhận giá trị khoa học và ý nghĩa lịch sử sự nghiệp của Alexandre de Rhodes (cả hai mặt đều đã được thổi phồng trong bài diễn văn trước đó của vị giám mục địa phận Hà Nội).
2- Học viên của Hội ở thủ đô, tiêu biểu cho phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ sẽ đến đông đủ, hoan hô và diễu hành. Hội không có lý do gì chính đáng để từ chối. Riêng ông Hội trưởng cứ ung dung nhận lời, nói trấn an mọi người: “Các ngài cứ yên tâm, Hội trưởng sẽ biết múa võ không hở sườn. Xin hứa giữ toàn vẹn cả danh dự Hội lẫn danh dự cá nhân”.
Giữ ra sao? Ông dặn Ban dạy học chỉ dẫn độ năm sáu chục học viên nhỏ tuổi, đứng im lặng, hễ ông đọc xong bài phát biểu là tự động giải tán ra về. Một giáo viên sẽ đến phân trần với Ban tổ chức là học viên người lớn của Hội ban ngày bận đi làm, chỉ có một số ít học viên nhỏ này rỗi phần nào là đi dự được. Họ đứng lâu sốt ruột lại thiếu ý thức trật tự, khuôn phép nên tự động bỏ về, chúng tôi bực mình nhưng cũng đỡ lo vì nếu họ diễu hành, đi gần đài bia tưởng niệm và các quan khách mà có cử chỉ, ngôn ngữ thiếu lễ độ, tôn kính thì tai hại!
Còn bài phát biểu của ông Hội trưởng thì bằng những dẫn chứng cụ thể và biện luận chặt chẽ, ông chỉ ra rằng chính các giáo sỹ Tây Ban Nha (Spaint) và Bồ Đào Nha (Portugal) đã đến xứ này từ lâu trước Alexandre de Rhodes và họ mới là người đầu tiên dùng chữ cái Latin phiên âm tiếng Việt, sáng tạo hệ thống gần hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ hiện ta đang dùng. Sau đó, Alexandre de Rhodes mới góp phần mình bằng những cố gắng qui tắc hóa và đem phổ biến hạn chế trong việc dịch kinh bổn và biên soạn tài liệu cho giáo hội. Ông ta đáng khen ở chỗ thừa kế các bậc tiền bối mà có bổ sung trong chi tiết. Những người nghe ông nói hoặc đọc bài phát biểu đăng trên một tờ báo Pháp ra ngày hôm sau đều thấy rõ ông đã vạch trần âm mưu xuyên tạc lịch sử để tuyên truyền lừa bịp của bọn thực dân. Giới chức thế quyền và thần quyền đều chưng hửng!
Năm 2004, một số người nhân danh trí thức cấp tiến kiến nghị lên Bộ Văn hóa và Thủ tướng Chính phủ phục hồi lại địa vị của giáo sĩ này vì ông là người sáng nghĩ ra chữ Quốc ngữ (!), đồng thời đặt lại tên đường và phục dựng bia kỷ niệm ông ở vị trí cũ giữa lòng thủ đô. Trong danh sách ấy có nhiều cây đa cây đề trong giới văn hóa nước nhà. Sự việc được các phương tiện truyền thông rùm beng lên.
Năm 2009, một điêu khắc gia Kito hữu đã hoàn thành bức tượng Rhodes nặng 43 tấn bằng đá hoa cương trắng, sẵn lòng hiến tặng nhân dân thủ đô vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long để đặt ở nơi trang trọng nhất.


Alexandre de Rh_69842165709
Tượng tên giáo sĩ phản động Alexandre de Rhodes nặng 43 tấn bị Hà Nội từ chối từ năm 2009
Được biết tượng hiện đang lưu tại một giáo xứ ở Bình Dương.
Cuối năm 2018, vào dịp giỗ ông, người ta rủ nhau một đoàn vượt hơn 6.000km tới tận xứ Ba Tư xa xôi, mang theo tấm bia đá xứ Quảng Nam ghi sâu những lời tri ân, đặt lên mộ ông Rhodes và hứa hẹn vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày vua Khải Định xuống chiếu chấm dứt các khóa học và khoa thi chữ Hán (1919), công nhận chữ Quốc ngữ là chữ viết chính thức trên toàn cõi Việt Nam, tượng ông sẽ được dựng lên ở cảng thị Nước Mặn – Quy Nhơn, nơi được coi là cái nôi của chữ Quốc ngữ, mà thực ra là nơi các giáo sỹ thừa sai Dòng Tên Bồ Đào Nha lần đầu cặp cảng và nhiều năm sau đó là nơi các giáo sỹ ẩn náu sự truy lùng gắt gao của triều đình nhà Nguyễn!
Thật là nghịch lý, trong khi nấm mộ vị giáo sỹ bậc thầy có công đầu lao tâm khổ tứ tạo ra chữ Quốc ngữ thì hương lạnh khói tàn, nằm trơ trọi ngay tại đất Quảng Nam (nhà thờ Phước Kiểu, Thanh Chiêm, Điện Bàn) và chẳng mấy người biết đến!
Sau ngày thống nhất đất nước, con đường mang tên Alexandre de Rhodes ở tp Bác Hồ đã được thay bằng tên một liệt sỹ (Luật sư- Liệt sĩ Thái Văn Lung)  rất xứng đáng tiêu biểu cho giới trí thức Sài Gòn tân học cũng bị một ngài “phương diện quốc gia” buộc phục hồi ngay trong đêm.
 
ThaiVanLung_LS
Luật sư- Liệt sĩ Thái Văn Lung

Giá như được thay vì tên “Đường Quốc ngữ” sẽ mang ý nghĩa văn hóa nhất vì nó vinh danh cả tập thể người ở mọi thời đã góp công sáng tác và hoàn chỉnh nó. Khi văn hóa bị lợi dụng vào mục tiêu bất chính sẽ thật là khó sửa!
Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử và tôn giáo có tâm huyết ở trong nước hoặc đang sống ở nước ngoài như Trần Chung Ngọc, Bùi Kha, Charly Nguyễn, Phạm Văn Hường, Cao Huy Thuần, Nguyễn Mạnh Quang… phản biện bằng những cứ liệu rất thuyết phục, bà con xa gần đều biết.
bui kha
Trên nhật báo Tuổi Trẻ số 104-110/2019, ký giả Trần Nhật Vy khẳng định theo tinh thần của các học giả tên tuổi tiền bối: Chữ Việt viết theo dạng Latin là công trình tập thể của các giáo sỹ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và nhiều thanh niên có học người bản xứ, mà công đầu là của giáo sỹ Francesco de Pina.

Phepgiang_tudien1
Những ký tự xài trong quyển "Phép Giảng Tám Ngày"

Khi Rhodes đến xứ Đàng Trong thì chừng 10 năm trước đó, tiếng Việt đã được Latin hóa với những dấu âm khá gần với chữ Quốc ngữ hiện nay, và đưa ra thực giảng trong những buổi lễ đạo cho các giáo dân. Chắc chắn giáo sỹ Pina còn đi xa hơn trước nữa. Nghĩa là chữ Quốc ngữ lúc đó đã gần như hoàn chỉnh.
Nhờ sự may mắn của số phận, Rhodes được thừa hưởng các di cảo của những người tiền khởi là hai cuốn Tự điển Việt – Bồ, Bồ – Việt của Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa chưa kịp in ra và những vốn từ ngữ địa phương của họ, cộng với công lao in ấn để cho ra đời hai cuốn Tự điển Việt – Bồ – La và Phép giảng tám ngày.
Giáo sư sử học Jacques Roland, Đại học Saint Paul, Ottawa, Canada nhận xét: “Tôn vinh quá lố Alexandre de Rhodes trở thành truyền thuyết như là thần thoại, như là người có công đầu trong việc sáng lập ra chữ Quốc ngữ, là một sự sai lầm về lịch sử”.

JacquesRoland_OMI_Canada

Vậy lý do nào trải 400 năm rồi mà người ta vẫn dành sự ưu ái quá đặc biệt, thậm chí là khiên cưỡng gán ghép cho vị giáo sỹ đàn em cái gọi là “công lớn” quá sức của ông ta? Hậu thế nhìn rõ hai điều liên quan mật thiết với nhau: 

+ Bởi Rhodes là người Pháp đầu tiên phát hiện và hết lòng vận động chính quốc mau sang khai thác xứ Viễn Đông đầy tiềm năng đang còn hoang hóa. 
+ Và bởi Rhodes còn là “người vác Thánh giá Thầy” có công đầu trong việc giành đất Chúa từ tay những thừa sai đến trước cho “Hội thừa sai Paris” ở bán đảo Đông Dương
Những ai tung hô hưởng ứng nồng nhiệt và đeo đuổi chuyện này dai dẳng nhất?


I/ Về nhân thân ông Đắc Lộ: Không khó tra cứu trên nhiều tư liệu. Có thể tóm gọn như sau: Rhodes (1593-1660) sinh tại Avignon, gốc Y pha nho. Năm 1620, khi nhập giáo hội dòng Tên (Jesus), hồ sơ ghi Alexandre Rhodes. Sau thời gian đi truyền đạo ở Đông Nam Á trở về Âu châu, ra quyển từ điển Việt – Bồ – La thì danh xưng được kèm thêm chữ “de” thuộc dòng quý phái. Đã tu hành sao chưa thoát tục?!
Năm 1623, khi đoàn của giáo sỹ Rhodes cặp cảng Đà Nẵng, vào Hội An thì những giáo sỹ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã đến trước từ lâu và chữ Quốc ngữ đã được dùng để rao truyền tân đạo. Đoàn ra Huế rồi ra Bắc kỳ đời vua Lê Thần Tôn và chúa Trịnh Tráng. Với ít cống vật lạ lẫm xứ người đã mua chuộc được giới cầm quyền bản địa ban nhiều ân huệ như cho xây cất nhà ở, nhà thờ, lập họ đạo ở gần hoàng cung, được tự do truyền đạo, làm lễ rửa tội cho cả ngàn dân chúng trong đó có cả một số công nương của triều đình.
Nhưng cơ cấu chính trị và xã hội Việt Nam xây dựng trên quan niệm đạo đức “tam giáo đồng nguyên”: Tục thờ cúng ông bà, lòng Trung - Hiếu - Từ - Bi - Hỷ - Xả… trong khi tân đạo lại phế truất các điều đó. Các giáo sĩ Cato đã dùng những lời xúc xiểm, mạ lỵ cả Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo. Họ bài xích cả những truyền thống văn hóa thiêng liêng của người bản xứ như tục lệ thờ cúng tổ tiên. Trong sách “Phép giảng tám ngày”, Rhodes viết: “Như thể có chém cây nào đục cho ngã, các cành ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay nói dối người ta, ngã xuống, thì mọi chuyện dối trong đạo Bụt, bởi Thích Ca mà ra có ngã với thì đã tỏ”, rõ ràng xúc phạm vào các nguyên lý đạo đức, xã hội của người phương Đông. Do những việc làm của họ gây bất an cho xã hội, bị dân chúng tẩy chay và giới cầm quyền không chứa chấp.
Sau 20 năm qua lại truyền đạo ở xứ Đàng Ngoài và Đàng Trong, Rhodes gửi về một bản phúc trình mô tả tập quán, dân tình, tiềm năng thương mại, chính trị và chiến lược, phóng đại về tình hình cải đạo của dân chúng Việt Nam. Rhodes mặc áo chùng tu mà lòng không quên trong mình mang dòng máu Gaulois. Ông nói: “Tôi nghĩ nước Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều binh lính (plusieurs soldats) để chinh phục toàn cõi phương Đông (la conquête de tout l’Orient)”. Ông qua La Mã xin Đức Giáo hoàng hủy bỏ đặc ân Chúa dành cho Bồ Đào Nha đất Á châu. Không được chấp nhận, ông về nước vận động giới thương nhân, giáo sỹ, thậm chí cúi mình luồn cửa sau “vận động hành lang” Hoàng hậu tâu lên Pháp hoàng Louis IV xin cung cấp những chiến sỹ đi chinh phục cõi Đông phương giàu tiềm năng. Pháp hoàng Napoléon I từng nói về những nhà truyền giáo của họ: “Áo nhà tu che chở và giúp họ che đậy mục đích chính trị và thương mại. Họ chẳng mang một danh nghĩa chính thức nào mà lại tốn kém ít và được người bản xứ kính nể. Họ không thể làm chính quyền phải liên lụy hay bị sỉ nhục. Lòng nhiệt thành về tôn giáo khích lệ các tu sĩ làm việc và mạo hiểm hơn cả một viên chức dân sự nhiều”. Sử gia Pháp là ông Bonifacy, tác giả cuốn “Les Debuts du Christianisme en Annam” xuất bản tại Hà Nội năm 1930 đã viết: “Vai trò của Alexandre de Rhodes trong việc thành lập “Hội thừa sai Paris” đã đưa Giáo hội Công giáo Đàng Trong và Đàng Ngoài ra khỏi vòng kiểm soát của người Bồ Đào Nha, đã đem lại cho người Pháp vai trò quan trọng nhất ở bán đảo Đông Dương”. Vào thời điểm ấy, do mắc kẹt bởi nhiều sự kiện lịch sử bê bối, ý đồ của ông tu sỹ nhẹ việc đạo nặng việc đời này chưa nhận được sự hưởng ứng của giới chức cầm quyền nhưng đã tạo tiền đề cho cuộc xâm lược nước ta 206 năm sau đó. Giám mục Puginier khẳng định: “Không có giáo dân Việt Nam thì Pháp không thể lập được nền đô hộ ở đây!”.
Cũng như ở Trung Hoa và Nhật Bản khi nhà cầm quyền nhận ra và lo ngại các nhà truyền giáo phương Tây mưu đồ tạo nên một tổ chức Gia-tô không cần biết đến các uy quyền truyền thống ngoài những người lãnh đạo tinh thần của họ. Từ đó mới phát sinh ra luật cấm đạo. Luật càng bị chống đối thì việc thực thi càng quyết liệt, thậm chí tới mức cực đoan quá khích. Các giáo dân dung túng bao che bị trừng trị nghiêm khắc. Các giáo sỹ bị săn đuổi. Rhodes không là ngoại lệ. Bị đẩy vào mãi chân dải Hoành Sơn, Rhodes trốn sang Trung Quốc rồi lại quay vào Đàng Trong. Năm 1645, bị bắt và khép án tử hình, sau được xá tội và đuổi ra khỏi xứ. Lên tàu về Áo Môn, Rhodes còn lưu luyến: “Thân xác tôi rời bỏ Đàng Trong nhưng chắc chắn tâm hồn tôi vẫn còn ở đây… Tôi không thể tin được là tôi phải rời bỏ nơi chốn này”. Nhưng từ năm 1654, Bồ Đào Nha không cho tu sĩ Dòng Tên có quốc tịch Pháp đến các miền Viễn Đông truyền giáo nữa, nên Bề trên Cả buộc lòng phải đưa cha Rhodes sang làm việc tại nhà Dòng ở xứ Ba Tư và chết ở đây.
Lịch sử 400 năm phát triển Cato giáo ở Việt Nam cho thấy rõ một điều: Tôn giáo vừa ru ngủ lòng người cam nhận một sự ổn định tinh thần, lại vừa kích động lòng người chống lại truyền thống dân tộc họ.
II/ Đừng ngộ nhận rằng “Khi cho Việt Nam các mẫu tự Latin, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ”!
Ông Phan Văn Trường xuất thân từ gia đình đại khoa bảng và là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng Tiến sỹ Luật Khoa ở Pháp, nhiều năm hoạt động xã hội và báo chí rất có uy tín ở Sài Gòn, đưa ra nhận xét như sau: “Nước Pháp khi xâm chiếm nước An Nam và đặt ách thống trị của mình không phải lên một dân tộc hoàn toàn vô học, mà là lên một dân tộc từng có một quá khứ tương đối vẻ vang, và dân tộc ấy mặc dù chưa có những kiến thức khoa học hiện đại như các nước châu Âu nhưng cũng đã tiến được đến một trình độ văn minh và văn hóa khá cao.
Phepgiang_tudien1

Trước đó, nước An Nam đã có một hệ thống dạy học giống như hệ thống dạy học ngày xưa ở bên Tàu, nghĩa là chỉ chuyên dạy và chuyên học văn chương thi phú. Cái việc nước Tàu đang còn chậm tiến về khoa học đã làm cho nhiều người tin rằng chữ viết của Tàu vốn không giản dị như mẫu tự a, b, c… của phương Tây đã là một chướng ngại lớn cho việc tiếp thu các kiến thức khoa học Âu Tây.
Nhưng họ không biết đến người Tàu đã cải tiến công việc dạy và học của họ theo những cơ sở mới. Người Tàu đã dịch ra tiếng Tàu và bình luận bằng tiếng Tàu hầu hết những tác phẩm văn học nổi tiếng của phương Tây. Nhờ đó mà có nhiều nhà nho An Nam chỉ cần đọc một vài quyển gọi là “tân thư” của Tàu cũng đã hiểu rõ những khái niệm tổng quát về các môn khoa học và nghệ thuật, về địa dư và lịch sử của năm châu thế giới, trong khi những anh em đồng bào của họ được đào tạo trong những trường Pháp – Nam thì chẳng biết một tí xíu gì về những môn này, ngoại trừ những anh nào trong bọn họ tò mò tìm cách tự học lấy trong sách vở. Ở Hà Nội có một nhà nho An Nam cao tuổi, đã một mình nhờ mấy cuốn sách nho nhỏ của Tàu, học được môn vật lý và môn hóa học rồi tìm cách ứng dụng những điều đã học được vào những công việc rất thú vị, hay ho. Hiện nay chúng ta vẫn còn gặp nhiều nhà nho An Nam, tuy không biết một chữ Pháp nào cả nhưng lại biết rất rành lịch sử nước Pháp, lịch sử châu Âu, rành hơn mấy anh học trò An Nam được đào tạo trong các trường Pháp.
Phải đợi đến chiến thắng vĩ đại vang dội khắp hoàn cầu của nước Nhật trong chiến tranh với Nga (1904-1905), người châu Âu mới chịu tin rằng chữ Tàu nếu học đúng phương pháp thì cũng dễ như các thứ chữ khác và không phải là một chướng ngại vật trong sự tiếp thu những tinh hoa của khoa học phương Tây.
Về vấn đề ngôn ngữ, nước Nhật cũng nằm trong một tình cảnh tương tự tình cảnh của nước An Nam trước khi bị Pháp xâm chiếm. Họ có tiếng nói là tiếng Nhật như An Nam ta có tiếng nói là tiếng An Nam, nhưng chữ viết của họ là chữ Tàu. Ngày nay ở Nhật, những văn thư hành chính, những tạp chí, nhật báo lớn và những sách giáo khoa cho bậc học cao đều viết bằng chữ Tàu, và chữ Tàu được xem là thứ chữ chính mà các cấp học trong ngành giáo dục của Nhật đều phải dùng (mặc dù trước đó các giáo sỹ đã sáng tạo ra chữ “romaji” viết theo mẫu tự Latin nhưng bị tẩy chay – NV).
Tóm lại, do hoàn cảnh mà dân tộc An Nam – một dân tộc thông minh không thua kém gì những dân tộc khác ở Á Đông, bị đặt vào, tức là, như những người trong giới cầm quyền thuộc địa vẫn nói, đang bị khai hóa dưới sự chăm sóc bảo hộ của nước Pháp, nên hiện nay người An Nam đã trở thành một dân tộc lạc hậu nhất và dốt nát nhất so với những dân tộc khác ở Á Đông” (Une histoire de conspirateurs annamites à Paris, où La vérité sur l’Indo-chine – 1923: Chuyện một người An Nam tạo phản hay là Sự thực ở xứ Đông Dương, còn dịch Chúng tôi làm quốc sự).
Chữ viết đóng góp phần quyết định vào nền văn minh của một dân tộc bởi nó là điều kiện tiên quyết để xây dựng nền giáo dục quốc gia bảo tồn văn hiến. Đầu thế kỷ XX, coi như nước Pháp hoàn thành công cuộc bình định Đông Dương. Đồng thời với việc ra sức khai thác tài nguyên thuộc địa, thế quyền và thần quyền hợp tác chặt chẽ và nhất quán với nhau đúng theo tinh thần của Giám mục Puiginier: “Không đồng hóa chủng tộc được thì phải đồng hóa trước là ngôn ngữ và sau là văn hóa để lập nên một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông”.


Pháp Đắc Lộ Alexandre De RhodesPháp Đắc Lộ Alexandre De Rhodes 2
Theo Hiệp ước Patenôtre 1884, người Việt Nam đã là dân vong quốc thì vua chỉ là tay sai bù nhìn. Khải Định có ra chiếu chỉ bãi bỏ các kỳ thi và trường học Hán – Nôm trong cả nước, tất nhiên phải làm theo lệnh của nhà cầm quyền thuộc địa. Bới nó ra càng hổ thẹn với người! Bạn đọc nghĩ gì khi đứng trước một tấm bia hay câu đối, bức thư pháp kèm bài thơ cổ, người trí thức Nhật dò đọc và giải ra được ý, trong khi người trí thức Việt Nam đứng ngây như “chúa Tàu nghe kèn” trước dòng lưu bút của chính tổ tiên mình?!
Sự mất đi ngôn ngữ Hán – Nôm truyền thống không khỏi kéo theo hệ lụy là những bản sắc đặc thù của một dân tộc có truyền thống văn hiến lâu đời bị mai một dần đi! Ông G. Dumoutier, một nhà giáo dục học người Pháp có lương tâm ở Việt Nam từng trăn trở: “Nếu những đứa trẻ An Nam xuất thân từ các trường học của ta (Pháp), mà không biết đọc và viết chữ Hán – Nôm thông dụng, thì chúng sẽ trở thành người ngoại quốc trên chính đất nước của chúng”! GS.TS Ngô Việt Trung – một nhà toán học Việt Nam hiện đại, nhận xét: “Chữ tượng hình rất trừu tượng. Chính cái sự trừu tượng và tính tích hợp trong nó lại có ý nghĩa cụ thể để tạo ra ý nghĩa khác, rất phù hợp với tư duy toán học”.
Nhìn rộng ra cả hoàn cầu, nhiều nước vẫn dùng chữ viết tượng hình mà sự phát triển vẫn đứng ở “top” đầu thế giới? Giám mục Puginier luôn được nhà cầm quyền Pháp tôn trọng và nghe theo, nói: “Sau khi đạo Thiên Chúa được thiết lập, tôi xem việc tiêu diệt chữ Nho và thay thế dần dần ban đầu bằng tiếng An Nam (quốc ngữ), rồi bằng tiếng Pháp như là phương tiện rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập nên tại Bắc kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông. Khi chúng ta đạt được thành quả lớn lao đó, chúng ta xóa đi của nước Trung Hoa một phần lớn ảnh hưởng tại An Nam và phe trí thức An Nam là phe rất căm ghét sự thiết lập thế lực Pháp, cũng sẽ bị tiêu diệt dần dần”.
Chớ quên “ngu dân” là chính sách nhất quán của chính quyền ngoại bang đô hộ mọi thời. Trước kia, Sỹ Nhiếp đem về chữ Hán cho người Việt, sau này người Pháp với chữ Quốc ngữ nhưng đều chung mục đích: Không nhằm mở mang trí tuệ mà chỉ cần dạy cho người bản xứ ít chữ đủ dùng làm thư lại tay sai. Người da trắng áp dụng một chế độ ngu dân tinh vi và khoa học. Trong giới cầm quyền họ nói với nhau: “Dạy người An Nam học hoặc cho phép họ được học hành là cung cấp cho họ những khẩu súng bắn nhanh nhiều phát để họ bắn lại chúng ta”! Suốt 300 năm, chữ Quốc ngữ chỉ được dùng hạn hẹp để giảng bài kinh kệ và giao lưu trong các nhà thờ. Và khi bị cưỡng ép dạy kèm chữ Quốc ngữ với tiếng Pháp trong hệ thống giáo dục bảo hộ, thâm ý của nhà cầm quyền là “cắm ngôn ngữ vào đất mới cho nó bắt rễ” cũng nhằm mục tiêu đồng hóa.
Nhưng người Hán, người Pháp không dễ đồng hóa một dân tộc có nền văn hiến lâu đời. Yêu cầu được mở mang trí tuệ là khát vọng của giới trí thức tiên tiến mọi thời, luôn có ý chí phục sinh dân tộc, phục hồi Tổ quốc. Chữ Nôm ra đời sau chữ Hán cả nửa thiên niên kỷ nhưng đã để lại thành tựu mà chữ Hán so không lại. Nhà Quốc ngữ học Nguyễn Văn Vĩnh từng nói: “Kể những sách của những bậc tài Nôm nước Nam để lại mà làm nền cho quốc văn thì thực hiếm, nhưng tuy hiếm mà thực là qúy, thực là hay. Như văn Kim-Vân-Kiều mà đem vào kho tàng văn chương thế giới kể cũng xứng, chớ không đến nỗi để người An Nam mình phải hổ thẹn rằng nước không có văn”. Ngày nay khi phân tích lý giải về các vấn đề xã hội người ta thường đưa ra những yếu tố kinh tế, chính trị để giải thích sự biến động của tình cảm, đạo đức, nhân tâm… chưa hẳn đã là đầy đủ. Tuy nhiên, chỉ người mất trí mới đòi bỏ đi chữ Quốc ngữ. Nhưng nếu chữ Hán – Nôm bị coi như “đồ bỏ”, có là để mất một báu vật gia truyền? Giống như con rắn thần mù không biết trên đầu mình có viên ngọc quý. “Tổ quốc ta là rắn khác gì đâu!” (R. Tagor).
Giới trí thức Việt Nam tân tiến với những nhà Quốc ngữ học nhiệt tâm sớm nhận ra ưu điểm lớn của chữ Quốc ngữ là dễ học, dễ viết đã rất hăng hái trong việc phổ cập trên bình diện cả nước. Mặc dù người Pháp chủ trương “cởi trói” trong việc sử dụng chữ Quốc ngữ và tiếng Việt nhưng với thái độ dè dặt, cầm chừng, viện mọi lí do trì hoãn. Vào những năm 1930-1940, cùng với cao trào giải phóng dân tộc, phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ sôi nổi chưa từng thấy khắp ba miền Bắc – Trung – Nam. Vị nhân sỹ tiêu biểu là học giả Nguyễn Văn Tố nói: “Dạy cho đồng bào Việt Nam biết đọc, biết viết tiếng của mình để dễ đọc được những điều thường thức cần dùng cho sự sinh hoạt hằng ngày. Cốt cho mọi người viết chữ Quốc ngữ giống nhau”. Từ một thứ “chữ lạ” mà chỉ một thời gian ngắn đã thành phổ cập trong mọi giới từ người bình dân đến người trí thức. Phải chăng là ý chí vươn lên của dân tộc tiếp nối mục tiêu “khai dân trí – chấn dân khí” từ phong trào Duy Tân đầu thế kỷ. Từ đấy tạo ra một lớp người học thức tài hoa uyên bác vận dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ của dân tộc mình ngoài ý đồ của kẻ ngoại bang đô hộ.
Dù xu hướng chính trị không giống nhau, nhưng tất cả những hoạt động báo chí và văn học bằng Quốc ngữ khi nó được “cởi trói” đều có tác dụng phát triển tiếng Việt hai chiều nghịch nhau: Phía thực dân Pháp thì xem chữ Quốc ngữ là công cụ hữu hiệu để đồng hóa dân tộc Việt Nam; Phía những sĩ phu yêu nước thì đều nhận thấy chữ Quốc ngữ là vũ khí sắc bén trong công cuộc phổ biến tân học, truyền bá tư tưởng tiến bộ nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc, đem lại độc lập cho nước nhà.
Đến khi nhân dân ta giành được quyền làm chủ vận mệnh Tổ quốc mình thì ý thức cần được khai thông trí tuệ càng trỗi dậy mạnh mẽ. Giữa lúc quốc gia nguy biến, Cụ Hồ – vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập tức khắc đặt ra ba yêu cầu bức bách mang tính sống còn là: “Diệt giặc đói – Diệt giặc dốt – Diệt giặc ngoại xâm”! Giặc nào cũng làm cho mất nước. Chữ Quốc ngữ được mạnh dạn cải tiến. Trên cơ sở tiếng Việt là thứ tiếng thống nhất trong cả nước nên việc phổ cập rất nhanh.
Trong lúc kháng chiến bộn bề, nhà nước Việt Nam độc lập vẫn quan tâm đến việc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Chữ Quốc ngữ được nâng cấp, phát triển toàn diện, bổ sung phong phú, đáp ứng được mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ sinh hoạt, tình cảm, trí tuệ, tâm linh tới các lĩnh vực ngoại giao, quân sự, các bộ môn khoa học xã hội và tự nhiên hiện đại rất phức tạp, là ngôn ngữ chính thống giảng dạy trong các trường từ mầm non đến đại học, là điều được nhiều quốc gia khâm phục. Cụ Hồ và những lãnh tụ cách mạng đồng thời là những nhà văn hóa lớn rất quan tâm và nêu gương trong việc làm trong sáng tiếng Việt cả trong cách nói và cách viết. UNESCO đánh giá như sau: “Việc thanh toán được nạn mù chữ là một thành tựu nổi bật ở Việt Nam. Đó là kết quả của các hành động, chính sách, chiến lược không ngừng cách mạng của cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
GS.TS Trần Chung Ngọc – một nhà khoa học uyên bác sống ở nước ngoài, nhận định bằng những hình tượng sinh động: Sự phát triển Quốc ngữ cho tới ngày nay là do cha ông chúng ta biết dùng đòn “gậy ông đập lưng ông”Dùng Quốc ngữ để mở mang dân trí người Việt, vô hiệu hóa âm mưu dùng Quốc ngữ làm vũ khí văn hóa để nô dịch hóa đầu óc dân ta, để phổ biến tinh thần của các cuộc cách mạng xã hội tiến bộ với tư tưởng “Tự Do – Bình Đẳng – Tình Huynh Đệ” thường được dịch thoát là “Bác ái” (Liberté – Égalité – Fraternité), đưa đến sự cáo chung của các thế lực ngoại bang xâm lược, có được một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hòa bình ngày nay… Chúng ta đang dùng chính vũ khí của địch để đánh địch. Noi gương người xưa như Lý Thường Kiệt dùng chữ Hán viết “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư” xác nhận chủ quyền của Tổ quốc ta; Trần Hưng Đạo dùng chữ Hán viết “Hịch tướng sĩ” động viên toàn dân chống quân Nguyên; Nguyễn Trãi dùng chữ Hán viết “Bình Ngô đại cáo” thể hiện khí phách người Đại Việt. Đòn “gậy ông đập lưng ông” cũng như “cướp súng giặc giết giặc” là một chiến thuật truyền thống trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
Hãy hình dung một tên cướp đột nhập vào nhà ta với một con dao bén phá phách nhà ta, giết hại người thân của ta. Khi bị chủ nhà chống trả và rượt đuổi, tên cướp vứt bỏ lại con dao. Hành động đúng nhất là chúng ta hãy sử dụng con dao tang vật đó vào những việc hữu ích và phòng vệ nhà ta. Có ai dựng tượng, lập bàn thờ, ghi ơn tên cướp đã “cho ta” con dao ấy? Chữ Quốc ngữ với người Việt Nam ta cũng vậy! Điều chủ yếu là cần làm cho hậu thế hiểu rõ bản chất sự hình thành và phát triển Quốc ngữ.
Chúng ta nên biết ơn ông cha ta đã linh hoạt sáng tạo vận dụng vũ khí văn hóa đó hay biết ơn kẻ tạo ra nó với những ý đồ hủy diệt chúng ta?


Nguyễn Văn Thịnh
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 547

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/05/2018(Xem: 18830)
Nam Mô A Di Đà Phật, Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni cùng quý Phật tử gần xa, Đây là hình ảnh Tượng Phật Nhập Niết Bàn đặt nằm chung lẫn lộn với các bức tượng lỏa thể đang được triển lãm tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia Úc tại tiểu bang Victoria ( National Gallery of Victoria, NGV), đây là hành động xúc phạm đối với tượng Phật và cộng đồng Phật Giáo tại Úc Châu. Mục đích của cuộc triển lãm này là họ muốn « mang các truyền thống văn hóa lại gần với nhau hơn », ý tưởng rất hay nhưng khi tạo dựng tác phẩm lại thiếu tính hiểu biết, phản cảm, phi nghệ thuật, nhất là không tôn trọng và xúc phạm đến Phật Giáo. Chúng con được biết, tại tiểu bang Victoria, một Giáo Hội Phật Giáo Úc (Buddhist Council of Victoria) đã gởi thư phản đối nhưng họ chỉ ghi nhận và không có bất cứ hành động nào, quả thật là rất buồn. Qua sư việc này, chúng ta thấy rằng tiếng nói của PG quá yếu, không đánh động được lương tâm của họ, nếu không muốn nói là họ quá xem thường cộng độ
26/03/2018(Xem: 6570)
Thảm kịch xảy ra lúc nửa đêm, mọi người có điện thoại đều xem một chút, bây giờ vẫn không quá muộn
17/03/2018(Xem: 6015)
Năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro, Brazil, Liên Hợp Quốc đã quyết định lấy ngày 22/3 hằng năm là ngày Nước thế giới. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chỉ định ngày 22/3/1993 là ngày Nước thế giới đầu tiên và từ đó đến nay ngày này được tổ chức thường niên. Logo của Ngày Nước Thế Giới
14/03/2018(Xem: 5212)
Phần thứ ba này, quan điểm vị A la hán còn hoài nghi không? Đã được Thượng tọa bộ chất vấn, để bảo vệ quan điểm A la hán còn xuất tinh do “thiên ma tác động” tạo sự hoài ngi cho vị A la hán nên Đại Thiên xác nhận “vị A-la-hán còn hoài nghi”. Mặt khác, “vị A-la-hán còn hoài nghi” là một quan điểm khác của Đông Sơn Trú bộ và Tây Sơn trú bộ (hay của Đại Chúng Bộ). 8 vấn đề hoài nghi về chân pháp như: Hoài nghi Phật, hoài nghi Pháp, hoài nghi Tăng, hoài nghi đời quá khứ, hoài nghi đời vị lai, hoài nghi cả quá khứ lẫn vị lai và hoài nghi về lý duyên sinh. Thượng Tọa bộ chỉ buộc Đông Sơn trú bộ xác định “Vị A-la-hán có còn hoài nghi về Sơ quả, Nhị quả, Tam quả, Tứ quả không?” Và Đông Sơn trú bộ đã trả lời “không còn” Thượng Tọa bộ chỉ kết luận “mọi hoài nghi về chân pháp như: Hoài nghi - hoài nghi triền,hoài nghi cái, hoài nghi tùy miên, hoài nghi phiền não, hoài nghi về Y tương sinh… Tất cả hoài nghi này, vị A-la-hán không còn Theo Phật Quang đại từ điển giải thích:
14/03/2018(Xem: 7025)
Ấn tống kinh sách (cúng dường kinh sách) đem lại phước lạc, công đức lớn tuy nhiên nếu làm không đúng cách sẽ là một sự lãng phí. Bạn đã từng đem kinh sách đến chùa để cúng dường mà chùa không nhận hay chưa ? Vâng, đã có nhiều trường hợp như thế. Thông thường khi bạn phát tâm cúng dường kinh sách, hoặc tự mình chọn hoặc hỏi các Phật tử khác, hiếm khi hỏi quý thầy cô có kinh nghiệm nên ấn tống kinh sách gì? Từ đó ai khuyên bạn ấn tống kinh sách gì thì đi photo, in ấn hoặc đặt mua về cúng dường. Thiếu sót bắt nguồn từ đây dẫn đến tình trạng một số kinh quá dư thừa, một số kinh sách không phải là của Phật giáo chính thống, một số kinh sách băng đĩa khác cổ xúy cho những niềm tin không chân chính thậm chí là mê tín dị đoan chẳng đem lại lợi ích phước đức gì cả. Vậy làm thế nào để cúng dườngkinh sách Phật giáo đúng cách? Chúng ta có thể tự thẩm định thỏa mãn các điều kiện như sau: Nội dung nói về điều gì ? Kinh dùng để tụng hàng ngày trong khi sách để học, đọc tham khảo và thư
12/03/2018(Xem: 6552)
Đâu rồi biểu tượng của TP.Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh hiện nay ? Biểu tượng của một đất nước hay một thành phố hoặc tỉnh đều chọn một hình ảnh nào đấy gắn liền với lịch sử và truyền thống của địa phương đó, đặc biệt qua khía cạnh du lịch biểu tượng càng trở nên cần thiết để khi nhắc đến, người ta sẽ biết ngay đó là địa phương nào , với những đặc điểm gì . Nếu những địa phương mới thành lập, phần lịch sử hòa quyện lan tỏa thì người ta chọn đặc điểm văn hóa, hoặc những công trình mới xây dựng ,thậm chí ẩm thực để làm biểu tượng.
10/03/2018(Xem: 6065)
Tham vọng và luyến ái của con người vô biên. Nhân loại muốn làm chúa tễ của vũ trụ, và chúng ta đang cố tâm làm chủ tiến hóa hay nói theo thần quyền là cố tình cướp quyền tạo hóa để chế tạo ra thượng đế (God), ra Phật, và có thể tạo ra siêu quái với sức mạnh siêu nhân, thần thông quảng đại có khả năng, thăng thiên, độn thổ, biến hóa khôn lường, di sơn hải đảo, thay đổi lịch sử, định đoạt tương lai theo ý muốn, vì chúng ta “không chấp tử.” “Còn không” chấp tử thì “hết có” chấp sinh, đó là giải thoát khỏi sinh-tử-sinh. Những kỳ vọng trên cũng dễ dàng thôi chỉ cần giác ngộ rốt ráo là có ngay.
05/03/2018(Xem: 5861)
Báo Washington Post ngày 9/9/2017 đưa tin, Liên Hiệp Quốc nói rằng trong hai tuần qua, số người trốn chạy bạo động, vượt biên vào Bangladesh đã lên tới con số báo động là 270,000 người. (Ngày nay đã lên tới 700,000 người) Theo hãng thông tấn AP ngày 11/9/2017, chính phủ Bangladesh đã bằng lòng cung cấp đất để làm trại tạm trú cho 313,000 người tỵ nạn Rohingya đã tới đây từ 25/8/2017. Bà San Suu Kyi- lãnh đạo Miến Điện trên thực tế - sẽ không tham dự Đại Hội Đồng LHQ kéo dài từ 13/9/2017 tới 25/9/2017 nại lý do an ninh của đất nước. Bà đang bị chỉ trích về cuộc trốn chạy của người Hồi Giáo Rohingya.
24/02/2018(Xem: 5545)
“Do dự tha linh nhập” - là một trong 5 việc của Đại Thiên Cả năm điều của Đại Thiên được ghi chép trong Luận Bả-sa: – Vị A-la-Hán còn xuất tinh. – Vị A-la-hán còn vô tri. – Vị A-la-hán còn hoài nghi. – Vị A-la-hán còn được người khác chỉ điểm mới biết mình là A-la-hán. – Đạo xuất hiện nhờ tiếng khổ.
07/01/2018(Xem: 10799)
Trưa ngày 4 tháng 8 năm 2012, tôi nhận được quyển sách “Trí Tuệ Giài Thoát” của Vũ Thế Ngọc, do một người bạn gởi cho mượn. Đây là bản có chữ ký và con dấu của tác giả Vũ Thế Ngọc trên trang đầu. Sách này do nhà xuất bản Thời Đại in tại Hà Nội, quí II năm 2012, và thuộc bản quyền của Công ty Cổ phần Sách Thái Hà, Hà Nội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]